Kinh Thánh: Mác
1:16-20; 4:3, 26; 9:1-8; Êph. 1:4; Mác 1:9-11; Ga. 2:20
Chúa Jesus là
hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất,
đời sống của Ngài hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Đấng
này đã gieo chính Ngài là hạt giống sự sống vào trong các môn đồ. Hạt giống này
là Chúa như là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất
CHÚA GIEO ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
VÀO TRONG TÍN ĐỒ LÀ ĐẤT TRỒNG
Khi Chúa Jesus
thi hành chức vụ và sống một đời sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời,
Ngài thu thập “đất trồng” mà Ngài sẽ gieo chính Ngài là hạt giống vào trong đó.
Đất này là các môn đồ của Chúa. Người đầu tiên Chúa Jesus thu thập là Phi-e-rơ.
Chúng ta có thể nói rằng Chúa Jesus đặt Phi-e-rơ vào trong “túi” của Ngài và
mang “đất trồng” này theo những nơi Ngài đi
Khi đọc Phúc Âm
Mác, chúng ta cần thấy rằng Chúa Jesus đã sống một đời sống gieo Đức Chúa Trời
Tam Nhất vào trong tín đồ là đất trồng. Trong chương 1, Ngài bắt đầu thu thập đất
trồng. Phi-e-rơ, người đầu tiên được Chúa Jesus kêu gọi, là đại diện cho chúng
ta. Ông đi đầu trong cả điều tốt lẫn điều xấu. Ông đi đầu trong việc nhận biết Jesus
là Đấng Christ và cũng đi đầu trong việc nhận biết Jesus là Đấng Christ và cũng đi đầu trong việc chối
Chúa. Thậm chí Phi-e-rơ đi đầu trong việc bị đóng đinh. Trong một bài trước,
chúng tôi đã chỉ ra rằng, theo một ý nghĩa, Phi-e-rơ đã bị đóng đinh thậm chí
còn trước cả Chúa Jesus. Hơn nữa, sau khi Chúa phục sinh, thiên sứ đặc biệt nhắc
đến tên Phi-e-rơ (16:7). Điều này chứng
tỏ rằng Phi-e-rơ được các thiên sứ biết đến. Chắc chắn ông đại diện cho
chúng ta
TÌNH TRẠNG CỦA ĐẤT TRỒNG
Phúc Âm Mác
không những mô tả Chúa là Đấng gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong tín đồ là
đất trống mà Phúc Âm này cũng mô tả tình trạng của đất trống. Các trường hợp được
ghi lại trong Phúc Âm này cho thấy đất ấy không lành mạnh. Trong Mác chúng ta
có mười hai trường hợp liên quan đến mười ba người (một trường hợp bao gồm hai
người, tức một người đàn bà và một bé
gái). Trong mười hai trường hợp này, có bốn trường hợp bị quỉ ám. Điều này cho
thấy rằng đất trồng được Chúa Jesus thu thập từng bị các quỉ chiếm hữu và sở hữu
Anh em có bị một
loại “quỉ” nào đó chiếm hữu trước khi được cứu không? Ngày nay, nhiều được bị
quỉ thuốc phiện hay quỉ đánh bài chiếm hữu. Khi xem xét tình trạng thế giới
ngày nay, chúng ta thấy tất cả những người chưa được cứu đều bị quỉ chiếm hữu.
Vì vậy, khi Chúa Jesus đến để chọn một người và thu thập người ấy làm đất trồng
thì điều đầu tiên Ngài làm là đuổi quỉ ra khỏi người đó. Từ kinh nghiệm chúng
ta biết rằng khi chúng ta được Chúa kêu gọi, Ngài đuổi quỉ ra khỏi chúng ta.
