Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 52


MỘT ĐỜI SỐNG
HOÀN TOÀN THEO VÀ VÌ CUỘC GIA TỂTÂN ƯỚC
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
(1)
Kinh Thánh: Mác 1:1, 9-11,14-15;9:2-9;16:14-20
Với bài nầy, chúng ta bắt đầu một loạt bài bổ sung cho phần  Phúc Âm Mác. Các bài nầy sẽ đề cập đến đời sống của Cứu Chúa-Nô Lệ là một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một thân vị, Đấng Thần-nhân đã sống một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Nếu muốn hiểu đời sống nầy, chúng ta cần biết cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là gì. Nói cách khác, cần toàn bộ Tân Ước để giải thích cuộc đời mà Chúa Jesus đã sống. Điều nầy có nghĩa là cần tất cả 26 sách của Tân Ước để định nghĩa Phúc Âm Mác. Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng Tân Ước về phương diện cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy rằng không có khuyết điểm, thiếu sót hoặc khiếm khuyết nào trong đời sống của Chúa Jesus. Đời sống mà Ngài đã sống thì tuyệt đối theo và vì cuộc gia tểĐức Chúa Trời. Trong đời sống của Ngài, không có gì mâu thuẫn với cuộc gia tể này.

Dù chúng ta có thể yêu thích Phúc Âm Giăng và Phúc Âm Ma-thi-ơ, nhưng chúng ta không có một tiểu sử đầy đủ về đời sống của Chúa trong các Phúc Âm này. Tiểu sử đầy đủ mà được trình bày theo trình tự lịch sử, chỉ được tìm thấy trong sách Mác. Trong Phúc Âm này, chúng ta có ký thuật đầy đủ về một đời sống, đời sống của Chúa Jesus, một đời sống theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Trong đời sống này, không có khiếm khuyết gì đối với cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời.
Mác là nền tảng của sách Ma-thi-ơ, Giăng và thậm chí Lu-ca bởi vì Mác là tiểu sử về cuộc đời của Chúa Jesus được sắp xếp theo trình tự lịch sử. Nếu muốn hiểu một vấn đề nào đó trong các Sách Phúc Âm, chúng ta cần trở lại với Phúc Âm Mác.
Ở điểm này, tôi muốn các anh em chú ý đến biểu đồ được in trong bài này. Trong biểu đồ ấy, chúng ta có thể thấy ký thuật về cuộc đời của Chúa trong Phúc Âm Mác là tiến triển từng bước một cho đến khi đạt đến cao điểm. Khi ấy chúng ta được đem vào trong sự chết bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh tuyệt diệu của Chúa hầu có thể vui hưởng Ngài làm sự thay thế của mình. Kết quả của việc nhận lấy Đấng Christ làm sự thay thế của mình là Người Mới. Người Mới là thực tại của vương quốc Đức Chúa Trời, thực tại này trước nhất có trong Hội Thánh, rồi trong thiên hi niên và cuối cùng trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Mặc dầu Phúc Âm Mác ngắn gọn nhưng bao-hàm-tất-cả. Sách nầy bao gồm tất cả những thành phần tạo nên Tân Ước. Những thành phần này là các yếu tố trong đời sống của Cứu Chúa-Nô Lệ, là một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước là Đức Chúa Trời.
SỐNG TRONG MỘT THỜI KỲ MỚI
Là Đấng sống theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã sống trong một thời kỳ mới, kết liễu thời kỳ cũ. Điều này được khải thị và được mô tả rõ ràng trong chương 1 (1:1-8). Giăng Báp-tít được sinh ra là một thầy tế lễ Cựu Ước tiêu biểu, nhưng ông sống trong đồng vắng theo cách phi văn hóa. Hình dạng bên ngoài và thức ăn của ông rất khác với thầy tế lễ. Công tác và cách phát ngôn của Giăng cũng phi văn hóa. Hễ khi một người ăn năn, Giăng đặt người đó vào trong nước, làm báp-têm cho người ấy. Tất cả những điều này ngụ ý rằng thời kỳ cũ đã bị kết liễu. Đây là tình hình và bầu không không khí khi Chúa Jesus bắt đầu chức vụ của Ngài. Điều này cho thấy rằng chức vụ của Ngài hoàn toàn trong thời kỳ Tân Ước. Vì vậy, với đời sống của Ngài chúng ta không thể tìm thấy bất cứ điều gì của thời kỳ cũ.
CHỊU CHÔN
Khi Chúa Jesus sắp bắt đầu chức vụ, Ngài chịu chôn, tức là chịu để cho Giăng Báp-tít làm báp-têm (1:9-11). Ngài không có tội hay cũ kỹ, nhưng Ngài vẫn chịu báp-têm. Báp-têm của Ngài là lời chứng đối với vũ trụ rằng Ngài đã khước từ chính mình, và Ngài đã tự gạt mình qua một bên để sống bởi Đức Chúa Trời.
SỐNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG BỞI THÁNH LINH
Ngay sau khi chịu báp-têm, Chúa Jesus được Thánh Linh dẫn vào trong đồng vắng (1:12-13). Từ đó trở đi, Ngài hoàn thành chức vụ bằng cách sống, chuyển động và làm việc trong Thánh Linh.
Rao Giảng Phúc Âm
Là Đấng sống và chuyển động bởi Thánh Linh, Chúa Jesus rao giảng phúc âm (1:14-20). Trong khi rao giảng phúc âm, Ngài gieo Đức Chúa Trời nhục-hóa là hạt giống cho vương quốc của Đức Chúa Trời. Ngài gieo hạt giống vào trong lòng con người để hạt giống ấy lớn lên và phát triển thành vương quốc Đức Chúa Trời.
Dạy Lẽ Thật
Chúa Jesus dạy lẽ thật trong Thánh Linh (1:21-22). Ngài dạy lẽ thật là để soi sáng nhân loại tối tăm và xua tan sự tối tâm của nhân loại.
Đuổi Quỉ
Chúa Jesus cũng đuổi quỉ (1:23-28). Việc đuổi quỉ là vì mục đích lan rộng vương quốc của Đức Chúa Trời.
Chữa Lành Người Bệnh
Trong chức vụ, Chúa Jesus đã chữa lành người bịnh (1:29-39). Chữa lành người bịnh là làm cho người chết được sống động.
Tẩy Sạch Người Phung
Theo Phúc Âm Mác, Chúa tẩy sạch người phung (1:40-45). Tẩy sạch người phung là thánh hóa người đã được làm cho sống động. Chúa làm điều nầy bằng cách tha thứ các tội phạm, dự tiệc với tội nhân, là sự vui mừng của họ trong sự công chính và sự sống, thánh hóa họ và giải phóng họ.
Trói Buộc Sa-tan
và Tước Doạt Vương Quốc Của Hắn
Trong khi Chúa Jesus thi hành sự phục vụ Phúc Âm như vậy, Ngài cũng trói buộc Sa-tan và tướt đoạt vương quốc của hắn. Sa-tan không có chỗ trong Ngài. Trong 3:22-30, chúng ta thấy Chúa trói buộc Sa-tan và tướt đoạt nhà của hắn bởi Thánh Linh.
Từ Chối Mối Quan Hệ Thiên Nhiên
Trong 3:31-35, chúng ta thấy Chúa Jesus từ chối mối quan hệ thiên nhiên. Thay vì cứ ở mãi trong mối quan hệ của sự sống thiên nhiên, Ngài chọn ở trong mối quan hệ của sự sống thuộc linh. Đó là lý do Ngài có thể: “Vì hễ ai làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chỉ em và mẹ ta vậy” (3:35). Không có chỗ cho mối quan hệ thiên nhiên trong đời sống của Ngài.
Bị Thế Giới Khước Từ Và Ghét Bỏ
Là Người hoàn toàn sống theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus bị thế gian khước từ và ghét bỏ. Trong 6:1-6, Ngài bị người Na-xa-rét khinh dể. Một chỗ khác trong chương này, chúng ta thấy Ngài bị thế gian khước từ.
Phơi Bày Tình Trạng
Gian Ác Bề Trong Của Con Người
Trong 7:1-23, Chúa Jesus phơi bày tình trạng bề trong củ con người, tức là tình trạng gian ác của lòng người. Ngài phán: “Hễ điều gì từ người ấy ra, ấy là điều làm ô uế người” (c.20). Sau đó, Ngài nói về những điều gian ác phát xuất từ bên trong và làm ô uế con người (cc. 21:23).
Là Nguồn Cung Ứng Sự Sống Cho Người Tìm Kiếm
Sau khi phơi bày tình trạng lòng người, Chúa Jesus tự giới thiệu mình là nguồn cung ứng sự sống cho con người tìm kiếm (7:24-30). Trong 7:27, Ngài nói về chính Ngài là Bánh của con cái, tức là nguồn cung ứng sự sống cho chúng ta. Vì vậy, Ngài giới thiệu chính Ngài là Bánh sự sống.
Chửa Lành Các Quan Năng
Của Những Người Được Làm Cho Sống Động
Trong 7:31-37, Chúa Jesus chữa lành một ngườ điếc và một người câm, và trong 8:22-26, Ngài chữa lành một người mù. Trong các trường hợp này, Chúa chữa lành các quan năng cụ thể của những người được Ngài làm cho sống động.
Là Sự Thay Thế Toàn Diện Và Hoàn Toàn
Qua Sự Chết Bao-Hàm-Tất-Cả
Và Sự Phục Sinh Tuyệt Diệu Của Ngài
Trong 8:27-9:13, Chúa  jesus được khải thị như là sự thay thế toàn diện và hoàn toàn. Chính qua sự chết bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài mà chúng ta có thể nhận Ngài làm sự thay thế của mình.
Hoàn Tất Sự Chết Bao-Hàm-Tất-Cả của Ngài
Phúc Âm Mác trình bày Chúa Jesus là Đấng hoàn tất sự chết  bào-hàm-tất-cả. Trong sự chết của Ngài, Ngài đã mang các tội phạm của chúng ta, kết án tội , đóng đinh người cũ, kết liễu sáng tạo cũ, diệt trừ Sa-tan, phán xét thế gia, bãi bỏ các qui định và giải phóng sự sống thần thượng.
Bước Vào Trong Sự Phục Sinh Tuyệt Diệu
Sau khi Chúa hoàn tất sự chết bao-hàm-tất-cả như vậy, Ngài bước vào sự phục sinh tuyệt diệu. Trong và qua sự phục sinh, Ngài tái sinh những người theo Ngài và làm nẩy mầm sáng tạo mới.
Đang Ở Trong Sự Thảng Thiên Vượt-Trên-Tất-Cả
Sau sự phục sinh, Chúa Jesus “được tiếp lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời”(16:19). Hiện nay, Ngài đang ở trong sự thăng thiên vượt-trên-tất-cả để thi hành những gì Ngài đã hoàn tất qua sự chết và phục sinh.
Đem Các Môn Đồ Vào Trong Sự Chết Của Ngài
Và Dẫn Họ Vào Trong Sự Phục Sinh
Để Vui Hưởng Ngài Trong Sự Thăng Thiên
Trong  các bài trước, chúng tôi đã chỉ rõ là Chúa Jesus đã không đi vào trong sự chết, phục sinh và thăng thiên một mình. Trái lại, Ngài đem các môn đồ vào trong sự chết, rồi dẫn họ vào sự phục sinh của Ngài. Là những người được dẫn vào sự phục sinh của Chúa, các môn đồ hiện đang vui hưởng Ngài trong sự thăng thiên như là sự sống và nguồn cung ứng sự sống, vui hưởng Ngài là Chúa tất cả, là Christ của Đức Chúa Trời, là Đầu tất cả cho Hội Thánh, là Đầu của thân thể, Đấng được tôn vinh, Đấng được đăng quang, Đấng trên hết mọi sự và Đấng đầy dẫy tất cả trong tất cả.
Sinh Ra Người Mới
Là Thực Tại Của Vương Quốc Đức Chúa Trời
Qua sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài và bởi đem những người theo Ngài vào trong sự chết, phục sinh và thăng thiên đó, Chúa Jesus đã sanh ra Người Mới là thực tại của vương quốc Đức Chúa Trời. Trước hết, Người Mới này tạo nên Hội Thánh. Rồi trong thời đại sắp đến, Người Mới này sẽ phát triển thành thiên hi niên. Cuối cùng, trong thời mới và đất mới, Người Mới này sẽ tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới. Đây sẽ là phần định đời của chúng ta, và đây cũng là kết luận của Kinh Thánh.
Phúc Âm Mác không chỉ là một sách kể chuyện. Phúc Âm nầy truyền đạt một khải thượng thiên thượng, một khải tượng hướng dẫn các bước đi của chúng ta, kiểm soát nếp sống chúng ta và đem chúng ta vào sự tổng kết của Đức Chúa Trời. Khải tượng này có khả năng giữ chúng ta trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời hầu chúng ta có thể sống nếp sống Hội Thánh với mục tiêu đạt đến thiên hi niên và Giê-ru-sa-lem Mới.
Một khải tượng như vậy từ Đức Chúc Trời sẽ luôn luôn hướng dẫn bước đi của chúng ta và kiểm soát nếp sống chúng ta. Điều nầy cũng đúng ngay cả trong Cựu Ước, trong đó chúng ta được biết rằng không có khải tượng thì người ta sẽ phóng túng (Châm.29:18a). Dưới khải tượng thiên thượng, chúng ta được hướng dẫn đến phần định của Đức Chúa Trời và nếp sống của chúng ta được kiểm soát theo cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
Nếu muốn biết lẽ thật, chúng ta cần thấy khải tượng về cuộc gia tểĐức Chúa Trời. Tôi có thể làm chứng rằng cách đây nhiều năm đã được khải tượng nầy bắt lấy. Vì đã thấy khải tượng này nên chúng ta có thể tiến lên bất chấp khổ sở, bị nói xấu và mọi loại rắc rối.
Khải tượng này đã trở nên nguyên tắc hướng dẫn các bước đi của chúng ta và chi phối đường lối của chúng ta.
Tại sao chúng ta nhận lấy đường lối của Chúa. Chúng ta nhận đường lối này vì chúng ta được khải tượng về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời bắt lấy. Vì chúng ta thấy khải tượng này nên trải qua nhiều năm, ánh sáng thiên thượng đã tràn ngập trong  hội thánh của Chúa. Lý do có ánh sáng như vậy là vì chúng ta ở dưới khải tượng này. Hễ khi nào chúng ta đến với Lời Đức Chúa Trời thì ánh sáng chiếu soi vì chúng ta ở dưới khải tượng hướng dẫn, kiểm soát và chi phối.
Gánh nặng của tôi trong bài này là chúng ta sẽ thấy Phúc Âm Mác khải thị một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Đời sống nầy không chỉ công chính, thánh khiết, thuộc linh và đắc thắng. Nhiều Cơ Đốc nhân biết rằng  mình nên sống một đời sống công chính, thánh khiết, thuộc linh và đắc thắng. Nhưng anh em có bao giờ nghe về một đời sống sống theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời chưa? Phúc Âm Mác trình bày thân vị của Đấng Thần-nhân, là Đấng đã sống, hành động, chuyện động và làm việ từng bước the cuộc gia tể của Đức Chúa Trời? Phúc Âm Mác trình bày thân vị của Đấng Thần-nhân, là Đấng đã sống, hành động, chuyển động và làm việc từng bước theo cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
Trái lại, tác giả của Thư Gia-cơ hoàn toàn không theo và cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, Gia-cơ vẫn sống theo những truyền thống và những thực hành nào đó của người Do Thái.
Phúc Âm Mác ghi lịa thế nào Chúa bị nhiều bên tra xét. Nhưng không ai có thể tìm thấy lỗi nơi Ngài. Khi suy xét Phúc Âm Mác, chúng ta cũng không thể tìm thấy lỗi lầm, thiếu sót hoặc khuyết điểm nào trong đời sống của Chúa liên quan đến cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia, các trưởng lão, các người Pha-ri-si, Sa-đu-sê, và các người theo đảng Hê-rốt đã cố gắng tìm lỗi nơi Chúa Jesus theo luật và theo thông lệ của người Do Thái và theo chính trị của người La Mã. Chúng ta hãy tra xét Ngài theo thước đo của cuộc gia tể Tân Ước, theo một tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn nhiều.
Nếu tra xét Chúa như vậy, chúng ta sẽ không tìm thấy khuyết điểm nào nơi Ngài. Ngài không những làm trọn kinh luật mà còn hoàn thành cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời.
Thật ra , cuộc đời của Chúa Jesuc được ghi lại trong sách Mác là một gương mẫu   trọn vẹn, hoàn toàn, hoàn hảo và nguyên vẹn của cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Vì lý do này, nếu muốn hiểu những gì được khải thị trong sách Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng, chúng ta cần xem xét gương mẫu được trình bày trong sách Mác. Khi ấy gương mẫu này sẽ trở nên chìa khóa mở ba Phúc Âm kia.
Giữ vòng các Cơ Đóc Nhân ngày nay, có nhiều tranh cãi và chia rẽ. Đó là hậu quả của việc ở tong tối tăm và không có khải tượng về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. bầu trời thuộc linh trên nhiều tín đồ thật tối tăm. Sự trò chuyện và nghiên cứu của họ đều ở trong tối tăm. Chúng ta rất cần bầu trời thuộc linh quang đãng! Tôi hy vọng loạt bài sách Mác sẽ làm cho ánh sáng thiên thượng chiếu sáng trên anh em, là ánh sáng sẽ mọc lên cho đến giữa trưa (Châm 4:18).

Ngợi khen Chúa về cái nhìn sáng tỏ liên quan đến cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Cái nhìn này phải trở nên khải tượng để hướng dẫn, kiểm soát, gìn giữ, bảo vệ chúng ta và cũng làm chúng ta tiếp tục tiến tới. Hơn nữa, khải tượng nầy nên trở thành thước đo, tiêu chuẩn để chúng ta đo lường các vấn đề liên quan đến đời sống Cơ Đóc. Nếu có khải tượng này, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có sự công chính, thánh khiết, thuộc linh, và đắc thắng thì không đủ. Gia-cơ là một người kỉnh kiền như vậy nhưng ông hụt mất cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Nguyện tất cả chúng ta có thể thấy được khải tượng về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời và thấy trong Phúc Âm Mác bức tranh về một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.