Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 55


Kinh Thánh: Mác 1:1, 4, 9-10
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục thấy từ Phúc Âm Mác một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Nghiên cứu Phúc Âm Mác không phải dễ. Vì đã hiểu sai sách này nên chúng ta rất khó nghiên cứu sách này. Trong quá khứ, nhiều người trong chúng ta đã bị lầm lạc khi nỗ lữ để hiểu Phúc Âm này. Một số người xem Phúc Âm Mác chỉ là tiểu sử của Chúa Jesus. Một số khác xem Phúc Âm này chỉ là cuốn sách viết những câu chuyện về Jesus. Dĩ nhiên, nói rằng Phúc Âm Mác là tiểu sử hay một sách về các câu chuyện thì không phải là sai. Sách nầy là tiểu sử của Chúa, chứa đựng nhiều câu chuyện về đời sống của Ngài. Nhưng nếu đi vào chiều sau của Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ thấy Phúc Âm này còn hơn là tiểu sử hay sách về những câu chuyện. Phúc Âm Mác trình bày một cuộc đời sống hoàn toàn theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.

KHỞI ĐẦU PHÚC ÂM CỦA JESUS CHRIST
Trong bài này, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến 1:1: “Khởi đầu phúc âm của Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời”.
Câu này không phải là tựa đề của một tiểu sử hay một cuốn sách về những câu chuyện. Ở đây, chúng ta có ba từ liệu chính: khởi đầu, phúc âm và Jesus Christ.
Từ liệu “phúc âm” được dùng trong 1:1 theo cách mới, theo cách mà trước đây chưa được sử dụng. Từ A-đam cho đến Jesus Christ, trong văn hóa hay văn minh của loài người, không có điều gì tương xứng với những gì được hàm ý bởi từ “phúc âm” trong Tân Ước.
Cả Giăng 1:1 và Mác 1:1 đều dùng từ “ban đầu”. Giăng 1:1 chép: “Ban đầu có Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”. Ở đây, từ liệu “ban đầu” nói đến quá khứ đời đời. Việc Giăng dùng từ liệu này thì rất huyền nhiệm. Trái lại, Mác nói về sự khởi đầu của phúc âm. Trong bốn sách Phúc Âm thì Phúc Âm thì Phúc Âm Mác là Phúc Âm duy nhất mở đầu bằng cách diễn đạt rõ ràng “khởi đầu của Phúc âm”.
Chúng ta cần có ấn tượng sâu sắc về lời mở đầu của Phúc Âm Mác. Cụm từ “khởi đầu phúc âm” cho thấy rằng sách này không chỉ là tiểu sử của một người Na-xa-rét tên là Jesus Christ, cũng không phải là sách về những câu chuyện. Trái lại, sách này nói về khởi đầu của phúc âm. Ít nhất ở một mức độ nào đó hay trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể xem toàn bộ sách Mác là khởi đầu của phúc âm.
Tiếp Nối Phúc Âm
Nếu Mác là khởi đàu phúc âm thì sự tiếp nối phúc âm ở đâu? Sự tiếp nối phúc âm được thấy vào ngày Ngũ Tuần, khi Thánh  Linh được đổ ra trên các môn đồ được chọn và được chuẩn bị. Phi-e-rơ, Giăng và các môn đò khác được Đức Chúa Trời chọn và được Jesus Christ đích thân kêu gọi. Sau khi được kêu gọi, họ được Chúa chuẩn bị. Suốt mười ngày trước ngày Ngũ Tuần, một năm hai mươi môn đò đang cầu nguyện. Anh em  có biết họ ở đâu trong những ngày ấy không? Họ đang ở trên các từng trời, trong sự thăng thiên của Chúa. Họ đã được đem vào sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Vào ngày Ngũ Tuần, họ đã nhận lãnh sự đổ ra của Thánh Linh. Vì vậy, vào ngày ấy có sự tiếp nối phúc âm. Do đó sách Mác là khởi đầu của phúc âm và Công Vụ là tiếp nối phúc âm. Sự tiếp nối này vẫn chưa kết thúc. Điều này có nghĩa là ngày hôm nay chúng ta vẫn còn đang tiếp nối phúc âm.
