Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 57


Kinh thánh: Mác 1:14-15; 4:3, 26, 29; 1 Phi. 1:23; 1 Gi. 3:9, 1 Cô. 3:9;
Khải. 14:14-16
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét một vấn đề vô cùng huyền nhiệm. Một huyền nhiệm là điều gì đó không thể hiểu được cách dễ dàng. Huyền nhiệm chúng ta xem xét trong bài này là huyền nhiệm về Chúa Jesus là người ta xem xét trong bài này là huyền nhiệm về Chúa Jesus là người gieo giống, là hạt giống và vương quốc. Người gieo hạt giống, hạt giống và vương quốc đều là mọi phần của một thân vị tuyệt diệu, bao-hàm-tất-cả, là Chúa Jesus Christ. Như chúng ta sẽ thấy trong Phúc Âm Mác, người gieo giống là một thân vị, hạt giống là một thân vị và vương quốc là một thân vị.

ĐỜI SỐNG VÀ CÔNG TÁC CỦA CHÚA
Trong Lu-ca 17:20, “Người Pha-ri-si hỏi Jesus về nước Đức Chúa Trời chừng nào đến”. Chúa trả lời: “Nước Đức Chúa Trời không đến cách mắt thấy được, người ta cũng sẽ không nói được: Đây nầy! hãy là Đó kìa! Vì nầy, nước Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi”. Khi suy xét chung với Lu-ca 17:22-24, những câu Kinh Thánh này chứng tỏ rằng vương quốc Đức Chúa Trời là chính Cứu Chúa, là Đấng ở giữa những người Pha-ri-si khi họ hỏi Ngài về vương quốc.Vì chính Chúa là vương quốc nên Ngài ở đâu thì vương quốc của Đức Chúa Trời ở đó.
Sau khi Chúa Jesus chịu báp-têm, Linh ngự xuống trên Ngài. Sau đó, Chúa đi ra hoạt động để công tác, cung ứng. Chúng ta thấy rằng với Ngài không có sự khác biệt giữa đời sống và công tác. Đời sống của Ngài là công tác và công tác của Ngài là đời sống của Ngài. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Jesus sống công tác Ngài; Ngài sống một chức vụ. Chúa đã sống một cuộc đời rao giảng, dạy dỗ, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung. Với Ngài chỉ có một điều-đời sống của Ngài là công tác, chuyển động và chức vụ của Ngài. Bất cứ điều gì Chúa làm, bất cứ điều gì Ngài nói và bất cứ nới nào Ngài đi đều là mọi phần của đời sống Ngài.
Khi Chúa Jesus chuyển động trên đất, sống sự sống của Đức Chúa Trời, Ngài rao giảng phúc âm cho những người khốn khổ, Ngài giảng dạy lẽ thật cho những người ở trong tối tăm, Ngài đuổi quỉ khỏi những người bị ám, Ngài chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung. Điều nầy được mô tả trong Phúc Âm Mác chương 1. Rồi trong Mác chương 2 và 3, chúng ta thấy Chúa Jesus đem người ta đến chỗ được tha thứ các tội phạm và được vui vẻ dự tiệc với chính Ngài là sự công chính để bao phủ họ bên ngoài, và như sự sống để đổ đầy họ bên trong. Khi ấy, Ngài trở nên sự thỏa mãn và tự do của họ.
MỘT NGƯỜI PHÁT NGÔN TRONG NƠI CHÍ THÁNH
Trong Mác chương 4, Chúa Jesus đi đến bờ biển. Mác 4:1 chép: “Jesus lại khởi dạy dỗ bên mé biển. Có quần chúng đông nhóm họp cùng Ngài đến nỗi Ngài phải xuống một chiếc thuyền ở biển mà ngồi, còn cả quần chúng đều ở trên bãi biển”. Ở đây, chiếc thuyền tượng trưng cho Hội Thánh, đất tượng trưng quốc gia Do Thái và biển tượng trưng cho  người ngoại.
Chiếc thuyền trong Mác chương 4 trở nên Nơi chí thánh đối với Chúa Jesus. Khi một số người nghe điều nầy, họ có thể nói: “Sao anh lại nói chiếc thuyề trở nên Nơi chí thánh đối với Chúa Jesus? Nơi chí thánh phải ở trong đến thờ chứ”. Về điều này, tôi muốn nói rằng một nơi nào đó có là Nơi chí thánh hay không thì không phụ thuộc vào nơi đó, trái lại, tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ở đâu thì nới đó là Nơi chí thánh. Điều nầy có nghĩa là vì Chúa Jesus là chính Đức Chúa Trời nên chiếc thuyền mà Ngài đang ở trong đó để phát ngôn trong Mác chương 4, là Nơi chí thánh. Khi Chúa phát ngôn từ chiếc thuyền, thật ra đó chính là Đức Chúa Trời đang phát ngôn. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời phát ngôn trong Nơi chí thánh, từ nắp của hòm chứng cớ. Vào thời điểm của Mác chương 4, Đức Chúa Trời đã bỏ Nơi chí thánh, và Nơi chí thánh mới là chiếc thuyền mà Chúa Jesus đang ngồi.
Nếu không tin vào điều nầy, có lẽ đó là dấu hiệu cho thấy rằng anh em vẫn chưa bị kết liễu. Nếu đã bị kết liễu, anh em sẽ thấy trong Mác chương 4, các môn đồ ở với Chúa Jesus trong chiếc thuyền tức là Nơi chí thánh. Hãy nhớ rằng Đấng ở trong chiếc thuyền đang phát ngôn thật ra là chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng phát ngôn trong Nơi chí thánh, hiện đang phát ngôn trong chiếc thuyền. Trong Nơi chí thánh này có một Con Người đang phát ngôn, và Con Người ấy là Đức Chúa Trời phát ngôn.
CHÚA GIEO HẠT GIỐNG
Chúng ta đã thấy trong sự phục vụ phúc âm của Ngài, Chúa Jesus rao giảng, dạy dỗ, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh, tẩy sạch người phung và đem những người Ngài đụng chạm đến chỗ được tha tội, được dự tiệc với Ngài, với sự vui mừng, thỏa mãn tự do. Có lẽ những người đã chạm đến Ngài tự hỏi xem điều gì đã thực sự xảy ra cho họ. Trong chương 4, chúng ta có một định nghĩa về nhửng gì Chúa Jesus làm từ chương 1 đến chương 3.
Trong 4:1, sau khi phục vụ trong ba chương trước, Chúa Jesus vào thuyền và dạy người ta “nhiều điều bằng ẩn dụ” (c.2). Ẩn dụ thứ nhất là ẩn dụ về người gieo giống (4:1-20), bắt đầu bằng các lời: “Kìa, có người gieo đi ra gieo” (c. 3). Điều nầy cho thấy rằng trong 3 chương đầu của Phúc Âm Mác, bất cứ điều gì Chúa làm đều là gieo giống. Chẳng hạn như trong 1:14-20, Chúa Jesus rao giảng phúc âm rằng: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin Phúc Âm” (c. 15). Vì Ngài rao giảng phúc âm nên chúng ta có thể xem Chúa như là một người rao giảng. Nhưng ẩn dụ về người gieo giống cho thấy rằng Chúa là người gieo giống. Điều nầy có nghĩa là trong việc rao giảng phúc âm, Ngài không chỉ là một người rao giảng mà còn là người gieo giống. Nhìn bề ngoài dường như Chúa Jesus là một người rao giảng, nhưng thật ra Ngài là một người gieo giống.
Về việc dạy dỗ lẽ thật, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung thì tình trạng cũng giống như vậy. Nhìn bề ngoài, Chúa dường như là một giáo sư, Nhưng thật ra Ngài là một người gieo giống. Cũng vậy, có vẻ như Ngài là Đấng đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung. Nhưng khi làm tất cả những điều này, Ngài thật sự là người gieo giống. Khi rao giảng phúc âm, dạy lẽ thật, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung, Ngài là người gieo giảng đang gieo giống.
ĐỜI SỐNG GIEO GIỐNG.
Mác chương 4 bày tỏ rằng đời sống theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời là một đời sống gieo giống. Chúa Jesus là người gieo giống, đã gieo chính Ngài là hạt giống vào trong người được Ngài chạm đến. Chúng ta có thể lấy trường hợp chữa lành bà Phi-e-rơ làm minh họa. Khi Chúa Jesus đến với bà gia của Phi-e-rơ, Ngài chữa lành bà. Về điều nầy, 1:31 chép rằng: “Ngài bèn đến cầm tay đỡ bà dậy, bịnh rét liền dứt, rồi bà phục sự họ”. Anh em có nghĩ rằng ở đây Chúa không làm điều gì khác hơn là chữa lành không? Chắc chắn Ngài còn làm nhiều điều hơn nữa. Sự chữa lành ấy thật ra là gieo giống. Khi Chúa chữa lành bà gia Phi-e-rơ, có một điều gì đó của Ngài đã được gieo vào trong bà. Dĩ nhiên, vào lúc ấy có lẽ bà không ý thức về những gì được gieo vào trong bà. Tuy nhiên, thực ra có một điều gì đó ra từ Cứu Chúa gieo-giống đã được truyền vào trong bà.