Mười hai trường
hợp được ghi lại trong Phúc Âm Mác có thể được xem là lời mô tả tình trạng của
một cá nhân. Nói cách khác, các trường hợp này là một bức tranh tổng hợp về một
cá nhân. Theo cách nhìn của Chúa Jesus, ai trở thành đất trồng của Ngài cũng là
một người như được mô tả trong mười hai trường hợp này. Vì vậy, trường hợp của
bà gia Phi-e-rơ là người bị bịnh sốt, cho thấy rằng về mặt thuộc linh, tất cả
chúng ta đều sốt. Bởi vì nhiệt độ thuộc linh của chúng ta không bình thường nên
chúng ta rất dễ nổi giận. Đây không phải là tình trạng của anh em trước khi được
cứu sao? Tất cả chúng ta đều đã từng bị sốt cao. Hơn nữa, chúng ta là những người
phung, những người ô uế , ô nhiễm trong mối quan hệ với cả Đức Chúa Trời lẫn con người. Chúng ta cũng bị bại liệt và bị
teo tay, không thể bước đi trước mặt Đức Chúa Trời hoặc làm việc cho Ngài.
CHỮA LÀNH TỔNG QUÁT
VÀ CHỮA LÀNH CỤ THỂ
Mặc dầu đây là
tình trạng của chúng ta trước khi được cứu, nhưng Chúa Jesus đã chữa lành chúng
ta cách tổng quát. Người được mô tả bởi các trường hợp này đã được chữa lành và
không còn nhiệt độ bất thường và không còn ô uế, bại liệt và teo tay nữa.
Theo trình tự của
Phúc Âm Mác, tiếp theo các trường hợp mô tả chữa lành tổng quát, chúng ta có ba
trường hợp mô tả sự chữa lành các cơ quan cụ thể là cơ quan nghe, nói và thấy.
Trước chương 8, đất trồng đã được thâu thập và các môn đồ đã được chữa lành
cách tổng quát. Tuy nhiên, về mặt thuộc linh, họ vẫn chưa thấy, nghe hoặc nói
được. Vì vậy, Chúa bắt đầu chữa lành các cơ quan cụ thể là các cơ quan thấy,
nghe và nói.
HAI TRƯỜNG HỢP BỊ MÙ
Trong Phúc Âm
Mác, chúng ta có hai trường hợp chữa lành cụ thể về tình trạng mù lòa. Trường hợp
thứ nhất là trường hợp chữa lành người mù ở Bết-sai-đa (8:22-26). Sau khi Chúa
bôi nước miếng vào mắt người mù và đặt tay trên ông, Ngài hỏi: “Có thấy chi
không?” (c.23). Người ấy trả lời: “Tôi thấy người ta, và nhìn họ đi giống như
cây”. Rồi Chúa đặt tay lên mắt ông thì người đàn ông ấy “nhìn chăm và được hoàn
nguyên, thấy rõ rang cả thảy” (c.25)
Ngay sau khi chữa
lành người mù ở Bết-sai-đa, Chúa Jesus đi với các môn đồ vào các ngôi làng ở
Sê-sa-rê Phi-líp. Trên đường đi, Ngài hỏi các môn đồ rằng: “Người ta nói Ta là
ai?” (c.27). Họ thưa rằng: “Giăng Báp-tít; kẻ nói thì nói Ê-li, còn kẻ khác thì
lại nói một trong các tiên tri” (c.28). Sau đó, Ngài lại hỏi các môn đồ thêm nữa:
“Còn các ngươi thì nói Ta là ai?” (c.29). Câu hỏi nầy cho thấy rằng Chúa đang
chữa lành cơ quan thấy của các môn đồ
Trường hợp thứ
hai về việc chữa lành tình trạng mù lòa được ghi lại trong Sách Mác là trường hợp
mù tên Ba-ti-mê (10:46-52). Điều có ý nghĩa là trường hợp này đến ngay sau khi
Chúa giải quyết lời thỉnh cầu của Gia-cơ và Giăng xin được ngồi bên phải và bên
trái Ngài trong vinh hiển Ngài
(10:35-45). Họ thỉnh cầu như vậy chứng tỏ rằng họ bị mù và cần Chúa chữa lành đặc
biệt. Các môn đồ cần được chữa lành cơ quan thấy nghe và nói
ĐẤNG CHRIST
THAY THẾ KINH LUẬT VÀ CÁC TIÊN TRI
Mở đầu chương
8, Chúa Jesus bắt đầu giúp đỡ các môn đồ nhìn thấy thân vị của Ngài, sự chết
bao-hàm-tất-cả của Ngài và sự phục sinh kỳ diệu của Ngài. Ngài nói với họ về sự
chết và phục sinh của Ngài ba lần (8:31; 9:30-32; 10:33-34).
