Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

CHỨNG CỚ CỦA JESUS-CHRIST


CHỨNG CỚ CỦA JESUS-CHRIST

Khải 1:2, “Giăng, là kẻ đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về chứng cớ của Jesus Christ...”.
Khải 19:10, “Ta (thiên sứ) là đồng bộc với ngươi và với anh em ngươi, là những kẻ gìn giữ chứng cớ của Jesus...Vì chứng cớ của Jesus là linh của lời tiên tri”.
    Trong từ ngữ Tân ước Hi lạp có hai từ ngữ mà ý nghĩa có liên hệ nhau, đó là “chứng nhân” (martus) và “chứng cớ” (marturia).

   “Chứng nhân” (Martus) được dịch ra Anh văn là : Witness (nhân chứng ) và martyr (người tuận đạo). Người chứng nhân cho Chúa là người tuận đạo sống.
   “Chứng cớ” (Marturia), Anh văn dịch là : testimony và proof: chứng cớ, bằng chứng.
   Trong sách khải thị, chữ “chứng cớ” xuất hiện khoảng 4 lần: 1: 2; 15: 5; 19: 10; 20: 4.

   Về một mặt, sách Khải thị ban cho chúng ta sự khải thị về Christ, và về mặt khác, sách bày tỏ về chứng cớ của Jesus. Sách Khải thị bày tỏ Đấng Christ khải thị và Hội thánh làm chứng cho chúng ta. Chứng cớ Jesus là hội thánh.
   Khải 19:10 chép, “Chứng cớ của Jesus là Linh của lời tiên tri”.
   Linh là gì? Linh là thể yếu của thân vị, là nước vắt của thực thể. Thực thể của cả sách Khải thị là lời tiên tri, nên linh của lời tiên tri trong cả sách Khải thị là chứng cớ của Jesus, là Hội thánh. Hay nói cách khác, nước vắt của cả sách Khải thị là Hội thánh của Đức Chúa Trời. Các chi tiết về thế giới, Antichrist, Satan....chỉ là các chất “phụ gia”, còn thể yếu của sách Khải thị là hội thánh.
   Witness Lee nói, “linh của lời tiên tri là thực tại, thực thể, khí chất, và đặc chất của lời tiên tri. Do đó, chứng cớ của Jesus là thực tại, thực thể, khí chất và đặc chất của lời tiên tri trong sách Khải thị”. Cả sách Khải thị bày tỏ ra hội thánh.
   Chứng cớ Jesus là các hình ảnh về hội thánh, được bày tỏ trong sách Khải thị như sau: vì có 7 hình ảnh về chứng cớ của jesus trong sách Khải thị:

1. CHƯƠNG 1:12, 20: Các chơn đèn bằng vàng:
“ Khi tôi đã xây lại, tôi đã thấy 7 chơn đèn bằng vàng...7 chơn đèn là  7 hội thánh”.
Trong Xuất 25:, sự nhấn mạnh thì ở trên Christ, là chơn đèn như ánh sáng thần thượng, soi ra 7 ngọn đèn, với Linh như dầu ô-liu. Xa 4: 6, sự nhấn mạnh là về Đức Linh như ngọn đèn chói sáng, đó là 7 con mắt của Đức Chúa Trời (Xa.4:2,10). Chơn đèn trong Xa cha ri 4 là thực tại chơn đèn trong Xuất 25:, và các chơn đèn trong Khải 1: là sự tái sản xuất của chơn đèn trong Xa cha ri 4: Christ được thực tại hóa là Linh, và Linh được biểu hiện như các hội thánh. Đức Linh chói sáng là thực tại của Đấng Christ chói sáng, và các hội thánh chói sáng là sự tái sản sinh và sự biểu hiện của Đức Linh chói sáng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời hầu Jerusalem mới như là thành phố chói sáng có thể được tổng kết. Christ, Linh và các hội thánh, tất cả đều có cùng một bản chất thần thượng

2. CHƯƠNG 7: quần chúng đông đảo được cứu:
“ Sau việc ấy, tôi đã thấy, kìa, một quần chúng rất đông, không ai có thể đếm được, từ các nước, các chi phái, các dân, các tiếng mà ra, đứng trước ngai và trước Chiên Con, mình mặc áo dài trắng, tay cầm nhành cha là...”.
   Quần chúng đông đảo bao gồm những người được cứu chuộc từ các nước, trải suốt các thế hệ. Những người nầy cấu thành hội thánh (Công 15:14, 19). Đó cũng là chứng cớ của Jesus.

3. CHƯƠNG 12: Người phụ nữ sáng chói và người Nam tử
“ Người đàn bà mình mặc mặt trời, chơn đạp mặt trăng, đầu đội mão miện bằng 12 ngôi sao”.
“ Nàng sanh một con trai, con trai ấy sẽ dùng cây gậy sắt mà chăn muôn dân, con trẻ ấy bèn được tiếp lên cùng Đức Chúa Trời và đến nơi ngai Ngài...”.
   Trong Sáng 37:9, trong giấc mơ của mình, Joseph đã thấy mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao, ngụ ý cha mẹ và 11 anh em của ông. Tại đó mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao, cộng với Joseph, ngụ ý toàn thể dân Đức Chúa Trời trên trái đất. Căn cứ trên nguyên tắc của giấc mơ đó, mặt trời, mặt trăng và 12 ngôi sao ở sách Khải thị đây, phải ngụ ý toàn thể dân Đức Chúa Trời trên địa cầu, mà người phụ nữ ở đây làm biểu hiệu.
    Con trai hay người nam tử ở đây (12:5) ngụ ý thành phần mạnh mẽ hơn của Đức Chúa Trời. Trải mọi thế hệ, luôn luôn có một số người mạnh mẽ hơn giữa vòng dân đức Chúa Trời. trong Kinh thánh những người nầy được coi là một đơn vị tập thể đánh trận cho Đức Chúa Trời và đưa vương quốc của Đức Chúa Trời xuống trái đất.

4. CHƯƠNG 14: Mùa gặt với các trái đầu mùa:
   “ Họ được mua chuộc từ trong loài người để làm các trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con”( c.4).
    “Hãy đưa lưỡi liềm của Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái, đã đến và mùa màng của trái đất đã  chín khô rồi”.
    Mùa gặt của  địa cầu là dân Đức Chúa Trời trên trái đất, là các tín đồ trong Christ (1 Cor. 3:9). Khi Ngài đến trái đất lần thứ nhất, Chúa đã gieo chính Ngài vào các tín đồ Ngài (Math. 13:3-8, 24). Từ lúc đó, mọi tín đồ mà đã tiếp nhận Ngài như hột giống sự sống, đã trở thành hoa màu của Đức Chúa Trời trên địa cầu. Những kẻ chín đầu tiên sẽ được thu hoạch trước như các trái đầu cho Đức Chúa Trời trước cơn đại nạn, như 14:1-5 chỉ dẫn. Đại đa số sẽ chín với sự giúp đỡ của những nỗi khổ đau trong đại nạn và sẽ được thu hoạch vào cuối đại nạn.

5. CHƯƠNG 15: Những người đắc thắng đứng trên Biển Thủy Tinh: 15:
“ Tôi đã thấy hình như biển thủy tinh lộn với lửa, cũng đã thấy những kẻ đã đắc thắng con thú và hình tượng nó cùng số mục tên nó, đứng trên biển thủy tinh đó mà cầm đờn cầm của Đức Chúa Trời”.
   Đây là những người đắc thắng trễ, mà sẽ trải qua cơn đại nạn và chiến thắng Antichrist và sự thờ phượng của Antichrist. Họ sẽ bị tuận đạo dưới sự bắt bớ của Antichrist và sau đó được phục sinh để đồng trị với Christ trong thiên hi niên (Khải 20:4).
   Đứng trên biển thủy tinh (pha lê) ngụ ý rằng những người nầy đã được: (1) phục sinh từ kẻ chết và (2) cất lên để ở bên trên hồ lửa. (biển pha lê ám chỉ hồ lửa và sự chết thứ hai, 4:6, 20:14), tức là ở bên trên sự phán xét hung hãn, đời đời của Đức Chúa Trời.
   Xưa kia dân Israel do Môi-se dẫn dắt đứng bên bờ Biển Đỏ, thấy kẻ thù nằm chết dưới biển, sau nầy những người đắc thắng cũng sẽ thấy kẻ thù họ là Satan, Antichrist..nằm dưới hồ lửa, là biển thủy tinh .

6. CHƯƠNG 19: Tân phụ sẵn sàng cho hôn lễ
   “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, hãy tôn vinh Ngài, vì lễ cưới Chiên Con đã đến, và vợ Ngài đã tự sử soạn rồi” (C.7).
   Vợ Ngài ám chỉ hội thánh (Eph. 5:24-25, 31-32), tân phụ của Christ (Giăng 3:29). Tuy nhiên theo câu 8, 9, thì người vợ và tân phụ của Christ ở đây chỉ bao gồm những tín đồ đắc thắng suốt thiên hi niên, trong khi cô dâu, hay người vợ ở Khải 21:2 thì bao gồm mọi thánh đồ được cứu sau thiên hi niên và còn đến đời đời. Tình trạng sẵn sàng của cô dâu tùy thuộc trên sự trưởng thành trong sự sống của những người đắc thắng. hơn nữa, những người đắc thắng không phải là các cá nhân riêng biệt, nhưng là một cô dâu tập thể. Về phương diện nầy, sự xây dựng là cần thiết. những người đắc thắng không chỉ trưởng thành trong sự sống, nhưng cũng được xây dựng với nhau thành một cô dâu

7. CHƯƠNG 21: Jerusalem mới
  “Tôi cũng đã thấy thành thánh , là Jerusalem mới, từ nơi Đức Chúa Trời mà xuống, được sửa soạn như một Tân Phụ trang sức đợi chồng mình” (c.2).
   Jerusalem mới là sự cấu thành mọi thánh đồ do Đức Chúa Trời cứu chuộc trải các thế hệ. Đó là cô dâu của Christ như là chỗ cư ngụ của Ngài, đền tạm của Ngài (Giăng 3:29) và là thành thánh của Đức Chúa Trời, như là chỗ cư ngụ của Ngài, đền tạm của Ngài (c.3). Đây là Jerusalem thuộc thiên (Heb. 12:22), mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta, và là thành phố mà Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp ao ước (Heb. 11:10, 16). Đây cũng là Jerusalem ở trên và là mẹ của chúng ta (Gal. 4;26). Là cô dâu của Christ, Jerusalem mới xuất phát từ Christ, chồng nàng, và trở thành bản sao, y như Eva ra từ A-đam, chồng nàng, và trở nên bản sao của ông (Sáng 2:21-24). Nàng được chuẩn bị qua việc tham dự trong các sự phong phú của sự sống và bản chất của Christ. Là thành thánh của Đức Chúa Trời, nàng được thánh hóa cách hoàn toàn cho Đức Chúa Trời, và hoàn toàn được thấm nhuần bằng bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời để làm chỗ cư ngụ của Ngài.

   Trong Cựu ước và Tân ước, Đức Chúa Trời ví sánh tuyển dân Ngài là người vợ ( Ê-sai 54:6; Giê 3:1; Exech. 16:8; Ô-sê 2:19; ; 2 Cor. 11:2; Eph. 5:31-32)  và là chỗ cư trú cho chính Ngài (Xuất 29:45-46, dân 5:3.; Exech. 43:7,9; Thi 68:18; 1Cor. 3:16-17; 6:19; 2Cor. 6:16, 1Tim 3:15). Người vợ là vì sự thỏa mãn của Ngài trong tình yêu, và chỗ cư trú là vì sự an nghỉ của Ngài trong sự biểu hiện. Cả hai phương diện nầy sẽ được tổng kết tối hậu trong Jerusalem mới. trong nàng, Đức Chúa Trời sẽ có sự thỏa mãn đầy đủ nhất trong tình yêu, và sự an nghỉ tuyệt đỉnh trong sự biểu hiện đến đời đời.

   Christ là Chứng Nhân của Đức Chúa Trời (1:5), chứng cớ và sự biểu hiện của Đức Chúa Trời. Hội thánh là chứng cớ và sự biểu hiện của Christ, như vậy, hội thánh là sự tái sản xuất chứng cớ và biểu hiện của Đức Chúa Trời trong Christ.?. Hội thánh là chứng cớ của jesus Christ.?.