Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

XÂY DỰNG CƠ NGHIỆP NÀO ?


 

Khi kiến trúc sư định hình cho một công trình xây dựng nền móng là chủ yếu, nếu lập nền trên cát cùng vật liệu như lá, rơm rạ, là sự xây dựng tạm thời không bền vững: Chỉ một thời gian ngắn sẽ bị nước chảy mưa sa, gió lay xô động, dễ bị cháy tiêu. Lập nền trên vầng đá và vật liệu tốt sẽ được kiên cố vững chắc, bền lâu. Nếu áp dụng vào cuộc sống thì việc xây dựng cơ nghiệp càng khó hơn, nó đòi hỏi sự khôn ngoan và kỷ năng sáng tạo, áp dụng vào đời sống thực tế; là cuộc hành trình khó khăn khốc liệt, tranh đấu không ngừng, vì nếu thất bại sẽ bị phá sãn. Bởi thế sự lập nghiệp thường đi đôi với việc tạo phước, người ta tin rằng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Đến lúc thành công cũng chưa kể là vững chắc vì cần có sự nhận định tính chất cơ nghiệp mình đang có thuộc loại nào, để khắc phục, rèn luyện kỉ năng, ứng dụng vào cuộc sống hầu quản lý một cách có hiệu quả. Cùng sự đầu tư thế nào để tiến đến sự thừa hưởng cơ nghiệp đời đời.


Lập nghiệp và  Tạo phước:
Ngày nay các bậc cha mẹ thường hướng dẫn con cái tạo sự nghiệp trước rồi mới thành gia lập thất sau, để bảo đảm cuộc sống vật chất cho gia đinh. Có sự nghiệp chẳng những được địa vị trong xã hội còn giúp ích cho gia đình và tổ quốc nữa. Muốn lập nghiệp, trước hết cần phải có khả năng và kinh nghiệm trong công việc của mình . Luận về xây dựng sự nghiệp, trong xã hội Việt Nam, có ba loại người:
1.    S người có ý chí tiến thân nhưng chưa gặp thời cơ thuận lợi, vì cuộc sống phải chấp nhận một việc làm bất đắc dĩ và tạm thời, không phù hợp với khả năng chuyên môn của mình nên dễ gặp thất bại. Ấy là người xây dựng cơ nghiệp tạm thời, khó thành công, tương lai bất ổn như việc xây nhà bằng vật liệu tạm thời dễ bị cháy tiêu.
2.    S người có một nghề thiện xảo có thể tạo dựng được sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhờ vào tài trí, công sức, cần mẫn, siêng năng của mình. Hoặc là mt ngh gia truyền chẳng hạn, đầu tư bằng công việc sở trường của mình−“nht ngh tinh, nht thân vinh”−có thể thành công và “đắc thành sở nguyện.” Nếu họ sống trong một xã hội khuyến khích và phát triển nhân tài, họ sẽ phát huy được sáng kiến, nghề nghiệp tiến triển, gặp thời cơ họ sẽ như “diều gặp gió” và sẽ được thịnh vượng hơn lên.
3.    Số người tr tui du học đi xây dựng sự nghiệp bằng trình độ học thức,  du học nước ngoài là những đứa con ưu tú của đất nước, đem sự tiến hoá văn minh của thế giới về cải tiến xứ sở mình, được xem là tạo lập cơ nghiệp trên một nền vững chắc, có hậu thuẩn. Trong số người nầy có người thành công cũng có người thất bại vì cớ họ bị sa ngã theo vật chất phồn hoa, bị lôi cuốn vào sự ăn chơi truỵ lạc, nên cần có ý chí quyết tâm. Sau năm 1975 có rất nhiều người Việt nam ra đi vì bất đồng chủ nghĩa, tị nạn, tìm tự do ở hải ngoại bởi hiện tình đất nước thời bấy giờ, ngậm ngùi với bài thơ “Hận sông Gianh”  của người xưa với nỗi buồn bất tận, và đồng cảm cùng cố nhân:
Đây sông gianh, đây biên cương thng kh.
Đây sa trường, đây máu đ tri nam.
