Kinh Thánh:
Ga 2:11-21;Mác 1:1
Trong bài trước,
chúng tôi đã chỉ ra rằng trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một đời sống hoàn
toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Tư liệu “cuộc gia tể Tân
Ước của Đúc Chúa Trời” thì quen thuộc với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, để làm
tươi mới lại sự hiểu biết, chúng ta hãy xem xét cuộc gia tể Tân Ước của Đức
Chúa Trời là gì theo cách đơn giản và căn bản.
CUỘC GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Cuộc gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong những người được chọn để làm
họ thành các chi thể của Đáng Christ hầu Đấng Christ có được một Thân Thể để biểu
lộ Ngài. Trong định nghĩa này về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy một
vài vấn đề quan trọng: Đức Chúa Trời muốn đem chính Ngài vào trong những người
được chọn của Ngài; Đức Chúa Trời muốn làm cho dân của Ngài thành các chi thể của
Thân thể Đấng Christ, tức là Hội Thánh; và Thân Thể Đấng Christ là sự biểu lộ của
Đấng Christ. Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một đời sống hoàn toàn theo và vì
cuộc gia rể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
HAI LOẠI SỰ SỐNG
Như chúng tôi
đã chỉ ra, nếu so sánh thư Gia-cơ và Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ thấy hai sách nầy
trình bày hai loại sự sống. Trong thư Gia-cơ, chúng ta thấy một phần nào đời sống
của Gia-cơ còn trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy đời sống của Chúa Jesus. Sách
này giúp chúng ta hiểu được sách kia. Không có sách Mác, chúng ta không thể
sáng tỏ về Thư Gia-cơ. Cũng vậy, không có sách Gia-cơ, chúng ta không thể hiểu rõ Phúc Âm
Mác. Khi so sánh hai sách này và thấy hai đời sống được khải thị trong đó,
chúng ta mới hiểu đúng về Thư Gia-cơ lẫn Phúc Âm Mác.
DANH TIẾNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIA-CƠ
Vì Thư
Gia-cơ nhân mạnh đến sự hoàn hảo Cơ Đốc thực tiễn nên nhiều Cơ Đốc nhân đánh
giá rất cao sách này. Như chúng tôi đã chỉ ra trong phần Nghiên Cứu sách
Gia-cơ, Gia-cơ nhấn mạnh đến sự hoàn hảo Cơ Đốc, và ông nhấn mạnh điều nầy bằng
thựchành chứ không bằng giáo lý. Vì vậy, nhiều tín đồ kỉnh kiền, nhiệt tâm,
sùng đạo, yêu mến sách Gia-cơ. Gia-cơ bảo chúng ta cầu nguyện để được khôn
ngoan hầu có thể cư xử cách đúng đắn. Ông cũng khích lệ chúng ta giới hạn trong
việc nói năng, kiềm chế lưỡi hầu có thể sống một đời sống kỉnh kiền. Trong mỗi
chương của Thư tín này, ông trình bày một số vấn đề liên quan đến kỉnh kiền.
Trong lịch
sử Hội Thánh cũng như trong Kinh Thánh, Gia-cơ nổi tiếng vì sự kỉnh kiền của
ông. Ông dành nhiều thì giờ cầu nguyện và ông rất được tôn trọng giữa vòng Cơ Đốc
nhân người Do Thái thời xưa. Theo Công Vụ chương 15, chương 21 và Ga-la-ti
chương 2, Gia-cơ rất được các thánh đồ tôn trọng. Chẳng hạn Gia-la-ti 2:12 nói
về một số người “từ Gia-cơ đến”. Theo câu nầy, khi những người nầy đến An-ti-ốt,
Phi-e-rơ “lại riêng ra, vì sợ những kẻ cắt bì”. Đây là một hình ảnh minh họa về
ảnh hưởng của Gia-cơ. Thậm chí Phi-e-rơ, là vị sứ đồ dẫn đầu, cũng bị ông ảnh
hưởng.
Về mặt địa
lý, Giê-ru-sa-lem ở miền nam còn An-ti-ốt miền bắc. Nhiều giáo sư Kinh Thánh
xem hai thành phố nầy là hai trung tâm lớn. Có một Hội thánh lại Giê-ru-sa-lem
(Công. 8:1) và cũng có một Hội Thánh tại An-ti-ốt (Công. 13:1)
Khi đọc
sách Công vụ, dường như Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem có biểu hiện bề ngoài của
người Do Thái và Hội Thánh tại An-ti-ốt có biểu hiện bề ngoài của người ngoại.