Trên núi Hóa
Hình, Chúa Jesus tỏ cho Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng biết Ngài là ai. “Ngài hóa
hình trước mặt họ, áo Ngài trở nên lấp lánh và trắng tinh, đến nỗi chẳng có thợ
phiếu nào ở trên đất có thể phiếu trắng
được như vậy” (9:2-3). Ở trên núi, “Ê-li với Môi se hiện ra với họ, và nói chuyện
cùng Jesus” (c.4). Không biết nói gì, Phi-e-rơ bắt đầu nói với Chúa Jesus rằng:
“Ra-bi, chúng ta ở đây tốt lăm: chúng ta hãy dựng ba lều, một cho Thầy, một cho
Môi-se, và một cho Ê-li” (c.5). Những gì Phi-e-rơ nói phù hợp với Cựu Ước. Ông
không nhận biết rằng những điều trong Cựu
Ước đã được chôn cùng với Chúa Jesus trong chương 1. Theo quan điểm loài người
thì lời đề nghị của Phi-e-rơ không có gì sai. Môi-se và Ê-li đều là những nhân
vật vĩ đại. Môi-se đại diện cho kinh luật còn Ê-li đại diện các tiên tri. Tuy
nhiên, theo quan điểm cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì Phi-e-rơ đã nói
vô nghĩa.
Mác 9:7 chép:
“Lại có đám mây kéo đến che phủ họ và từ trong đám mây có tiếng phán rằng: “Nầy
là Con yêu dấu của Ta, hãy nghe Người”. Lời này là nên tảng để chúng ta nói rằng Đấng Christ là sự thay thế toàn bộ, toàn diện.
Đấng này phải thay thế Môi-se và Ê-li, tức là Ngài phải thay thế kinh luật và
các tiên tri. Ngài phải thay thế những điều cũ kỹ là những điều đã bị kết liễu
và bị chôn trong chương 1. Phúc Âm Mác chương 9 cho thấy Đấng Christ là sự thay
thế toàn diện.
ĐƯỢC LỰA CHỌN TRONG ĐẤNG CHRIST
VÀ ĐƯỢC BÁP-TÊM VỚI ĐẤNG CHRIST
Chúa Jesus thu
thập các môn đồ để trở thành đất trồng mà Ngài gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất lại hạt giống vào trong đất ấy. Chúa chữa
lành các cơ quan thấy, nghe và nói của các môn đồ. Rồi Ngài đem đất trồng này
theo khi Ngài bị tra xét, xét xử và đóng đinh. Ngài đem đất ấy theo qua sự chết
bao-hàm-tất-cả của Ngài và vào trong sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài.
Chúng ta cần
suy xét Phúc Âm Mác theo cách nhìn từ các Thư tín của Phao-lô. Theo Ê-phê-sô
1:4, Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta trong Christ trước khi lập nền thế giới.
Điều này cho thấy rằng trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta
trong Đấng Christ vì Ngài chọn chúng ta trong Đấng Christ. Sự kiện Ngài chọn
chúng ta trong Đấng Christ cho thấy rằng Ngài đã đặt chúng ta vào trong Đấng
Christ rồi. Vì vậy, chúng ta đã được đặt trong Đấng Christ trước khi lập nền trái
đất.
