Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC Bài 18



Kinh thánh: Mác 6:1-44

BỨC TRANH VỀ SỰ KHƯỚC TỪ
Trước hết trong 6:1-6, Chúa bị người Na-xa-rét khinh thường và khước từ. Thật ra sự từ khước này không làm Ngài phiền hà hoặc thất vọng. Mặc dù Ngài lìa họ vì họ khước từ Ngài nhưng điều này không có nghĩa là Ngài thất vọng hay bỏ cuộc. Cứu Chúa-Nô Lệmuốn làm điều gì đó cho người Na-xa-rét, nhưng họ không mở ra với Ngài Mác 6:5 chép: “Ở đó Ngài không làm được việc quyền năng nào, chỉ đặt tay chữa lành vài người đau yếu”. Sự vô tín của người Na-xa-rét khiến Ngài không làm được nhiều công việc quyền năng giữa vòng họ.
Thay vì chán nản và thất vọng bởi bì người Na-xa-rét khước từ thì húa lại được khích lệ. Điều này được chứng minh bởi sự kiện trong 6:7-13 khi Ngài sai mười hai môn đồ làm cùng điều mà Ngài đang làm. Cụ thể là “Ngài….ban cho họ có quyền bính trên các uế linh” (c.7). Chúa chỉ định mười hai môn đồ làm những gì Ngài đang làm
Trong 6:14-29, chúng ta có sự tuận đạo của người dọn đường cho Phúc Âm là Giăng Báp–tít. Nói theo phương diện loài người thì điều này hẳn là thất vọng. Thật ra, Chúa Jesus không thất vọng ngay cả với sự kiện Giăng Báp-tít tuận đạo. Sau khi Giăng tuận đạo, chúng ta có trường hợp Chúa cho năm ngàn người ăn và làm thỏa mãn họ. Sự khước từ của người Do Thái tại quê hương đã không làm cho Ngài thất vọng; trái lại, sự khước từ ấy đã khích lệ Ngài sai các môn đồ đi. Cũng vậy, sự tuận đạo của người dọn đường của Ngài đã không làm cho Ngài thất vọng; thay vào đó, việc ấy đã khích lệ Ngài nuôi dưỡng nhiều người hơn.
Trong 4:35-5:43, chúng ta thấy thế nào Vương Quốc Đức Chúa Trời đáp ứng cho nhu cầu của tình trạng con người. Như chúng tôi đã chỉ ra, tình trạng của xã hội loài người đã được mô tả trong phần Phúc Âm Mác này. Xã hội loài người cũng như mỗi một người thì đầy “bão tố” nổi loạn, các quỉ nghề ô uế (nuôi heo), căn bệnh chết chóc và sự chết. Đây là tình trạng thật của nhân loại. Nhưng Cứu Chúa-Nô Lệ đã đem Vương Quốc đến cho chúng ta, và Vương Quốc là lời giải đáp cho tình trạng của con người sa ngã. Vương Quốc chinh phục sự phản loạn và Vương Quốc đuổi quỉ, Vương Quốc dẹp sạch việc làm ăn ô uế, Vương Quốc chữa lành người đau yếu và Vương Quốc làm người chết sống lại. Trong 4:35-5:43, chúng ta thấy sự tỏ ra của xã hội loài người. Thật là một bức tranh tuyệt diệu biết bao!
Trong 6:1-44, Mác trình bày một bức tranh khác. Trong bức tranh này, chúng ta thấy sự khước từ, căm ghét và tuận đạo. Cho dù Vương Quốc và sự rao giảng Phúc Âm đem lại bao nhiêu phước hạnh đi nữa thì thê giới vẫn căm ghét và khước từ Cứu Chúa-Nô Lệ và những người đồng công với Ngài. Vì vậy trong 6:1-44, chúng ta thấy thái độ của người thê giới đối với Phúc Âm . Chúng ta phải làm gì khi đối diện với một thái độ như vậy? Chúng ta nên làm gì khi bị khinh thường, khước từ, căm ghét và thậm chí có ai đó bị giết. Chúng ta có nên chán nản không? Chúng ta có nên ngưng việc rao giảng tin mừng và ngưng công tác vì Vương Quốc không? Chắc chắn là không. Thay vì thất vọng, chúng ta nên được khích lệ bởi thái độ tiêu cực của người thê giới đối với Phúc Âm
BỊ NGƯỜI NA-XA-RÉT KHINH THƯỜNG
Ngay sau khi Chúa làm những việc tuyệt diệu để đem phước hạnh của Vương Quốc đến thì Ngài về quê hương mình. Mác 6:1 chép: “Jesus đi khỏi đó, đến quê hương, có các môn đồ cùng theo”. Câu 2 và 3 cho thấy rằng Ngài bị người Na-xa-rét khinh thường và khước từ: “Đến ngày Sa-bát, Ngài khởi dạy dỗ trong nhà hội; nhiều người nghe đều kinh ngạc mà nói rằng: Bởi đâu người này được những điều ấy? Sự khôn ngoan mà người được ban cho đó là gì, và tay người làm được những việc quyền năng dường ấy là sao? Đó há chẳng phải là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đa và Si-môn chăng? Còn chị em người há chẳng ở với chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài”. Ở đây, chúng ta thấy người Na-xa-rét biết Cứu Chúa-Nô Lệ theo xác thịt chứ không theo Linh (2 Cô 5:16). Họ bị hiểu biết thiên nhiên làm cho mù lòa.