Một số người có thể nghĩ rằng vì Giê-ru-sa-lem ở Giu-đê còn An-ti-ốt thuộc về
thế giới người ngoại nên Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem cần có biểu hiện bề ngoài
của người Do Thái và Hội Thánh tại An-ti-ốt có biểu hiện bề ngoài của người ngoại.
Có lễ anh em sẽ nói rằng: “Làm thế nào Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, một thành
phố của người Do Thái, lại không thể có biểu hiện bề ngoài là Do Thái? Và làm
thế nào Hội Thánh tại An-ti-ốt lại không có bầu không khí người ngoại được? Chắc
chắn, các Hội Thánh tại Nhật có biểu hiện bề ngoài của người Nhật và các Hội
Thánh tại Mỹ có biểu hiện bề ngoài của Mỹ”. Điều này có vể hợp lý theo quan điểm
con người. Nhưng Tân Ước khải thị rằng Hội Thánh không mang tính Do Thái cũng
không mang tính người ngoại. 1 Co-rin-tô 10:32 nói về ba loại người: người Do
Thái, người ngoại (Hy Lạp) và Hội Thánh. Điều nầy chỉ rõ rằng Hội Thánh là điều
gì đó tách rời khỏi cả người Do Thái lẫn người ngoại. Đức Chúa Trời đã kêu gọi
những người được chọn của Ngài ra khỏi cả người Do Thái lẫn người ngoại để trở
thành Hội Thánh. Vì vậy, Hội Thánh không nên mang tính Do Thái hay người ngoại.
Nếu Hội Thánh có biểu hiện bề ngoài là Do Thái hay người ngoại thì ở một mức đọ
nào đó, Hội Thánh đã đánh mất đặc điểm của mình hay ít nhất đã mất đi một vài đặc
điểm.
Nếu đọc kỹ Công
Vụ chương 15, chương 21 và Gia-la-ti chương 2, chúng ta sẽ thấy rằng vào thời Phi-e-rơ,
Phao-lô và Gia-cơ, Giê-ru-sa-lem đã áp đặt một ảnh hưởng đáng kể trên An-ti-ốt.
Điều này có nghĩa là Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã ảnh hưởng trên các Hội
Thánh trong thế giới người ngoại. Có lẽ Gia-cơ lo ngại rằng các Hội Thánh trong
thế giới người ngoại đã không thực hành luật Môi-se. Đây có lẽ là lý do mà ông
đã sai một số anh em từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt. Các anh em này có thể đã đến
An-ti-ốt để quan sát tình hình giữa các tín đồ ở đó.
Trước khi một số
người từ Gia-cơ đến An-ti-ốt, Phi-e-rơ cư xử đúng đắn như là một anh em và một
chi thể của Thân Thể Đấng Christ. Cụ thể là ông đã ăn với người ngoại, như
Phao-lô nói về Phi-e-rơ rằng “trước khi mấy kẻ từ Gia-cơ chưa đến, thì ông ăn
chung với người ngoại”(Ga. 2:12). Tuy nhiên khi các anh em từ Gia-cơ đến,
Phi-e-rơ sợ và bắt đầu giả vờ, tức là ông lại cư xử như người Do Thái. Phao-lô
nói giả vờ như vậy là giả hình. “Các người Do Thái khác cũng đều giả ngụy theo
ông, đến nỗi Ba-na-ba cũng bị sự giả ngụy của họ lôi cuốn”(Ga. 2:13).
Có thể một số người
hỏi rằng hành vi của Phi-e-rơ có gì sai. Dường như không có gì sai cả. Nhưng đối
với những ai biết cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì rõ ràng Phi-e-rơ phạm
một lỗi lầm nghiêm trọng. Hành vi của ông trong việc rút lui và tách mình khỏi
các tín đồ ngoại bang bao hàm một sự pha trộ, mà sự pha trộn đó làm nguy hại đến
cuộc gia tể Tân Ước cảu Đức Chúa Trời.
