Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

NHÃ CA 10- NGƯỜI YÊU DẤU CỦA CHUA

“Hỡi người xinh đẹp nhất trong các người nữ, người yêu dấu của nàng có gì hơn người yếu dấu của người khác? Người yêu dấu của nàng có gì hơn người yêu dấu của người khác mà nàng khẩn nài chúng tôi như vậy? Người yêu dấu của tôi trắng trẻo nhưng hồng hào, kiệt xuất giữa muôn người. Đầu chàng là vàng ròng; tóc chàng gợn sóng và đen như quạ. Mắt chàng tựa như bồ câu bên các suối nước, đã tắm trong sữa, được sắp xếp cân đối. Đôi má chàng như một mảnh đất hương liệu, các gò dược thảo có hương thơm dịu ngọt; môi chàng là hoa huệ, đang nhỏ giọt một dược. Đôi tay chàng là các ống vàng, có nạm thủy thương ngọc; bụng chàng là một tác phẩm bằng ngà, được dát bằng bích ngọc. Chân chàng là hai trụ cẩm thạch trắng, đặt trên các nền bằng vàng; diện mạo chàng tựa như Lebanon, tuyệt hảo như các cây hương nam. Miệng chàng thật dịu ngọt, và chàng hoàn toàn đáng được ao ước. Hỡi các con gái Jerusalem, đây là người yêu dấu, và là bạn tôi” (Nhã Ca 5:9-16)


ÔN LẠI

Trong bốn chương đầu, nàng Shulammite đã kinh nghiệm các nỗi khổ mà có thể xem là sự kỷ luật của Linh. Nàng đã chịu khổ vì nàng cần tăng trưởng và có được Đấng Christ. Thật vậy, nếu không có các nỗi khổ như vậy thì không thể có sự tăng trưởng trong sự sống. Nếu không nhờ các nỗi khổ này thì nàng vẫn còn cứ ở trong tội lỗi, thế giới, bản ngã và khả năng thiên nhiên của mình. Nhờ các nỗi khổ này mà nàng đã có thể trở nên chiếc giường, chiếc kiệu và mão miện của Solomon. Nhờ chúng, Chúa có thể thốt lên: “Ô, nàng xinh đẹp thay!”Sau khi trải qua các sự xử lý của Chúa, nàng đã trở nên một khu vườn rào kín, một khe suối đóng chặt và một nguồn mạch niêm phong cho Chúa.

Tuy nhiên, bắt đầu từ chương 5, Chúa có một sự mong đợi khác đối với người yêu của Ngài. Vào lúc này, Ngài tìm cách đem nàng ra khỏi việc cứ ở trong sự vui hưởng chiến thắng của Ngài để bước đi trên lối mòn tương giao về các nỗi khổ của Ngài. Đối với Shulammmite, điều này dường như hoàn toàn trái ngược với niềm ao ước vui hưởng Chúa của nàng. Tuy nhiên, nếu không đi theo Chúa theo cách này thì nàng không thể bù đắp những gì còn thiếu về các hoạn nạn của Đấng Christ vì cớ Thân Thể Ngài.

Về một mặt, Chúa đã công tác trên nàng đến mức độ nàng đã trở nên thuần khiết và được thánh hóa. Là một người như vậy, nàng trung tín và đẹp lòng Chúa. Mặt khác, những gì Chúa đã kinh nghiệm vẫn chưa trở nên thực tại của nàng; nàng chưa gặp phải sự hiểu lầm, cô độc và sỉ nhục. Nàng cần phải biết bị la rầy oan và bị đâm thấu trong sự vô tội. Khi ấy những gì Chúa đã kinh nghiệm sẽ trở nên thực tại của Nàng.
Tuy nhiên, trong tình trạng được tôn cao hiện tại của nàng, nàng không thể hiểu được tại sao nàng lại phải kinh nghiệm loại chịu khổ vô lý này. Rốt cuộc Chúa có thể dẫn nàng đi đến nơi nào tốt hơn cả sự phục sinh và sự thăng thiên của Chúa nữa? Nàng không ao ước mặc lại áo hoặc khoác áo trở lại, và nàng không muốn làm vấy bẩn đôi chân mình trở lại. Là một thánh đồ đắc thắng và được biểu lộ, nàng không có khuynh hướng đi theo Chúa đến các lĩnh vực thấp kém hơn. 

Khi đạt đến giai đoạn này, chúng ta sẽ hoàn toàn đồng cảm với nàng về sự do dự của nàng. Là những người phát ngôn cho Chúa trong hội thánh, làm thế nào chúng ta có thể để cho Chúa lấy đi sự xức dầu của Ngài? Sao chúng ta có thể đồng ý để Chúa tước bỏ khả năng của mình? Tại sao chúng ta lại bước vào một giai đoạn mà những người chúng ta mà đã giúp đỡ và chúc phước bây giờ từ chối và khước từ chúng ta?

Sự kêu gọi của Chúa trong chương này khải thị rằng chúng ta phải bước vào trong sự tương giao về các nỗi khổ và sự chết của Chúa. Chúng ta cần vác thập tự giá của mình để có thể thực hiện phần của mình hầu lấp đầy những gì còn thiếu về các nỗi khổ của Đấng Christ.
Vì cớ sự lưỡng lự của Shulammite, Chúa đưa tay Ngài vào khe cửa. Dấu đinh trên tay làm cho nàng cảm động, vì vậy cuối cùng nàng có thể nói: “Chúa ôi, vì Ngài đã kêu gọi, nên tôi không thể yên nghỉ hay bình an. Bây giờ tôi sẵn lòng vâng phục ý muốn của Ngài và tôn đại Ngài. Chúa ôi, tôi đã không sẵn lòng trổi dậy và đi theo Ngài trên lối mòn bị từ chối và chịu khổ của Ngài. Nhưng bây giờ lòng tôi sẵn sàng”.

Mặc dù nàng bước vào trong sự vui hưởng sự sống của Chúa và yêu chúa cách tuyệt đối, nhưng bây giờ nàng thấy chính mình bị phân rẽ khỏi Chúa: “tôi đã tìm chàng, nhưng không gặp. Tôi đã gọi, nhưng chàng chẳng đáp”. Dường như Chúa đã để nàng lại trong sự khốn khó. Vào lúc này, Chúa sắp xếp để nàng bị đánh bởi những người đúng ra nên giúp đỡ nàng. Nàng bị bối rồi. Nàng không phạm tội, cũng không yêu thế giới. Lý do nàng phải chịu khổ thật ra là sự thuần khiết của nàng trước mặt Chúa.

Việc Chúa cất đi sự hiện diện của Ngài và đồng thời sắp xếp để chúng ta kinh nghiệm sự hổ thẹn và hiểu lầm, thật sự là một kinh nghiệm sâu xa. Trước đây chúng ta được xem là phước hạnh của hội thánh. Bây giờ, chúng ta bị những người đã nhận được ích lợi từ chúng ta sỉ nhục, và chúng ta chịu khổ cách bất công.
Không chỉ những loại người canh tuần đi khắp thành phố đánh đập nàng, những người giữ thành cũng giựt lấy mạng che của nàng. Điều nay chỉ ra rằng tình trạng được chúc phước về mặt thuộc linh của nàng đã bị tước mất và bây giờ nàng bị xem là một người ở trong sự yếu đuối và thất bại. Nàng không biết trốn nơi nào, vì nàng không còn có thể làm cho mình được chấp thuận trong con mắt của bất cứ người nào.

“TÔI ỐM TƯƠNG TƯ”

Bây giờ tất cả những gì có thể làm là yêu cầu một cách khiêm nhường: “Hỡi các con gái Jerusalem, nếu các chị gặp người yêu dấu của tôi, hãy nói với chàng rằng tôi ốm tương tư” (5:8). Trong chương 2 nàng cũng nói rằng nàng ốm tương tư, nhưng điều đó ở trong sự hiện diện của Chúa (2:5). Ở đây, nàng bị đoạt mất Chúa. Nàng cảm thấy khô hạn bên trong và kinh nghiệm sự hổ thẹn trtước hiện diện của những người khác. Nàng không có bạn đồng hành; thậm chí sẽ không có ai dành thời gian cho nàng trong ngày. Nàng quá cô độc.Tuy nhiên, tình yêu của nàng đối với Chúa không thay đổi. Nàng vẫn có thể nói: “Chúa ôi, tôi yêu Ngài. Mặc dù Ngài để cho tôi bị ngược đãi và mặc dù Ngài đã để tôi ở lại trong sự khốn khó, nhưng Chúa ôi, xin hãy nhớ rằng tôi vẫn yêu Ngài”. Lòng nàng thuần khiết biết bao! Tình yêu như vậy đẹp lòng Chúa biết bao!

“NGƯỜI YÊU DẤU CỦA NÀNG CÓ GÌ HƠN
NGƯỜI YÊU DẤU CỦA NGƯỜI KHÁC?”

Trong câu 9, nàng Shulammite được hỏi: “hỡi người xinh đẹp nhất trong các người nữ, người yêu dấu của nàng có gì hơn người yêu dấu của người khác? Người yêu dấu của nàng có gì hơn người yêu dấu của người khác mà nàng khẩn nài chúng tôi như vậy?” Thật vậy, người nữ này đã kinh nghiệm một sự xoay chuyển trong sự theo đuổi thuộc linh của nàng. Khi nghe lời chứng của nàng, những người khác ao ước biết: “tại sao Chúa quá đặc biệt đối với nàng đến nỗi nàng nài xin chúng tôi cầu nguyện cho nàng theo cách này?”
Anh chị em ơi, những người ít kinh nghiệm hơn có thể làm chứng thể nào Chúa ở với họ trong vấn đề này hoặc vấn đề nọ. Tuy nhiên, những người đã bước vào trong các kinh nghiệm sâu hơn có nhiều lời chứng hơn về việc Chúa không ở với họ. Trước đây họ có thể nói rất nhiều về Chúa trong các buổi nhóm. Tuy nhiên, sau khi trở nên có kinh nghiệm hơn, một người không luôn luôn sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm của mình với người khác, vì kinh nghiệm của người ấy đã vượt quá ngôn từ. Nếu anh em là một người đã cùng với Chúa nhìn từ đỉnh Senir và Hermon và từ các hang sư tử và các núi con beo, nếu anh em là một người đã làm say đắm lòng Chúa bằng một cái liếc mắt, thì anh em có thể làm chứng rằng Chúa quý báu, nhưng ngôn từ sẽ không đủ cho anh em. Dù có thể anh em khô hạn, không được đánh giá cao, và bị đối xử bất công, nhưng anh em vẫn cảm thấy Chúa quý báu. Điều này sẽ khiến cho người khác hỏi làm thế nào anh em có thể cảm thấy như vậy. Bất chấp mọi sự, dựa trên mọi kinh nghiệm của anh em, lời chứng của anh em vẫn là Ngài rất xứng đáng.

Nhờ kinh nghiệm trong quá khứ của chúng ta, chúng ta có thể nói chi tiết về mọi công tác bên trong của Ngài. Chúng ta cũng có thể chia sẻ về Chúa chúng ta như Đấng phục sinh vượt trổi như thế nào. Càng nói về Ngài, chúng ta càng trở nên phấn khởi. Ngài hoàn toàn đáng yếu đối với chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng điều này cho dù chúng ta không có sự xức dầu hay sự hiện diện của Ngài? Đó là vì chúng ta có sự tin chắc chắn mình được sản sinh từ kinh nghiệm trong nhiều năm.
Lời chứng này không theo cảm nhận của chúng ta hay điều chúng ta đang đụng chạm ngay lúc đó. Chúng ta không giống như những người trong Cựu Ước, là những người phát ngôn vì Linh ở trên họ. sự phát ngôn và nhận thức của chúng ta dựa trên lịch sử của chúng ta về kinh nghiệm với Chúa và dựa trên điều Chúa đã cấu tạo vào trong chúng ta.

Anh chị em ơi, nếu muốn phục vụ Chúa cách chân thật, chúng ta phải được cấu thành bằng Ngài. Nếu muốn có khả năng đưa ra một lời chứng có giá trị trị trước mặt Chúa, chúng ta không thể chỉ làm chứng theo sự cảm thức. Lời chứng của chúng ta phải theo những gì chúng ta đã kinh nghiệm cách chủ quan. Nếu chúng ta có một lịch sử kinh nghiệm đích thực, chúng ta sẽ thấy mình có thể làm chứng về Chúa cho người khác dù chúng ta có sự hiện diện của Chúa hay không.

1. “Người yêu dấu của Tôi
Trắng trẻo Nhưng Hồng Hào

Trong câu 10, nàng Shulammite đáp lại: “Người yêu dấu của tôi trắng trẻo nhưng hồng hào.” Kinh thánh cũng mô tả David có diện mạo hồng hào (1 Sam. 16:12). Trắng trẻo nói về sự thuần khiết, và hồng hào (có nước da hồng hào) nói về sự sống phong phú và đầy sinh lực. Việc Chúa trắng trẻo nhưng hồng hào chỉ ra rằng Ngài phong phú trong sự sống và đang chiếu sáng với sự sống.

Độ tuổi mười bảy, mười tám là thời điểm người ta “trắng trẻo và hồng hào nhất,” vì vào lúc đó họ tràn đầy sinh lực. Chúa của chúng ta là như vậy; Ngài không bao giờ già đi. Ở đây, người nữ này đã quên việc bị các anh em đánh đập và làm bị thương, việc tấm mạng che của nàng bị giựt lấy mất, và việc Chúa không ở với nàng, vì nàng nói: “Anh chị em ơi, Chúa chúng ta tràn đầy sinh lực và triển vọng của sự sống. Mỗi khi chạm đến Ngài, chúng ta chạm được sự mới mẻ và sức sống.” Đây là kinh nghiệm chủ quan của nàng, vì nàng phát ngôn với sự tin chắc.
Anh em được chúc phước nếu anh em có thể làm chứng rằng Chúa trắng trẻo nhưng hồng hào. Những người chưa đạt đến mức độ trưởng thành này làm chứng về sự dẫn dắt và phước hạnh của Chúa kỳ diệu như thế nào. Họ chỉ có thể nói về những điều Chúa đã thực hiện cho họ. Nhưng những người đã kinh nghiệm công tác của Chúa nhiều năm có thể làm chứng về sự hấp dẫn của Chúa như Đấng đầy dẫy sự sống.
2. “Kiệt Xuất Giữa Muôn Người”
Chúa là Đấng đứng đầu giữa muôn người. Ngài sẽ lối cuốn mọi người đến với cính Ngài nếu Ngài được treo lên (John 12:32). Ngài đầy dẫy sự sống. Bất kể Ngài đi đâu cũng có muôn ngàn người đi theo Ngài.

3. “Đầu Ngài là Vàng Ròng”

Trong câu 11, nàng Shulammite cho chúng ta biết: “Đầu chàng là vàng ròng”. Điều này chỉ ra rằng tư tưởng, ý muốn, sự sắp xếp và kế hoạch của Chúa đối với chúng ta là theo chủ đích đời đời và thần tính của Đức Chúa Trời. Lời chứng của nàng là Ngài không bao giờ sai lầm. Nếu không thật sự đi theo Ngài, anh em sẽ than phiền về cách Ngài nỗ lực dẫn dắt chúng ta. Nhưng những người đã thật sự kinh nghiệm công tác của Đức Chúa Trời có thể làm chứng rằng đầu Ngài là vàng ròng. Chúng ta không thể lên một kế hoach tốt hơn kế hoạch của Ngài. Chúng ta không thể sắp xếp hay lên lịch cho mọi điều tốt hơn Ngài. Những điều chúng ta ao ước cho chính mình không thể tương xứng với điều Ngài ao ước cho chúng ta. Sự sắp xếp của Chúa là theo bản chất, kế hoạch và niềm ao ước của Đức Chúa Trời, và công tác của Ngài đem chúng ta vào trong kế hoạch, bản chất và niềm ao ước của Đức Chúa Trời. Sự nhận thức của người nữ này về Chúa rất cao.

4. “Tóc Chàng Gợn Sóng và Đen Như Quạ”

Nàng Shulammite nói tiếp: “Tóc chàng gợn sóng và đen như quạ.” Quạ biết bay. Việc giống như quạ biểu thị cho quyền năng đời đời của Ngài. Tóc chúng ta cần phải giống như một bầy dê nằm nghỉ trên núi Gilead, trong khi tóc Ngài đen như quạ. Ngài có thể bay và đầy quyền năng. Chúng ta cũng có quyền năng, nhưng chúng ta cần thuận phục Chúa. Quyền năng của Ngài giống như một con sông tuôn chảy qua chúng ta. Chúng ta nên sống một cuộc đời như thế nào? Chúng ta cần sống trong mái tóc của Ngài, là điều gơn sóng và đầy quyền năng. Đầu Ngài đầy dẫy sự khôn ngoan tối cao, và quyền năng của Ngài thì không thể đo lường. Bởi phương tiện là quyền năng của Ngài, chúng ta có thể sống một nếp sống thiên thượng.

5. “Mắt Chàng Tựa Như Bồ Câu Bên Các Suối Nước, Đã Tắm Trong Sữa, Được Sắp Xếp Cân Đối”

Rồi nàng Shulammite nói: “Mắt chàng tựa như bồ câu bên các suối nước, đã tắm trong sữa, được sắp xếp cân đối” (5:12). Mắt bồ câu chỉ có thể nhìn vào một điều. Mắt Chúa cũng nhìn vào chúng ta theo cách này. Mắt Chúa không ở sau tấm mạng che nhưng ở bên các suối nước. Các suối nước nói về nguồn cung ứng sự sống. Khi mắt Ngài ở trên chúng ta, Ngài cung ứng cho chúng ta theo các nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta cần sự kỷ luật, Ngài sẽ không cung ứng cho chúng ta sự cảm thông. Nếu chúng ta cẩn phước hạnh, Ngài sẽ chúc phước chúng ta. Nếu chúng ta cần sự vui mừng, Ngài sẽ cung ứng sự vui mừng cho chúng ta cách phong phú. Nếu chúng ta cần phải khóc, Ngài sẽ để cho chúng ta khóc. Ngài có đầy sự nuôi dưỡng vì mắt Ngài giống như bồ câu bên các dòng nước, đã tắm trong sữa. Hơn nữa, mắt Ngài được sắp xếp cân đối. Ngài nhìn thấy chính xác điều chúng ta cần. Khi mắt Ngài tập trung trên chúng ta, Ngài cũng cung ứng cho chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta theo điều mà chỉ một mình Ngài mới có thể biện biệt cách chính xác.

6. “Đôi Má Chàng Như Một Mảnh Đất Hương Liệu, Các Gò Dược Thảo Có Hương Thơm Dịu Ngọt”

Người nữ này tiếp tục: “Đôi má chàng như một mảnh đất hương liệu”. Mọi loại phấn thơm đều ra từ Chúa. Ngài là một mảnh đất hương liệu. Khi liên hiệp với Ngài, chúng ta sẽ tự phát kinh nghiệm công tác của một dược, nhũ hương và mọi loại hương liệu. Trong quá khứ, có thể chúng ta đã nghĩ rằng chính chúng ta đã trả giá và vác thập tự giá của mình để đi theo Chúa. Bây giờ chúng ta nhận thức rằng khi tăng trưởng trong Ngài, chúng ta tự vác thập tự giá, vì ngay cả khả năng trả giá của chúng ta cũng đến từ Ngài.

Nàng Shulammite đã vui hưởng Ngài như một mảnh đất có các gò dược thảo có hương thơm dịu ngọt. Nàng cũng đã nhìn thấy bông trái của Ngài trong những người khác, là những người mà nàng đã cung ứng cho họ từ sự vui hưởng của mình. Khi chúng ta tăng trưởng trong Ngài như các hương liệu, những người mà chúng ta chăm sóc sẽ được sản sinh như bông trái. Càng kinh nghiệm sự chết, chúng ta càng kết trái. Nếu sự chết của Ngài vận hành trong chúng ta thì những người khác sẽ tăng trưởng. Do đó, mảnh đất ở đây chỉ là một, trong khi các gò ở số nhiều. tất cả chúng ta cần tiếp nhận nguồn cung ứng phong phú của Chúa nếu muốn sinh bông trái dịu ngọt cho Ngài.

7. “Môi Chàng là Hoa Huệ,
Đang Nhỏ Giọt Một Dược”

Câu 13 tiếp tục: “Môi chàng là hoa huệ, đang nhỏ giọt một dược” Các lời của Chúa thuần khiết và tinh sạch như hoa huệ. Chúng đầy dẫy hương thơm và ân điển như một dược lỏng (Thi 45:2). Ân điển của ngài được biểu lộ ra từ sự chết Ngài.
Khi Chúa phát ngôn, môi Ngài nhỏ giọt một dược, có nghĩa là khi Ngài phát ngôn, chúng ta được dẫn dắt để kinh nghiệm việc Ngài bị đặt vào chỗ chết. Khi lời Chúa khan hiếm và sự khải tượng của Ngài hiếm hoi (1 Sam. 3:1), chúng ta thấy dễ để đi con đường riêng của mình, không bị quấy rầy. Nếu Ngài không phát ngôn, chúng ta thấy dễ chọn trường đại học, tận lực cho công tác của mình, và theo đuổi niềm ao ước riêng của mình.

Từ quan điểm thiên nhiên, dường như những người không yêu Chúa thì thịnh vượng hơn những người yêu Chúa, vì nếu muốn vâng phục sự phát ngôn của Chúa, chúng ta sẽ kinh nghiệm việc bị đặt vào chỗ chết. Sự dẫn dắt của Chúa thì gắn liền với thập tự giá. Tất cả chúng ta đều ao ước có sự phát ngôn của Chúa, nhưng khi lời Ngài đến với chúng ta, điều đó sẽ đem thập tự giá đến. Tuy nhiên, chỉ theo cách này chúng ta mới có thể có được chứng cớ về sự chiến thắng của Ngài.

8. “ ĐÔI TAY CHÀNG LÀ CÁC ỐNG VÀNG,
CÓ NẠM THỦY THƯƠNG NGỌC”

Người tìm kiếm cũng nói: “Đôi tay Ngài là các ống vàng, có nạm thủy thương ngọc.” Đôi tay Ngài chỉ về công tác của Ngài, và các ống vàng có nạm thủy thương ngọc chỉ về tính không thể lay chuyển của Ngài. Điều này chỉ ra rằng khi Ngài giữ chúng ta trong tay Ngài, chúng ta không thể thoát ra cho đến khi Ngài hoàn thành công tác của Ngài. Ngài sẽ không để bất cứ điều gì vuột khỏi. Khi tôi được giữ trong tay Ngài, tôi có thể sống trong đó. Thủy thương ngọc chỉ về tính ổn định: đôi tay của Chúa không thể bị lay chuyển khỏi chủ đích được ấn định cho chúng.

Đây quả thật là một lời chứng kỳ diệu! Người nữ này không sợ bàn tay Chúa làm nàng thất bại. Nàng không sợ té ngã khi đi theo Chúa, vì nàng tin chắc rằng đôi tay nắm giữ nàng rất vững vàng. Nàng được giữ chặt trong tay Ngài. Đôi tay Ngài giống như các ống vàng có nạm thủy thương ngọc, vì vậy nàng không có khả năng có thể kết thúc tại một nơi mà Chúa không dự định cho nàng. Nàng biết rằng nàng là đối tượng công tác khéo léo của Ngài và Ngài gìn giữ nàng trong sự chăm sóc của Ngài.

9. BỤNG CHÀNG LÀ MỘT TÁC PHẨM BẰNG NGÀ,ĐƯỢC DÁT BẰNG BÍCH NGỌC”

Nàng tiếp tục phát biểu: “ Bụng chàng là một tác phẩm nằng ngà, được dát bằng bích ngọc.” Ngài giữ chắc chúng ta bằng đôi tay Ngài. Nhưng câu này khải thị rằng Ngài cũng dịu dàng, vì trong Kinh Thánh, bụng nói về sự cảm thông và lòng trắc ẩn.

Nếu chúng ta muốn có ngà thì một con voi phải chết. Bụng Chúa là một tác phẩm bằng ngà, chỉ tỏ rằng trước hết Ngài đã kinh nghiệm nỗi khổ và kế đến là sự chết. Ngài đã được chạm trổ như một tác phẩm bằng ngà. Chúa đã kinh nghiệm điều chúng ta hiện đang kinh nghiệm. Ngài có thể cảm động với cảm nhận về sự yếu đuối của chúng ta, và Ngài cảm thông với chúng ta khi Ngài công tác trên chúng ta và chạm trổ chúng ta. Ngài biết những gì chúng ta đang trải qua và đang cảm nhận. Ngài ở với chúng ta khi chúng ta khóc. Ngài ở với chúng ta trong mọi sự đau buồn và thử thách của chúng ta. Đây là lý do tại sao bụng Ngài được khải thị là một tác phẩm bằng Ngà. Hơn nữa, bụng Ngài, biểu thị cho cảm nhận của Ngài về chúng ta, được dát bằng bích ngọc. Bích ngọc màu xanh dương, chỉ ra rằng chúng thuộc về cõi thiên thượng. Thậm chí vào giây phút này, Ngài cảm động với cảm nhận của chúng ta trong khi Ngài đang ở trong các nơi thiên thượng.

10. “ CHÂN CHÀNG LÀ HAI TRỤ CẨM THẠCH TRẮNG,ĐẶT TRÊN CÁC NỀN BẰNG VÀNG”

Trong câu 15, nàng tiếp tục: “Chân chàng là hai trụ cẩm thạch trắng, đặt trên các nền vàng.” Đôi chân nói về sự chuyển động của Ngài, và trong tiếng Hebrew, cẩm thạch giống y như vải lanh mịn. Điều này chỉ ra rằng sự chuyển động của Ngài là trong một nhân tính tinh tế và được nâng cao. Các trụ biểu thị cho vẻ nghiêm trang. Việc được đặt trên các nền bằng vàng chỉ ra rằng sự công nghĩa và nhân tính tinh tế của Chúa thì không thể lay chuyển vì điều đó dựa trên thần tính của Ngài. Ngài không thể rúng động trong thần tính vinh hiển của Ngài, và Ngài hoàn hảo trong sự công nghĩa theo mọi cách.

11. “ DIỆN MẠO CHÀNG TỰA NHƯ LEBANON,TUYỆT HẢO NHƯ CÁC CÂY HƯƠNG NAM”

Đối với nàng, “diện mạo của chàng tựa như Lebanon, tuyệt hảo như các cây hương nam.” Đầu, tóc, mắt, má, môi, tay và bụng Chúa giống như Labanon. Ngài là một thân vị thiên thượng dường nào!

Mặc dù người nữ này ở trong sự yêu đuối và hổ thẹn, và mặc dù nàng thiếu sự hiện diện của Chúa, nhưng nàng vẫn có thể làm chứng: “Diện mạo của chàng tựa như Lebanon.” Chúa thì thiên thượng. Nếu chúng ta có thể làm chứng như nàng thì điều đó chỉ tỏ rằng mối liên hệ của chúng ta đối với Chúa không còn liên hệ đến phước hạnh thuộc đất nữa, và chúng ta cảm thấy không có cái giá thuộc đất nào thật sự là một cái giá cả. Thậm chí chúng ta cảm thấy xấu hổ khi nói rằng việc từ bỏ một điều gì đó là một giá cả mà chúng ta phải trả để đi theo Đấng Christ.

Hơn nữa, diện mạo của Ngài tuyệt hảo như các cây hương nam. Cây hương nam chỉ về nhân tính. Điều này chỉ tỏ rằng Ngài là một con người vinh hiển và tuyệt hảo như vậy.

12. “ MIỆNG CHÀNG THẬT DỊU NGỌT”
Trong câu 16, nàng nói tiếp: “ 

Miệng chàng thật dịu ngọt.” Làm sao chúng ta biết miệng Ngài dịu ngọt như vậy? Đó là vì chúng ta đã nếm được điều Ngài đã nếm. Nhờ sự theo đuổi và sự tương giao của chúng ta với Ngài, chúng ta có thể nói: “Miệng chàng thật dịu ngọt.” Điều Ngài đo lường cho chúng ta là điều Ngài cũng đã kinh nghiệm. Do đó, chúng ta vui hưởng điều Ngài đã nếm trải. Thật ra “miệng chàng” chỉ về công tác của Chúa. Khi chúng ta kinh nghiệm công tác của Ngài từng bước một, công tác của Ngài trở nên thực tại của chúng ta.

13. “ CHÀNG HOÀN TOÀN ĐÁNG ĐƯỢC AO ƯỚC ”

Người nữ này đã kinh nghiệm thân vị này đến mức độ nàng có thể nói: “ Chàng hoàn toàn đáng được ao ước.”
Chúa chúng ta hoàn toàn đáng được ao ước từ đầu tới chân Ngài, từ bên trong đến bên ngoài, từ sự khôn ngoan đến sự dẫn dắt của Ngài, và từ sự xử lý đến sự bảo tồn của Ngài. Đây không phải là một điều gì đó có thể được phát ngôn sau khi đụng chạm Ngài trong một buổi nhóm, hay trong một sự cảm thúc. Lời chứng này là sự tổng cộng của kinh nghiệm chủ quan. Lời chứng này chỉ có thể được mang lấy bởi một người đã kinh nghiệm Chúa trong nhiều năm. Chỉ có kinh nghiệm mới dẫn đến một lời chứng như vậy. 

14. “Hỡi Các Con Gái Jerusalem,
Đây là Người Yêu Dấu Của Tôi, và Là Bạn Tôi”

Cuối cùng, nàng Shulammite tuyên bố: “Hỡi các con gái Jerusalem, đây là người yêu dấu của tôi, và là bạn tôi.” Nàng có thể nói điều này vì Chúa đã trở nên thực tại của nàng. Nàng không nói: “Một ngày nào đó đây sẽ là người yêu dấu của tôi.” Giọng nói của nàng là giọng nói của người đã kinh nghiệm, và đó là lời chứng của nàng.

Mặc dù nàng không thể đáp lại sự kêu gọi của Chúa ngay lập tức, nhưng nàng vẫn phấn khởi khi nói về Ngài. Mặc dù nàng ở trong sự hổ thẹn và đơn độc, nhưng nàng vẫn có thể đưa ra một lời chứng vinh hiển như vậy. Kinh nghiệm của nàng bây giờ sâu nhiệm hơn nhiều so với khi nàng công bố: “Dầu xức của chàng có hương thơm dễ chịu,” hay “ hãy bắt những chon nhồn nhỏ.”

Anh chị em ơi, khi đọc sách này, chúng ta có được một sự đánh giá cao tươi mới về tầm quan trọng của việc chúng ta bước theo Chúa. Ô, chúng ta thật cần sự thương xót của Ngài để một ngày nào đó chúng ta có thể đưa ra một lời chứng vinh hiển như vậy, được lập nền trên những kinh nghiệm về Đấng Christ sâu nghiệm như vậy. Nguyện sẽ có một ngày tất cả chúng ta có thể tuyên bố: “Người yêu dấu của tôi trắng trẻo nhưng hồng hào. Chàng kiệt xuất giữa muôn người. Chàng hoàn toàn đáng được ao ước.” Anh chị em ơi, chỉ có Chúa mới có thể cứu một tội nhân đến mức độ như vậy. Hãy ngợi khen Ngài!