Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 60


Kinh Thánh. Mác 8 :27-31 ; 9 :30-31 ; 10 :32-34 ; Gi.20 :31 ; 2 Cô.1 :21-22 ; Ga.2 :20
Trong 8 :27-9 :1, Chúa Jesus được nhận biết là Đấng Christ, Rồi Ngài tiếp tục tiết lộ về sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ nhất. Điều vô cùng có ý nghĩa là sự tiết lộ này đến ngay sau khi Chúa Jesus chữa lành người mù ở Bết-sai-đa (8 :22-26). Trước khi Chúa Jesus bày tỏ chính Ngài, Ngài chữa lành một người mù. Điều này cho thấy rằng để nhìn thấy Đấng Chrsit, sự chết và phục sinh của Ngài, chúng ta cần được chữa lành khỏi sự mù lòa của chính mình
Mặc dầu Chúa Jesus chữa lành sự mù lòa của các môn đồ những họ vẫn không thể thấy Ngài là ai. Họ cũng không thể  hiểu được sự chết và phục sinh của Ngài.
Nếu so sánh Mác 8 :27-9 :1 với phân đoạn tương đương trong Ma-thi-ơ 16, chúng ta sẽ thấy ba điểm khác biệt. Trước hết trong Mác 8 :29, Phi-e-rơ nói : « Ngài là Đấng Christ ! » Nhưng trong Ma-thi-ơ 16 :16, ông nói: «Ngài là Đấng Christ », con Đức Chúa Trời hằng sống ». Ở đây, sách Mác không đề cập đến vấn đề Jesus là Con Đức Chúa Trời hằng sống. Thứ hai, trong Ma-thi-ơ 16 :18, Chúa Jesus phán: «Con Ta lại bảo ngươi rằng, ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá nầy, cửa âm phủ chẳng thắng được nó». Sách Mác không ghi lại điều gì về việc Chúa xây dựng Hội Thánh trên vầng đá này. Thứ ba, Ma-thi-ơ 16 :19 chép: «Ta sẽ giao chìa khóa nước trời cho ngươi, hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất thì điều đó trên trời cũng bị buộc, và điều gì mà người mở dưới đất thì điều đó trên trời cũng được mở ». Mác không ghi lại điều này. Lý do có những khác biệt này là vì Mác chỉ cung cấp cho chúng ta một tiểu sử đầy đủ về Chúa. Mác không quan tâm đến quá nhiều điểm giáo lý

ĐƯỢC XỨC DẦU
ĐỂ TRUYỀN ĐỨC CHÚA TRỜI TAM – NHẤT
VÀO DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúng ta thấy trong  8 :29  Phi-e-rơ nhận được khải thị, Jesus là Đấng Christ. Ý nghĩa của danh xưng « Đấng Christ » là gì ? Từ Hi-lạp được Anh hóa này có ý nghĩa gì ? Chúng ta biết rằng trong tiếng Hi-lạp, Christos có nghĩa gì ? Chúng ta biết rằng trong tiếng Hi-lạp, Christos có nghĩa là Đấng xức dầu. Theo hình bóng trong Cựu Ước, một người được xức dầu luôn luôn vì một mục đích cụ thể nào đó. Thế thì mục đích của việc Chúa  là Đấng Christ, tức Đấng chịu xức dầu là gì ? Ngài được xức dầu với mục đích gì ?
Một số người có thể nói rằng Chúa được xức dầu để hoàn tất mục đích của Đức Chúa Trời, trở nên Vua, và trở nên một Thầy tế lễ. Khi còn nhỏ, tôi được Hội Anh Em dạy rằng danh xưng Christ có nghĩa là Chúa Jesus được Đức Chúa Trời xức dầu để hoàn thành  mục đích của Đức Chúa Trời. Chúa được xức dầu để hoàn thành mục đích của  Đức Chúa Trời và đạt được mục tiêu của Ngài. Điều này đúng và tôi tin chắc điều đó. Tuy nhiên, hiểu ý nghĩa của danh xưng Christ như vậy vẫn còn điều gì đó thiếu hụt
Chúa Jesus được Đức Chúa Trời xức dầu để hoàn thành sứ mạng của Đức Chúa Trời. Một phần trọng yếu của sứ mạng này là truyền Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong những người được chọn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, là Đấng được xức dầu, Đấng Christ có sứ mạng truyền Đức Chúa Trời Tam Nhất vào dân của Ngài.
Phúc Âm Mác không nhấn mạnh việc Chúa được xức dầu làm vua, thầy tế lễ hay tiên tri. Trái lại, trong Phúc Âm này, chúng ta thấy Chúa Jesus được Đức Chúa Trời xức dầu để hoàn thành sứ mạng gieo Đức Chúa Trời vào trong dân Ngài. Vì vậy, Chúa là Christ, là Đấng được xức dầu để làm công việc gieo giống
Về Christ là Đấng được xức dầu, Phao-lô nói: «Vả Đấng làm vững bền chúng tôi với anh  em  trong Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa Trời ; Ngài cũng đóng ấn cho chúng tôi, và ban Thánh Linh trong lòng chúng tôi để làm của đặt cọc » (2 Cô.1 :21-22). Ở đây, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã gắn chặt tất cả chúng ta với Christ, Đấng được xức dầu. Ở đây, chúng ta không có một dấu chỉ nào cho thấy rằng sứ mạng của Đấng được xức dầu này là vua hay tiên tri. Sứ mạng của Christ, Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời, là xức dầu Đức Chúa Trời cho chúng ta như là yếu tố để đóng ấn chúng ta bằng chính Ngài và trở nên  của đặt cọc của Đức Chúa Trời là phần hưởng của chúng ta. Sứ mạng  này không liên hệ dến quyền làm vua hoặc chức tế lễ. Sứ mạng này là gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong bản thể chúng ta và bởi đó truyền sự sống thần thượng vào trong chúng ta. Có bao giờ anh em nhận biết danh xưng Christ là để thực hiện một sứ mạng như thế không ?
Có lẽ anh em đã nghe những lời dạy dỗ nhấn mạnh đến sự kiện Christ là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu để thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời, thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời và làm vua, thầy tế lễ và tiên tri. Có lẽ trước đây anh em chưa bao giờ nghe Đấng Christ được Đức Chúa Trời xức dầu với sứ mạng đặc biệt là truyền sự sống thần thượng vào trong chúng ta bằng cách gieo chính Ngài vào trong bản thể chúng ta. Đấng Christ được xức dầu để gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất là hạt giống sự sống vào trong chúng ta. Theo khải thị của Tân Ước, đây là phương diện đầu tiên trong sứ mạng của Đấng Christ, và tất cả chúng ta cần nhìn thấy điều này. Phương diện đầu tiên trong sứ mạng mà Christ nhận lãnh từ Cha không phải là trở thành vua hay tiên tri mà là một người gieo giống, Người gieo Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong chúng ta
THÂN VỊ VÀ SỨ MẠNG CỦA CHÚA
Giăng 20 :31 chép: «Nhưng các điều này đã chép hầu các ngươi tin rằng Jesus, Con Đức Chúa Trời, và nhơn sự tin thì được sự sống trong danh Ngài ». Trong nhiều năm tôi gặp rắc rối về câu này. Tôi không hiểu tại sao Giăng 20 :31 không những nói về Con Đức Chúa Trời mà còn nói về Đấng Christ. Người ta dạy tôi rằng Christ là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu để thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời hầu thiết lập vương quốc. Tại sao cần phải tin Jesus là Đấng Christ  để có sự sống đời đời ? Tôi nghĩ rằng miễn tôi tin Con Đức Chúa Trời là đủ để tôi nhận dược sự sống đời đời. Giăng 20 :31 là một câu Kinh Thánh mạnh mẽ cho thấy rằng chúng ta phải tin Đấng Christ để có sự sống đời đời. Tân Ước nói rằng chúng ta có sự sống đời đời do tin Con Đức Chúa Trời (Gi.3 :16). Cuối cùng, tôi hiểu rằng Con Đức Chúa Trờichỉ về thân vị của Chúa và Christ chỉ về sứ mạng của Ngài. Chúng ta cần tin Jesus là Con Đức Chúa Trời bởi vì với tư cách là Con Đức Chúa Trời, thân vị của Ngài là vấn đề sự sống đời đời. Nhưng để Con Đức Chúa Trời thi hành sứ mạng của Ngài là truyền chính Ngài như sự sống vào trong chúng ta, thì Ngài phải là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu. Chúng bởi Ngài là Đấng Christ nên Chúa Jesus mới truyền chính Ngài là Con Đức Chúa Trời vào trong chúng ta để chúng ta có được sự sống đời đời
CÁCH HIỂU CỦA CÁC MÔN ĐÒ
VỀ NHỮNG SỰ VIỆC