Theo kinh nghiệm,
có thể nói rằng chúng ta đã được vào trong Đấng Christ khi tin Ngài và được
báp-têm vào trong Ngài. Hiểu như vậy là đúng và phù hợp với Tân Ước cho biết rằng
chúng ta được báp-têm vào trong Christ (Ga.3:27). Đây là lời về vấn đề ở trong
Christ cách thực tiễn. Tuy nhiên Ê-phê-sô 1:4 là một lời về vấn đề Đức Chúa Trời
lựa chọn chúng ta trong cõi đời đời, tức là lời cho thấy rằng trước khi lập nền
thế giới, Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ.
Chúng ta cần xem
Mác chương 1 trong ánh sang của Ê-phê-sô chương 1. Trong Mác chương 1, Đấng
Christ mà chúng ta được Đức Chúa Trời đặt vào trong quá khứ đời đời, đã đến để chịu
Giăng Báp-tít làm báp-têm. Vì chúng ta đã được đặt trong Ngài trước khi lập nền
thế giới nên Đấng Christ không đến một mình. Trái lại, Ngài đến với chúng ta.
Vì vậy, khi Ngài được báp-têm, chúng ta cũng đã được báp-têm trong Ngài.
Anh em có tin rằng
anh em đã được Đức Chúa Trời Cha đặt vào trong Đấng Christ trước khi lập nền thế
giới, và anh em đã ở trong Christ khi
Ngài chịu báp-têm không? Nếu thấy điều nầy, anh em sẽ ngợi khen Chúa và nói:
“Ha-lê-lu-gia, khi Chúa Jesus được báp-têm trong Mác chương 1 thì tôi cũng được
báp-têm ở đó. Tôi ở trong Ngài khi Ngài được báp-têm tại sông Giô-đanh” Nếu có
cách nhìn như được trình bày trong các Thư tín của Phao-lô, chúng ta sẽ nhận thức
rằng chúng ta đã được báp-têm đưới sống Giô-đanh cùng với Chúa Jesus. Tất cả
chúng ta cần nhìn thấy điều nầy.
CÙNG CHỊU ĐÓNG ĐINH, CHỊU CHÔN
VÀ ĐƯỢC SỐNG LẠI VỚI ĐẤNG CHRIST
Vì chúng ta đã
được đặt vào trong Đấng Christ trước khi lập nền thế giới nên chúng ta cũng ở
trong Ngài khi Ngài chịu đóng đinh. Khi Ngài đi đến thập tự giá, Ngài cùng
chúng ta đi đến đó. Ngài cùng chúng ta chết trên thập tự giá. Đây là lý do
Phao-lô có thể nói rằng: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá”
(Ga.2:20). Chúng ta cần có cái nhìn của Phao-lô về sự đóng đinh của Đấng Christ.
Như chúng ta
cùng được đóng đinh với Đấng Christ thì cũng
cùng được chôn và phục sinh với Ngài. Khi Ngài bị chôn trong Mác chương
15, chúng ta cũng bị chôn. Cũng vậy, khi Ngài được phục sinh trong Mác chương
16, chúng ta được phục sinh với Ngài.
Phúc Âm Mác chủ
yếu là sự khải thị về thân vị Đấng Christ. Mặc dầu không nói gì về sự sinh ra của
Ngài, nhưng Phúc Âm này nhấn mạnh đến sự chết và phục sinh của Ngài. Vì vậy, điểm
nhấn mạnh trong Phúc Âm Mác là về thân vị của Đấng Christ cùng với sự chết và
phục sinh của Ngài. Chúng ta cần mười bốn Thư tín của Phao-lô mới định nghĩa đầy
đủ về thân vị của Đấng Christ và về sự chết và phục sinh của Ngài.
