Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 62


Kinh Thánh: Mác 8:27-31; 9:2-8
Nhiều Cơ Đốc nhân không ý thức rằng Phúc Âm Mác cung cấp cho chúng ta tiểu sử của Đức Chúa Trời. Cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong những người được chọn của Ngài hầu làm cho họ trở nên con cái Đức Chúa Trời và chi thể của Đấng Christ để hình thành Thân Thể Đấng Christ, biểu lộ Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây là một định nghĩa đơn giản của vấn đề tuyệt diệu về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
Để hiểu đúng về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, chúng ta cần có toàn bộ Tân Ước. Chỉ Phúc Âm Mác thì không đủ. Nhưng chúng tôi đã chỉ ra, trong các Thư tín, chúng ta có lời giải thích và định nghĩa về đời sống được trình bày trong sách Mác. Vì vậy, qua ánh sáng được khải thị trong các Thư tín, chúng ta có thể thấy đời sống được ghi lại trong Phúc Âm Mác là một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời

TÍNH ĐƠN GIẢN CỦA PHÚC ÂM MÁC
Khi còn trẻ, tôi không quí sách Mác bằng sách Ma-thi-ơ, Giăng và Lu-ca. Cảm tưởng của tôi về Phúc Âm Mác là sách này quá đơn giản.
Trong quá khứ, tôi đánh giá cao sách Ma-thi-ơ, Giăng và Lu-ca nhưng hầu như tôi không đánh giá cao sách Mác giống như vậy. Dường như đối với tôi, Phúc Âm này có thể được ví như một tác nước lã không có màu sắc hay hương vị đặc biệt gì cả. Tuy nhiên, gần đây khi tôi đang chuẩn bị các sứ điệp Sách Mác thì ánh sáng bắt đầu chiếu rọi từ Phúc Âm này. Bây giờ tôi thấy rằng trong Phúc Âm Mác, chúng ta có một lời ký thuật về một đời sống tuyệt đối theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
Tôi tin rằng Phúc Âm Mác là quyển sách đơn giản nhất trong Tân Ước. Nhưng tính đơn giản của sách Mác rất ấn tượng và chúng ta phải suy xét điều này. Chúng ta cần phải hỏi tại sao Phúc Âm Mác đã được viết theo cách đơn giản như thế. Chúng ta cần hỏi tại sao dường như Phúc Âm này không có hương vị hay màu sắc gì đặc biệt. Tôi có thể làm chứng rằng một thắc mắc như thế đã mở cửa cho ánh sáng chiếu vào. Tính đơn giản của Phúc Âm Mác rất ý nghĩa
Càng đọc Phúc Âm Mác, chúng ta càng được ấn tượng bởi tính đơn giản của sách này. So sánh với sách Mác thì Phúc Âm Ma-thi-ơ khá phức tạp. Hãy xem có bao nhiêu tên người được nói đến trong mười sáu câu đầu tiên của sách Ma-thi-ơ. Tuy nhiên, sách Mác lại bắt đầu một cách rất đơn giản: “Khởi đầu phúc âm của Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời” (1:1)
Giống như sách Ma-thi-ơ, Phúc Âm Lu-ca cũng tương đối phức tạp. Thí dụ, hãy xem xét phần ký thuật dài về sự hoài thai và sinh ra Giăng Báp-tít, và sự hoài thai và sinh ra Chúa Jesus. Hơn nữa, Lu-ca chương 1 cũng đề cập đến lời ngợi khen của Ma-ri, Ê-li-sa-bét và Xa-cha-ri, là cha của Giăng Báp-tít. Rồi trong chương 3, Lu-ca trình bày một gia phả phức tạp hơn gia phả có trong sách Ma-thi-ơ. Ma-thi-ơ chỉ nói về bốn mươi hai đời, nhưng trong Lu-ca chúng ta có bảy mươi đời. Đúng là sách Mác đơn giản còn Lua-ca thì phức tạp.