ĐƯỢC GHI LẠI TRONG SÁCH MÁC
Trong Phúc Âm Mác, Chúa Jesus không chủ yếu huấn luyện các môn đồ hay dạy dỗ họ. Trái lại, khi đi đâu Ngài cũng đem họ theo để có thể quan sát nếp sống của Ngài. Họ đã nghe những gì Chúa nói, đã thấy những gì Ngài làm. Họ đã quan sát  cách Chúa xử lý nhiều tình huống khác nhau như thế nào. Vào lúc ấy, Chúa chưa giải thích về các trường hợp này. Họ ngạc nhiên khi thấy Ngài đi trước họ vào Giê-ru-sa-lem : « Đương khi đi đường lên Giê-ru-sa-lem, Jesus đi trước, các môn đồ lấy làm sững sờ, và những người đi theo đều sợ hãi » (10 :32)
Trong Phúc Âm Mác , đi đâu Chúa Jesus cũng dẫn các môn đồ theo. Họ ở với Ngài khi Ngài vào Giê-ru-sa-lem, họ ở với Ngài khi Ngài tẩy sạch đền thờ, họ ở với Ngài khi Ngài trú ngụ tại Bê-tha-ni, họ ở với Ngài khi Ngài ăn tiệc Vượt Qua và thiết  lập Bàn Ngài, và họ ở với Ngài khi Ngài bị phản và bị bắt
Sau khi Chúa chết, phục sinh và thăng thiên, các môn đồ mới hiểu được ý nghĩa của tất cả những gì xảy ra theo ký thuật trong Phúc Âm Mác. Trong thư đầu tiên của Phi-e-rơ, ông nói: «Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jesus Christ ! Ngài theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sinh chúng ta để được hy vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jesus Christ» (1 Phi.1 :3). Câu này cho thấy mắt Phi-e-rơ đã được mở ra và ông đã hiểu rõ những gì Chúa đã làm cho ông
Sau ngày Ngũ Tuần, những kinh nghiệm đầu tiên của Phi-e-rơ với Cứu Chúa trở nên dễ hiểu đối với ông. Có lẽ Phi-e-rơ tự nhủ: «Bây giờ tôi biết tại sao Chúa tôi mạnh dạn đến Giê-ru-sa-lem. Bây giờ tôi mới thấy tôi được bao hàm khi Ngài bị phán xét và bị đóng đinh. Khi Ngài bị đóng đinh và bị chôn, tôi đã bị đóng đinh và được chôn với Ngài. Khi Ngài được phục sinh, tôi cũng được phục sinh với Ngài. Khi ấy, Ngài mang vác tôi ; bây giờ tôi mang vác Ngài vì Ngài ở trong tôi ở trong Ngài. Từ lúc Chúa gọi tôi, Ngài bắt đầu đặt tôi vào trong Ngài và cũng gieo chính Ngài vào trong tôi. Ngợi khen Chúa, bây giờ Ngài ở trong tôi và tôi ở trong Ngài. Chúa với tôi là một »
Một số người có thể thắc mắc  làm sao chúng ta biết về sau Phi-e-rơ và các môn đồ khác hiểu như thế về các sự kiện được ghi lại trong sách Mác. Nền tảng để chúng ta nói điều này là những gì được viết trong các Thư tín. Các Thư tín trong Tân Ước là lời giải về tiểu sử của Chúa Jesus trong Phúc Âm Mác
SỰ MÙ LÒA CỦA CÁC MÔN ĐỒ
Trong Phúc Âm Mác, các môn đồ của Chúa mù lòa và kém hiểu. Trong 8 :31, Ngài dạy họ rõ ràng về sự chết và phục sinh của Ngài. «Đoạn, Ngài khởi dạy họ rằng : Con người cần phải chịu khổ nhiều nỗi, bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, cùng các kinh luật gia loại ra, và bị giết, rồi sau ba ngày thì sống lại ». mặc dầu Ngài phán một lời rõ ràng như thế nhưng các môn đồ vẫn không hiểu Ngài
Vì các môn đồ Chúa không lĩnh hội được sự tiết lộ về sự chết và phục sinh của Ngài lần đầu tiên, nên trong 9 :31 Ngài lặp lại cho họ: «Vì Ngài dạy môn đồ rằng : Con người phải bị nộp vào tay người ta, họ sẽ giết xong, sau ba ngày  Người sẽ sống lại » Câu 32 chép: «Nhưng họ không hiểu lời ấy, lại sợ không dám hỏi Ngài »
Trong 9 :33 và 34, chúng ta có thêm hàm ý về việc các môn đồ mù lòa như thế nào và làm sao họ không thể hiểu được lời Ngài về sự chết và phục sinh của Ngài. Sau khi Chúa và các môn đồ đi vào Ca-bê na-um, Ngài hỏi họ : « Lúc đi đường, các ngươi bàn bạc chi với nhau ? » (c.33). Họ im lặng « vì dọc đường đã tranh luận cùng nhau ai lớn hơn ». Họ thật mù lòa dường nào ! Chúa đã nói rõ với họ rằng Ngài sẽ bị giết và sau ba ngày sẽ sống lại nhưng họ không hiểu một lời nào. Thực ra,  ngay sau khi Ngài tiết lộ sự chết và phục sinh của Ngài cho họ lần thứ hai, họ lại tranh luận với nhau xem ai lớn hơn.
