Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 58


Kinh Thánh: Mác 1:1,14-15; 4:1-20, 26-29
Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấ một thân vị sống một đời sống theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Sách này không khải thị bất cứ điều gì khác hơn Chúa Jesus là thân vị kỳ diệu này.
CÁC VẤN ĐỀ
CHIẾM HỮU SỰ CHÚ Ý CỦA CHÚNG TA
Bây giờ, chúng ta hãy liệt kê một số vấn đề chiếm hữu sự chú ý của con người trải suốt lịch sử loài người: văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách, triết lý, phù hợp Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng. Mười điều nầy bao trùm tư tưởng, ý kiến va quan niệm của tất cả mọi người, gồm cả người ngoại, người Do Thái và Cơ Đốc nhân. Ở nơi nào tâm trí con người cũng bị văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách và triết lý chiếm hữu. Ngoài những điều đó ra, Cơ Đốc nân còn có thể bị chi phối bởi phải sống theo Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng. Các giáo sư Cơ Đốc đã viết nhiều sách về việc làm thể nào để sống theo Kinh Thánh, để thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng.

Theo Phúc Âm Mác, Chúa Jesus không dạy văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách hoặc triết lý. Ngài cũng không giúp người ta sống theo Kinh Thánh hơn, thuộc linh hơn, thánh khiết hơn hoặc đắc thắng hơn. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, Cháu Jesus không sống trong vương quốc kinh luật hay vương quốc luân lý, Ngài sống hoàn toàn trong một lãnh vực khác-vương quốc của Đức Chúa Trời.
NGƯỜI GIEO GIỐNG
GIEO CHÍNH NGÀI LÀ HẠT GIỐNG SỰ SỐNG
Là Đấng sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã sống như thế nào? Ngài đã làm gì? Trong Mác chương 4, chúng ta thấy Chúa là người gieo giống và Ngài đã gieo chính gài là hạt giống và Ngài đã gieo chính Ngài là hạt giống vào trong con người. Cụ thể là Ngài gieo chính Ngài vào trong Phi-e-rơ và các môn đồ khác.
Để Chúa Jesus giao chính Ngài là hạt giống vào con người thì không dễ. Gieo hạt giống xuống đất thì dễ nhưng để Chúa gieo hạt giống sự sống vào trong con người thì khó. Có thể lấy việc cho trẻ em bị bịnh uống thuốc để minh họa cho khó khăn này . Vì trẻ em có thể chống đối mãnh liệt nên cha mẹ có lẽ phải ghì nó xuống và cạy miệng nó để đổ thuốc vào. Tương tự như vậy, Chúa Jesus có thể phải dùng các thiên sứ làm những người giúp đỡ trong việc gieo chính Ngài là hạt giống vào trong chúng ta. Có thể chúng ta cần bị đặt vào trong một hoàn cảnh khó khăn trước khi mở ra cho Chúa để nhận lãnh Ngài là hạt giống thần thượng. Ngợi khen Ngài vì bất chấp khó khăn, Ngài vẫn được gieo vào trong chúng ta.
Phúc Âm Mác cho thấy Chúa Jesus sống và làm việc theo cách như thế đẻ gieo chính Ngài là hạt giống vào trong con người. Mác không phải là quyển sách về văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách hay triết lý. Đây cũng không phải là sách dạy chúng ta sống theo Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng. thay vì thế, Phúc Âm Mác là một sách cho thấy người gieo giống đã gieo chính Ngài là hạt giống sự sống sống theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta.
Ngay cả các thánh đồ của Chúa vẫn có thể bị chi phối bởi những tư tưởng như làm thể nào để sống theo Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng. Anh em không muốn trở nên thánh khiết sao? Anh em không muốn trở nên thuộc linh và đắc thắng sao? Những sách mà Cơ Đốc nhân viết nhấn mạnh nhu cầu trở nên thánh khiết, thuộc linh và đắc thắng, có thể trích dẫn các câu Kinh Thánh để ủng hộ những dạy dỗ của họ. Tuy nhiên, Phúc Âm Mác không chạm đến lĩnh vực này chút nào cả. Phúc Âm này không dạy chúng ta cách để thánh khiết, thuộc linh và đắc thắng. Thay vì thế, Phúc Âm Mác trình bày Chúa là Đấng gieo chính Ngài vào trong các môn đồ.
