Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

1. Giáo hội Chính thống Đông phương




(Eastern Oxthodox Church).

1. Lịch sử: Giáo hội Chính thống Đông phương bắt đầu từ năm 1054:
 Chúa Kitô lập Giáo hội và lưu truyền từ thời các Tông đồ trở đi. Giáo hội ấy bị bách tại cấm cách dữ dội tại Rôma bắt đầu từ thời vua Nêron. Ông cho đốt thành Rôma rồi đổ tội cho người Công giáo và ra lệnh cấm đạo (năm 64) qua nhiều triều vua.

Lý do chính trị:  Tới năm 312, tướng Constantino được Trời phù hộ, ông chiến thắng Maxentiô tại Roma, và năm 313 do chiếu chỉ Milan Constantinô chấm dứt bách hại đạo Công giáo. Triều vua Constantino bắt đầu tại Rôma từ năm 313. Tới năm 330 vua dời đô sang Byzantine (nước Hilạp) bên Đông phương và đổi tên Byzantine thành Constantinopoli. Làm thế, ông không ngờ sẽ đi tới chỗ chia rẽ văn hóa và giáo hội.

Lý do nội bộ Công giáo: Thời ấy Đông Tây còn có vấn đề tranh luận: dâng Thánh lễ để tưởng nhớ Chúa chịu chết, bằng bánh lễ không men hay có men, giữ chay thứ Bảy hay thứ Sáu, linh mục độc thân hoặc lập gia đình. Đức thượng phụ Constantinople, Micae Cerulario, chỉ trích một vài thông lệ của Giáo Hội Tây Phương, và xưng hô với đức giáo hoàng như một người anh em thay vì coi là vị cha chung, và từ chối không chịu tiếp đón các đại diện của đức giáo hoàng khi họ đến Constantinople trong ba tháng. Thêm vào  đó là sự không khôn khéo của phái đoàn Rôma sang Constantinopoli, sau 4 tháng điều đình không xong, vì bên nào cũng giữ lý của mình. Sau cùng, trong một thánh lễ, phái đoàn Rôma đã để lại bàn thờ bản ra "vạ tuyệt thông" viết sẵn cho Thượng phụ giáo chủ Micae Cerulario, rồi "phủi bụi chân" ra về. Hôm đó là ngày 16 tháng 7 năm 1054.  Vài ngày sau, Ðức Micae Cerulario phản ứng lại bằng cách ra vạ tuyệt thông các đại diện và đức giáo hoàng Rôma. Vạ tuyệt thông đôi bên này được duy trì mãi cho đến tháng 1 năm 1964, khi Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem trong vòng tay thân ái và cả hai đã cùng hủy bỏ vạ tuyệt thông ấy. Nhờ ơn Chúa, công việc tái hợp Chính Thống Giáo và Công Giáo Rôma hiện đang được tiến hành cách khá tốt đẹp.

        Trong các cuộc đối thoại đại kết ngày nay, vẫn còn trở ngại chính cho sự hợp nhất:  quyền tối thượng của đức giáo hoàng Rôma. Vấn đề được đặt ra là đức giáo hoàng có quyền cai quản và dạy bảo toàn thể Giáo Hội hay không. Tây Phương cho rằng đức giáo hoàng có thẩm quyền đó; Ðông Phương cho rằng mọi thượng phụ, kể cả vị giám mục Rôma, đều có quyền bằng nhau.
        Bất kể những tì tích của Giáo Hội, phúc âm của Ðức Giêsu Kitô tiếp tục được loan truyền. Trong thế kỷ mười một, Ðan Mạch và Na Uy theo Kitô Giáo, sau đó không lâu là Thụy Ðiển (1164). Nước Nga tiếp đón các nhà thừa sai từ Ðông Phương và cả Tây Phương, cho đến khi thái tử Nga quyết định rửa tội theo Giáo Hội Byzantine (Đông phương), mà sau đó trở thành Giáo Hội Chính Thống Nga với vị thượng phụ ở Moscow. Trong thời gian qua  2003, Giáo hội này luôn làm khó dễ cho Giáo hội Công giáo Rôma.
(Theo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chương 3, Giáo hội thời Trung cổ, Catholic Almanac 2004).

2. Số tín hữu Chính thống:  Không có con số chính xác. Giáo hội Chính thống hiện chia thành nhiều chi nhánh (Alexandrian nước Ai cập,Antiochian nước Syria, Armenian, Byzantine, Chandean), … mỗi chi nhánh có nghi lễ khác nhau.

3. Giáo hội Công giáo với Chính thống giáo: Giáo hội Đông phương Byzantine vẫn nối kết với Công giáo Rôma trong liên hệ gần nhất trong nhiều cách, nhất là chức linh mục và Bí tích Thánh Thể. Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về Các Giáo hội Công giáo Đông phương viết: "Giáo hội Công giáo rất kính trọng những thể chế các giáo hội đông phương, các nghi lễ phụng vụ, truyền thống hàng giáo phẩm, và đời sống Kitô hữu… từ thời các tông đồ qua các giáo phụ…nói lên gia tài không thể phân chia của Giáo hội toàn cầu"(số 1). Tuy vị giáo hoàng Rôma được thánh ý chỉ định là người nối nghiệp thánh Phêrô trong thẩm quyền tối cao của giáo hội hoàn vũ,  nhưng cả hai giáo hội đông tây đều có phẩm giá như nhau, không bên nào là bề trên bên kia trong nghi lễ (số 3).