Trong 10 :32, Chúa Jesus cùng với các môn đồ đi lên Giê-ru-sa-lem. Trong 10 :33 và 34, chúng ta có sự tiết lộ về sự chết và phục sinh của Chúa lần thứ ba : «Nầy, chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, Con Người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ và các kinh luật gia, họ sẽ định tội chết cho Người, nộp Người cho dân Ngoại. Họ sẽ chế giễu Người, nhổ trên Người, đánh đòn Người, rồi giết đi; sau ba ngày Người sẽ sống lại ». Ngay sau khi Ngài nói rõ như vậy, Gia-cơ và Giăng còn nói với Ngài : « Thưa thầy, chúng tôi muốn biết gì chúng tôi xin thì Thầy làm cho cả ». Khi Ngài hỏi họ muốn Ngài làm gì, họ thưa rằng : « Xin cho chúng tôi được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Thầy trong vinh hiển của Thầy » (cc.36-37). Khi những người khác nghe điều nầy «thì nổi giận Gia-cơ và Giăng (c.41). Điều này chứng tỏ rằng các môn đồ không thể hiểu việc Chúa tiết lộ về sự chết và phục sinh của Ngài.
CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC ĐEM ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
Mặc dầu các môn đồ mù lòa và thiếu hiểu biết nhưng Chúa Jesus không lệch khỏi mục tiêu của Ngài. Ý định của Ngài là đem các môn đồ đến thập tự giá cùng với Ngài. Ngài biết rằng khi Ngài bị đóng đinh, họ cũng bị đóng đinh với Ngài
Lời thỉnh cầu của Gia-cơ và Giăng xin được ngồi bên phải và bên trái Chúa trong vinh quang Ngài và sự phẫn nộ của mười môn đồ còn lại chứng tỏ rằng tất cả họ đều mù lòa và cần được chữa lành. Vì vậy, phần kế tiếp trong sách Mác về sự chữa lành người mù tên Ba-ti-mê (10 :46-52) thật có ý nghĩa. Người mù tên Ba-ti-mê đại diện cho tất cả các môn đồ, kể cả chúng ta. Chúng ta cũng đui mù và cần được Chúa chữa lành. Bằng chứng cho sự đui mù của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta có thể nghe hết bài giảng này đến bài giảng khác mà không nhìn thấy gì cả. Thay vì nhìn thấy khải thị về Chúa, có thể chúng ta vẫn tiếp tục nắm giữ quan niệm của mình. Có thể chúng ta không biết đồng chết với Christ và tham dự vào sự phục sinh của Ngài có ý nghĩa gì. Chắc chắn chúng ta cần được đem đến thập tự giá.
Bề ngoài, dường như khi bị đóng đinh, Chúa Jesus bị đóng đi một mình. Thật ra trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả các môn đồ Ngài, kể cả chúng ta, đều bị đóng đinh với Đấng Christ. Chúng ta biết điều này từ những gì được khải thị trong các Thư tín.

Khi suy xét về các môn đồ, chúng ta thấy rằng mỗi người trong họ đều lập dị. Nếu thành thật suy xét chính mình, chúng ta sẽ nhận thức rằng tất cả chúng ta cũng đều lập dị và thậm chí bất thường. Chúng ta sẽ làm gì về tình trạng của mình ? chúng ta không cần làm gì  cả bởi vì Chúa đã làm những gì cần thiết rồi. Ngài đã đem chúng ta vào trong sự chết của Ngài. Ngài đã đóng đinh tất cả chúng ta cũng với Ngài.