Đến đây, tất cả
chúng ta đều phải có một cái nhìn sáng tỏ về Chúa Jesus là Đấng sống một đời sống
gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong
trong các môn đồ. Là đất được Ngài thu thập, các môn đồ đều ở trong tình trạng
như được mô tả bằng các trường hợp khác nhau trong Phúc Âm Mác. Điều nầy có
nghĩa là họ bị sốt, ô uế và bại xuội. Nhưng tất cả đều được chữa lành theo cách
tổng quát lẫn theo cách cụ thể. Đặc biệt cơ quan thấy, nghe và nói của họ được
chữa lành
Sau khi Chúa gọi
các môn đồ, đi đâu Ngài cũng đem họ theo. Khi Ngài đem đất trồng là các môn đồ
theo, Ngài đang gieo chính Ngài vào trong đất ấy.
SỰ TÁI SẢN SINH CỦA CHÚA JESUS
Sách Công Vụ là
phần nối tiếp trực tiếp Phúc Âm Mác. Trong hai chương đầu của sách Công Vụ,
chúng ta thấy Phi-e-rơ và 120 người đã trở nên sự tái sản sinh của Chúa Jesus.
Trong sách Mác, các môn đồ đã tranh luận về việc ai lớn hơn. Cũng trong Mác
chương 14, Phi-e-rơ chối Chúa Jesus ba lần. Nhưng trong Công Vụ chương 1, không
người nào quan tâm đến vấn đề ai lớn hơn. Thay vì thế, họ liên tục cầu nguyện
trong sự đồng lòng hiệp ý suốt 10 ngày. Làm thế nào các môn đồ kinh nghiệm được
một điều như thế? Họ có thể kinh nghiệm điều này chỉ bởi có Đấng Christ phục
sinh trong họ là sự sống của họ.
Trong Công Vụ
chương 2, quyền năng từ trên cao đã giáng trên các môn đồ. Kết quả là họ trở
nên sự gia tăng, phát triển, mở rộng và tiếp nối của Chúa Jesus. Ngài đã đem họ
qua sự chết và phục sinh của Ngài và Ngài đã đem chính Ngài vào trong họ. Kết
quả là họ được thay thế bằng chính Chúa và được dầm thấm Ngài. Bằng cách này, họ
trở nên sự gia tăng và sự tiếp nối của Ngài.
Một trăm hai
mươi môn đồ trong sách Công Vụ đã sống đời sống nào? Họ đã sống một đời sống
hoàn toàn theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Họ không sống một đời sống
theo tôn giáo hay văn hóa. Họ cũng không sống một đời sống theo luân lý, đạo đức,
triết lý hay cải thiện tính cách. Giống như Chúa Jesus đã sống tuyệt đối theo
và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì 120 môn đồ trong sách Công Vụ
cũng đã sống như vậy.
Tuy nhiên,
trong Công Vụ chương 21 và trong sách Gia-cơ, chúng ta thấy một sự tương phản với
đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Trong Công
Vụ chương 21, Gia-cơ làm xao lãng đời sống hoàn toàn theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Trong Gia-cơ, chúng ta thấy
một đời sống chỉ theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời có một phần. Với
Gia-cơ, chúng ta thấy một đời sống chủ yếu theo Cựu Ước, một đời sống theo tôn
giáo và luân lý.
ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI AO ƯỚC NGÀY NAY
Trong các bài
chia sẻ này, chúng tôi không có gánh nặng nghiên cứu Kinh Thánh theo giáo lý.
Gánh nặng của chúng tôi là trình bày những gì Đức Chúa Trời ao ước ngày nay. Đức
Chúa Trời muốn chúng ta được dầm thấm bởi Ngài và với Ngài để có thể sống một đời
sống thuộc về sự ban phát thần thượng. Sau đó, chúng ta sẽ gieo sự sống ấy vào
trong người khác để ban phát Đức Chúa Trời Tam Nhất thêm nữa. Về điều này,
chúng ta cần cách mạng hóa quan niệm và đời sống của mình để có thể được đem
vào một đời sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.