Trong Phúc Âm Giăng, chúng ta có nhiều huyền nhiệm sâu xa. Phúc Âm Giăng mở đầu một cách huyền nhiẹm: “Ban đầu có Lời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Lời là Đức Chúa Trời” (1:1). Chúng ta được biết trong Ngài có sự sống (1:4) và Lời đạ trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta (c. 14). Vì vậy, Phúc Âm Giăng có một màu sắc và hương vị khác biệt. Khi đọc Phúc Âm Giăng, chúng ta có thể nếm được hương vị của Phúc Âm này. Nhưng anh em nếm được hương vị nào khi đọc Phúc Âm Mác. Dường như hương vị duy nhất trong Mác là hương vị của nước lã.
KHỞI ĐẦU PHÚC ÂM
VÀ SỰ KẾT LIỄU NHỮNG ĐIỀU CŨ KỸ
Chúng ta đã thấy rằng Mác mở đầu bằng một lời nói về sự khởi đầu phúc âm của Jesus Christ. Trong 1:4-8, Giăng Báp-tít rao giảng báp-têm về sự ăn ann8 và giới thiệu Cứu Chúa-Nô Lệ. Sau đó, trong 1:9 chúng ta được biết “Jesus từ Na-xa-rét thuộc Ga-li-lê đến chịu Giăng báp-têm dưới song Giô-đanh”. Sau khi Chúa Jesus chịu báp-têm, Ngài được Linh xức dầu. Sau đó, Ngài bắt đầu chức vụ. Nhưng chúng tôi đã chỉ ra, đối với Chúa Jesus thì đời sống, công tác và chức vụ đều là một. Với Ngài không có sự phân biệt giữa đời sống và công tác.
Như chúng ta đã thấy, chữ “khởi đầu” trong 1:1 hàm ý một sự khởi đầu mới và sự khởi đầu mới này bao hàm việc kết liễu những điều cũ. Trong các bài trước, chúng tôi đã liệt kê mười diều thuộc về những điều cũ: văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách, triết lý loài người và cố gắng trở nên thuộc linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Tất cả những điều này đã hiện hữu khi Giăng Báp-tít rao giảng báp-têm về sự ăn năn. Trong Mác chương 1, những điều này đã bị kết liễu. Những điều cũ này bị kết liễu bởi điều gì? Những điều này bị kết liễu bởi sự khởi đầu phúc âm của Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời. Hơn nữa, tất cả những cũ kỹ này đều bị chon khi Chúa Jesus chịu báp-têm.
Khi con cái Israel vượt qua biển Đỏ, Pha-ra-ôn và các đạo quân Ai Cập đã bị chôn vùi. Chúng ta có thể nói rằng con cái Israel đã đem Pha-ra-ôn và các đạo quân của ông ta vào trong biển. Cũng vậy, khi Chúa Jesus bước xuống nước báp-têm thì Ngài cũng đem theo tất cả mười điều cũ kỹ này. Vì vậy, tất cã những điều cũ kỹ này đã bị kết liễu và bị chôn.
SỐNG TRONG
VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đời sống Chúa Jesus sống không phải là đời sống theo văn hóa hoặc tôn giáo. Thậm chí đời sống ấy cũng không theo luân lý, đạo đức, triết học và cải thiện tính cách. Chúa Jesus đã không sống một đời sống cố gắng thuộc linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Thay vì sống theo mười điều nầy, Ngài đã sống một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Uốc của Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần được ấn tượng sâu xa về vấn đề một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Nếu ghi khắc ý tưởng và thành ngữ này khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ được soi sáng qua những gì được ghi lại trong Phúc Âm ấy.
