Kinh Thánh: Mác
1:1, 10-11;9:1-9; Công.21:18-24
THỰC CHẤT VỀ CUỘC GIA TỂTÂN ƯỚC
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong bài trước,
chúng tôi đã chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa Thư Gia-cơ và Phúc Âm Mác.
Trong Gia-cơ, chúng ta thấy điều gì đó của một đời sống không hoàn toàn theo và
vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Trong Mác, chúng ta thấy một đời sống
hòa toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Thật vậy, đời sống
được trình bày trong Phúc Âm Mác là thực tại, thực chất và kiểu mẫu của cuộc
gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Có lẽ anh em tự
hỏi vì lý do gì mà chúng tôi nói rằng trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một đời
sống là thực chất của cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Chúng tôi nói điều
này vì đời sống mà Chúa Jesus đã sống là sự biểu lộ Đức Chúa Trời. Theo Phúc Âm
Mác, không có dấu hiệu nào cho thấy Chúa Jesus sống theo cách giữ kinh luật, rằng
Ngài đã làm những điều nào đó chỉ vì kinh luật đòi hỏi. Hơn nữa, Phúc Âm Mác
không cho thấy Chúa Jesus chỉ sống một cuộc đời tốt đẹp. Thế thì, Chúa đã sống
như thế nào? Chúa Jesus đã sống Đức Chúa Trời, và Ngài biểu lộ Đức Chúa Trời. Bất
cứ điều gì Ngài làm là Đức Chúa Trời làm từ trong Ngài và qua Ngài. Điều này có
nghĩa là tất cả những gì Chúa Jesus làm không chỉ là giữ kinh luật hay làm điều
thiện theo ý nghĩa luân lý. Chúa Jesus là một Người đã sống Đức Chúa Trời và biểu
lộ Đức Chúa Trời trong tất cả những gì Ngài nói và làm.
SỐNG TRONG VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi có thể bảo
đảm với anh em rằng chưa bao giờ có một đời sống nào như đời sống của Chúa
Jesus. Tiểu sử của những người khác có thể cho thấy rằng họ tốt hay là họ cố gắng
giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Jesus là Đấng duy nhất sống Đức
Chúa Trời và biểu lộ Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Dĩ nhiên, Chúa chưa bao giờ
phạm luật, và chưa làm điều gi sai quấy. Tuy nhiên, vấn đề trọ yếu về đời sống
của Ngài không phải là giữ kinh luật hay làm điều thiện. Điểm trọng yếu ở đây
là Ngài đã sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Đức Chúa Trời. Nếp sống của Chúa không
ở trong vương quốc giữ kinh luật hay làm điều thiện. Ngài hoàn toàn sống trọng
một vương quốc khác, vương quốc của Đức Chúa Trời.
Anh em có sống
trong vương quốc của Đức Chúa Trời không? Chúng ta có thể nói mình sống trong
vương quốc Đức Chúa Trời, nhưng thực tế hằng ngày chúng ta có thể sống trong một
lĩnh vực khác. Thay vì sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể
sống trong vương quốc kinh luật, luân lý, hay đạo đức. Suốt các thế kỷ, nhiều
thánh đồ đã sống trong các vương quốc nầy chứ không trong vương quốc của Đức
Chúa Trời.
Đặc biệt từ thời
John Wesley, giữa vòng cơ Đốc nhân đã nói nhiều về thánh khiết. Một số người
xem thánh khiết là vấn đề được gọi là hoàn hảo vô tội. Những người khác nghĩ rằng
thánh khiết liên hệ đến các qui định về những vấn đề như kiểu áo. Các qui định
như vậy không ở trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúng thuộc về một vương quốc
khác, có lẽ vương quốc của điều thiện.
Những ai sống
trong vương quốc của Đức Chúa Trời thì có Đức Chúa Trời là sự sống của họ và họ
sống Ngài. Đức Chúa Trời sống trong họ, sống qua họ và sống biểu lộ ra từ họ. Kết
quả là họ sống một đời sống không biểu lộ điều gì khác hơn là chính Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là sự thánh khiết, đạo đức và luân lý thật. Vì vậy, có Đức Chúa
Trời là sự sống và sống Ngài là sống theo một tiêu chuẩn cao hơn luân lý và đạo
đức con người.
ĐỜI SỐNG SẢN SINH THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST
Chỉ có loại đời
sống sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Ngài mới sản sinh Thân thể Đấng Christ. Bất
cứ cách sống nào khác luôn luôn làm hư hoại Thân thể. Trải suốt lịch sử, Hội
Thánh đã bị chia sẽ không phải bởi những điều gian ác mà chủ yếu bởi những điều
tốt nhưng không thuộc về chính Đức Chúa Trời. Nếu tất cả Cơ Đốc nhân chỉ quan
tâm đến Đức Chúa Trời và chỉ quan tâm nhận Ngài làm sự sống và sống Ngài thì sẽ
không có sự chia rẽ nào giữa vòng tín đồ.