NHẬN ĐỨC CHÚA TRỜI
LÀM SỰ SỐNG VÀ SỐNG NGÀI
Cuộc gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời không phải là vấn đề giữ kinh luật hoặc thực hành các
nghi lễ. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời cũng không phải là vấn đề chỉ làm điều
thiện, theo đạo đức hoặc triết lý con người. Cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa
Trời là vấn đề Đức Chúa Trời đem chính Ngài vào trong những người được Ngài chọn
để họ có Ngài là Đức Chúa Trời Tam Nhất-Cha,Con, và Linh làm sự sống của họ.
Khi dân Đức Chúa Trời có sự sống của Đức Chúa Trời đơn giản là sống bởi Đức
Chúa Trời và thậm chí sống chính Đức Chúa Trời. Vì vậy, cuộc gia tể của Đức
Chúa Trời không phải là vấn đề giữ luật Do Thái hay làm điều thiện theo triết
lý con người mà là vấn đề có Đức Chúa Trời lafd sự sống và sau đó sống Ngài. Điều
cực kỳ quan trọng là tất cả chúng ta phải nhìn thấy vấn đề này.
Từ thời các sứ
đồ đến nay đã có nhiều tranh luận về giáo lý Kinh Thánh và thần học. Hầu hết cá
cuộc tranh luận này là kết quả của một điều sai lạc trọng tâm cuộc gia tể Tân Ước
của Đức Chúa Trời. Qua nhiều thế kỷ, các giáo sư Cơ Đốc đã chiến đâu về giáo lý
và những điều thực hành, nhưng trọng tâm cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
đã bị xao lãng. Hụt mất cuộc gia tể Đức Chúa Trời là một mất mát lớn dường nào!
Thí dụ, một số
Cơ Đốc nhân, đặc biệt những người được gọi là thánh khiết, tranh cãi về kiểu áo
dài thích hợp. Chẳng hạn họ có thể tranh luận về chiều dài cảu váy đầm hoặc chiều
dài tay áo của các chị em. Đây là một minh họa rất đơn giản cho thấy các thánh
đồ đã xao lãng khỏi cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là như thế nào. Chúng
tôi tin rằng nếu các thánh đồ thấy rằng trong cuộc gia tề của Ngài, Đức Chúa Trời
khao khát đem chính Ngài vào trong những người được chọn để họ có Ngài làm sự sống
và Ngài thì sẽ không cần phải tranh luận về cách ăn mặc của bất cứ một người
nào.
Chúng ta đã thấy
cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời không phải là vấn đề giữ luật lệ hay nghi
lễ, cũng không phải là vấn đề làm điều thiện theo cách luân lý. Cuộc gia tể Tân
Ước cảu Đức Chúa Trời là chúng ta nhận Ngài làm sự sống và sống Ngài.
Nếu đọc kỹ
Ga-la-ti 2:11-21, chúng ta sẽ thấy bầu không khí tại An-ti-ốt đã thay đổi sau
khi một vài người từ Gia-cơ đến. Trước khi các anh em nầy đến, Phi-e-rơ và các
tín đồ khác tại An-ti-ốt ở trong một bầu không khí đặc biệt, đó là bầu không
khí vui hưởng cuộc gia tể Tân Ước. Nhưng sau đó, do ảnh hưởng của Gia-cơ, bầu
không khí thuộc linh này đã thay đổi, và bầu trời thuộc linh ấy trở nên mù mịt.
Một điều gì đó đã xuất hiện làm lu mờ cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Tình hình tại
An-ti-ốt nghiêm trọng đến nỗi Phao-lô công một bài đọc rất tốt. Theo Ga-la-ti
2:14, Phao-lô tiếp tục chi Phi-e-rơ trước mặt mọi người rằng: “Nếu ông là người
Do Thái, mà ăn ở như người ngoại, không theo như người Do Thái, thì làm sao ông
ép người ngoại phải ăn ở theo như người Do Thái ư?”
Lời của Phao-lô
nói về sự kiện đó tiếp tục đến Ga-la-ti 2:21. Anh em có thể đã trích dẫn
Ga-la-ti 2:20 nhiều lần, đặc biệt với những từ: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng
Christ” mà không ý thức văn cảnh của câu Kinh Thánh này. Văn cảnh của câu Kinh
Thánh này. Văn cảnh này bắt đầu với câu 11 và bao gồm phần mở đầu lời Phao-lô
khiển trách Phi-e-rơ. Lời khiển trách của Phao-lô nhấn mạnh sự kiện là chúng
ta, những người tin Đấng Christ, chỉ nên có một loại sự sống, và sự sống này là
sống Christ. Vấn đề không phải là ăn hay không ăn với người ngoại. Trái lại, đó
là vấn đề được đóng đinh với Đấng Christ và Đấng Christ sống trong chúng ta. Vì
vậy, có thể Phao-lô đã nói rằng: “Vì tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ sống
trong tôi nên tôi không còn sống trong vấn đề ăn uống nữa. Vấn đề không phải là
tôi ăn với người ngoại hay không mà là Đấng Christ có sống trong tôi hay
không”.
CÁCH ĐÁNH GIÁ THƯ GIA-CƠ
Gia-cơ là một
người kỉnh kiền, rất mạnh mẽ trong sự hoàn hảo Cơ Đốc thực tiễn. Nhưng nếu cân
đo ông theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy các khuyết
điểm trong nếp sống của ông. Trong Thư của Gia-cơ, ông không nói gì về Đấng
Christ sống trong ông. Thay vì thế, Gia-cơ dẫn chúng ta đến các nhân vật Cựu Ước
và sự thực hành Cựu Ước. Phần lớn những điều ông viết dựa trên Cựu Ước. Trong
Thư của ông, chúng ta không tìm thấy nhiều từ liệu Tân Ước. Thậm chí khi dùng
cách diễn đạt Tân Ước, ông lập tức trở về với thực hành Cựu Ước.
Chúng ta không
nên đánh giá Thư Gia-cơ theo quan điểm thiên nhiên, quan điểm luân lý hay quan
điểm tôn giáo. Thay vì thế, chúng ta cần đánh giá Thư này theo cuộc gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng
cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống
để chúng ta có thể sống Ngài như các chi thể của Thân thể Đấng Christ. Khi dùng
tiêu chuẩn này đánh giá Thư Gia-cơ, chúng ta có thể thấy sách này đứng ở vị trí
nào trong mối quan hệ với các sách còn lại của Tân Ước.
Trong một vài
thể kỷ, vị trí của Thư Gia-cơ không xác định. Mãi cho đến Hội Nghị Carthage vào
năm 397 sau Chúa, cuối cùng sách này mới được chính thức cộng nhận là một phần
của Tân Ước. Mọi lý do tranh luận về Thư Gia-cơ là đối với cuộc gia tể Tân Ước
của Đức Chúa Trời, Thư này không đen cũng
không trắng mà xám. Điều này có nghĩa là Thư này pha trộn giữ Cựu Ước và
Tân Ước. Trong những phương diện nào đó, sách Gia-cơ có “màu” Tân Ước. Một thí
dụ về điều này là từ liên quan đến Cha của
sự sáng sinh chúng ta ra để chúng ta có thể là những trái đầu mùa trong các
tạo vật Ngài (1:18). Các thí dụ khác là những điều Gia-cơ nói về lời đã được trồng,
luật tự do, Linh đang ở chúng ta (1:21,25,4:5). Những vấn đề này đều thuộc về cuộc
gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, nhưng lại được tìm thấy trong một Thư mang đậm
hương vị và màu sắc Cựu Ước. Đây là lý do chúng tôi chỉ ra rằng trong sách này,
chúng ta thấy một đời sống không hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức
Chúa Trời.
ĐỜI SỐNG ĐƯỢC BÀY TỎ TRONG SÁCH MÁC
Khi chuyển từ
Thư Gia-cơ sang Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một đời sống không có một chút màu
xám nào. Trái lại, đời sống được bày tỏ trong sách Mác, đời sống của Chúa Jesus
là Cứu Chúa-Nô Lệ, thì tuyệt đối “trắng”. Điều này có nghĩa là cuộc đời của
Chúa được bày tỏ trong sách Mác là hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của
Đức Chúa Trời.
Mặc dầu Phúc Âm
Mác ghi lại một cuộc đời tuyệt đối theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa
Trời nhưng chúng ta vẫn cần thị lực thuộc linh để thấy những gì được khải thị
trong Phúc âm này. Nếu không có cái nhìn thuộc linh như vậy, chúng ta có thể
xem Phúc Âm Mác chỉ là một sách kể chuyện. Không có được cái nhìn như thế,
chúng ta sẽ không nhận ra được sách này là tiểu sử của một cuộc đời hoàn toàn
theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Thật ra, cuộc đời được trình
bày trong Mác là thực tại, thực chất, và kiểu mẫu của cuộc gia tể Tân Ước của Đức
Chúa Trời.