Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

TA MA


TA MA

                     Sáng 38: 6, 11, 13, 24 ; Ru-tơ 4:12 ; Isử-ký 2:4
                     Dâu của Giu-đa và là góa phụ không con của hai anh em
                     Ê- rơ và Ô-nan.
                     Bằng mánh khóe của mình nàng yêu cầu lẽ phải được
                     làm mẹ theo áp lực của luật lệ.
                     Bởi ông gia mình, nàng trở thành mẹ của hai đứa trẻ
                     sinh đôi.
 
 








“NÀNG ĐÃ HƠN TA”
Dầu rằng những sự kiện được đem vào quanh cuộc sống của Ta-ma hoàn toàn không thể dung thứ được và là một sự nhầm lẫn đáng trách, y theo giá trị luân lý của ngày hôm nay, hành động của Ta-ma cũng chắc chắn ảnh hưởng tới tiêu chuẩn luân lý cổ xưa vào thời bà sống. Sách Sáng- thế- ký thuật chuyện Ta-ma để dùng với mục đích: thứ nhất đây là ví dụ rõ nét nhất trong Kinh thánh về luật lệ cưới xin Lê-vi, chỉ ra phong tục hôn nhân ngày xưa giữa người đàn ông và vợ góa của anh mình theo đòi hỏi của luật pháp Môi-se. Khi người chết không có con trai nối dõi và khi cả hai anh em đều thừa hưởng chung một gia tài. Dĩ nhiên theo luật pháp Lê-vi, người ta vẫn dùng một từ cổ xưa nghĩa là “em chồng”. Thứ hai, câu chuyện đưa ra cho chúng ta một bức tranh rõ nét về việc người góa phụ có trí khôn vào thời Y-sơ-ra-ên thuở xưa đã làm thế nào bảo vệ chính mình và quyền lợi trong gia đình mình.
Ta-ma, không phải là người nữ hư xấu gì, đã đóng một vai trò có ý nghĩa trong lịch sử Cựu ước vì bà là mẹ của Phê- rết, tổ tiên của Vua Đa- Vít. Khi bà đã bị mất hết cả hai người chồng – hai người này là anh em với nhau – và bị từ chối người em trai trẻ còn lại, bà vẫn có can đảm để đòi hỏi quyền được làm mẹ theo luật pháp. Bà đã làm gì? Sau khi mẹ chồng chết, bà quay sang bố chồng mình. Tính cách can đảm và hợp pháp trong hành động của bà đã được ám chỉ qua từng động tác bà tạo ra. Kinh thánh không nhắc đến dòng tộc hay nơi chốn sinh ra của Ta-ma, chỉ tiến hành giới thiệu bà bằng cách cho biết người chồng đầu của bà là Ê- rơ “độc ác trước mặt Đức Giê- hô- va, nên Ngài giết người đi”, kế đó, bà trở thành vợ của em chồng là Ô-nan, và người này cũng đã “không đẹp lòng Đức Giê- hô- va, nên Ngài cũng giết người luôn đi” (sáng 38:7 7,10). Sự kết hợp giữa Ta-ma và Ô-nan bày tỏ công việc hoàn hảo của Luật Lê-vi, nghĩ ra việc giữ lại quyền sở hữu tài sản bên trong gia đình cũng như tránh được sự tuyệt nòi của dòng dõi trong nhà. Sau khi người chồng thứ hai của Ta-ma chết, Giu-đa khuyên con dâu mình trở về nhà cha mẹ ruột và tiếp tục giữ sự góa bụa cho đến khi đứa con thứ ba của ông là  Sê-la đủ tuổi. Nhưng vì sợ rằng Ta-ma là người mang điềm gở và sợ rằng Sê-la cũng sẽ chết nên Giu-đa chậm trễ việc hôn nhân của đứa con thứ ba này với Ta- ma.
Một thời gian đáng kể trôi qua và rồi vợ Giu-đa chết. Sự mong ước có con cái vẫn còn sâu lắng trong trái tim Ta-ma, gây nguyên nhân cho bà hoạch định một hành động để đòi quyền làm mẹ từ cha chồng; từ lúc Giu- đa từ chối đứa con thứ ba của ông là Sê-la cho Ta- ma, bà luôn tìm kiếm phương cách để ép buộc ông chấp nhận trách nhiệm, là việc hứa bảo đảm cho bà bởi luật Lê-vi.
Khi nghe Giu-đa, cùng với bạn là Hi-ra, người A-đu-lam sắp đến ngọn đồi Thim-na, Ta-ma liền chuẩn bị cho mình một kế hoạch thật mạo hiểm. Bây giờ đang là mùa hớt lông chiên và nhiều người lạ sẽ đến từ khắp những vùng chung quanh đó. Ta-ma cũng đến nhưng dưới sự hóa trang để Giu-đa không thể nhận diện được nàng là góa phụ của các con mình: nàng cởi bỏ quần áo góa bụa, lấy lúp che mặt và “ bao phủ mình lại”, có lẽ bằng một chiếc áo dạ hội nhiêu màu sắc. Tên Ta-ma đồng nghĩa với tên một loài cây nhiệt đới cao lớn trong những vùng đất của Kinh thánh. Chúng ta có thể giả định rằng bà là một phụ nữ cao lớn, khỏe mạnh, có dáng đi yểu điệu và luôn nhận được sự chú ý bất cứ nơi nào bà đến. Lần này bà lựa chọn việc đứng bên cạnh đường, nơi Giu-đa có thể sẽ đi ngang qua.
Không nhận diện được người nữ trong tấm mạng che mặt là vợ góa của con mình, nghĩ rằng đó là một kỵ nữ, Giu- đa làm thân với nàng rồi nói: “ Hãy cho ta đến cùng nàng”. Người nữ thông minh trong Ta-ma lên tiếng: “ Người sẽ cho ta món cho đặng đi đến cùng tôi? ( Sáng 38:17;18)
Bấy giờ Ta- ma quay trở về nhà, mang theo mình con dấu, dây và cây gậy của Giu-đa, rồi lột bỏ mạng che, mặc lại y phục góa bụa của mình. Một thời gian ngắn sau, Giu- đa nhờ bạn là Hi-ra, người đã cùng ông đi hớt lông chiên trước đây ở Thim-na, mag lên một con dê con, yêu cầu những vật sở hữu của ông phải được trả lại, khi con dê con này trao đi. Hi-ra mang theo con dê con, đi vào thành phố nơi Ta-ma sống, hỏi thăm về người kỵ nữ đã đứng bên đường trước đây, nhưng người ta cho biết không có một kỵ nữ nào ở đó cả. Đây là bằng cớ hiển nhiên cho thấy Ta-ma không phải là người dễ dàng bán rẽ danh dự mình, nhưng là người phụ nữ giữ mình đoan trang, đáng trọng và chỉ cố sức để khôn ngoan hơn một người đàn ông, dành quyền được làm mẹ theo luật lệ thời đó.
Cách chừng ba tháng sau, Giu- đa nhận được tin Ta-ma, con dâu mình đã “ hoang thai”, ý hiểm độc của những người ngồi lê đôi mách mang tin lại cho Giu-đa. Giận giữ vì tin này, Giu- đa ra lệnh con dâu ông phải bị đem thiêu sống, vì đây là một hình phạt đúng nếu đó là sự thật. Nhưng khi Ta-ma đến trước mặt ông, đưa ra con dấu, dây và gậy rồi hỏi: “  xin hãy nhìn lại những thứ này xem là của ai?” Giu- đa không thể nào từ chối những thứ sở hữu của ông và đã phải thú nhận: “ Nàng phải hơn ta, vì ta không đưa Sê-la, con trai ta, cho nàng. Đoạn , người không ăn ở cùng nàng nửa” (Sáng 38:26). Câu cuối này đủ chứng tỏ Ta-ma không phải loại đàn bà hay chung chạ, bà đã hành động gần như y theo luật lệ và khá can đảm, anh hùng trong hành động đó. Chúng ta có thể tin rằng bà đã tự giải tội cho mình và Giu-đa cũng đã tha thứ cho bà tội đã phạm.
Ba lần  bị từ chối có con bởi người chồng hợp pháp, lần này Ta-ma, bởi Giu-đa, hạ sinh đôi .Giống như hai trẻ sinh đôi của Rê-bê-ca, có sự ghi chú tỉ mỉ về việc xuất hiện của đứa lớn là Phê-rết, đứa trẻ sẽ nhận được qyền trưởng nam trong gia đình, và sau đó, em trai nó là Sê- rách hạ sinh với “ sợi chỉ điều trên tay” mà bà mụ đã cột trước đó. Câu chuyện sinh nở của Ta-ma miêu tả rõ ràng sự đau đẻ của người nữ và việc sinh đôi.
Trong câu chuyện về Ru-tơ, một người góa phụ khác cũng được làm mẹ theo luật Lê-vi, chúng ta tìm thấy điều đáng đề cập đến được tạo ra bởi Ta-ma, người đã sinh con cho Giu-đa. Những “ Ta-ma” khác đã theo sau bà, một là “ người em gái xinh đẹp” của Áp-sa-lôm (II Sam 13:1) và một là  một thiếu nữ rất xinh đẹp” (II Sam 14:27) đó là con gái của Áp-sa-lôm. Có thể nói rằng họ được đặt trùng tên với bà tổ dũng cảm của họ, Ta-ma,người không chịu bị tước đi quyền làm mẹ của mình.