Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 59


  Kinh Thánh: Mác 8:27-31; 9:30-31; 10:32-34; Gi.20:31; 2.Cô.1:21-22; Ga.2:20
Phúc Âm Mác là tiểu sử của một thân vị sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Để hiểu được tiểu sử này, chúng ta cần ý thức rằng mỗi một sự kiện được ghi lại đều có ý nghĩa. Chúng ta cảm ơn Chúa là phần còn lại của Tân Ước, đặc biệt là các Thư tín của Phao-lô, giúp chúng ta giải thích được các chi tiết trong tiểu sử của Chúa trong sách Mác. Các bài giảng được chia sẻ trong Nghiên Cứu Sự Sống về các Thư tín của Phao-lô cũng giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của Phúc Âm Mác là tiểu sử của một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời
Trong bài truốc, chúng tôi đã chỉ ra rằng trong Mác chương 8, chúng ta có khải thị về Đấng Christ, sự chết và phục sinh của Ngài. Các Thư tín của Phao-lô cũng nhấn mạnh Đấng Christ với sự chết và phục sinh của Ngài. Thật vậy, câu Kinh Thánh Phi-líp 3:10 đề cập đến cả ba điều này: “hầu cho tôi được biết Ngài và quyền năng sự sống lại của Ngài, và được dự phần trong sự khổ của Ngài mà đồng hóa theo sự chết của Ngài”. Ở đây, chúng ta thấy thân vị của Đấng Christ và cũng thấy sự chết và phục sinh của Ngài.

Trong các bài chia sẻ gần đây, chúng tôi đã đề cập đến bốn chương đầu của Phúc Âm. Chúng ta đã thấy rằng khi Chúa Jesus chịu báp-têm Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống trên Ngài. Từ đó trở đi, như được ghi lại trong các chương 1 và 2, Chúa Jesus sống một cuộc đời rao giảng phúc âm, giảng dạy lẽ thật, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung. Ngài đem sự tha thứ đến với con người và Ngài cũng đem nọ vào vui hưởng chính Ngài là sự công chính bề ngoài và sự sống bề trong. Ngoài ra, Ngài cũng đem họ vào sự thỏa mãn và tự do của Ngài. Hơn nữa, Chúa Jesus đã sống theo cách làm một với Đức Chúa Trời, trói buộc kẻ thù của Đức Chúa Trời, từ chối mối quan hệ thiên nhiên và cứ ở trong mối quan hệ của sự sống  thuộc linh
Trong chương 4, Chúa bày tỏ ý nghĩa của đời sống Ngài trong ba chương trước. Ý nghĩa của đời sống Chúa là Ngài như người gieo giống, gieo chính Ngài là hạt giống vào trong con người. Chúa đã gieo chính Ngài vào trong những người Ngài chạm đến. Bởi gieo chính Ngài là hạt giống vào trong người khác, một vương quốc đã hiện hữu. Vương quốc này sẽ lớn lên, phát triển và chín để trở thành mùa gặt
BỐN TRƯỜNG HỢP CHỮA LÀNH
Trong Phúc Âm Mác từ chương 1 đến chương 3, có bốn trường hợp chữa lành: chữa lành bà gia của Si-môn, là người bị bệnh sốt (1:40-45); chữa lành người bại được đem đến cho Chúa (2:1-2); và chữa lành người đàn ông bị teo tay (3:1-6). Cả bốn trường hợp này đều  mô tả tình trạng thuộc linh của chúng ta trước khi được cứu. Chúng ta là những người bị bệnh sốt, là những người mà “thân nhiệt” cao bất thường. Ngày nay, mỗi một người sa ngã đều bị sốt. Trước khi được cứu, chúng ta  cũng là những người phung, dơ bẩn, ô uế và bị ô nhiễm đến mức tột cùng. Hơn nữa, là những người chưa được cứu, chúng ta là những người bại. Đối với Đức Chúa Trời, chúng ta hoàn toàn bại liệt. Vì hoàn toàn bại liệt nên chúng ta không thể làm bất cứ điều gì cho Đức Chúa Trời. Là những người bại, chúng ta không thể bước đi. Chúng ta cũng là những người bị teo tay. Vì vậy, chúng ta bị sốt, chúng ta là những người bị ô nhiễm, chúng ta là những người bại liệt không thể bước đi và chúng ta là những người teo tay, không thể làm việc. Mặc dầu đây là những trường hợp riêng biệt trong Phúc Âm Mác, nhưng nói theo cách thuộc linh, chúng mô tả tình trạng của mọi người. Vì vậy, những trường hợp này mô tả tình trạng của bất cứ người nào
