Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

NHÃ CA 11- CÔNG CHÚA-- (phần B)


CÙNG LAO TÁC VỚI CHÚA


1. “Tôi Đã Đi Xuống Vườn Hạnh Đào
Kế đến, nàng Shulammite nói: “Tôi đã đi xuống vườn hạnh đào” (bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, nàng bắt đầu hợp tác với Chúa; nàng có đôi chút nhận thức về cách để lao tác cho Ngài và phục vụ Ngài) “để xem sự tươi mới của thung lũng, xem cây nho đã kết nụ và thạch lựu đã trổ hoa chưa” (6:11). Việc nàng nhìn thấy sự tươi mới của thung lũng có nghĩa là nàng có khả năng biện biệt công tác của Đức Chúa Trời và sự vận hành của sự sống Đức Chúa trời. Khi nàng lao tác, nàng không yêu cầu những người khác đi theo cách mà nàng đã kinh nghiệm sự chúc phước của Chúa. Nàng không mong đợi những người khác sẽ được chúc phước theo cách mà nàng đã được chúc phước. Chính Chúa đã dẫn dắt nàng; những người khác nên bước theo Ngài. Nàng đã đi xuống “nhà máy” của Chúa để xem các dấu hiệu về công tác của Đức Chúa Trời, và nàng nhìn thấy sự tươi mới của thung lũng. (Thung lũng chỉ về những người sống dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời). Hơn nữa, nàng nhìn xem nho đã kết nụ chưa. Điều này có nghĩa là nàng muốn nhìn xem Chúa có vận hành hay dẫn dắt thêm nữa hay không. Điều nàng dự định làm là xem Linh có đang dẫn dắt con cái Ngài tiến tới hay không.


2. “Hồn Tôi Đã Đặt Tôi Ở Giữa Các Cỗ Xe Thuộc Dân Tộc Cao Quý Của Tôi”

Trong câu kế tiếp, nàng nói: “Trước khi tôi nhận ra, hồn tôi đã đặt tôi ở giữa các cỗ xe thuộc dân tộc cao quý của tôi.” Vì nàng quá chú tâm đến công tác của Đức Chúa Trời, nên nàng được cất lên trong sự chiến thắng của Chúa trước khi nàng nhận ra điều đó. Bây giờ nàng nhận thức rằng nàng và Chúa là một. Hễ khi nao Chúa tiến tới, nàng cũng tiến tới. Khi Chúa tiến tới trong các thánh đồ, dường như nàng đang cai trị với Ngài, cùng tiến bộ với các anh chị em. Trong khi nàng ở với các anh chị em, nàng biểu lộ quyền bính của vua. Nàng có sự tác động ở giữa họ và dẫn dắt họ hơn nữa. Nàng đang mang trách nhiệm vì hội thánh và giúp đỡ người khác tiến tới thậm chí trước khi nàng ý thức điều đó.

3. Chiến Thắng của Nàng Đáng Được Tôn Trọng

Trong câu 13, những người khác kêu lớn: “Hỡi Shulammite, hãy trở về, hãy trở về; hãy trở về, hãy trở về, để chúng tôi có thể ngắm nàng.” Mọi người đều thiết tha chờ đợi nàng trở lại, vì họ khao khát học tập thêm từ nàng về bí quyết để tiến bộ và chiến thắng của nàng.
Họ cũng làm chứng rằng bây giờ nàng thật sự là một Shulammite, vì nàng và Chúa là một. Khi họ nhìn thấy nàng, dường như họ nhìn thấy Chúa. Khi họ ngồi trước mặt nàng, dường như họ đang ngồi trước mặt Chúa. Khi tương giao với nàng, họ dường như ở trong sự tương giao với Chúa. Khi nhìn theo nàng, họ khao khát ở với nàng.