Sau đó, Chúa Jesus phán với họ: “Tiên tri không được tôn trọng chăng chỉ trừ ra trong quê hương dòng họ và nhà mình thôi” (c.4). Lời này cho thấy có lẽ thậm chí một số người nhà của Ngài cũng hiệp với người khác để khinh thường và khước từ Ngài.
Sự ứng nghiệm lời tiên tri
Lời của những người khinh thường mù lòa ở đây có thể được xem là sự ứng nghiệm của lời tiên tri về Cứu Chúa-Nô Lệ trong Ê-sai 53:2 và 3: “…như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người; không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ….” Đây là biết Ngài theo xác thịt trong nhân tính Ngài chứ không theo Linh trong thần cách của Ngài (La. 1:4). Trong nhân tính, Ngài là rễ ra từ đất khô, một Chồi nứt lên từ gốc Y-sai, một Nhánh ra từ rễ của Giê-se. (Ês.11:1), một Nhánh cho Đa-vít (Giê.23:5; 33:15), Nhánh này là Con Người và là Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va (Xa.3:8;6:12) ra từ dòng dõi Đa-vít theo xác thịt (La.1:3). Trong thần tính của Ngài, Ngài là Nhánh của Đức Giê-hô-va vì sự đẹp đẽ và vinh hiển (Ês.4:2), Con Đức Chúa Trời được chứng minh trong quyền năng theo Linh (La.1:4)
Một người ở địa vị thấp hèn
Chỉ trong Phúc Âm Mác, Chúa Jesus mới được gọi là thợ mộc. Những người khước từ Ngài hỏi: “Đó há chẳng phải là thợ mộc sao?” Họ dung chữ “thợ mộc” theo cách khinh thường. Họ kinh ngạc bởi sự dạy dỗ, khôn ngoan và những công việc quyền năng của Ngài. Nhưng họ coi Ngài là một người thuộc địa vị thấp hèn. Theo ngôn ngữ ngày nay, có lẽ họ đã tự hỏi Ngài có trình độ chuyên môn gì, có bằng cấp gì.
Chữ “vấp phạm” trong 6:3 cho thấy người Na-xa-rét khước từ Cứu Chúa – Nô Lệ. Tại sao họ lại vấp phạm Ngài? Họ vấp phạm Ngài vì về một mặt, họ đã nghe những lời tuyệt diệu ra từ miệng Ngài và đã thấy một số công việc lạ lùng của Ngài, nhưng về mặt khác, họ cho rằng Ngài không có địa vị hay bằng cấp cao. Họ thấy Ngài chỉ là người thợ mộc. Vì vậy, họ vấp phạm Ngài và khinh thường Ngài.
Ngày nay nguyên tắc cũng như vậy. Nhiều Cơ-đốc nhân quan tâm đến địa vị hay bằng cấp của người khác và sốt sắng điều tra những điều như vậy. Đây là một minh họa cho việc Cơ-đốc nhân ngày nay quan tâm về địa vị và bằng cấp
Nhiều người trong số những người có bằng tiến sĩ thần học lại không có nhiều kinh nghiệm về Đấng Christ sống động. Họ cũng không có bao nhiêu điều phong phú của Đấng Christ hay hiểu biết sâu sắc về lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Trái lại, hiểu biết Kinh Thánh của họ có thể rất nông cạn.
Sự phong phú của Đấng Christ
Và sự sâu nhiệm của lẽ thật
Trong Phúc Âm Mác chương 6, chúng ta thấy Chúa Jesus là thợ mộc. Ngài không có bằng cấp hay địa vị cao. Nhưng chắc chắn Ngài có sự phong phú của Đức Chúa Trời Tam Nhất và Ngài cũng biết được sự sâu nhiệm của lẽ thật trong Kinh Thánh. Những người nghe Ngài vô cùng ngạc nhiên vì sự hiểu biết Kinh Thánh của Ngài.