PHI-E-RƠ LÀ ĐẠI DIỆN CỦA CHÚNG TA
Anh em có bao giờ nhận thức rằng trong Phúc Âm Mác có một người là đại diện của chúng ta không ? Người đại diện đó là Phi-e-rơ. Theo ghi lại của sách Mác, Phi-e-rơ là người đầu tiên được Chúa gọi. sau khi được kêu gọi, ông luôn luôn đi đầu. Thậm chí ông cũng đi đầu trong việc chối Chúa. Theo một ý nghĩa, thậm chí chúng ta có thể nói rằng Phi-e-rơ bị đóng đinh trước Chúa Jesus. Rồi sau khi Chúa phục sinh, tên của Phi-e-rơ được các thiên sứ nhắc đến: «Hãy đi báo cho các môn đồ Ngài và cho Phi-e-rơ rằng Ngài đi qua Ga-li-lê trước các ngươi » (16 :7)
Vì trong Phúc Âm Mác,  Phi-e-rơ là đại diện của chúng ta nên tất cả các trường hợp được mô tả trong sách này có thể được xem như là một trường hợp chung dưới  cái tên Phi-e-rơ. Điều có ý nghĩa là trường hợp chữa lành đầu tiên trong Phúc Âm này là chữa lành bà gia của Phi-e-rơ. Theo ý nghĩa thuộc linh, tất cả các trường hợp trong sách nầy đều liên hệ đến Phi-e-rơ. Điều  này có nghĩa là Phi-e-rơ bị sốt và Phi-e-rơ là người mù Ba-ti-mê ở cổng thành Giê-ri-cô. Phi-e-rơ cần phải được chữa lành bệnh sốt và sự mù lòa của ông.
CHỮA LÀNH CÁC CƠ QUAN CỤ THỂ
Bốn trường hợp chữa lành trong các chương 1 đến 3 đều ở trong cùng một lãnh vực  là lãnh vực chữa lành tổng quát. Sau chương 4, Chúa Jesus tiếp tục chữa lành thêm nữa. Nhưng trường hợp chữa lành này là chữa lành những cơ quan cụ thể: cơ quan nghe, nói và thấy. Để tiếp xúc người khác, chúng ta phải có các cơ quan này. Nếu bị điếc, câm và mù, làm thế nào chúng ta tiếp xúc được với người khác ? Chúng ta không thể tiếp xúc được vì không có khả năng nghe, nói hoặc thấy. Là đại diện của chúng ta, Phi-e-rơ được chữa lành khỏi bệnh sốt, bệnh phung, bệnh bại và bệnh teo tay, tuy nhiên ông vẫn không thể nghe, nói và thấy
Sau bốn trường hợp chữa lành tổng quát, trong Mác chúng ta có bốn trường hợp chữa lành các cơ quan cụ thể. Trong 7 :31-37, chúng ta có trường hợp chữa lành người câm điếc; trong 8 :22-26 là trường hợp chữa lành người mù ở Bết-sai-đa ; và trong 9 :14-29 là chữa lành một bé trai có linh câm, và trong 10 :46-52 là chữa lành người mù tên Ba-ti-mê. Trong bốn trường hợp này, ba cơ quan cụ thể được chữa lành: nghe, nói và thấy.
HAI TRƯỜNG HỢP BỊ MÙ
Chúng ta hãy xem xét vắn tắt hai trường hợp chữa lành người mù. Khi đến Bết-sai-đa, một người mù được đem đến cho Chúa Jesus, «Ngài bèn nắm tay người mù, dắt ra ngoài làng, nhổ nước miếng trên mặt người, đặt tay trên người, và hỏi rằng: Có thấy chi không ? » (8 :23). Người đàn ông nhìn lên và nói : « Tôi thấy người ta, và nhìn họ đi giống như cây» (c.24). Rồi Chúa đặt tay trên mắt người, và người «nhìn chăm thì được hoàn nguyên, thấy rõ ràng cả thảy». Đây không phải là bức tranh về tình trạng thuộc linh của chúng ta sao ? Khi nhìn thấy Chúa lần đầu, chúng ta nhìn thấy Ngài không rõ ràng. Chúng ta không nhìn thấy những điều thuộc linh theo đúng bản chất của những điều ấy. Rồi sau khi tiếp xúc Chúa nhiều hơn, chúng ta bắt đầu nhìn thấy mọi sự cách rõ ràng.