Nếu tất cả
chúng ta đều quan tâm đến chính Đức Chúa Trời và chỉ Đức Chúa Trời mà thôi thì
không có lý do gì để chia rẽ. Trong Ê-phê-sô 4:4-6, Phao-lô nói về một Thân thể,
một Linh, một Chúa và một Đức Chúa Trời và Cha. Nếu thấy sự hiệp một trong
Ê-phê-sô chương 4, chúng ta sẽ biết cách gìn giữ sự hiệp chính Đức Chúa Trời
Tâm Nhất. Nếu tất cả chúng ta đều có Đức
Chúa Trời là sự thánh khiết, công chính và mọi sự thì sẽ không có chia rẽ nào
giữa vòng chúng ta. Tuy nhiên , nếu có điều gì đó khác hơn Đức Chúa Trời thì sẽ
có sự chia sẽ. Bất cứ điều gì mà chúng ta có khác hơn chính Đức Chúa Trời đều
là nhân tố chia rẽ.
Ý định của Đức
Chúa Trời trong sự khôi phục của Ngài là đem chúng ta trở lại cuộc gia tể Tân Ước
của Ngài. Kiểu mẫu về cuộc gia tể Tân Ước
của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong đời sống của Chúa Jesus như được trình
bày trong Phúc Âm Mác. Thậm chí các sách của Phao-lô cũng không tình bày cho
chúng ta một kiểu mẫu trọn vẹn vì ít nhất Phao-lô đã có lần bị lệch khỏi cuộc
gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Vì vậy, thậm chí chính Phao-lô cũng không phải
là kiểu mẫu trọn vện về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
GIA-CƠ VÀ SỰ HOÀN HẢO CƠ ĐỐC
Trong Công Vụ
chương 21, chúng ta thấy một tình huống mà trong đó Phao-lô bị lệch khỏi cuộc
gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Ông bị một số người tại Giê-ru-sa-lem thuyết
phục quay về vơi kinh luật và làm theo một số đòi hỏi của kinh luật. Điều nầy xảy
ra sau khi Phao-lô đã viết Thư tín La Mã và Ga-la-ti. Trong các Thư này,
Phao-lô mạnh mẽ chống lại việc tiếp tục giữ kinh luật theo cách Cựu Ước.
Sau khi viết
các sách nầy, Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem lần cuối. Công Vụ 21:18 nói rằng
Phao-lô “tới thăm Gia-cơ, hết thảy các trưởng lão đều có mặt tại đó”. Theo câu
20, họ đã chỉ cho Phao-lô thấy “mấy vạn người Do Thái đã tin, và hết thảy đều sốt
sắng về kinh luật”. Họ đã được cho biết về Phao-lô rằng ông “dạy mọi người Do
Thái đang sống giữa các dân, chối bỏ Môi-se, bảo họ chớ làm cắt bì cho con cái
mình, cũng đừng noi theo lề thói nữa” (c. 21). Rồi Gia-cơ và những người khác
khuyên Phao-lô: “Vậy hãy làm theo như chúng tôi nói cho anh: Chúng tôi đây có bốn
người đều mắc lời hứa nguyện; hãy đem họ đi, cùng làm lễ tẩy sạch với họ, lại
hãy vì họ chịu chi phí để cạo đầu cho họ. Như thế ai nấy đều sẽ biết sự họ đã
nghe về anh là không có gì, song rõ anh cũng noi theo khuôn phép, vâng giữ kinh
luật vậy” (cc.23-24).
Công Vụ 21:18
không nói Phao-lô vào để gặp các trưởng lão và Gia-cơ cũng có mặt tại đó. Câu
này nói rằng Phao-lô đến thăm Gia-cơ và các trưởng lão có mặt tại đó. Điều nầy
cho thấy Gia-cơ là nhân vật chính trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem và ông có một
ảnh hưởng mạnh mẽ.
Làm thế nào
Gia-cơ có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng giữa vòng các tín đồ như vậy? Có lẽ
ông kỉnh kiền và sùng đạo và ông đã nhấn mạnh đến sự hoàn hảo Cơ Đốc thực tiễn.
Không điều gì thu hút người ta hơn là sự hoàn hảo của một con người. Thậm chí một
người thuộc linh như Phao-lô cũng không thu hút bằng Gia-cơ về mặt này. Nếu
Gia-cơ ở với chúng ta ngày nay, chắc chắn chúng ta sẽ bị thu hút bởi sự hoàn hảo
Cơ Đốc của ông.
Cơ Đốc nhân dễ
bị thu hút theo những người dường như thực hành sự hoàn hảo Cơ Đốc. Chẳng hạn,
giả sử một anh em nào đó thanh lịch, khiêm nhường, nhu mì luôn luôn, nói năng tử
tế yêu thương, thì anh em có bị cuốn hút theo người ấy không?
Anh em không dễ
bị anh ấy ảnh hưởng sao? Tôi dùng minh họa này để chỉ rằng người ta bị thu hút
bởi sự hoàn hảo là nhiều như thế nào.
Nếu thấy sự hòa
hảo thu hút người ta thư thế, chúng ta sẽ có thể hiểu được bản chất sự ảnh hưởng
của Gia-cơ tại Giê-ru-lem. Gia-cơ là một người kỉnh kiền, công chính; và một ý
nghĩa nào đó, ông cũng thánh khiết. Chắc chắn ông có một mức lượng về sự hoàn hảo
Cơ Đốc thực tiễn. Tuy nhiên, với Gia-cơ, chúng ta không thấy một đời sống của một
người sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
ĐẤNG SỐNG ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ BIỂU LỘ ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong toàn bộ
Tân Ước, chỉ có một người sống hoàn toàn, trọn vẹn và tuyệt đối theo cuộc gia tể
Tân Ước của Đức Chúa Trời, và người đó là Chúa Jesus.
Hồi còn trẻ,
người ta dạy tôi tiếp nhận Jesus làm gương mẫu và bước theo Ngài. Ở một mức độ
nào đó, tôi cũng dạy người khác như vậy. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, tôi tự
hỏi làm thế nào chúng ta có thể tiếp nhận Jesus làm gương mẫu và bước theo
Ngài. Anh em có biết làm cách nào để tiếp nhận Jesus làm gương mẫu không? Anh
em có biết cách đi theo Ngài không? Khi tôi hỏi một vài giáo sư và mục sư Cơ Đốc
về vấn đề này thì họ chỉ ra rằng Chúa Jesus hòa nhã và không bao giờ giận dữ.
Cuối cùng, khi
đọc Kinh Thánh tôi biết rằng ít nhất có một trường hợp, Chúa Jesus đã nổi giận.
Đó là trường hợp khi “Ngài thấy trong đền thờ có kẻ bán bò, chiên, bồ câu và
người đổi bạc ngồi tại đó. Ngài bèn một cái roi bằng dây, đuổi hết thảy khỏi đền
thờ, cả chiên và bò, vãi tiền người đổi bạc, và đổ bàn của họ” (Gi. 2:14-15).
Điều này làm tôi thắc mắc về những gì người ta dạy tôi về cách bước theo Chúa
Jesus. Tôi đã bắt đầu mất niềm tin vào những gì mà bây giờ tôi ý thức là sự hiểu
biết và dạy dỗ thiên nhiên về việc lấy Jesus làm gương.
Trong Phúc Âm
Mác, chúng ta thấy Chúa Jesus không chỉ sống một cuộc đời theo đạo đức con người
hay gìn giữ kinh luật. Thay vì thế, Ngài sống Đức Chúa Trời Cha là sự sống của
Ngài. Đời sống này thì cao hơn đời sống sống kinh luật hay đạo đức con người.
Khao khát của Đức Chúa Trời là Ngài được biểu lộ từ
trong chúng ta. Ngài không muốn thấy chúng ta chỉ sống một đời sống đạo đức hay
một đời sống theo kinh luật. Ngài muốn thấy chính Ngài được biểu lộ từ bên
trong chúng ta khi chúng ta nhận Ngài làm sự sống và sống Ngài. Trong Mác, chúng
ta thấy hình ảnh về một đời sống không theo kinh luật cũng không chỉ theo đạo đức
mà theo Đấng đã sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Ngài.
Trong bài tới,
chúng ta sẽ thấy rằng là Đấng sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Đức Chúa Trời, Chúa
Jesus nhận Đức Chúa Trời Cha là biểu lộ Đức Chúa Trời, Chúa Jesus nhận Đức Chúa
Trời Cha là thể yếu thần thượng bên trong của Ngài và Đức Chúa Trời Linh là quyền
năng bên ngoài của Ngài. Vì thế, Ngài đã sống một đời sống bởi thể yếu thần thượng
ở bên trong và bởi quyền nằng thần thượng ở bên trên. Điều này nghĩa là Ngài sống
sự sống của Đức Chúa Trời. Loại đời sống này được bày tỏ trong Phúc Âm Mác.
Suốt thời gian ở
trên đất, Chúa Jesus đã sống sự sống của Đức Chúa Trời. Với Ngài, những điều
thuộc về Cựu Ước đã qua rồi. Đời sống của Ngài hoàn toàn mới vì Ngài có Đức
Chúa Trời Cha ở bên trong và Đức Chúa Trời Linh ở bên trên. Vì vậy, cuộc sống của
Ngài tuyệt đối liên hệ đến chính Đức Chúa Trời và hoàn toàn theo cuộc gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời. Ha-lê-lu-gia về một đời sống như thế! Đời sống nầy là thực
tại, thực chất và kiểu mẫu về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Chính đời
sống này sản sinh các chi thể của Đấng Christ để hình thành Thân thể Ngài hầu
biểu lộ Đức Chúa Trời Tâm Nhất.