Kết Liễu Những Điều Cũ
Từ liệu “khởi đầu” trong Mác 1:1 ngụ ý việc kết liễu nhiều điều. Hãy xem những gì đang hiện hữu vào thời điểm 1:1 văn hóa, các dân ngoại, tuyển dân của Đức Chúa Trời, lời hứa, kinh luật, Cựu Ước, đền thờ, hệ thống phục vụ tế lễ, cách đúng đắn để thờ phượng Đức Chúa Trời theo các qui định của Ngài. Qua những điều này, chúng ta thấy có nhiều điều tốt, tích cực, thậm chí rất nhiều điều đã được Đức Chúa Trời chỉ định. Cựu Ước được Đức Chúa Trời ban. Tất cả luật pháp, qui định, nghi lễ, hình thức, thực hành, các qui tắc và những sự phục vụ trong Cựu Ước đều đã được Đức Chúa Trời chỉ định. Đền thờ, chức tế lễ và hệ thống thờ phượng chắc chắn do Đức Chúa Trời ban hành. Bay giờ trong 1:1, giữa tất cả những điều tốt đẹp tích cực này, chúng ta lại thấy một khởi đầu khác-khởi đầu về phúc âm của Jesus Christ.
Khởi đầu phúc âm của Jesus Christ hàm ý đến việc kết liễu nhiều điều đã tồn tại hàng ngàn năm. Thật vậy, khởi đầu này ngụ ý đến việc liễu mọi điều khác hơn Đức Chúa Trời. Một số điều đã kéo dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Bây giờ thình lình có một khởi đầu mới, một khởi đầu làm kết liễu mọi sự khác hơn Đức Chúa Trời.
Có những ý kiến khác biệt giữa vòng những nhà giải kinh về thời điểm khởi đầu phúc âm. Một số người nói rằng thời điểm đầu phúc âm là lúc Giăng Báp-tít thi hành chức vụ.
Một số người khác nói rằng thời điểm ấy bắt đầu lúc Jesus khởi sự rao giảng. Một số người khác nữa cho rằng thời điểm ấy là ngày Ngũ Tuần.
Người đọc Tân Ước khó hiểu được rằng sự khởi đàu phúc âm của Jesus Christ bao hàm việc kết liễu hoàn toàn những điều cũ. Khi suy xét vấn đề này, chúng ta cần nhớ Phúc Âm Mác khải thị Jesus Christ là sự thay thế hoàn toàn, toàn diện và bao-hàm-tất-cả.
Hãy suy xét những gì đã xảy ra trên núi Hóa Hình (9:2-13). Chúa Jesus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng riêng ra và đem họ lên một ngọn núi cao. Rồi “Ngài hóa hình trước mặt họ, áo Ngài trở nên lấp lánh và trắng tinh, đến nổi chẳng có thợ phiếu nào ở trên đất có thể phiếu trắng được như vậy” (9:2-3). Sau đó, Ê-li và Môi-se hiện ra với họ (c.4). Quá phấn khởi, thậm chí cuồng lên, Phi-e-rơ thưa với Jesus: “Ra-bi, chúng ta ở đây tốt lắm: chúng ta hãy dựng ba lều, một cho thầy, một cho Môi-se, và một cho E-li”(c.5). Về một phương diện, lời của Phi-e-rơ tương đối hợp lý vì Chúa Jesus và hai nhân vật vĩ đại trong Cựu Ước đang có mặt trên núi. Thật ra, những gì Phi-e-rơ nói là vô nghĩa. Thình lình “lại có đám mây kéo đến che phủ họ và từ trong mây có tiếng phán rằng: “Nầy là Con Yêu Dấu của Ta, hãy nghe Người!” (c.7). Khi các môn đồ nhìn xung quanh “thì chẳng thấy ai nữa cả, chỉ có Jesus ở với mình mà thôi” (c.8).
Chúng ta có thể nói rằng Môi-se, đại diện cho luật Cựu Ước, và Ê-li đại diện cho các tiên tri Cựu Ước, đã được Đấng Christ thay thế. Theo phong tục người Do Thái, dân của Đức Chúa Trời xem Cựu Ước gồm có hai phần chính: kinh luật và các tiên tri. Vì vậy, đối với Môi-se và Ê-li, là những đại diện của Cựu Ước, được thay thế có nghĩa là tất cả những điều của Cựu Ước đều được Đấng Christ thay thế.
Về mặt tiêu cực, khởi đầu phúc âm có nghĩa là kết liễu và sự kết liễu này bao gồm chúng ta. Sự kết liễu bao-hàm-tất-cả này bao gồm văn hóa,các quốc gia, Israel, kinh luật, các tiên tri, các thực hành Cựu Ước và cách thờ phượng, đền thờ, bàn thờ, chức tế lễ và hệ thống của lễ. Bây giờ khi đọc Mác 1:1, chúng ta cần hiểu rằng khởi cầu phúc âm có nghĩa là kết liễu những điều cũ.
ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
ĐEM CHÍNH NGÀI LÀ SỰ SỐNG VÀO TRONG CHÚNG TA
Phúc Âm Mác chương 1 cho thấy rằng văn hóa, tôn giáo, luân lý và nỗ lực của con người để đạo đức, thánh khiết theo Kinh Thánh, và nhu cầu đắc thắng, đều đã bị kết liễu. Tuy nhiên, hơn mười chín thế kỷ qua kể từ lúc Chúa Jesus còn ở trên đất, tình trạng giữa vòng Cơ Đốc nhân đã đầy ắp văn hóa, tôn giáo, luân lý và nỗ lực để thánh khiết, theo đúng Kinh Thánh và đắc thắng. Thật ra, có rất ít Đấng Christ trong kinh nghiệm của thánh đồ. Nhưng nhiều sách dã được viết về chủ đề thánh khiết, thuộc linh và đắc thắng.
Chúng ta không thể phủ nhận Thư Gia-cơ là một sách tốt. Thư tín này giúp chúng ta nhẫn nại và chịu đựng. Gia-cơ nói về sự nhẫn nại của các tiên tri và sự chịu đựng của Gióp. Trong Thư, ông dạy chúng ta cách cầu nguyện như Ê-li cầu nguyện. Thư Gia-cơ chứa đứng sự khôn ngoan tương tự như các châm ngôn của Sa-lô-môn. Tất cả những điều nầy là tốt. Tuy nhiên, vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời nên tất cả những vấn đề như thế cần bị Đấng Christ kết liễu và thay thế. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong bài này rằng sự khởi đầu trong Mác 1:1 hàm ý đến sự kết liễu.
Nếu ngày nay Gia cơ ở với chúng ta, chúng ta sẽ hỏi xem ông có nhận thức rằng những điều thuộc Cựu Ước phải bị kết liễu không. Là trưởng lão lãnh đạo ở Giê-ru-sa-lem, ông viết Thư tín này không phải gởi cho Hội Thánh hay các thánh đồ Tân Ước, nhưng cho mười hai chi phái. Chúng ta cũng nên tự hỏi tại sao trong Thư Gia-cơ, ông không dạy chúng ta cầu nguyện theo cách Tân Ước.
Gia-cơ là gương mẫu về sự kỉnh kiền, tận tụy, thánh khiết, luân lý, thuộc linh và đắc thắng. Trải qua các thế kỷ, nhiều thánh đồ đã lấy Gia-cơ làm gương về những điều này.
Tôi muốn hỏi xem anh em có còn quan niệm cho rằng là Cơ Đốc nhân, anh em cần phải cố gắng cải thiện chính mình, yêu mến Đức Chúa Trời hơn và cư xử theo cách tôn vinh Đức Chúa Trời không. Khi tôi đề cập những điều nầy, có thể một số người đang nói trong lòng rằng: “Cố gắng cải thiện,cố gắng yêu mến Đức Chúa Trời hơn và sống vì vinh hiển của Ngài thì có gì sai? Anh chống đối việc cải thiện tính cách à? Anh không quan tâm đến việc tín đồ yêu mến Đức Chúa Trời và làm vinh hiển Ngài sao? Có phải anh dạy chúng tôi đừng quan tâm đến luân lý không? Anh đang đề cao loại dạy dỗ gì vậy?” Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của tính cách và hành vi tốt; chúng ta cũng không nói rằng không nên đại đức hay luân lý hoặc không nên yêu mến Đức Chúa Trời và làm vinh hiển Ngài. Về cuộc sống con người trong xã hội, tất cả chúng ta phải quan tâm đến đạo đức, luân lý, cách cư xử và tính cách. Nhưng điểm quan trọng là cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì bao gồm một điều gì đó khác hơn, cao hơn điều này. Cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là vấn đề Đức Chúa Trời Tâm Nhất đem chính Ngài là sự sống vào trong chúng ta để chúng ta có thể sống Ngài và do đó trở nên chi thể của Thân thể Đấng Christ hầu biểu lộ Ngài. 
MỸ ĐỨC CƠ ĐỐC
LÀ SẢN PHẨM CỦA SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG
Có lẽ tôi sẽ kể cho anh em nghe về sự dạy dỗ của một số giáo sĩ ngoại quốc đến ở Trung Quốc giảng đạo cách đây nhiều năm để minh hoạ sự khác biệt giữa luân lý con người và việc sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Một số giáo sĩ nói rõ rằng Kinh Thánh và Khổng Tử dạy giống nhau. Họ chỉ ra rằng cả Kinh Thánh và Khổng Tử đều dạy kính trọng cha mẹ và vợ thuận phục chồng. Các giáo sĩ này cũng nói rằng cả Kinh Thánh và Khổng Tử đều dạy về tính khiêm nhường, thành thật, chính trực, trung tín và những mỹ đức khác. Lần đầu tiên tôi nghe điều này là khi còn tiểu học. Sau đó, ở tuổi thiếu niên, tôi bắt đầu tự nhủ “Nếu Kinh Thánh và Khổng Tử dạy như nhau thì tại sao các giáo sĩ phải đến Trung Quốc?” Nếu không có gì khác biệt giữa dạy dỗ của Kinh Thánh và dạy dỗ của Khổng Tử thì các giáo sĩ không cần dạy Kinh Thánh cho chúng ta”.
Bởi sự thương xót của Chúa, tôi được cứu vào năm mười chín tuổi. Tôi vẫn còn gặp rắc rối với câu hỏi về sự khác biệt giữa dạy dỗ của Kinh Thánh và dạy dỗ của Khổng Tử. Tôi vẫn muốn biết sự khác biệt giữa các mỹ đức con người mà Khổng Tử dạy và các mỹ đức của Cơ Đốc nhân mà Kinh Thánh dạy. Trải qua nhiều năm, tôi không biết được sự khác biệt này. Sau gần mười năm nghiêm cứu  Kinh Thánh, mắt tôi được mở ra để thấy Đấng Christ bao-hàm-tất-cả. Tôi bắt đầu nhìn thấy Đấng Christ là trung tâm và chu vi của cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Rồi  tôi bắt đầu phân biệt giữa các mỹ đức con người do Không Tử dạy và các mỹ đức Cơ Đốc do Kinh Thánh dạy. Tôi đã đến chỗ nhận biết rằng các mỹ đức con người do Không Tử dạy là sản phẩm của nỗ lực con người. Về bản chất, những mỹ đức này không có bất cứ điều gì thuộc về Đức Chúa Trời. Nhưng các mỹ đức Cơ Đốc đích thực Kinh Thánh dạy không phải là kết quả nỗ lực của con người. Trái lại, các mỹ đức Cơ Đốc là sản phẩm của sự sống thần thường được tín đồ sống bày tỏ ra. Hơn nữa, các mỹ đức Cơ Đốc liên quan đến bản chất thần thường về mặt thể yếu. Thật là một khác biệt giữa mỹ đức con người là sản phẩm của nỗ lực con người và các mỹ đức Cơ Đốc là sản phẩm của sự sống và bản chất thần thượng trong chúng ta!
Chúng ta có thể minh họa sự khác biệt giữa các mỹ đức con người được Khổng Tử dạy và các các mỹ đức Cơ Đốc do Kinh Thánh dạy bằng cách so sánh gạch với vàng. Khi xem xét gạch, có thể chúng ta không thấy có gì sai trong đó. Nhưng nếu so sánh gạch với vàng, chúng ta sẽ thấy một khác biệt lớn giữa hai điều này. Tương tự như vậy, có một khác biệt lớn giữa mỹ đức con người và mỹ đức Cơ Đốc được sự sống và bản chất thần thượng sinh ra.
Bi kịch là hầu hết Cơ Đốc nhân, kể cả các giáo sư Cơ Đốc, đều không nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa mỹ đức con người và mỹ đức Cơ Đốc đích thực. Các mỹ đức do Khổng Tử hay các triết gia khác dạy thì không gì khác hơn là tính nhân bản. Các mỹ đức con người không có gì thuộc thể yếu thần thượng. Các mỹ đức này không liên quan gì đến sự sống và bản chất của Đức Chúa Trời nói chi đến chính Đức Chúa Trời.
Các mỹ đức Cơ Đốc được Kinh Thánh dạy thì rất khác biệt với các mỹ đức con người thuần túy. Sự khác biệt là bản chất các mỹ đức Cơ Đốc là bản chất của Đức Chúa Trời. về điều này, Phi-e-rơ nói trong Thư thứ hai của ông rằng chúng ta đã trở thành những người dự phần bản chất thần thường (2 Phi.1:4). Vì vậy, mỹ đức Cơ Đốc là sản phẩm không thuộc nỗ lực bề ngoài nhưng thược về bản chất bên trong, bản chất thần thường mà chúng ta đã nhận lãnh qua sự tái sinh. Về bản chất, c ác mỹ đức Cơ Đốc liên quan đến sự sống thần thượng, bản chất thần thượng và chính Đức Chúa Trời.
Nói theo cách con người, để xã hội tốt đẹp, tất cả chúng ta đều phải quan tâm đến luân lý, đạo đức, cách cư xử và tính cách. Vì nếp sống con người đúng đắn trong xã hội, chúng ta phải nhấn mạnh những điều  này. Tuy nhiên, đối với việc sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Ngài, chỉ bằng các mỹ đức con người thì không ích lợi gì cả. Trái lại, những điều ấy ngăn cản việc sống và biểu lộ Chúa.

Nếu muốn sống Đức Chúa Trời và biểu lộ Ngài, chúng ta cần thấy rằng ngay cả các mỹ đức của con người thiên nhiên cũng phải bị kết liễu. Sự kết liễu này là cần thiết để phúc âm của Jesus Christ được khởi đầu. Việc khởi đầu phúc âm hàm ý đến sự kết liễu tất cả mọi điều khác hơn chính Đức Chúa Trời.