Những gì được ghi lại trong chương 6 làm chúng ta tự hỏi chúng ta muốn điều gì và đánh giá cao những gì. Chúng ta muốn bằng cấp cao hay địa vị xã hội cao? Chúng ta muốn Jesus và chúng ta muốn có sự phong phú của Đấng Christ. Thay vì những giáo lý nông cạn suông trong Kinh Thánh, chúng ta muốn sự sâu nhiệm của lẽ thật thần thượng trong lời Đức Chúa Trời. Chúng ta muốn làm theo Chúa Jesus trong việc cung ứng những điều phong phú của Đức Chúa Trời Tam Nhất cho người khác và trong việc trình bày cho họ sự sâu nhiệm của lẽ thật thần thượng trong Kinh Thánh.
Chúng ta không nên nghĩ rằng nếu có những điều phong phú của Đấng Christ và sự sâu nhiệm của lẽ thật, chúng ta sẽ được đón nhận. Không, đây không phải là thời đại mà lẽ thật của Chúa được đón nhận trên đất. Trái lại, đây là một thời đại mà Chúa và các môn đồ Ngài bị khinh thường và bị khước từ
Không ai có thể so sánh với Chúa Jesus. Ngài có những điều phong phú của Đức Chúa Trời Tam Nhất và Ngài có sự sâu nhiệm của lẽ thật. Nhưng cho dù Ngài phong phú như thế nào hoặc biết lẽ thật trong Kinh Thánh bao nhiêu thì Ngài cũng bị khinh thường và bị khước từ thay vì được nghinh tiếp.
Mặc dù Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy một điều nào đó về sự sâu nhiệm của lẽ thật thần thượng trong Lời của Chúa, chúng ta không được nghinh tiếp. Thường thì chính những người chỉ có kiến thức nông cạn về lẽ thật Kinh Thánh lại đi đầu trong việc khước từ chúng ta và chống đối những gì chúng ta trình bày. Một số người đã tiến xa đến mức vu cáo chúng ta. Một trong những lời vu cáo này là cho rằng chúng ta theo thuyết phiếm thuần, nghĩa là chúng ta tin rằng mọi sự trong vũ trụ đều là Đức Chúa Trời. Những người khác đã tố cáo chúng ta là dị giáo hoặc tà giáo. Nhưng cho dù chúng ta bị vu cáo, khinh thường hay khước từ, tôi cũng không thất vọng. Trái lại, tôi được khích lệ. Khi Chúa Jesus bị khước từ, Ngài sai mười hai môn đồ đi ra. Chúng tôi tin rằng càng bị từ khước, nhiều thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa sẽ càng đi ra rao giảng Phúc Âm, trình bày lẽ thạt và cung ứng sự sống
SAI MƯỜI HAI MÔN ĐỒ ĐI RA RAO GIẢNG
Trong 6:7-13, chúng ta có việc sai mười hai môn đồ đi ra rao giảng. Theo câu 7, Chúa gọi mười hai môn đồ đến và sai họ đi ra từng đôi một. Các câu 12 và 13 chép: “Họ bèn đi ra, rao giảng rằng người ta phải ăn năn. Họ cũng đuổi nhiều quỉ, xức dầu cho nhiều kẻ đau yếu và chữa lành cho” Ở đây, chúng ta thấy mười hai môn đồ được sai đi đẻ làm ba điều: rao giảng, đuổi quỉ và xức dầu cho người bệnh và chữa lành họ.