Trường hợp thứ hai về việc chữa lành tình trạng đui mù là chữa lành người mù Ba-ti-mê. Khi Chúa hỏi Ba-ti-mê rằng ông muốn Ngài làm gì cho ông, người mù trả lời: « Ra-bô-ni, tôi muốn thấy được ». Khi ấy Jesus trả lời :  « Hãy đi, đức tin ngươi đã cứu ngươi » (c.52) và lập tức  mắt Ba-ti-mê được phục hồi và theo Chúa trên đường (c.52). Đó là trường hợp chữa lành cuối cùng được ghi lại trong Phúc Âm Mác/
CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC CHỮA LÀNH CỤ THỂ
Về mặt thuộc linh, mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời tùy thuộc vào cơ quan nghe, nói và thấy. Nếu không thể nghe lời Đức Chúa Trời, nếu không thể nói chuyện với Đức Chúa Trời, và nếu không thể nhìn thấy khải tượng của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể có bất cứ mối liên hệ nào với Ngài. Nếu tình trạng của chúng ta như vậy, chúng ta sẽ giống như hình tượng câm đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta cần được chữa lành cơ quan nghe, nói và thấy
Nói về mặt thuộc linh, Tân Ước khải thị rằng chúng ta đã chết nhưng Chúa Jesus đã làm cho chúng ta sống lại. Khi Ngài đến với chúng ta và gieo chính Ngài trong chúng ta, chúng ta được sống lại. Khi ấy, chúng ta được chữa lành khỏi bệnh sốt, bệnh phung, bệnh hại và bệnh teo tay
Ngợi khen Chúa, chúng ta đã được làm cho sống động và chúng ta đã được tái sinh. Tuy nhiên sau khi được tái sinh, chúng ta vẫn còn điếc, câm và mù, và cần được Chúa chữa lành cách cụ thể. Đây không phải là kinh nghiệm của anh em với Chúa sao ? Tôi có thể làm chứng rằng đó là kinh nghiệm của tôi. Tôi được tái sinh vào năm 1925, nhưng mãi đến năm 1932, tai tôi mới bắt đầu nghe được tiếng của Đức Chúa Trời và mắt tôi bắt đầu nhìn thấy khải tượng của Ngài và miệng tôi mở ra để phát ngôn cho Đức Chúa Trời. Tôi ngợi khen Chúa vì ngày nay, qua sự thương xót của Ngài, tôi có thể nghe, nói và thấy
HAI LOẠI CHỮA LÀNH
Chúng ta cần hiểu rõ về hai loại chữa lành trong sách Mác. Bốn trường hợp đầu liên hệ đến việc được làm cho sống động. Bốn trường hợp sau liên hệ đến việc hồi phục các cơ quan chủ yếu là nghe, nói và thấy, là những cơ quan thuộc linh cần thiết để tiếp xúc  Đức Chúa Trời.
Trong 5 :21-43, chúng ta có trường hợp chữa lành người đàn bà bị băng huyết và trường hợp bé gái đã chết được sống lại. Trường hợp của người đàn bà băng huyết là trường hợp rò rỉ sự sống. Vì trường hợp của người đàn bà được gộp chung với trường hợp của bé gái và vì mười hai năm bệnh của người đàn bà bằng tuổi của bé gái. Và cả hai đều là phái nữ, nên hai trường hợp này có thể được xem là trường hợp của một người. Theo quan điểm này, bé gái được sinh ra trong căn bệnh chết người  của người đàn bà và đã chết vì căn bệnh ấy. Khi căn bệnh chết chóc của người đàn bà được Cứu Chúa chữa lành thì bé gái sống lại từ kẻ chết
Trong 7 :24-30, chúng ta có trường hợp đuổi quỉ ra khỏi con gái của người đàn bà Sy-rô-phê-ni-xi. Chúng ta được biết trong  7 :26 là «Đơn bà ấy là người Hy Lạp thuộc dòng Sy-rô-phê-ni-xi ». Theo tiếng nói, bà ấy là người Sy-ri, còn theo chủng tộc là người Phê-ni-xi (Xem Công.21 :2-3) và người Phê-ni-xi là hậu tự của người Ca-na-an- người đàn bà Ca-na-an (Mat.15 :22). Thật khó biết điều gì đã làm cho bà trở thành người Hy Lạp– tôn giáo, hôn nhân hay một điều gì khác. Mặc dầu người đàn bà này là người ngoại theo cả ba phương diện, nhưng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, bà là một « con chó nhỏ » mà Ngài yêu mến (cc.28-29)
Nếu đặt tất cả các trường hợp này lại với nhau, nhận thức rằng chúng ta nên một hình ảnh tổng hợp về Phi-e-rơ, là đại diện của chúng ta, thì chúng ta sẽ thấy những trường hợp này nói lên rằng Phi-e-rơ đã hoàn toàn được chữa lành và được phục hồi. Trong sách Công Vụ chương 2, Phi-e-rơ không những sống động mà còn mạnh mẽ trong sự sống và trong khả năng nghe, thấy và nói.