Kế đến, lời nói: “Tại sao các ngươi ngắm nhìn Shulammite như nhìn vào sự nhảy múa của hai trại quân?” Sự nhảy múa của hai trại quân chỉ về khải tượng của Jacob về các thiên sứ của Đức Chúa Trời sau khi ông lìa khỏi Laban. Ông đã gọi nơi đó là Mahanaim (Sáng 32:2), theo tự nghĩa là: “Hai trại quân.” “Sự nhảy múa của hai trại quân” cũng có thể được dịch là “sự diễu hành của hai đội quân.” Jacob đã không phải trả giá để có đuộc sự diễu hành của hai đội quân này; Đức Chúa Trời đã chuẩn bị chúng. Tuy nhiên, nàng Shulammite có được vẻ đẹp này bằng một giá. Sự nhảy múa của hai trại quân hẳn phải rất hào hứng và thu hút, trong khi vẻ đẹp của nàng Shulammite thì không giống như vậy. Vẻ đẹp của nàng hoàn toàn kết quả ra từ công tác của Linh. Vì nàng đã trả giá nên nàng đã được sức chức thuộc Linh và những kho lưu trữ kinh nghiệm phong phú.

Những người chưa có kinh nghiệm thường thích xem sự nhảy múa của hai đội quân. Theo cùng một cách, các con gái Jerusalem không thể đánh giá cao tấm lòng của Shulammite, cái giá nàng đã trả, nước mắt của nàng, hoặc sự vâng phục tuyệt đối của nàng. Vì vậy, khi họ kêu lớn: “Hỡi Shulammite, hãy trở về, hãy trở về; hãy trở về, hãy trở về, để chúng tôi có thể ngắm nàng.” Chúa nhận xét chen vào– “Tại sao các ngươi không thể đánh giá cao nàng? Tại sao các ngươi ngắm nhìn nàng như nhìn vào sự nhảy múa của hai trại quân? Các ngươi nên đánh giá cao nàng với sự hiểu biết sâu hơn.” Chúng ta cần nhận thức rằng các kinh nghiệm của nàng Shulammite là kết quả của sự trả giá của nàng. Điều này khác với việc đánh giá cao nàng như sự nhảy múa của hai trại quân. Chúng ta có biết nàng đã được đòi hỏi phải vâng phục Ngài bao nhiêu lần không? Chúng ta có biết nàng đã phải chịu bao nhiêu sự bất công không? Chúng ta không nên ngưỡng mộ nàng như thể chúng ta đang nhìn xem sự nhảy múa của hai trại quân.

SỰ TRANG BỊ CHO CÔNG NHÂN

1.Nàng Là Công Chúa

Kế đến, Thánh Linh khen ngợi nàng. Chương 7 bắt đầu bằng: “Hỡi công chúa, các dấu giày nàng đẹp biết bao! Việc nàng được gọi là công chúa chỉ về việc nàng là một trong số nhiều người thuộc hoàng tộc và nói về nguồn gốc cao quý của nàng. Giống như một người chiến thắng, nàng được biểu lộ như một nhân vật trọng yếu của hoàng gia và hoàn toàn được liên hiệp với Đấng Christ.

2. Nàng Rao Giảng Phúc Âm

Trước hết Linh khen ngợi các dấu chân nàng. Trong Kinh Thánh, các dấu chân có liên hệ đến công tác phúc âm. Ở đây Linh mô tả nàng mang đôi giày của phúc âm. Nàng phải luôn luôn bước đi. Các dấu chân nàng chỉ ra rằng nàng là một người phục vụ. Việc rao giảng phúc âm của nàng đẹp đẽ dường nào!

3. Nàng Có Quyền Năng Đứng Vững

Rồi lời nói về nàng: “Các bắp vế no tròn của nàng giống như ngọc châu, tác phẩm từ đôi tay của một nghẹ nhân khéo léo.” Các bắp vế của nàng chỉ về quyền năng đứng vững của nàng. Việc nàng đứng trước mặt Đức Chúa Trời hoàn toàn ra từ sự chạm trổ của Đức Chúa Trời và công tác của Ngài trên nàng. Ở đây Chúa nói về chính Ngài như một nghệ nhân khéo léo khi Ngài nói với người phụ nữ này: “Ta sẽ công tác trong nàng như một nghệ nhân khéo léo cho đến khi nàng có thể đứng vững như một người được biến đổi trong sự sống của Ta.”

4.Nàng Có Quyền Năng trong Đức Tin

Phần lời này tiếp tục: “Rốn nàng là một cái ly tròn chẳng hề thiếu rượu pha; bụng nàng là một đống lúa mì, được rào lại bằng hoa huệ.” Rốn và bụng chỉ về bản thể bên trong của người nữ này, còn rượu pha chỉ về sự sống mà Thánh Linh ban cho nàng bởi phương tiện là huyết Chúa đã đổ ra. Nàng không chỉ đã kinh nghiệm mà còn được cấu thành bằng sự cứu chuộc của Chúa. Điều đó đã trở nên thực tại và phần hưởng của nàng.
Hơn nữa, bụng nàng là một đống lúa mì, không phải là một hạt lúa mì! Một hạt lúa mì chỉ về Chúa Jesus và sự chết của Ngài. Một đống lúa mì chỉ về việc nàng kinh nghiệm công tác của Chúa và có nguồn cung ứng sự sống của Ngài. Nàng không chỉ kinh nghiệm sự cứu chuộc của Chúa mà còn đầy dẫy kinh nghiệm về sự phục sinh theo nhiều cách. Các lời và hành vi của nàng ra từ công tác của sự phục sinh của Chúa. Sự chết không thể thống trị nàng khi nàng chuyển động và công tác, cả sự chán nản, tức giận hoặc sự không khoan dung cũng sẽ không thể. Nàng biểu lộ tình trạng ở trong sự phục sinh.
Mặc dù nàng có thể phải kinh nghiệm sự chết trong nhiều loại môi trường, và mặc dù các đợt sóng cuồng của sự chết thường đe dọa nuốt chửng nàng, nhưng nàng vẫn có thể đứng, vì nàng “được rào lại bằng hoa huệ”. Nàng nhận thức rằng nàng cần ngưỡng trông Chúa trong đức tin. Chúng ta không nên lo lắng về bất cứ điều gì, vì Chúa chăm sóc chúng ta. Nàng có đức tin và quyền năng trong đức tin để có thể tiến tới.

5. Nàng Có Khả Năng Nuôi Người Khác

Trong câu 3, Linh tiếp tục: “Đôi nhũ hoa nàng như hai con nai nhỏ, cặp linh dương sinh đôi.” Bây giờ nàng đầy dẫy sự sống, và nàng có khả năng nuôi người khác. Đôi nhũ hoa của nàng chỉ dung lượng và khả năng để nàng nuôi dưỡng người khác.
6. Sự Chịu Khổ của Nàng Là Để Hoàn Thành

Chủ Đích của Đức Chúa Trời

Kế đến, lời nói về nàng: “cổ nàng như ngọn tháp ngà.”lần này cổ nàng không giống như ngọn thắp của David mà như một ngọn thắp ngà. Điều chỉ ra rằng nàng đã được Đức Chúa Trời xử lý. Khi nàng đứng cho Đức Chúa Trời, nàng mạnh mẽ như một ngọn tháp trong mối liên hiệp của nàng với Chúa. Nàng sẽ không bất phục trong bất cứ điều gì. Người nữ này và Chúa được nối kết làm một trong mọi chủ đích của nàng. Thật vậy, nàng đã kinh nghiệm công tác của Chúa và công tác của Linh.

7. Nàng Vì Chúa Cách Đơn Thuần và Đơn Nhất

Nàng cũng nói: “mắt nàng giống các ao ở Heshbon gần cổng Bath-rabbim.” Ở đây đôi mắt nàng giống một cái ao, không phải một khe suối đang tuôn. Một cái ao thì yên tĩnh và phẳng lặng, mở ra với ánh sáng và phản chiếu. Điều này cho chúng ta biết rằng đôi mắt nàng phản chiếu Chúa. Nàng cũng lặng lