Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

NHỮNG QUỐC DÂN THIÊN ĐÀNG

 

 



Có một thực sự đau buồn nhưng là thực sự chân thật, đó là nhiều Cơ Đốc nhân đã chỉ thấy hình thức bề ngoài của Cơ Đốc giáo. Họ đã không bao giờ thấy được thực tế bề trong và vì vậy chưa có được tri thức về bản chất cốt yếu của nó. Đừng ngạc nhiên vì ngày nay có rất nhiều điều chỉ có tính chất bề ngoài suông đã cột chặt vào Cơ Đốc giáo đến nổi khó phân biệt những gì thực sự thuộc về Đức Chúa Trời. Song le sau hết mọi sự, hội thánh không phải là một hệ thống suông của các cái bề ngoài. Đó là sự thật (the truth) 

 

Tại đây phúc âm Giăng giúp đỡ chúng ta bằng cách giới thiệu Đức Thánh Linh như là Linh của lẽ thật (sự thât) cho chúng ta và bảo đảm chúng ta rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vào toàn bộ sự thật. Chúng tôi còn nói thêm đôi điều về điều này trong chương kết thúc của chúng ta. Nhưng chắc chắn chúng ta có thể diễn dịch từ lời tuyên bố này rằng ngoài sự giáo huấn và sự soi sáng của Đức Thánh Linh những gì đến cùng chúng ta đều không phải sự thật, những gì chúng ta có thể đạt được bằng sự suy nghĩ và nghiên cứu, bằng sự trông thấy của mắt về khâu nghe của tai, tất cả đều ở bên ngoài lãnh vực của sự thật vĩnh cửu, nó không thiết thực về mặt thuộc linh 

Tâm trí con người đã phỏng theo vài quan điểm cực đoạn rộng lớn về các điều thần thượng. Thí dụ, giáo hội Công giáo đã tìm cách đưa ra cho dân chúng lời giải thích theo tính cách bí tích hay duy vật. Con người phải nhìn chằm chằm vào nước vật thể của báp têm và tín nhiệm nó có quyền năng tái sinh. Các nguyên tố trong bữa ăn tối của Chúa cũng được bảo là đã được biến đổi thành thân thể và huyết vật lý của Chúa cách thần kỳ, cung cho chúng ta giáo lý nổi tiếng của sự biến thể. Nhờ nằm giữa các ý tưởng này, hình thức đó, được họ cho là Hội thánh thật. Ngược lại, vì bị bối rối bởi các lời thiếu sự cương quyết hiển nhiên mà phát sinh từ một quan điểm như vậy, người lý trí Tin lành tìm cách giải thích sự bẻ bánh này theo cách mà chúng ta gọi quan điểm Cải chánh. Anh ta phân biệt nghi lễ báp têm bề ngoài và thực tế bên trong, anh ta coi các yếu tố của bữa ăn tối như các biểu hiện và chỉ có tính cách tượng trưng và tiêu biểu. Anh ta giải quyết nan đề của hội thánh bằng cách lý luận rằng có hội thánh thật và hội thánh giả, hội thánh thiên thượng và thế hạ và một cái tạm gọi là hội thánh bên trong hội thánh 

Tôi xin hỏi anh em, cực đoan nào chính xác đối với các lời tuyên bố minh bạch của kinh văn? Lời không nói gì về hội thánh thật hay giả, hay về sự tượng trung hay biểu hiệu, nhưng chỉ xác minh các lời tuyên bố về thực sự. Phao lô nói: “chúng ta đã chịu chôn với Ngài xuyên qua báp têm vào sự chết” (Rô 6:4, Col 2:12). Đối với ông, không có một sự việc như báp têm mà không vướng mắc vào một khâu chết và sống lại  với Đấng Christ. Ông đã không nghĩ rằng một Cơ Đốc nhân có thể kinh nghiệm báp têm vào 1 ngày nào đó, và ít lâu sau đó mới bước vào kinh nghiệm về sự chết và phục sinh với Đấng Christ. Cũng vậy, các lời của Chúa về cái chén, đây là huyết ta” về một mặt vượt qua sự biểu hiệu suông, còn mặt khác lời ám chỉ của Ngài hầu như có cùng kích thước như câu “trái của cây nho” cũng từ bỏ ý tưởng về sự biến thể. Đây chính là huyết Ngài, nhưng cũng vẫn là một chén rượu nho. Tại đây không có cái tượng trưng và cái “thực” hình bóng đối chiếu, nhưng chỉ là một thực tế thần thượng. 

Chúng ta cần có đôi mắt được xức dầu để nhìn xem. Chúng ta chỉ có thể nhờ linh của sự thật mới được đưa đến sự thật của báp têm và bữa ăn tối của Chúa. Khi nào chúng ta được như vậy, các điều này sẽ không còn là giáo lý nhưng sẽ là thực tế. Có thể chúng ta dùng nhiều lời báo động cùng các nhà Cải chánh cực đoan cũng như các lời giáo hội La Mã nói nhưng chúng ta sẽ được thấy những điều mà giáo hội La Mã không bao giờ thấy. Vì đối với những người đã thấy cái tối hậu, giáo lý và hình bóng đều dọn đường cho khải tượng đó về Ngài. Chỉ có sự thật. 

Nhưng những gì chúng tôi vừa nói về thực tế của báp têm và bàn của Chúa cũng đúng như khi chúng ta thảo luận về thực tế của hội thánh. Ngày nay, khi vừa đề cập đến chữ “Hội thánh” nhìều Cơ Đốc nhân Tin Lành có vẻ rất lo âu. Bất cứ khi nào bàn đến đề tài này, họ đưa ra nhiều sự dè dặt để làm sáng tỏ lập trường kẻo có sự lầm lộn nào nảy sanh trong tâm trí các thính giả. Họ vận dụng tính thận trọng để phân biệt giữa hội thánh thật và hội thánh giả. Nhưng không có sự phân biệt như vậy trong lời Chúa và trong tư tưởng của Đức Chúa Trời. Khi Chúa phát ngôn về hội thánh, Ngài không đưa ra lời chú thích trong kinh văn. Ngài đã không tìm cách phòng vệ thực tế thuộc linh bằng cách phân biệt giữa cái bề trong và cái bề ngoài, cái thật và cái giả. Thậm chí Ngài đã không vạch một ranh giới giữa hội thánh trong lời Đức Chúa Trời. 

Mặc dầu điều này về đề tài hội thánh liên tục được coi như một đề tài tranh luận cách rộng rãi và phải chăm chỉ né tránh vì cớ sự hiệp nhất Tin lành. Trong một cuộc hội đồng lớn tại Anh Quốc, tôi đã hỏi một công nhân, “tại sao không nghe đề cập về giáo hội tại hội đồng này?” anh ấy đáp “ồ” vì cớ hội đồng này chuyên lo về khâu làm sâu nhiệm đời sống thuộc linh” nên, nếu quan điểm của anh vốn là một quan điểm đại diện, thì nhiều người trong hội đồng đó nghĩ rằng hội thánh và đời sống thuộc linh không có liên quan với nhau trong khi đúng ra không có gì liên hệ cách mật thiết đến sự sống thuộc linh của con cái Đức Chúa Trời nhiều hơn hội thánh. 

“Ô nên giống như Ngài” (xem số 170 của TC Tin Lành Việt Nam) là một thánh ca mà cá nhân có thể hát, chớ không phải hội thánh vì hội thánh là Thân thể thiên thượng của Đấng Christ. Để khám phá điều này phải có một cuộc cách mạng trong sinh hoạt Cơ Đốc nhân của một người. Ví dụ đa số cơ đốc nhân nhìn nhận rằng đấu tranh và nổ lực đuổi theo việc thiên thượng là sai, song le họ vẫn đấu tranh và nổ lực. Họ đã được dạy phải coi tình trạng thiên thượng như điều phải đạt đến và vì vậy đối với họ, Cơ Đốc giáo là một nổ lực làm những gì họ không có và làm những gì họ không thể làm được. Họ đấu tranh đừng yêu thế giới vì cớ thực ra, nơi lòng họ đang thực sự yêu nó, Họ nổ lực sống khiêm tốn vì cớ họ rất tự tin nơi tấm lòng. Đây là kinh nghiệm của cái gọi là Cơ Đốc giáo, nhưng tôi xin lặp lại đó không phải là kinh nghiệm của hội thánh. Ví dụ chúng ta có thể dọn đường băng qua Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương, chúng ta không bao giờ có thể dọn đường đi từ đất lên trời. Thiên đàng không phải là một chỗ mà hội thánh chúng ta sẽ đạt đến trong một ngày tương lai nào đó. Hội thánh đang ở đó và không bao giờ ở chỗ nào khác. 

Thiên đàng vừa là nguồn gốc và chỗ cư ngụ của hội thánh, nhưng không phải là sở định của họ. Vì hội thánh đã không bao giờ biết lãnh vực này khác ngoài thiên đàng, vấn đề đấu tranh để đụng đến thiên đàng không bao giờ được đặt ra cho hội thánh. Điều này hầu như là một lời tuyên bố có hậu quả mạnh nhưng đó là một thực sự giống như mọi điều khác trong lời Đức Chúa Trời, đó là điều được sự khải thị của Đức Thánh Linh bày tỏ cho lòng chúng ta và mãi đến khi chúng ta thấy điều đó chúng ta mới hiểu thấu sự kêu gọi thiên thượng của mình. Sự kêu gọi đó không kêu gọi chúng ta lên trời, nhưng bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta ra từ trời và đang ở trên trời, nên hội thánh không phải là một đoàn thể Cơ Đốc nhân đang dọn đường hướng về trời, như một đoàn thể đang hiện thực là các quốc dân của thiên đàng ngay bây giờ. Hãy nhớ lại… “không ai đã lên trời, nhưng….con người, đang ở trong trời” (Giăng 3:13). Hội thánh không cần cầu nguyện để họ có thể trở nên như Đấng Christ. Họ chỉ cần thấy địa vị của mình ở đó trong sự liên hiệp với chính Chúa mình 

Chúng ta cần soát lại sự suy nghĩ của chúng ta về Hội thánh. Đó không phải là một tổ chức phải được qui hoạch, cũng không phải là một đoàn thể dân chúng đã được hoàn bị. Đó không phải là một quan niệm đáng nắm lấy, cũng không phải là một lý tưởng phải đạt được. Giống như rất nhiều điều khác đang thuộc về chúng ta trong Đấng Christ, Hội thánh là một thực tế phải được nhìn thấy bởi sự trợ lực của Đức Thánh Linh xuyên qua lời. Khi chúng ta nhận biết được tính chất thiên thượng thiết thực của Hội thánh, khi ấy tình trạng thiên thượng của bản chất đổi mới của chúng ta bừng sáng trên chúng ta và chúng ta biết rằng khởi điểm của chúng ta là các Cơ Đốc nhân không phải đất nhưng trời. Hội thánh đã hoàn hảo, hoàn hảo mà không còn có thể chấn hưng. Các nhà thần học nói: “Ô, nhưng đó là thế đứng của hội thánh, tình trạng của hội thánh không như vậy” nhưng trước nhãn quan của Đức Chúa Trời không có sự bất toàn đến vĩnh cửu. Tại sao lại bối rối với các vấn đề bất tận có liên hệ đến sáng tạo cũ chứ? Chúng thường tan biến, khi bởi ân điển thần thượng, chúng ta thấy được thực tế vĩnh cửu. Hội thánh là lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời vận dụng quyền bính Ngài trong trái đất và ngày nay ở giữa vũ trụ bị ô nhiễm, Ngài có một lãnh vực thuần khiết không nhơ bợn để làm chỗ cư ngụ của Ngài. 

Watchman Nee-