Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

95 LUẬN ĐỀ CỦA TIẾN SĨ MARTIN LUTHER -3-

 

66. Còn kho tàng của sự ân xá là những cái lưới ngày nay người ta dùng để thâu gặt sự giàu có từ con người.

67. Phép xá tội mà các giảng sư kêu gào rằng đây là “ân ñiển lớn lao nhất” chỉ được coi là đúng vì nó mang ñến sự gia tăng lợi lộc.

68. Tuy nhiên chúng thật chỉ là một ân điển cực nhỏ so với ân điển của Đức Chúa Trời và lòng tôn kính thập tự giá.

69. Các Giám mục và Cha xứ buộc phải thừa nhận quyền tha tội của Đức Giáo Hoàng với tất cả lòng tôn kính.

70. Nhưng còn thêm nữa, họ cũng phải chăm chú nhìn cho kỹ, nghe cho rõ, vì e rằng những giảng sư về sự ân xá dạy dỗ theo ý riêng của mình, thay vì những gì Đức Giáo Hoàng truyền dạy họ. 71. Ai nói nghịch lại chân lý về sự tha tội của Đức Giáo Hoàng sẽ bị dứt phép thông công và nguyền rủa!

72. Nhưng phước thay cho người nào đề cao cảnh giác chống lại lòng tham và sự phóng túng của những giảng sư về sự ân xá!

73. Đức Giáo Hoàng đã quở trách một cách chính đáng những ai dùng mọi thủ ñoạn, mưu toan làm hại ñến những huấn thị [15] về thư ân xá.

74. Nhưng Ngài còn quở trách nhiều hơn thế nữa những kẻ viện cớ ân xá để mưu toan làm hại ñến tình yêu và lẽ thật thánh.

75. Nếu nghĩ rằng sự ân xá của Đức Giáo Hoàng thật là kỳ diệu đến độ có thể tha thứ cho một người, ngay cả khi người ấy phạm tội tày trời và xúc phạm ñến Mẹ của Thiên Chúa - - thì thật là điên dại.

76. Trái lại, chúng ta nói rằng sự ân xá của Đức Giáo Hoàng không đđể bôi xóa một tội nhỏ nhất của những tội vặt, theo nghĩa của sự vi phạm.

77. Người ta nói rằng ngay cả Thánh Phi-e-rơ (Phê-rô), nếu ông là Giáo Hoàng lúc nầy, không thể ban cho ân ñiển nào lớn hơn; đây là lời phạm thượng với Thánh Phi-e-rơ (Phêrô) và Đức Giáo Hoàng.

78. Trái lại, chúng ta nói rằng ngay cả Giáo Hoàng đương nhiệm, và bất kỳ một vị Giáo Hoàng nào khác có ân điển lớn hơn trong tay mình; đó là Phúc âm, quyền năng, ân tứ chửa bệnh, vv..., như đã chép trong I Cô-rinh-tô đoạn 12.

79. Cho rằng thập tự được chạm trổ bằng huy hiệu của Đức Giáo Hoàng và được tâng bốc [bởi những giảng sư về sự ân xá], có giá trị ngang hàng với Thập Tự Giá của Đấng Christ là lộng ngôn.

80. Các Giám mục, Cha xứ, và Nhà thần học nào cho phép những lời lẽ như thế loan truyền giữa vòng giáo dân phải chịu tránh nhiệm về điều ñó.

81. Những sự giảng dạy không kiềm chế về sự ân xá đó đã gây khó khăn cho, ngay cả các người học thức, tìm cách cứu vãn lòng tôn kính Đức Giáo Hoàng khỏi các lời mạ lỵ hay những câu hỏi xảo trá của người thế tục.

82. Biết rằng: “Tại sao Đức Giáo Hoàng không giải thoát tất cả mọi linh hồn khỏi ngục luyện tội, vì lòng yêu thương thánh và vì nhu cầu của những linh hồn nơi ñó? Đây là lý do rất chính ñáng. Trong khi đó, tại sao Ngài lại cứu chuộc vô số linh hồn vì một số tiền đê tiện, để chi dùng trong việc xây cất Vương Cung Thánh đường? Đây là một lý do rất tầm thường”.

83. Lại nữa: “Tại sao lại tiếp tục cử hành lễ an táng và lễ giổ cho người chết, và tại sao Đức Giáo Hoàng không trả lại hay cho phép rút ra số tiền đã dâng cho các lễ nầy, vì việc cầu thay cho những người đã ñược cứu chuộc là sai lầm?”