Chúa cũng gieo giống khi Ngài chạm đến người phung và tẩy sạch ông (1:40-45). Người phung nói với Chúa: “Nếu Ngài khứng, chắc có thể làm cho tôi được sạch!” (c. 40). Động lòng thương xót, Chúa chạm đến ông và nói với ông: “Ta khứng, hãy sạch đi! Tức thì phung bay mất, và người được sạch” (cc. 41-42). Khi Chúa Jesus chạm đến người phung và tẩy sạch ông, anh em không tin rằng có một điều gì đó từ Ngài được gieo vào trong người được tẩy sạch sao? Khi tẩy sạch người phung, Chúa gieo chính Ngài vào trong người.
Người phung được tẩy sạch và bà gia của Phi-e-rơ có lẽ không ý thức rằng có điều gì đó đã được Chúa gieo vào bên trong họ. Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn đã diễn ra trong bản thể họ. Sau khi bà gia Phi-e-rơ được chữa lành, bà phụng sự và sau khi người phung được tẩy sạch, ông hành động một cách khác. Điều nầy cho thấy rằng một điều gì đó của Chúa đã được gieo vào trong họ mặc dầu họ không ý thức được điều này và không giải thích được điều gì đã xảy ra. Trong Phúc Âm Mác chương 4, Chúa bày tỏ rằng những gì được truyền vào những người mà Ngài đã đến tiếp xúc là hạt giống đã được gieo vào trong họ bởi chính Ngài là người gieo giống. Do đó, người gieo giống này là thân vị kỳ diệu của Chúa Jesus.
HẠT GIỐNG VƯƠNG QUỐC
Trong ẩn dụ về người gieo giống không đề cập đến vương quốc Đức Chúa Trời. Nhưng trong ẩn dụ về hạt giống (4:26-29), Chúa Jesus nói rõ về vương quốc. Trong câu 26, Ngài phán: “Nước Đức Chúa Trời giống như người vãi giống xuống đất”. Điều này cho thấy rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một hạt giống.
Anh em có biết cuốn sách Cơ Đốc nào chỉ ra rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một hạt giống không? Hầu hết các giáo sư Kinh Thánh khi đến vấn đề vương quốc của Đức Chúa Trời đều nói rằng vương quốc là một thời đại để Đức Chúa Trời thi hành sự quản trị của Ngài hoặc một lãnh vực để Đức Chúa Trời thi hành uy quyền của Ngài hầu hoàn tất mục đích của Ngài. Có người cho rằng vương quốc của Đức Chúa Trời trước hết ở giữa vòng dân Israel. Tuy nhiên, khi người Do Thía khước từ Chúa Jesus thì có người cho rằng vương quốc bị tạm hoãn và sẽ tiếp tục bị tạm hoãn cho đến thời đại sắp đến là thời đại vương quốc. Hơn nữa, những giáo sư này nói rằng thời đại hiện tại không phải là thời đại vương quốc mà chỉ là thời đại  Hội Thánh. Họ nói rằng thời đại sắp đến, là thời đại thiên hi niên, mới là thời đại vương quốc, và sau đó là vương quốc đời đời trong trời mới và đất mới. Mặc dù tôi không nói rằng những lời dạy dỗ như vậy là không có nền tảng Kinh Thánh, nhưng tôi muốn anh em chú ý rằng đây không phải là điều được dạy dỗ về vương quốc trong 4:26-29. Ở đây, lời Chúa khải thị rằng vương quốc của Đức Chúa Trời là một hạt giống.
PHÚC ÂM VÀ VƯƠNG QUỐC
Phúc Âm Mác mở đầu bằng các từ: “Khởi đầu phúc âm của Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời”. Phúc âm là gì? Có lẽ anh em sẽ nói phúc âm là tin mừng, tin lành. Dĩ nhiên điều này đúng. Nhưng tin lành là gì? Khi còn trẻ, tôi được dạy rằng tin lành là những gì được nói đến trong Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Độc Sanh của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”. Chắc chắn đây là tin lành. Tuy nhiên trong Phúc Âm Mác, chúng ta không đọc thấy điều gì về Đức Chúa Trời yêu thương thế gian. Thay vào đó 1:1 nói về sự khởi đầu phúc âm của Jesus Christ. Sau đó, chúng ta được biết trong 1:14 rằng Chúa Jesus đến Ga-li-lê rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời. Trong việc rao giảng, Ngài tuyên bố: “Các ngươi hãy ăn năn và tin phúc âm”. Ở đây, Chúa Jesus không rao giảng một lời nào về tình yêu của Đức Chúa Trời hay không một lời nào nói rằng đã đến lúc phải tin Ngài hầu có được sự sống đời đời. Trong 1:15, Chúa Jesus nói rằng thì giờ đã trọn và vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến gần. Vì vậy, chúng ta cần phải ăn năn và tin phúc âm.