TÌNH TRẠNG CỦA LÒNG NGƯỜI
Trong 7 :1-23, Chúa Jesus phơi bày tình trạng của lòng người. Trong phần này của sách Mác, Chúa là nhà giải phẫu mở ra bản thể bề trong của chúng ta và phơi bày tình trạng thật của nó. Trong 7 :20, Chúa phán: « Hễ điều gì từ người ta, ấy là điều làm ô uế người ». Rồi Ngài liệt kê một số điều gian ác ra « từ lòng người » (c.21-22). Sau việc này, Ngài kết luận: « Hết thảy những sự ác ấy đều từ trong mà ra và làm ô uế người » (c.23). Tất cả chúng ta cần nhìn thấy tình trạng bề trong của con người. Tất cả chúng ta cần nhận thức rằng không có gì tốt trong lòng của con người sa ngã.
HAI TRƯỜNG HỢP NUÔI DƯỠNG
Sau việc phơi bày tấm lòng thì có hai trường hợp nuôi dưỡng: nuôi dưỡng người ngoại như là « chó nhỏ ở dưới bàn » (7 :27-30) và nuôi dưỡng bốn ngàn người  (8 :1-9). Trong 7 :27, Chúa Jesus nói với người đàn bà Sy-rô-phê-ni-xi : « Hãy để con cái ăn no nê trước đã, vì không lẽ lấy bánh của con cái mà quăng cho chó nhỏ » (7 :28). Người đàn bà trả lời: « Thưa Chúa, phải ; dầu vậy, chó nhỏ ở dưới bàn cũng được ăn những miếng vụn của con cái ». Người Do Thái  được xem như là con cái của Đức Chúa Trời và ở đây người ngoại được mô tả là « chó nhỏ », không phải là chó hoang mà là chó cưng, chó nhỏ ở dưới bàn ăn của gia đình. Khi con cái ăn tại bàn, chó cưng đang chờ dưới bàn để ăn những miếng bánh vụn rớt xuống. Những mảnh vụn ấy trở nên phần ăn của chó cưng. Ở đây, chúng ta thấy Chúa không những là bánh của con cái trên bàn mà cũng là những miếng vụn dưới bàn. Thậm chí Ngài là  phần ăn của chó nhỏ là người ngoại
Trong 8 :1-9, chúng ta thấy sự kiện cho bốn ngàn người ăn. Sau khi người ta ăn  và được thỏa thuê, « còn những miếng thừa lại họ lượm được bảy giỏ bội đầy » (c.8)
ĐẤNG CHRIST
TIẾT LỘ SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA NGÀI

Trong 8 :27-9 :1, chúng ta có việc Đấng Christ tiết lộ sự chết và phục sinh của Ngài. Trước thời điểm ấy, các môn đồ không nhận được khải thị về Chúa Jesus. Họ đi theo Ngài cách mù quáng, không biết Ngài là ai. Rồi đến phần cuối của chương 8, Chúa đem họ ra khỏi bầu không khí tôn giáo của Giê-ru-sa-lem để đến bầu không khí quang đăng của Sê-sa-rê Phi-líp. Trên đường, «Ngài hỏi môn đồ rằng : Người ta nói Ta là ai ? » (8 :27). Họ trả lời:  «Giăng Báp-tít, kẻ khác thì nói Ê-li, còn kẻ khác thì lại nói một trong các tiên tri » (c.28). Sau đó Chúa hỏi họ: « Còn các ngươi thì nói Ta là ai?» (c.29). Phi-e-rơ dẫn đầu tuyên bố « Ngài là Đấng Christ! » Ông nhìn thấy khải tượng Jesus là Đấng Christ. Ngay lập tức, Chúa tiếp tục nói với họ về sự chết và phục sinh của Ngài. Vì vậy, ở đây chúng ta có sự khải thị về thân vị của Đấng Christ và cũng có khải thị về sự chết và phục sinh của  Ngài. Trong những câu này, chúng ta có khải khải thị về thân vị của Đấng Christ và cũng có khải thị về sự chết và phục sinh của Ngài. Trong những câu này, chúng ta có khải thị trọng yếu về thân vị Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài.