Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Khải Thị 13- Lời Cảnh Báo Cuối Cùng


    (Khải 22:6-21)

I Sứ Điệp Của Thiên Sứ (Khải 22:6-11)

A. Khải 22:6
“Thiên sứ lại nói với tôi rằng: “Những lời nầy là đáng tin và chân thật, Chúa là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri, đã sai thiên sứ Ngài đặng tỏ ra cho các đầy tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến.”
   “Các lời đó” chỉ về các lời trong câu trước liên quan đến Jerusalem mới. “Những lời nầy là đáng tin và chân thật”.


   Hai lần trong sách nầy thiên sứ đã công bố rằng các lời nầy là thành tín và chân thật (21:5; 22:6). “Chúa là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri”nghĩa là Chúa là Đức Chúa Trời của các linh của những người tiên tri. Xin lưu ý rằng từ ngữ “các linh” ở đây là số nhiều. Cũng hãy xem 1 Cor. 14:12, là câu có thành ngữ “các ân tứ thuộc linh”. Câu nầy phải dịch là, “phải ao ước về các linh”. Từ ngữ “các linh” ở thể số nhiều, luôn luôn chỉ về các ân tứ thuộc linh, là điều xây dựng hội thánh. Các linh nầy cũng là các ân tứ thuộc linh. Cũng xem 1 Cor 14:32, là câu có “các tiên tri” và “các linh” đều ở thể số nhiều: “các linh của các tiên tri”. Ở đây bao gồm linh của các tiên tri trong cả Tân Cựu Ước. “Chúa là Đức Chúa Trời” ở đây chỉ về Chúa Jesus. Xin so sánh điều nầy với Khải 1:1: “Và Ngài…., do thiên sứ Ngài cho,…”. “Ngài” ở đây chỉ về Chúa Jesus. Trong 22:6, Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng sai thiên sứ Ngài đến giống như Chúa Jesus (cũng xem 22:16).

   Mặc dầu bắt đầu từ 22:6, chúng ta có phần kết luận, nhưng câu nầy đem chúng ta trở lại với chương đầu của Khải thị. “Bày tỏ ra cho các đầy tớ Ngài” Câu nầy tập trung vào trách nhiệm cá nhân của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, như các nô lệ, không phải như con cái. “Những điều kíp phải xảy đến”. Một số người có thể nghĩ rằng qua hai ngàn năm, Đức Chúa Trời đã trì hoãn rất lâu, nhưng lâu hay mau đều do “đồng hồ” của Đức Chúa Trời quyết định, không phải bởi quan niệm của chúng ta về thời gian.

B. Khải 22:7
Kìa, Ta đến mau chóng. Phước cho kẻ giữ những lời tiên tri trong sách nầy!”
  Thiên sứ nói trong câu 6, Chúa Jesus nói trong câu 7. Cụm từ “Ta đến mau chóng” được đề cập đến ba lần trong các câu từ 6 đến 21 (c.7,12,20) để nhấn mạnh, hầu cho con người nhận thức rằng, “phước cho kẻ giữ những lời tiên tri trong sách nầy”. Sách nầy được ban cho để con người giữ lấy, để đem ra thực hành. Chương 1 nói hãy đọc, nghe và giữ lấy, nhưng ở đây chỉ đề cập đến việc giữ gìn, vì tại thời điểm nầy, mọi điều đã được đọc và nghe rồi. Bây giờ điều cần làm là giữ lấy.

C.Khải thị 22:8
Chính tôi là Giăng đã thấy và nghe những điều đó. Khi nghe và thấy rồi, tôi sấp mình xuống để thờ lạy trước chân thiên sứ đã tỏ những điều ấy cho tôi”.
  John được Thánh Linh cảm động để nhìn thấy và nghe những điều nầy. Chúa dùng thiên sứ chỉ dẫn ông. Bây giờ ông có một kết luận.” Thiên sứ” ở đây  có lẽ là cùng một thiên sứ trong 19:9-10 và 21:9. “Tôi sấp mình xuống để thờ lạy trước chân thiên sứ đã tỏ những điều ấy cho tôi”. Đây là lần thứ hai mà John đã thất bại ( lần đầu ở 19:10). John chỉ phủ phục xuống và sắp thờ phượng, ông chưa thốt ra bất cứ lời ngợi khen nào. Thiên sứ ngăn ông lại. Điều nầy cho thấy rằng các Cơ Đốc nhân không nên dính líu đến bất cứ sự phủ phục nào biểu hiện thái độ thờ phượng.

D. Khải thị 22:9
Song người nói cùng tôi rằng:“Kìa, đừng làm vậy! Ta là đồng bộc với ngươi, với anh em ngươi là các tiên tri, và với những kẻ giữ các lời trong sách nầy. Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời.”
   Chúa cấm con người thờ lạy bất cứ ai khác hơn Đức Chúa Trời. Trong Cựu ước cũng như trong sách nầy, Chúa thường hiện ra như một thiên sứ, nhưng sau thiên hi niên Ngài không còn hiện ra như thiên sứ nữa.

E. Khải thị 22:10
Người cũng nói cùng tôi rằng: “Chớ niêm những lời tiên tri trong sách nầy, vì thì giờ đã gần rồi”.
  Câu nầy chỉ tỏ rằng đây là sách của lời tiên tri và không nên bị niêm phong. Daniel 8:26 và 12:9 nói rằng những gì được viết phải được niêm phong vì sách Daniel là sách của các dấu hiệu. Sách đó bao trùm cả một giai đoạn dài và phải được niêm phong cho đến cuối thời đại. Tuy nhiên, sách Khải thị hiện hữu vào cuối thời đại. Nó ở đó để giúp con người hiểu biết và vì vậy không nên bị niêm phong.

   Trong ẩn dụ về một nhà quí tộc đi ra nước ngoài, Chúa nói rằng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ gặp chính những đầy tớ mà Ngài đã dặn dò trước khi Ngài ra đi. Điều nầy chỉ tỏ rằng Ngài sẽ sớm trở lại (Luke 19:12-26).
  “Niêm phong”  nghĩa là gì?  Từ Matthew 13:10-11 và 13- 17, chúng ta thấy rằng nói bằng ẩn dụ là niêm phong.  Cụm từ “đừng niêm phong” ở đây bày tỏ rằng sách nầy không phải là một ẩn dụ, minh hoạ hay dấu hiệu. Khải thị không phải là một sách của các dấu hiệu hay một sách bị niêm phong mà là một sách mở ra.

   (Một sai lầm nghiêm trọng của một trường phái giải thích theo lịch sử, họ xem sách Khải thị như một sách của các dấu hiệu. Còn một số người trong trường phái giải nghĩa theo tương lai cũng xem các phần của sách nầy là các dấu hiệu. Thật ra, sách nầy chỉ có khoảng 28 dấu hiệu, 14 dấu hiệu đã được giải thích, như các chơn đèn vàng, bảy ngôi sao..v..v..Mười bốn dấu hiệu còn lại là các điểm thứ yếu và dễ hiểu. Ngoài ra thì không còn dấu hiệu nào khác trong sách nầy. Nếu mọi sự trong sách nầy chỉ là dấu hiệu thì sách nầy sẽ có công dụng gì chứ?)
   “Vì thì giờ đã gần rồi”. Thật vậy, thì giờ đã gần rồi.
 
F. Khải thị 22:11
Kẻ bất nghĩa cứ để nó làm bất nghĩa nữa, kẻ ô uế cứ để nó bị ô uế nữa, kẻ công nghĩa cứ để người làm công nghĩa nữa, kẻ thánh cứ để người nên thánh nữa
   Câu nầy là sự tiếp tục của các lời “thì giờ đã gần rồi” trong câu trước. Câu nầy ngụ ý hai điều:
(1)   Vì thì giờ đã gần, nên sẽ không có cơ hội để xoay lại nếu không xoay lại từ bây giờ.
(2)   Trong một thời gian ngắn, những người xoay lại sẽ xoay lại, còn những người không xoay lại, mãi mãi sẽ vẫn y như cũ.
Thật khó nói là lời nầy do Chúa nói hay thiên sứ nói.

II, Sứ Điệp Của Chúa- (Khải 22:12-13)

  1. Khải thị 22:12
Kìa, ta đến mau chóng, đem tiền công theo để trả cho mỗi người tuỳ công việc của họ”.
“Kìa, ta đến mau chóng”, cùng với câu 7, điều nầy được nói ra để thu hút sự chú ý của chúng ta. Câu nầy tương ứng với câu 11. Tiền công sẽ được trả theo hành vi của một người. Vì vậy, kẻ làm điều bất nghĩa, cứ để hắn làm điều bất nghĩa và kẻ ô uế, cứ để hắn ô uế, vì Chúa sẽ chóng đến.

  1. Khải thị 22:13
“Ta là An- pha và Ô-mê-ga, đầu tiên và sau chót, ban đầu và cuối cùng”.
Cách diễn đạt nầy được đề cập vài lần trong sách nầy (1:8,17; 2:8; 21:6; 22:13). Chúa Jesus nói điều nầy vì Ngài muốn chúng ta thấy rằng Đức Jehovah trong Cựu ước là Jesus trong Tân ước. Do đó, là thời đại của các tổ phụ, thời đại luật pháp hoặc thời đại ân điển, bất kể Ngài dùng phương pháp nào, thì chính Đức Chúa Trời vẫn y nguyên từ đầu cho đến cuối. Chỉ có một Đức Chúa Trời.

III. Hai Loại Người (Khải 22:14-15).

  1. Khải thị 22:14
“Phước cho kẻ giặt áo mình, hầu được phép đến nơi cây sự sống, và bởi các cửa mà vào trong thành!”
Câu nầy công bố tình trạng ngày nay. Những người giặt sạch áo mình được phước theo hai cách: (1) “được phép đến nơi cây sự sống” và (2) “bởi các cửa mà vào trong thành!”. Vào trong thành không chỉ về việc các du khách đến tham quan thành. Theo câu 19, thành thánh là phần huởng của những người giặt sạch áo của mình.
  “Giặt áo mình” nghĩa là để cho hiệu lực của huyết Chúa Jesus áp dụng cho họ mọi lúc (7:14).

  1. Khải thị 22 :15
Còn ở ngoài thành thì có loài chó, thuật sĩ, kẻ gian dâm, kẻ giết người, kẻ thờ hình tượng, cùng hết thảy những kẻ ưa mến nói dối và làm dối”.
   Điều nầy chỉ về những người bị diệt vong. Tại đây chúng ta cần xem xét một điều. Chẳng phải các quốc gia sống bên ngoài thành phố mới sao? Nếu vậy làm sao chúng ta có thể giải thích điều nầy? “Bên ngoài” ở đây không chỉ về nơi các quốc gia sống. Nếu so sánh câu 15 với 21:8, chúng ta sẽ thấy rằng nơi “ở ngoài” thành phố là hồ lửa. Trời mới và đất mới thay thế trời cũ và đất cũ, Jerusalem mới thay thế Jerusalem cũ, và hồ lửa trong trời mới đất mới thay thế biển ngày nay. Do đó, hồ lửa ở bên ngoài thành phố mới tương ứng với Topheth ở bên ngoài Jerusalem cũ (2 Vua 23;10; Isa. 30:33). “Hồ” ngụ ý một nơi có giới hạn.

   “Loài chó”. Đây là một dấu hiệu. Dấu hiệu nầy không quan trọng lắm và ý nghĩa của nó không khó hiểu. Matthew 7:6 và Philippians 3;2 giải thích “loài chó” biểu thị cho điều gì. “Thuật sĩ” là những người thông công với Ma quỉ. Sau-lơ đã chết vì thông công với Ma quỉ (1 Sa. 28:8). Đức Chúa Trời đã nộp Sau-lơ cho kẻ thù giết. Đức Chúa Trời ghét những kẻ thông công với các quỉ nhất, Ngài không muốn con người tìm hiểu các sự việc từ kẻ chết (Lê-vi 19:31; Phục 18:11-12). Ngài chỉ cho phép con người hiểu những vấn đề được bao gồm trong lĩuh vực của sách nầy.

  IV Chứng Cớ Của Chính Đấng Christ (Khải 22:16)
Ta là Jêsus, đã sai thiên sứ ta vì các Hội thánh mà làm chứng những điều nầy cho các ngươi. Ta là Cội gốc và Hậu tự của Đa-vít, là sao mai sáng chói
   Sách nầy được viết cho hội thánh. E rằng con người không nghe, Đức Chúa Trời  sai thiên sứ Ngài đến làm chứng. Câu nầy nói về mối liên hệ của Đức Chúa Trời với con người trong hai phương diện. Thứ nhất, lời nói về mối liên hệ của Ngài với người Do thái và vương quốc. “Ta là Cội Rễ của David”.(Theo thần tính của Ngài, Ngài là nguốn gốc của David). Điều nầy cho thấy rằng Ngài là Đức Jehovah của Cựu ước. Như David là vị vua đầu tiên được Đức Chúa Trời  chọn để làm thoả mãn niềm ao ước của lòng Ngài, trong thiên hi niên Chúa Jesus cũng là vị Vua được chọn để làm thoả mãn Đức Chúa Trời . “Hậu tự của Đa-vít”. (Theo nhân tính, Chúa Jesus được sinh từ vua David). Lời nầy nói về phương diện nhân tính của Ngài. Như Solomon là con của David và là vua của sự hoà bình, Chúa Jesus cũng là Vua của sự hoà bình trong thiên hi niên. Hai câu nầy trả lời cho câu hỏi được nêu ra trong Matthew 22:45, “Vậy, nếu Đa-vít gọi Ngài là Chúa, thì thể nào Ngài là con của người được ư?"

   Thứ hai, lời nói về mối liên hệ của Ngài với hội thánh và với sự cất lên. “Sao Mai sáng chói”. “Sao mai” xuất hiện trước bình minh, trong giờ tăm tối. Chúa Jesus là Ngôi Sao Mai cho những tín đồ thức canh để họ có thể được cất lên. (Giờ tăm tối trước bình mình là cơn đại nạn, và bình mình là sự hiện đến của vương quốc).

 V Sự Đáp Ứng Của Linh Và Cô Dâu- Khải thị 22:17
Thánh Linh và tân phụ cùng nói: “Hãy đến!” Kẻ nghe hãy nói: “Hãy đến!” Ai khát cũng hãy đến. Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống nhưng không”
  Đây là lần cuối cùng “Linh” đuợc đề cập trong sách nầy. Chúng ta không biết tại sao Linh không được đề cập đến trong sự liên hệ với trời mới và đất mới.
  “Cô Dâu” không giống như “người vợ” được đề cập đến trong 19:7. Cô Dâu trong lời tiên tri kết thúc ở 22:5. Cô Dâu ở đây là Cô Dâu được đề cập trong các thơ tín của Paul. “Thánh Linh và Tân phụ cùng nói: “Hãy đến”. Đây là lời cầu nguyện của Thánh Linh và hội thánh. Câu 16 được nói riêng cho hội thánh và câu 17 là sự đáp lại.

   “ Kẻ nghe”. Điều nầy được đề cập trong 1:3; 13:9 và nhiều lần trong các chương 2 và 3. “Kẻ nghe” luôn luôn chỉ về cá thể. “Ai khát cũng hãy đến”. Điểm nầy trở lại với tình trạng của hội thánh. “Khát” nghĩa là khát trong hồn. “Đến” ở đây giống như “đến” trong Matthew 11:28. “Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống nhưng không (miển phí)”. Điều nầy không chỉ về nước sống trong 22:1, nhưng nói về sự sống đời đời mà các tín đồ nhận được, khiến cho họ có thể được thoả mãn với Đấng Christ và không còn khao khát thế giới nữa. Không ai mong đợi sự hiện đến của Chúa mà lại dửng dưng với các hồn của các tội nhân. Về một mặt, họ nài xin Chúa mau đến, và mặt khác, họ ao ước các tội nhân được cứu.

VI. Lời Cảnh Báo Sau Cùng—Khải thị 22:18-19

Tôi làm chứng cho mọi người nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm gì vào lời nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ gia cho người ấy tai hoạ đã chép trong sách nầy. Nếu ai bớt lời gì của sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ cất phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép trong sách nầy”.
   Cây sự sống và thành thánh giống như những điều trong câu 14. Sự khác biệt là câu 14 chỉ nói về việc bước vào thành, trong khi câu 19 nói về việc có thành thánh như phần hưởng của mình. Điều nầy nghĩa là một người không chỉ bước vào thành mà còn có thành như phần hưởng của mình.

   Không ai được có chủ định thêm vào hay lấy bớt các lời của sách nầy. Nhiều sách được viết hai ba trăm năm sau cũng được gọi là các sách Khải thị. Những sách nầy có thể dễ dàng hạ thấp giá trị của sách Khải thị do John viết. Đấy là lý do tại sao có lời cảnh cáo rất nghiêm trọng ở đây .

VII. Sứ Điệp, Lời cầu Nguyện Và Sự Chúc Phước Sau Cùng- Khải 22:20-21

A.     Khải thị 22:20
Đấng làm chứng những điều nầy phán rằng: “Phải, ta đến mau chóng.” A-men. Lạy Chúa Jêsus, xin Ngài đến!”
   Tại đây chính Chúa Jesus làm chứng. trước kia, Ngài nói, “Kìa Ta đến mau chóng”; bây giờ Ngài nói, “Phải, Ta đến mau chóng”.
Lạy Chúa Jêsus, xin Ngài đến!” là lời cầu nguyện của John. Chúng ta không cần hỏi người ta nghĩ gì về sự trở lại của Chúa. Đúng hơn, chúng ta chỉ cần hỏi xem lòng họ có muốn Chúa trở lại hay không, họ giống như những người chờ đợi Chúa đến, là những người nói với Ngài: “Lạy Chúa Jêsus, xin Ngài đến!” không? Lời cầu nguyện cuối cùng trong Kinh thánh là “Lạy Chúa Jêsus, xin Ngài đến!” Một ngày kia, lời cầu nguyện nầy cuối cùng sẽ được đáp lại. Đây là lời cầu nguyện mà nhiều tín đồ trung tín thốt ra vô số lần trong gần 2000 năm qua.

B.     Khải thị 22:21
Nguyện ân điển của Chúa Jêsus ở với các thánh đồ. A-men.”

  Đây là lời chúc phước của John. Nếu không có ân điển của Chúa Jêsus, các tội nhân không thể được cứu, và các thánh đồ không thể đứng vững. Ân điển của Chúa Jesus có quyền năng chuẩn bị chúng ta cho sự cất lên và đem chúng ta vào trong vương quốc./.