84. Lại nữa: “Lòng sùng mến Đức Chúa Trời và Giáo Hoàng mới nầy là gì mà vì cớ tiền bạc, họ cho phép những kẻ vô ñạo và kẻ thù của họ mua sự giải cứu khỏi ngục luyện tội cho một linh hồn tin kính, bạn của Đức Chúa Trời, và lại không làm như vậy vì nhu cầu của linh hồn mộ đạo đáng yêu đó, và vì tình yêu thương thanh thiết?”

85. Lại nữa: “Vì cớ nào mà các nghi thức đền tội, từ lâu vì trong thực trạng và bởi không còn được dùng đến, đã bị hủy bỏ và vô dụng, nay lại được chấp nhận qua sự ban phát thư ân xá, như còn tồn tại và có hiệu lực?”

86. Lại nữa: “Tại sao Đức Giáo Hoàng, giàu hơn những người giàu nhất, lại không dùng tiền mình để xây Vương Cung Thánh đường Phi-e-rơ (Phê-rô), mà lại dùng tiền của giáo dân nghèo khó?”

87. Lại nữa: “Vì cớ gì mà Đức Giáo Hoàng lại tha và theo tiêu chuẩn nào [16] mà Ngài đã ban cho những người, nhờ sự ăn năn hối cải hoàn toàn của họ, đã ñược quyền hưởng trọn ơn tha thứ và phục hồi?”

88. Lại nữa: “Có ơn phước nào lớn hơn cho Giáo hội nếu Đức Giáo Hoàng ban sự ân xá và phục hồi cho mọi tín hữu một trăm lần mỗi ngày thay vì chỉ ban một lần mỗi ngày như Ngài hiện đang làm?”

89. “Vì Đức Giáo Hoàng, qua thư ân xá, mưu cầu sự cứu chuộc linh hồn hơn là tiền bạc, tại sao Ngài lại đình chỉ các quyết định ân xá và tha tội đã ban ra từ trước vì chúng đều có hiệu lực như nhau?”

90. Nếu chỉ dùng sức mạnh đđàn áp những lý luận và quan tâm về đạo đức của những người thế tục mà không giải quyết chúng bằng cách giải thích rành mạch, là đặt Giáo hội và Đức Giáo Hoàng trong tư thế ñể các thù ñịch chê cười, và làm cho Cơ-Đốc nhân buồn khổ.

91. Cho nên nếu sự ân xá ñược giảng dạy theo quan ñiểm và tinh thần của Đức Giáo Hoàng, tất cả những ngờ vực nầy sẽ được giải quyết dễ dàng; không ñâu, sự giảng dạy nầy đã không được thực hành.

92. Vậy, những tiên tri nào nói với con dân Đấng Christ: “Bình an, bình an” mà chẳng có sự bình an chi hết! [17] Hãy tránh xa. 93. Nhưng phước thay cho những tiên tri nói với con dân Đấng Christ: “Thập tự, thập tự” mà chẳng có thập giá nào!

94. Cơ-Đốc nhân phải Được khuyến khích rằng họ phải bền đỗ trên con đường theo Đấng Christ, là Đầu của họ, để vượt qua các hình phạt, sự chết và địa ngục;

95. Và như thế, hãy vững tin đi vào Thiên đàng, thà qua nhiều gian truân thử thách [18], còn hơn là nhờ sự bảo đảm đđược an tâm [19].

-

Chú Thích [1] Vào ngày 31 tháng Mười năm 1517, Linh mục Martin Luther niêm yết 95 Luận ñề, viết bằng tiếng La-tinh, nơi cửa Thánh đường Castle ở Wittenberg, Đức quốc. Biến cố nầy là khởi điểm của phong trào Cải chánh (Protestantism). Chúng tôi dịch tài liệu nầy từ “Work of Martin Luther” Adolph Spaeth, L.D. Reed, Henry Eyster Jacobs, et Al., Trans. & Eds. (Philadelphia: A. J. Holman Company, 1915), Vol.1, pp. 29-38. [2] Những sự hành xác bên ngoài (outward mortification of the flesh) gồm các việc quên mình kiêng ăn, cầu nguyện và bố thí. [3] Nghi thức đền tội (The penitential canons) có những khoản về sự hướng dẫn đền tội mà các vị Linh mục có thể chọn cho mỗi tội phạm khác nhau. [4] Theo giáo lý thời Trung cổ, khi xưng tội thì được tha nhưng phải chịu sự đền tội, nếu sự đền tội không ñược thực hiện trong lúc còn sống thì khi xuống ngục luyện tội, họ sẽ chịu hình phạt tiếp tục. Vì thế thư ân xá của Đức Giáo Hoàng sẽ có hiệu lực tha thứ các hình phạt nầy để các linh hồn có thể lên thiên ñàng. [5] “Nhưng khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi” (Ma-thi-ơ 13:25). [6] Người Công Giáo tin rằng Đức Giáo Hoàng có chìa khóa Thiên đàng do Đức Chúa Jêsus trao cho Phi-e-rơ truyền xuống (Ma-thi-ơ 16:18-19). [7] Theo truyền thuyết, hai vị Giáo Hoàng nầy muốn ở trong Ngục luyện tội lâu hơn đđược sự vinh hiển lớn hơn khi vào thiên đàng. Martin Luther không tin như vậy nhưng ông muốn dùng nó như một giả thuyết có thể có những người như vậy. [8] Severinus: Giáo hoàng được bầu cử vào tháng Mười năm 638, nhưng bị vua ngăn cấm, vì ông không chấp nhận tà thuyết rằng Chúa không có nhân tánh, cho đến cuối tháng Năm, năm 640 mới nhậm chức. Ông chỉ tại vị được hơn hai tháng. Ông cho rằng Đấng Christ có nhân tánh và thần tánh. [9] Paschal (I): Giáo hoàng Paschal nhậm chức vào tháng Hai năm 817, qua đời vào tháng Sáu năm 824. Ông rất ôn hòa với Hoàng đế Louis nước Franks. Giáo hoàng tấn phong Lothair, con của Louis làm Hoàng ñế vào năm 823, mặc dầu ông chống đối quyền hạn của Hoàng ñế trên La Mã và Tòa Thánh. Sau khi Lothair rời La Mã, hai viên chức cao cấp của Tòa thánh bị bộ hạ của Giáo hoàng giết vì hai ông nầy ủng hộ Hoàng đế Franks. Nhiều người cho rằng Đức Giáo Hoàng ñã chủ mưu việc nầy nhưng ông tuyên thệ rằng mình vô tội. Hoàng ñế Louis gởi người sang La Mã điều tra nhưng họ không trừng phạt được kẻ sát nhân vì Đức Giáo Hoàng tuyên bố là hai kẻ bị giết đả phạm tội làm phản. [10] Vương Cung Thánh đường Phê-rô, là một ngôi nhà thờ lớn nhất thế giới, được khởi công xây cất vào năm 1506 và hoàn tất vào năm 1626 (theo Catholic Encyclopedia), Nhiều vị Giáo Hoàng cho phép bán thơ ân xá để gây quỹ cho công trình nầy. [11] Theo giáo lý Công giáo, mỗi giáo dân phải làm một số công đức để tránh vào ngục luyện tội. Đức Chúa Jêsus, Đức Mẹ và các Thánh không cần có đủ các công đức ấy để vào Thiên đàng (theo tài liệu của Giáo Hội Lutheran). Những công đức mà giáo dân làm hơn luật định sẽ được cho vào Kho tàng của Giáo hội. Đức Giáo Hoàng dùng các công đức nầy để bán thơ tha tội. [12] Xin xem chú giải trên (số 11, luận đề 56). [13] Thánh Lawrence sanh tại nước Tây Ban Nha là thầy phó tế của La Mã trong thời Đức Giáo Hoàng Sixtus II (257-258, tử đạo vào ngày 6 tháng Tám, bị Hoàng đế Valerian I giết). Khi ñược triệu về để giao những kho tàng của Hội thánh, ông trình lên những kẻ nghèo khó trong giáo phận của ông. Thánh Lawrence cũng bị chết thiêu tử đạo dưới tay Hoàng đế Valerian vào ngày 10 tháng Tám năm 258. [14] “Đó, những kẻ rốt sẽ nên đầu và kẻ đầu sẽ nên rốt là như vậy” (Ma-thi-ơ 20:16). [15] Huấn thị (traffic): Sự loan truyền, thông tin về các dạy dỗ của Đức Giáo Hoàng (về sự ân xá). [16] Theo tiêu chuẩn nào (what participation): Từ xưa, có nghĩa là theo đặc tính, phẩm chất nào. [17] Trích trong Giê-rê-mi 6:14, dự ngôn về các tiên tri giả “Họ rịt vết thương cho dân Ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! bình an! mà không bình an chi hết”. [18] Công Vụ Các Sứ đồồ 14:22 “giục các môn ñồ vững lòng, khuyên phải bền ñổ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời”. [19] Sự bảo ñảm giả tạo của thơ ân xá (các bản dịch khác). (The 95 Theses by Dr. Martin Luther)