Những môn đồ thân cận của Chúa ở với Ngài ba năm rưỡi. Suốt những năm đó, chắc hẳn Ngài đã dạy dỗ họ nhiều điều. Điều ngạc nhiên là trong Phúc Âm Mác, chúng ta không tìm thấy một manh mối vào về điều nầy. Trong sách này, chúng ta thấy Chúa Jesus liên tục gieo chính Ngài vào trong Phi-e-rơ và các môn đồ khác. Trong chương 1, Chúa  thấy Phi-e-rơ và em của ông là Anh-rê đang đánh cá. Chúa gọi họ và họ được Ngài thu hút, bỏ lại tất cả và đi theo Ngài (cc.16-18). Có thể việc Chúa gieo hạt giống vào trong Phi-e-rơ đã bắt đầu từ thời điểm đó.
CHÚA GIEO CHÍNH NGÀY VÀO TRONG PHI-E-RƠ
Phi-e-rơ được cứu lúc nào? Đây là câu hỏi khó trả lời. Có phải Phi-e-rơ được cứu khi ông được kêu gọi trong Mác chương 1 không? Nếu anh em nói rằng lúc đó ông chưa được cứu thì tôi sẽ hỏi: “Làm thế nào Phi-e-rơ đã được kêu gọi mà chưa được cứu?
Kinh Thánh bày tỏ rằng một khi được kêu gọi, chúng ta được cứu”. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói rằng Phi-e-rơ được cứu khi ông được kêu gọi trong Mác chương 1 thì hãy tự hỏi tại sao ông không bày tỏ dấu hiệu nào của người được cứu. Phi-e-rơ ích kỷ và thiên nhiên. Ông luôn luôn ở trong chính mình, không bày tỏ một dấu hiệu nào cho thấy rằng ông đã được cứu
Có lẽ Phi-e-rơ được cứu khi bà gia ông được chữa lành hoặc khi ông tuyên bố Jesus là Đấng Christ hay khi ông nhìn thấy Chúa hóa hình trên núi. Nhưng không có tình huống nào Phi-e-rơ chứng tỏ mình được cứu
Phi-e-rơ nói với Chúa Jesus rằng cho dù những người khác chối bỏ Ngài nhưng ông sẽ không bao giờ chối Ngài (14:29, 31). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Phi-e-rơ đã được cứu vào thời điểm ấy. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó  Phi-e-rơ lại chối Chúa Jesus ba lần. Sau đó, ông ra ngoài khóc (14:72). Có lẽ là lúc ông được cứu. Thật khó xác định thời điểm Phi-e-rơ được cứu
Từ sách Mác chương 1 cho đến thời điểm Chúa Jesus đến với các môn đồ trong sự phục sinh, hà hơi trên họ và phán rằng: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh” (Gi.20:22) là một thời gian dài để gieo giống. Tôi tin rằng việc gieo chính Ngài vào trong Phi-e-rơ bắt đầu từ Mác chương 1, lúc Chúa kêu gọi ông và ông theo Ngài. Việc gieo giống này tiếp tục cho đến khi Đấng Christ phục sinh hà hơi các môn đồ đang nhóm lại trong phòng  kín. Tôi tin rằng vào lúc ấy việc gieo giống của Ngài đã trọn vẹn. Một bằng chứng cho điều này là trong CôngVụ chương 1, Phi-e-rơ là người hoàn toàn khác. Ông không còn thiên nhiên nữa. Trong Công Vụ chương 1, Phi-e-rơ thật sự mang dấu hiệu đã được Chúa cứu. Ở đây, điểm tôi muốn nói là Chúa Jesus là người gieo giống đã trải qua một tiến trình dài để gieo chính Ngài trong Phi-e-rơ và các môn đồ khác
Trong kinh nghiệm của anh em, không phải Chúa cần có thời gian để gieo chính Ngài vào trong anh  em sao? Khi đặt câu hỏi này, tôi không nói đến sự cứu rỗi, tái sinh, xưng công chính, hoặc giải hòa theo cách giáo lý. Tôi đang nói đến việc vui hưởng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời theo kinh nghiệm. Một số người có thể nghĩ rằng để hoàn tất việc gieo chính vào Phi-e-rơ mà phải mất ba năm rưỡi là quá dài. Tuy nhiên, đối với Chúa thì không dài chút nào cả vì với Ngài, một ngàn năm cũng như một ngày (2 Phi.3:8)
Thay vì nhấn mạnh đến việc Chúa dạy dỗ và huấn luyện các môn đồ, Phúc Âm Mác cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về vấn đề Chúa thực hiện việc gieo chính Ngài vào trong họ. Từ chương 1 đến chương 16, Chúa gieo hạt giống vào trong “đất” là các môn đồ. Thậm chí Ngài đem đất này theo bất cứ nơi nào Ngài đi, lúc nào cũng gieo chính Ngài vào trong đất đó.
ĐẤNG CHRITS TRONG CHÚNG TA
Điểm trọng yếu là cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời không phải là vấn đề cải thiện văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, tính cách hay triết lý. Cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời cũng không chỉ là vấn đề giúp  chúng ta cải thiện để phù hợp Kinh Thánh hơn, thuộc linh hơn, thánh khiết và đắc thắng hơn. Cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời là gieo chính Ngài vào trong chúng ta để chúng ta có thể sống một đời sống theo cuộc gia tể Ngài
Đối với anh  em, việc Đức Chúa Trời trong cuộc gia tể Ngài đang gieo một than vị kỳ diệu là Jesus Christ Con Đức Chúa Trời vào trong anh em có phải chỉ là giáo lý không? Chúa không phải là thân vị thật và sống động trong anh em sao? Một số Cơ Đốc nhân chống đối sự kiện Jesus Christ thật sự đang cư ngụ trong tín đồ. Họ tuyên bố rằng Ngài ở trên các từng trời và được Thánh Linh đại diện ở trong chúng ta. Nhưng từ Lời của Đức Chúa Trời và từ kinh nghiệm của mình chúng ta biết rằng Jesus Christ không những ở trên các từng trời mà cũng ở trong chúng ta. Ngài đang ở trong chúng ta như một đời sống sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
TẬP TRUNG VÀO
THÂN VỊ KỲ DIỆU CỦA ĐẤNG CHRIST
Nếu thấy khải tượng này, khải tượng ấy sẽ kiểm soát và giải cứu chúng ta khỏi tôn giáo, văn hóa, luân lý và những điều khác mà có thể làm chúng ta xao lãng khỏi cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Chúa đã mất một thời gian dài để cứu tôi khỏi những điều này, đặc biệt là khỏi việc bị chiếm hữu bởi sự thuộc  linh, thánh khiết và đắc thắng. Tôi tin rằng nhiều người giữa vòng chúng ta vẫn khao khát sống theo Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết và đắc thắng. Có lẽ ngay hôm nay anh em đã cầu nguyện: “Chúa ơi, xin ban cho con một ngày đắc thắng. Chúa ơi, hôm qua con đã không đắc thắng. Con xin ngày hôm nay sẽ được đắc thắng”. Là những người tìm kiếm Chúa, nếu không được cứu khỏi những điều này, chúng ta sẽ bị ngăn trở trong  việc kinh nghiệm thân vị kỳ diệu là Đấng Christ và vui hưởng sự sống hoàn toàn theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
Thông thường trong lễ cưới, vị mục sư sẽ bảo người vợ thuận phục chồng và chồng yêu thương vợ theo Ê-phê-sô chương 5. Tôi không biết có người nào đã thành công trong việc thực hiện lời khuyên này không. Người chồng nào có thể nói mình có thể yêu thương vợ như Đấng Christ đã yêu thương Hội Thánh, và người vợ nào có thể tuyên bố là hoàn toàn thuận phục chồng? Cuộc gia tể Đức Chúa Trời không phải là chồng cố gắng  yêu thương vợ và vợ nỗ lực thuận phục chồng . Chúng tôi muốn nhấn mạnh sự kiện cuộc gia tể Đức Chúa Trời là gieo Jesus Christ vào trong bản thể chúng ta. Khi Đấng Christ sống trong một anh em đã lập gia đình theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì anh ấy không cần phải cố gắng yêu vợ vì anh ấy sẽ tự động yêu vợ. Cũng vậy, nếu Đấng Christ sống trong một chị em đã lập gia đình, chị ấy sẽ tự động thuận phục chồng. Vấn đề quan trọng là được đầy dẫy Đấng Christ
Mười điều được đề cập đến trước đây trong bài này có thể được chia thành hai lĩnh vực: văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo dức, cải thiện tính cách và triết lý, thuộc về một lĩnh vực; còn thuộc linh, phù hợp với Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng, thuộc về một lĩnh vực khác. Hầu hết Cơ Đốc nhân ngày nay đều thuộc về một trong hai lĩnh vực này. Vì vậy, gánh nặng của tôi là hướng dẫn phương cách thoát khỏi cả hai lĩnh vực đó để vào trong một lĩnh vực khác – đó là Con Đức Chúa Trời, Jesus Christ. Khi ở trong lĩnh vực này, chúng ta ở trong vương quốc Đức Chúa Trời
Để minh họa, tôi xin kể về một chị em đã hết sức cố gắng thuận phục chồng. Bực bội vì không thể thuận phục chồng,  chị nói với tôi về tình trạng của chị. Tôi khích lệ chị hãy  quên đi việc cố gắng thuận phục và tập trung vào Đấng Christ. Tôi nói với chị về điều này hai hoặc ba lần, nhưng chị vẫn không được ích lợi gì. Lần cuối cùng khi chúng tôi nói về vấn đề này, tôi nói  với chị: “Chị phải từ bỏ tư tưởng thuận phục chồng mà chú ý đến Đấng Christ. Chị phải ngợi khen Chúa”. Chị hỏi tôi làm thế  nào có thể ngợi khen Chúa khi chị thất bại trong nỗ lực thuận phục chồng. Tôi bảo chị rằng trước hết phải ngợi khen rồi chiến  thắng sẽ đến. Tuy nhiên, quan niệm của chị em ấy là chiến thắng  phải đến trước khi ngợi khen. Tôi tiếp tục nói với chị về Đấng Christ là Cứu Chúa của chị trong vấn đề này. Cuối cùng, ánh sáng đã chiếu đến chi, và chị được giúp đỡ để tập trung vào Đấng Christ chứ không tập trung vào sự thuận phục
SỐNG THEO CUỘC GIA TỂ ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhiều thánh đồ vẫn còn quan tâm đến việc thuộc linh, phù hợp với Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Như chúng ta đã thấy, những điều này không phải là cuộc gia tểĐức Chúa Trời. Cuộc gia tể Đức Chúa Trời là gieo vào trong chúng ta một thân vị thật, sống động và hiện tại. Đây là lý do Tân Ước nói rằng qua sự phục sinh, Chúa đã trở nên Linh ban-sự-sống (1 Cô.15:45). Là Đấng gieo giống, Chúa đã gieo chính Ngài là  Linh ban-sự-sống vào trong bản thể chúng ta
Mới đây chúng ta đã thấy Phúc Âm Mác trình bày một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Đời sống này không phải là vấn đề thuộc về văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách hay triết lý loài người. Đời sống này cũng không chỉ là vấn đề phù hợp với Kinh Thánh, thuộc linh, thánh khiết hay đắc thắng. Tôi tin rằng các thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa sẽ sống loại đời sống này và sẽ làm chứng về điều này trong các buổi nhóm

Chúng ta cần được ghi khắc sự kiện là trong cuộc gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời không quan tâm đến điều gì khác hơn là Jesus Christ. Cuộc gia tể Tấn Ước của Đức Chúa Trời là gieo thân vị này vào trong bản thể chúng ta dể chúng ta có thể sống một đời sống hoàn toàn theo cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa vì thân vị sống động của Đấng Christ đã được gieo vào trong chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời! Nguyện tất cả chúng ta cầu nguyện về đời sống này và tương giao về vấn đề này