Nếu đọc kỹ 1:14 và 15, chúng ta sẽ ý thức rằng phúc âm thật ra là vương quốc của Đức Chúa Trời. Câu 14 nói rằng Chúa Jesus rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời, và câu 15 nói rằng Chúa tuyên bố vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến gần. Vì vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần nên người ta phải ăn năn và tin phúc âm. Ở đây, chúng ta thấy phúc âm và vương quốc của Đức Chúa Trời đồng nghĩa với nhau. Vương quốc là phúc âm, và phúc âm là vương quốc.
Nếu vương quốc Đức Chúa Trời chỉ là một lãnh vực để Đức Chúa Trời thi hành uy quyền của Ngài hoặc là một thời đại để Ngài thực thi sự quản trị của Ngài thì một vương quốc như thế khó có thể là phúc âm cho chúng ta. Nhưng trong Mác, vương quốc của Đức Chúa Trời được khải thị là phúc âm. Khi Chúa Jesus rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời, Ngài rao giảng vương quốc của Đức Chúa Trời.
ĐỊNH NGHĨA VỀ VƯƠNG QUỐC
Vương quốc của Đức Chúa Trời là gì? Nói cách chính xác, vương quốc của Đức Chúa Trời là một thân vị và thân vị này là Con của Đức Chúa Trời được nhục hóa để trở thành Con của Loài Người có tên là Jesus Christ. Thứ nhất, thân vị kỳ diệu này đến như người gieo giống. Thứ hai, Ngài là hạt giống được gieo bởi chính Ngài là người gieo giống. Khi người gieo giống này gieo hạt giống vào trong chúng ta thì đây là vương quốc. Chúng ta có thể nói rằng theo 1 Cô-rin-tô 3:9, vương quốc là ruộng của Đức Chúa Trời. Vì vậy, vương quốc là người gieo hạt giống vào trong con người. Ngày nay vương quốc này là ruộng của Đức Chúa Trời, và ruộng này là nếp sống Hội Thánh đúng đắn.
Trong ruộng của Đức Chúa Trời trồng điều gì? Ruộng của Đức Chúa Trời trồng Đấng Christ. Đây không chỉ là quan niệm của Phúc Âm Mác mà còn là quan niệm của các sách khác trong Tân Ước. Chẳng hạn trong Thư Phi-e-rơ thứ nhất có chép: “Vì anh em đã được tái sinh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hay hư nát, là bởi lởi Đức Chúa Trời, là lời vẫn sống và còn lại đời đời” (1 Phi. 1:23). Ở đây, chúng ta thấy rằng chúng ta được sinh bởi Đức Chúa Trời vì chúng ta có hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong mình.
Trong sách cuối cùng của Tân Ước là Khải thị, chúng ta có mùa gặt của hạt giống đã được gieo trong các sách Phúc Âm. Trong các sách Phúc Âm, Chúa Jesus là người gieo giống. Nhưng trong Khải Thị chương 14, Ngài sẽ đến như thợ gặt. Những gì được Chúa gieo trong các sách Phúc Âm sẽ lớn lên trong các Thư tín. Cuối cùng sẽ chín trong Khải Thị chương 14 và sẽ có mùa gặt. Hãy xem Khải Thị 14:14 và 15: “Tội lại thấy, kìa, một đám mây trắng, trên mây có một vị ngồi giống như con người, đầu đội mão miện vàng, tay cầm lưỡi liềm bán. Có một thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi”. Mùa gặt này sẽ là tập hợp các tín đồ trưởng thành. Cuối cùng, những tín đồ này sẽ là vua cùng với Chúa Jesus.

Chúng ta đang nhấn mạnh đến sự kiện là trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một đời sống sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Chúa Jesus làm trong việc rao giảng, dạy dỗ, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung là theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Bây giờ trong sách Mác chương 4, chúng ta thấy đời sống này là đời sống gieo giống. Đời sống theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời là một đời sống gieo giống.