Đây dòng sông, dòng máu Vit còn loang.
Đây c đô xương tàn xưa cht đng.
                
Sông còn đây hn phân ly nòi ging.
Máu còn đây cơn ác mng tương tàn.
Và còn đây hn dân Vit thác oan.
Bao thế k chưa tan nim ut hn!

Ôi Vit nam cùng Vit nam gây hn.
Muôn nghìn sau đ hn cho dòng sông.
Mng bá vương Trnh, Nguyn có còn không?
Nhc ni chiến non sông còn in vết.

Ôi sông Gianh nơi ni da nu tht.
Nơi gươm hng tàn giết ging Lc hng.
Nơi máu đào nhum đỏ sóng dòng sông.
Máu nhơ bã muôn đi không ra sch!.

Số thuyền nhân này gồm chung là những doanh nhân, và những người vì cuộc sống đi lập nghiệp định cư ở các nước: Mỹ, Đức, Út, Nhật… Họ đã trải qua những chặng đường đầy thử thách cam go, nguy hiểm, trên những con tàu nhỏ bé và rò rỉ, đối đầu với bao phong ba bảo táp. Vì quyết định ra đi, họ chấp nhận “tử biệt sanh ly”, gia đình ly tán, tài sản bị tịch thu. Biết bao tai ương và lắm cảnh đoạn trường khốn khổ không ngừng liên tiếp xảy ra như:

·        Cnh thương tâm của một dược sĩ đớn đau chua xót nhìn vợ con ngã gục, kết liểu cuộc đời bằng những viên thuốc do chính tay ông đưa cho vợ con mình trước khi xuống thuyền, để dùng khi kế hoạch vượt biên bất thành!
·        Cnh kinh hoàng giữa sóng biển đại dương trước cuồng phong bão tố khiến con tàu bị đắm hoặc bị hết lương thực vì lạc hướng!
·        Cnh s hãi khi tàu bị nạn tấp vào một hoang đảo phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, khốn khổ, đói khát, vừa sợ thú dữ, vừa sợ mọi ăn thịt người (theo tin đồn). Đáng thương nhất là phụ nữ và trẻ con, hồi hộp trông đợi tàu cứu hộ đến, cùng nhau kết bè mong thoát hiểm!
·        Cnh gào thét oằn oại của các thiếu nữ bị bọn hải tặc bắt. Có người còn chứng kiến cảnh chồng con bị quăng xuống biển sau khi bị cướp lấy hết tài sản và lương thực. Còn các cô bị chúng đem về đảo làm vợ, phải chịu nhiều tủi nhục cay đắng biết bao!                   
Cảnh bể dâu khổ ải của họ kể sao cho xiết! Trải qua hết những chặng đầy thử thách cam go đó, còn bị mang tiếng là phản quốc lưu vong, bằng sự kiên cường và nghị lực của mình họ đã xây dựng sự nghiệp với hai bàn tay trắng; sống đời ly hương, thế mà được thành công rực rỡ. Ngày ra đi bị sỉ nhục bao nhiêu thì ngày trở về càng hãnh diện bấy nhiêu! Trước bị mang tiếng  là “phản quốc” thì giờ được khen là “Việt kiều yêu nước”! Dù đã chịu “trăm đắng ngàn cay” khi lìa xa quê hương xứ sở họ vẫn biểu lộ tình yêu, quan tâm về đất nước và dân tộc mình bằng cách biểu tình đòi hỏi chủ quyền hải đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt nam
Sự lập nghiệp thường đi đôi với việc tạo phước: Việt kiều đã đem về cho nước nhà số lượng kinh phí tính theo đô la hằng năm rất lớn.
Họ trở về để viếng thăm quyến thuộc và cung hiến bằng hai cách: 1. Dâng hiến cho các hội từ thiện và tôn giáo, 2. Bố thí cho người nghèo khó, trẻ mồ côi, người già cả tàn tật. Cũng góp phần xây dựng trường học, đường sá cầu cống, nói chung là kiến thiết đất nước. Nhà cửa nghèo nàn ở nông thôn giờ đây đã có nhiều ngôi nhà cao tầng rất khang trang khá giả.
 Tôi được biết một người Việt kiều ở Mỹ hồi hương về sau 10 năm xa cách. Ý muốn duy nhất của ông là giúp đỡ tận tay người dân nghèo bằng cách đến mỗi tỉnh, tìm vào các chợ nhỏ có nhiều dân cư lam lũ nghèo nàn buôn gánh bán bưng. Ông nghĩ rằng “miếng khi đói bằng gói khi no” nên giúp cho mỗi người là 200.000 đồng VN (năm 1985 là lúc đồng tiền giá trị hơn bây giờ rất nhiều) ông phân phát đến hết số tiền mang theo khoản 20.000 đô Mỹ. Ông đã đi được rất nhiều tỉnh như vậy và cảm thấy lòng sung sướng vô cùng!
Với hành động và lòng hảo tâm nầy rất hợp với ý Chúa ở thánh kinh (Ma-thi-ơ 25:35,40) “Vì Ta đói, các con cho Ta ăn; Ta khát, các con choTa uống; Ta là khách lạ, các con tiếp rước Ta; Ta trần truồng, các con mặc cho Ta; Ta ốm đau, các con chăm sóc Ta; Ta bị tù, các con thăm viếng Ta” …” Vua sẽ trả lời rằng: Thật, Ta bảo các con, khi các con làm điều ấy cho một người thấp kém nhất trong những anh em nầy của Ta, tức là đã làm cho Ta”.
Đội ngủ trí thức người Việt ở nước ngoài là khoa học gia, công nghệ gia, doanh nhân, những trí thức trẻ có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng nhờ phần nào trao đổi thông tin với người Việt hải ngoại mà ngày nay người trong nước hiểu được nền văn minh thế giới và nhận thấy đất nước mình còn yếu kém rất nhiều về mọi mặt so với tây phương hầu cho để được cầu tiến hơn.
Người ta  thường áp dụng ba tiêu chuẩn trong việc xây dựng cơ nghiệp là: thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
-Thiên thời : đứng đầu, vì tin “Trời” là tối thượng hầu được phước để giúp họ thành công. Trong dân gian có câu: “thuận thiên thì sống, nghịch thiên thì chết”. Chúng ta nhận thấy như là có sự tương đồng quan điểm về “thiên” với người cơ đốc. Nhưng đối với người chưa tin Chúa, thiên thời là thời cơ may rủi. Vì để biết được thiên thời, người ta thường xin xăm bói quẻ, chọn ngày giờ hợp với tuổi tác, để biết thời vận tốt xấu họ xem thiên văn; để tránh khắc kỵ thì cúng sao hạn, tam tai; để cầu phúc cầu lợi thì cúng thần tài, thổ địa. Thế nên sự mê tín may rủi cùa họ ta thấy chẳng “thuận thiên thời” chút nào cả.
Còn cơ đốc nhân thì khác, trước khi hoạch định việc gì họ tin cậy vào Chúa Thánh linh dẫn dắt, để con đường sự nghiệp thuận lợi tuỳ theo sự ban cho của Chúa là “ ý Chúa được nên”, đồng thời  với cách thể hiện mình ở  “Tận nhân lực mới tri thiên mạng”.
Nhưng nhiều khi ta thấy cả hai đều có sự thành công như nhau? Vì những ơn phước được Chúa ban cho chẳng phải là vô cớ, theo lời nhân từ Ngài đã dạy ở ( Ma-thi-ơ 5:44-45 )“Nhưng ta bảo các con: Hãy thương yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con, để các con được trở nên  con của Cha các con ở trên trời; vì Ngài khiến mặt trởi mọc lên chiếu sáng kẻ gian ác lẫn người lương thiện, ban mưa cho người công chính, lẫn người bất chính”. Vì lẽ đó chúng ta biết được rằng tại sao tất cả con cái Chúa thuận thiên và người chưa tin Chúa cũng đều thành công trong sự nghiệp, bởi vì tất cả cùng được hưởng ánh sáng và mưa nguồn của Ngài vậy!
Cũng như chúng ta nghĩ những người ra đi có lý tưởng là thuận thiên thì tại sao có người lại bị chết trên biển và gặp nhiều cảnh tai ương? Sự hoạn nạn bị gíáng trên họ là điều bất công? Nhưng chúng ta được biết chẳng phải là vô cớ, khi họ cùng đi chung trên một chuyến tàu mà có nhiều người làm sự trái phép phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời, trong số ấy cũng có  những người công bình phải đồng chịu chung cảnh tai biến đó và bị đồng một số phận; Nhưng khác ở chổ là linh hồn người công chính sẽ được Chúa cứu bởi sự công bình của họ.!
-Địa lợi: Ở trên mãnh đất nào người ta thấy có nhiều lợi ích như xưa Chúa ban cho dân Israel nước Canaan đượm sữa và mật. Hiện nay có nhiều người đi tìm nơi định cư lập nghiệp như: Mỹ, Canada, Úc, Đức, Nhật, Ý, Pháp, v.v. tức là những nơi chế độ tư bản, phát huy năng khiếu cá nhân. Do vậy, tại các nước này, sản sinh ra những nhà tỷ phú tài ba như vua ô tô, vua thép, vua dầu hoả, vua tin học, vua máy tính v.v… và rất nhiều đại gia có tài sản khổng lồ nhất thế giới.Thay vì ở các nước chủ trương “thân nhân độc quyền” hoặc “đánh tư sản”, dù người có tài năng tạo dựng được cơ nghiệp cho mình thì tài sãn  cũng bị tiêu tán. Vì “an cư mới lạc nghiệp”
-Nhân hoà: Rất cần thiết trong cách cư xử bởi con người sống với nhau phải có lòng yêu thương chân tình, đùm bọc, thuận hoà với những người cộng tác quanh mình, không tư lợi vị kỷ, chẳng phải lợi ích chỉ dành riêng cho thân tộc mình thôi; nhưng có sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với người cộng tác, để họ hết lòng phục vụ vì lợi ích chung. Sự tuân phục pháp luật của đất nước nơi mình định cư là điều cần thiết; yêu thương, chia sẻ và đoàn kết với dân địa phương, là bí quyết tiến đến thành công.
Ngoài việc tạo dựng cơ nghiệp cho gia đình,chúng ta cần nâng cao giá trị  đạo đức và tâm linh, vì đó là điều kiện hướng đến chân, thiện, mỹ, phúc. Hội thánh dạy dỗ thế gian biết được con đường cứu chuộc tội lỗi loài người của Chúa Jesus, mà Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại đã ban Con một của Ngài hầu cho hể ai tin Con ấy thì được sự sống đời đời, thế nên ta cần xem đấy là cơ nghiệp quý báu để lưu truyền cho con cháu.
Cơ nghiệp nào?
Tính chất của cơ nghiệp có nhiều loại, ở đây chỉ bàn về ba loại cơ nghiệp  trong đời sống :
Cơ nghiệp tạm thời: là cơ nghiệp của số ngưới thứ nhất ở trên, dù có chí hướng lập nghiệp nhưng không gặp thời cơ thích hợp với khả năng, vì cuộc sống phải chấp nhận công việc bất đắc dĩ nên không được cơ nghiệp lâu dài; cũng như việc xây nhà không đúng qui trình, hoặc bằng nguyên liệu dõm, không có sự khôn ngoan của Chúa nên trở thành hư không.
Ngoài ra có hạng người tạo cơ nghiệp bằng việc làm bất chánh như hối lộ, lường gạt, tham nhũng, sang đoạt, trộm cướp… Họ dùng mọi thủ đoạn và mánh khoé, lợi dụng khe hở luật pháp làm điều gian ác hầu cho được giàu cách nhanh chóng.“Kẻ ham tiền bạc chẳng bao giờ thoả mãn về  tiền bạc; kẻ ham của cải chẳng bao giờ thỏa mãn về lợi nhuận. Điều nầy cũng là hư không” (Truyền đạo 5:10 ). Kẻ ác nhỡn nhơ bình an vô sự, đã giàu càng giàu thêm. Càng có nhiều thì họ càng muốn thêm nhiều hơn nữa, đó là một chuổi bất tận không có hồi kết thúc, ví như nước biển càng uống càng thấy khát vậy.
Có những người làm việc nổ lực không ngừng và người cực nhọc “đầu tắt mặt tối” suốt đời, nhưng vẫn không làm giàu được.Trong cuộc sống xả hội đầy dẫy những bất công. Cán cân công lý dựa trên nguyên tắc công bình phải được tôn trọng, nhưng vì hệ thống qui định luôn có kẻ hở và luật sư giỏi lòn lách khỏi kẻ hở đó, nên người có tội vẫn sống nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật và có những người bị hàm oan.
Chúng ta phải tự hỏi làm lành để làm gì? Sự công bình của Đức Chúa Trời ở đâu? Ngay thời vua Sa-lô-môn, ông đã thấy mọi điều bất công, ông tự nhũ rằng Đức Chúa Trời sẽ xét xử kẻ gian ác? Nhưng vì mọi việc đều có định kì của nó, kẻ ác chưa bị trừng phạt vì chưa tới thời điểm Chúa phán xét họ, như để quả chín mùi mới hái, và nó cũng tự rụng, chắc chắn nó sẽ bị trả lại quả báo của công việc họ làm. ”họ sẽ chịu hình phạt huỷ diệt  đời đời, phân cách khỏi sự hiện diện của Chúa và vinh quang của quyền năng Ngài” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Đó là hậu quả của kẻ làm ác, tài sản họ sẽ bị tàn lụn nên người đời thường nói “có đức mặc sức mà ăn”. Đôi khi kẻ làm ác bị sa vào vòng pháp luật ngay khi họ hành động. Cho nên tài sản họ tạo được chỉ là tạm thời.
Cơ nghiệp trong cỏi thế gian: Của cải ở thế gian có tính chất không bền vững; theo (Ma-thi-ơ 6:19) “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy”. Thế gian có nhiều người sống trên nhung lụa, nhưng vẫn cảm thấy không hạnh phúc, vì tiền chẳng phải mua được tất cả. Rất lỗi thời khi nghĩ rằng đồng tiền là vạn năng: “Có tiền mua tiên cũng được”. Song bởi nó là một người đầy tớ tốt, nếu ta biết sử dụng đúng cách sẽ làm ích lợi cho mình; đồng tiền là một ông chủ xấu, nếu ta làm nô lệ cho nó và bị nó sai khiến, vì ta chạy theo nó làm việc bất chánh để có nó.
 Cũng chính đồng tiền có thể làm hại mình bất cứ lúc nào.“Có một tai hoạ trầm trọng mà ta thấy xảy ra dưới ánh mặt trời: Có người chất chứa của cải. Lại chuốc lấy điều bất hạnh cho mình” (Truyền đạo 4:13). Chủ tài sản sẽ trở nên điên loạn vì bị phá sãn, hoặc bị trộm cướp hay bị một tai hoạ lớn; họ bị mất hết hy vọng ở cuộc sống phải tự tử, kết liểu cuộc đời “Vì của cải các con ở đâu, thì lòng các con ở đó” (Ma-thi-ô 6:21) Sự thất bại lớn sẽ khiến người ta mất tự chủ và tuyệt vọng tột cùng!..
Người tạo đươc cơ nghiệp có thể xem là người tài trí và khôn ngoan,           biết cách quản lí và đầu tư tài sản mình để tránh bị phá sản.
Xưa Salomon nhận định về người khôn ngoan là có con mắt trong đầu mình, còn kẻ ngu dại bước đi trong tối tăm. Vì điều quan trọng là biết quản li tiền bạc cách khôn ngoan; Lòng tham tiền bạc dựa trên sai lầm khiến đức hạnh ta càng nhõ đi, nhưng nếu làm nhiều mà không biết hưởng thụ đúng cách sẽ làm nghẹt ngòi đức tin, vì sự ban cho của Chúa là thuộc kỉ phần mình, ta được thừa hưởng cách vui vẽ.
Đức tính siêng năng và tiết kiệm rất cần, có câu: “Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần” cũng như biết cách để dành là “tích cốc phòng cơ” vậy.
·        Cơ nghiệp đời đời:  Có tính chất vĩnh cữu. Tài sãn phải được giử gìn cẩn thận chắc chắn không bị mất; vậy ta giấu kín nó ở đâu? “nhưng hãy tích trữ của cải ở trên trời, là nơi không có mối mọt, ten rỉ làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy”(Ma-thi-ơ 6:20).
Khi đi xa ta cần chuẩn bị tài chánh, vật chất và nơi ở; cũng vậy nếu ta chuẩn bị chuyến đi về thiên quốc thì cần đầu tư cho đời sống tâm linh như: giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật khốn khó, góp phần xây dựng phát triển hội thánh. Vì Đức Chúa Trời là Đấng kiểm soát số phận con người  và Chúa Jesus cứu chuộc tội lỗi chúng ta; bởi mọi ơn phước đó mà Cơ đốc nhân sống là sống cho Chúa, và sống để phục vụ Chúa; cuộc sống còn không đáng kể hà huống gì cơ nghiệp thế gian?!.
Salomon trải nghiệm đời sống dưới ánh măt trời đã suy gẫm sâu xa về cuộc đời ngắn ngủi đầy mâu thuẩn của con người, với những bất công kì bí của nó. Qua cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống của ông, ta thấy ông đề cập đến tám lần về ăn uống hưởng thụ, về sự vui sướng giàu sang mà con người lao đầu vào mục tiêu tìm kiếm tài sãn: “Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời.” (Truyền đạo 2:11)
Rồi ông tìm các công việc giáo dục trí thức, nhưng càng học càng thấy dốt, nên sanh ra chán chường, vì càng nhiều khôn ngoan càng thêm phiền não. Ai thêm trí thức thì thêm nhiều khổ đau! Đây cũng là hư không!
Ông lại vùi đầu vào công việc cả thể, tự áp đặt chính mình bằng công việc bận rộn, thì lúc đó ông cảm thấy không vui khoẻ, cũng là sự hư không theo luồng gió!
Ông lăn xả mình vào cuộc sống trụỵ lạc, vùi đầu trong men rượu thì bụng đầy mà trái tim lại trống rổng; khi tỉnh rượu, nỗi đau càng lớn hơn, nó cũng là hư không!
Rồi ông thực hiện những công trình lớn: Thu chứa bạc vàng, châu báu của các vua, ông đã trở nên cao trọng và vượt trội hơn hết các vua, thì ban đêm tâm trí chẳng nghĩ ngơi, sự mất ngủ và khốn khổ cũng là hư không!
Ông xem tất cả mọi việc đều là hư không dưới ánh mặt trời, với tư tưởng bi quan và nghi ngờ; sau cùng ông khám phá ra rằng Đức Chúa Trời đem lại ý nghĩa sâu xa cho cuộc sống. Ngài đổi mới đời sống và Đức Thánh Linh hành động trong ta, khiến cho mỗi ngày một tươi mới hơn. Vì con người không bao giờ tìm thấy được những điều từ công việc tạm thời của thế gian, để làm thành cái đời đời của thiên thượng, nên mới cảm thấy đời sống là vô nghĩa.
Những người thừa kế cơ nghiệp :
Những người thừa kế cơ nghiệp phản diện như Giê-rô-bô-am (Truyền đạo 2:20) và dân Do thái (Mac 12:1-10) đã bị sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Còn về cơ nghiệp thuộc linh đời đời thì lắm người dùng các nguyên vật liệu kém cỏi như gỗ, cỏ khô, rôm rạ để xây dựng. Lắm kẻ lại manh tâm cướp công, sang đoạt cơ nghiệp của người khác bằng những thủ đoạn đê hèn. Nhưng ngày đến, trước toà án của Chúa. Cơ nghiệp đời đời ấy sẽ biện minh ai là kiến trúc sư khôn ngoan, bậc thầy đã từng khổ công tạo ra nó.
Chúa trấn tỉnh và an ủi Giê-rê-mi về tình cảnh xây dựng cơ nghiệp của họ từng bị cướp công, sang đoạt và lắm khổ nạn. “Đức Giê-hô-va phán: Hãy ngưng tiếng khóc than, lau khô dòng nước mắt, Vì công lao của con sẽ được tưởng thưởng: Chúng sẽ trở về từ xứ của kẻ thù” (Giê-rê-mi 31:16), cũng như trong (Đa-ni-ên 12:13)“Còn ngươi, hãy giữ trung tín cho đến cuối cùng. Ngươi sẽ được an nghỉ và đến cuối những ngày, Ngươi sẽ đứng dậy trong sãn nghiệp mình”. Thế nên chúng ta biết rằng không ai có thể chiếm đoạt cơ nghiệp mà Chúa đã dùng các bạn xây dựng được.
Chúng ta cũng thấy những người hưởng cơ nghiệp chính diện như Phao-lô, Phi–e-rơ đã góp phần làm vinh hiển danh Chúa. Cùng những người tiêu biểu xây dựng cơ nghiệp nhà Chúa như Sa-lô-môn và sứ đồ Paul.
Qua con người được thừa hưởng cơ nghiệp là chính Đức Chúa Trời. (Ê-phê-sô 1:14)“Đấng ấy là bảo chứng của cơ nghiệp chúng ta cho đến khi những người thuộc về Ngài nhận được sự cứu chuộc, để ca ngợi vinh quang của Ngài”. Trong (Cô-lô-se 3:24)“Vì biết rằng anh em sẽ nhận được cơ nghiệp từ Chúa làm phần thưởng. Anh em đang phục vụ Đấng Christ là Chúa”.
Vậy Đức Chúa Trời là cơ nghiệp của chúng ta, còn chúng ta là ai?
Theo (Ê-phê-sô 1:11)“Cũng trong Ngài, chúng ta được chọn làm người thừa hưỡng cơ nghiệp được định sẳn theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Đấng hoàn thành mọi sự theo mục đích Ngài muốn”.
Như thế chúng ta là cơ nghiệp của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời là cơ nghiệp đời đời của chúng ta, hội thánh cũng là cơ nghiệp của Chúa, là sự xây dựng hoà lẫn giữa Đức Chúa Trời và những người được cứu rổi.
Kết luận :
Vì đời là cỏi tạm, từ người khôn ngoan, đến kẻ ngu dại và điên rồ đều cùng chung một số phận giống như nhau: là cái chết! Chẳng mang gì theo được, chỉ còn là hai bàn tay trắng, thì thử hỏi cơ nghiệp có gì để ta lưu luyến nữa?! Thế nên việc đầu tư để bảo hiểm linh hồn vào cỏi đời đời là sự khôn ngoan. Trong đời sống nếu ta có được những anh em trong Chúa là bạn tinh thần (thuộc linh): khích lệ, giúp đở, lo lắng, yêu thương thì thật tuyệt vời; lại còn có Chúa chăm sóc, bảo vệ, dẫn dắt, an ủi, soi sáng và hy sinh vì ta trên cả tuyệt vời, thì cuộc đời nầy có ý nghĩa và thú vị biết bao!, ta sẽ cảm thấy thoả lòng hơn cả cơ nghiệp hư không đó nữa. Những gì tạm thời ở cỏi thế gian như tài sản, bửu vật, cơ nghiệp đời nầy sao có thể so sánh với cái đời đời, vì cái thấy được là tạm thời còn cái không thấy được là trường cửu vĩnh hằng vậy.
Vương quốc của Đức Chúa Trời đang chờ đón bạn, vì ngày Chúa tái lâm cũng gần kề ở giai đoạn sau cùng nầy, để chúng ta có thể chuẩn bị về nhân sinh quan trong thuộc linh là sử dụng tài sãn không theo ý riêng, nhưng theo ý Chúa cách khôn ngoan, dù cơ nghiệp nào thì trong trái tim có Chúa vẫn hơn, vì Ngài là Đấng kiểm soát số phận của con người ”Thế gian với những dục vọng của nó đều qua đi, nhưng ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1 Giăng 2:17).

Ngọc Thành - Cần thơ