Đuổi quỉ bằng cách trình bày lẽ thật
Khi xem xét ba điều mà mười hai môn đồ được sai đi để thực hiện, chúng ta sã nhận thức rằng những điều này tương ứng với ba vấn đề là rao giảng Phúc Âm, trình bày lẽ thật và cung ứng sự sống. Điều đầu tiên – rao giảng Phúc Âm – rõ ràng là như nhau và không cần bình luận thêm ở đây. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy mối liên hệ giữa vệc đuổi quỉ và trình bày lẽ thật
Giả sử anh em nói với một người: “Anh bị quỉ ám, và tôi đến để đuổi những quỉ này”. Nếu nói như vậy, sẽ không ai nghe anh em. Theo nguyên tắc, cách tốt nhất để đuổi quỉ ngày nay là trình bày lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời. Nếu nói chuyện với người chưa tin, anh em có thể trình bày lẽ thật về Thân Vị và công tác của Đấng Christ. Nếu nói chuyện với Cơ-đốc nhân, anh em có thể trình bày cho người ấy một lẽ thật liên quan đến đời sống Cơ-đốc. Chẳng hạn anh em có thể trình bày lẽ thật về sự biến đổi. Trong khi trình bày lẽ thật này, anh em có thể nói: “Chúng ta hãy cùng đọc 2 Cô-rin-tô 3:18”. Rồi anh em hãy đọc câu ấy: “Chúng ta thảy đều để mặt trần mà ngắm xem và chiếu lại vinh quang của Chúa như một cái gương, thì đều được biến hóa nên cùng một hình ảnh của Ngài, từ vinh quang đến vinh quang, như bởi Chúa là Linh”. Sau khi đọc câu này, anh em có thể chia sẻ một vài lời vắn tắt mà trong đó cần trình bày lẽ thật về sự biến đổi. Chắc chắn một Cơ-đốc nhân đích thực, tìm kiếm sẽ được thu hút bởi sự trình bày một lẽ thật như vậy.
Trình bày lẽ thật là đuổi quỉ. Xã hội ngày nay đầy quỉ. Những con quỉ này có thể ví như virus. Chứng ta cần trình bày lẽ thật như là thuốc để chặn đứng sự lan tràn của những con “virus” là các quỉ. Chúng ta không những cần trình bày lẽ thật như là thuốc để chặn đứng sự lan tràn của những con “virus” là các quỉ. Chúng ta không cần những cần trình bày lẽ thật về sự lớn lên trong sự sống và biến đổi bởi sự sống mà thậm chí còn trình bày lẽ thật về sự cứu rỗi ban đầu.
Tôi biết rằng trong một số sách Cơ-đốc có ít nhiều điều phong phú thần thượng nào đó. Nhưng phần lớn những điều phong phú này đã bị chôn vùi và niêm phong. Những điều này hiếm khi được tín đồ chạm đến. Kết quả là tình trạng chung giữa vòng Cơ-đốc nhân ngày nay là nghèo nàn thuộc linh. Chẳng hạn, nhiều Cơ-đốc nhân đích thực không biết sự biến đổi nghĩa là gì. Họ chưa hề nghe lẽ thật về sự biến đổi. Cũng vậy, nhiều người không hiểu ý nghĩa thật sự thánh hóa. Họ chưa nghe đến sự thánh hóa thật có hai phương diện, phương diện địa vị và phương diện tâm tính. Những tín đồ này có thể chỉ hiểu biết chung chung về sự thánh hóa. Thật ra, họ không biết được thánh hóa có nghĩa gì
Một thí dụ về sự nghèo nàn đối với lẽ thật thần thượng là lời phát biểu từ một nhà thần học nọ, nói rằng Đấng Christ thật sự không ở trong tín đồ nhưng được Thánh Linh đại diện ở trong họ. Theo quan niệm của người này, Thánh Linh là đại diện của Đấng Christ ở trong tín đồ. Loại dạy dỗ này xa rời lẽ thật Kinh Thánh. Đây là một minh họa cho thấy “các quỉ” ngày nay đang thắng thế, chiếm hữu tâm trí con người và che lấp sự hiểu biết của họ là như thế nào.
Chúng ta phải làm gì trước một tình trạng như vậy? Chúng ta cần lan truyền tất cả lẽ thật mà Chúa đã tỏ cho chúng ta như là thuốc và trình bày những lẽ thật này như “thuốc giải độc” để tiêu diệt những virus quỉ này. Chúng tôi có thể làm chứng rằng mỗi một lẽ thật mà Chúa đã tỏ cho chúng tôi từ Lời là một liều thuốc hữu ích để tiêu diệt những vi trùng này. Bây giờ, chúng ta cần đi ra trình bày các lẽ thật Kinh Thánh với người khác một cách dung đắn
Khi trình bày lẽ thật cho người khác, chúng ta cần phải khôn ngoan. Chúng ta không nên nói: “Anh có nhiều virus và chúng tôi có mang thưốc theo để tiêu diệt những virus này”. Nếu anh em nói với người khác như thế, chắc chắn họ sẽ phản ứng chống lại anh em
Một bác sĩ khôn ngoan không phải lúc nào cũng nói hết với bệnh nhân về kết quả chẩn đoán. Thay vì nói rằng họ có virus, chúng ta chỉ cho họ một liều thuốc lẽ thật dưới dạng thức ăn thuộc linh bổ dưỡng để họ nhận lãnh và vui hưởng. Khi nhận lấy thức ăn lành mạnh này, họ sẽ nhận lãnh liều thuốc họ cần để xử lý những virus bên trong
Chúng ta hãy dung lẽ thật về sự thánh hóa để minh họa. Anh em có thể nói với một tín đồ rằng: “Anh có biết rằng theo Tân Ước, thánh hóa có hai phương diện không? Trong Kinh Thánh, chúng ta có sự thánh hóa về địa vị và thánh hóa về tâm tính”. Nếu anh em trình bày lẽ thật về sự thánh hóa cách đúng đắn, người khác có thể tiếp thu. Họ có thể nói: “Vâng, những điều anh nói với tôi là đúng. Khi tin Chúa Jesus, tôi đã được thánh hóa về địa vị. Bây giờ tôi thấy tôi chưa được thánh hóa nhiều lắm về tâm tính. Về tâm tính thì tôi chưa được thánh hóa, thay vì thế, tôi vẫn tầm thường trong nhiều phương diện”
Chúng ta hãy cùng học tập làm “những người hầu bàn” tốt, tức là những người phục vụ người khác bằng thức ăn lẽ thật bổ dưỡng. Chúng ta hãy học tập để trở nên điêu luyện trong việc trình bày các lẽ thật Kinh Thánh. Trong tình trạng ngày nay, cách đuổi quỉ là trình bày lẽ thật.
Xức dầu cho người người bệnh
Bằng cách cung ứng sự sống
Chúng ta đã thầy rằng tất cả những thánh đồ của Chúa nên đi ra rao giảng Phúc Âm, trình bày lẽ thật là đuổi quỉ. Bây giờ chúng ta cần tiếp tục thấy rằng cung ứng sự sống cho người khác tương ứng với việc xức dầu cho người bệnh và chữa lành họ.
Nhiều Cơ-đốc nhân đang đau yếu về mặt thuộc linh vì thiếu dinh dưỡng. Làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng họ? Cách nuôi dưỡng tốt nhất là làm chứng cho họ về việc chúng ta kinh nghiệm Christ. Lời chứng chân thật về kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta sẽ là thức ăn tốt nhất
Việc chúng ta làm chứng cho người khác cũng là xức dầu cho họ. Nhu cầu thật sự ngày nay không phải là đặt tay theo cách bề ngoài như đã được thực hành giữa vòng nhiều phong trào linh ăn hay Ngũ Tuần. Chúng ta cần làm chứng về kinh nghiệm Đấng Christ của minh. Anh em có thể làm chứng mình đã được Chúa cứu và bắt lấy như thế nào, đã được Chúa làm cho thỏa mãn là như thế nào, đã kinh nghiệm và vui hưởng Ngài hằng ngày là làm sao. Qua lời chứng như thế, người khác sẽ được xức dầu cách phong phú. Qua việc xức dầu này, họ sẽ được nuôi dưỡng và được chữa lành cách thuộc linh. Vì vậy, cung ứng sự sống cho người khác là nuôi dưỡng họ và xức dầu cho họ bằng lời chứng của mình
Đức Chúa Trời Tam Nhất trở nên
Sự vui hưởng hằng ngày của chúng ta
Tất cả chúng ta đều cần kinh nghiệm hơn về việc vui hưởng Chúa. Sau đó chúng ta cần làm chứng cho người khác về sự vui hưởng của mình
Đối với nhiều Cơ-đốc nhân, tư tưởng vui hưởng Chúa có thể nghe lạ tai. Nhiều người có thể chưa bao giờ nghe rằng Chúa có thể được chúng ta vui hưởng. Họ có thể nói: “Anh có ý gì khi nói vui hưởng Chúa? Đức Chúa Trời thì vĩ đại và quyền năng. Làm thế nào chúng ta cho rằng mình có thể vui hưởng Ngài?” Thay vì tranh luận về điều này, chỉ cần làm chứng cho họ rằng Đức Chúa Trời Tam – Nhất đã trở nên sự vui hưởng hằng ngày của anh em là như thế nào. Một lời chứng như vậy sẽ xức dầu cho họ, bồi bổ họ và nuôi dưỡng họ

Tất cả chúng ta nên noi theo Chúa và mười hai môn đồ để rao giảng Phúc Âm, đuổi quỉ và chữa lành người bệnh. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều sẽ đi ra rao giảng, đuổi quỉ bằng cách trình bày lẽ thật, xức dầu và chữa lành người khác bằng cách làm chứng. Bằng cách này, chúng ta sẽ nuôi dưỡng người khác, xức dầu và cung ứng sự sống cho họ.