Như được mô tả trong Phúc Âm Mác, Chúa Jesus khác hẳn với bất cứ người nào đã sống trước đó. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy đời sống của những người đến trước Chúa Jesus. Nhiều người sống trước thời Đấng Christ là những người thuộc về văn hóa, tôn giáo, luân lý và đạo đức. Có người quan tâm đến triết lý và một số khác quan tâm đến cải thiện tính cách. Có người kiếm cách trở nên thuộc linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Nhưng trong Mác, chúng ta thấy một Con Người ở trong một lãnh vực hoàn toàn khác. Con Người này-tức Chúa Jesus-đã sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Thật ra, chính Ngài là vương quốc.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚA
LÀ HẠT GIỐNG CỦA VƯƠNG QUỐC
Trong 1:1 và 14, chúng ta có phúc âm của Jesus Christ và phúc âm của Đức Chúa Trời. Phúc âm này cũng là phúc âm của vương quốc Đức Chúa Trời. Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân nhận biết rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một thân vị. Cuối cùng, vương quốc là một cá nhân, tức là Chúa Jesus. Là người gieo giống, Ngài đã đến gieo chính Ngài là hạt giống vương quốc vào trong các môn đồ. Bây giờ hạt giống nầy đang phát triển thành vương quốc tập thể của Đức Chúa Trời. Vương quốc này thật ra là Thân thể Đấng Christ. Sự phát triển của Chúa là hạt giống vương quốc chính là Thân Thể Ngài, và Thân Thể Ngài là sự gia tang, sự mở rộng của Ngài.
Cách hiểu như vậy về vương quốc Đức Chúa Trời chắc chắn  khác với quan niệm truyền thống về vương quốc. Theo Tân Ước, Vương quốc của Đức Chúa Trời là mở rộng của than vị Đấng Christ. Vương quốc là sự phát triển của hạt giống này, tức là Jesus Christ. Ngày nay, sự phát triển này của Đấng Christ là Hội Thánh. Vì vậy, là Thân thể của Đấng Christ, Hội Thánh, là vương quốc của Đức Chúa Trời
SỰ BAN PHÁT
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
Là hạt giống của vương quốc Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã sống một đời sống hoàn toàn khác với đời sống thuộc văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, cải thiện tính cách, triết lý và nỗ lực trở nên thuộc linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Đời sống mà Ngài đã sống là theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là vấn đề ban phát chính Ngài là Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong tín đồ.
Chỉ có loại đời sống mà Chúa Jesus đã sống mới là một đời sống mà qua đó Đức Chúa Trời Tam Nhất được ban phát vào trong những người được chọn của Đức Chúa Trời. Một đời sống theo văn hóa, tôn giáo, luân lý và đạo đức thì không phải là đời sống ban phát Đức Chúa Trời vào trong con người. Cho dù anh em có văn hóa, tôn giáo, luân lý và đạo đức bao nhiêu đi nữa thì trong đời sống đó cũng không có sự ban phát Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong người khác. Chẳng hạn như Khổng Tử dạy dỗ luân lý và  ông cư xử theo cách đạo đức, luân lý. Tuy nhiên, đời sống của ông không ban phát Đức Chúa Trời vào  trong người khác. Đối với những người sống một đời sống theo triết lý hay cải thiện tính cách và thậm chí đối với những người cố gắng thuộc linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng, cũng giống như vậy. Ngợi khen Chúa vì trong đời sống của Ngài có sự ban phát Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong những người được chọn của Ngài!.
HẠT GIỐNG SỰ SỐNG
LÀ HIỆN THÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
Chúng ta đã nhấn mạnh sự kiện phúc âm là một khởi đầu mới, kết liễu tất cả những điều cũ kỹ. Khi Chúa Jesus chịu báp-têm, những điều cũ kỹ đã bị chôn. Trong đời sống của Ngài, sau khi chịu báp-têm, tức là một đời sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã gieo chính Ngài là hạt giống sự sống vào trong tín đồ
Hạt giống được Chúa Jesus gieo, thật ra là chính Chúa Jesus, là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Điều nầy có nghĩa là Chúa Jesus chính là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Điều này được chứng minh trong Phúc Âm Giăng. Lời ban đầu, tức lời là Đức Chúa Trời, đã trở nên xác thịt (Gi.1:1,14). Điều này cho thấy Jesus chính là Đức Chúa Trời. Qua sự nhục hóa, Ngài đã trở nên hạt giống này vào trong người khác. Điều này có nghĩa là Ngài gieo chính Ngài là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất vào trong các môn đồ

Nếu thấy hạt giống như vậy được gieo vào trong các môn đồ của Chúa, chúng ta sẽ có một nền tảng dung đắn để hiểu Phúc Âm Mác là bức tranh về đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời.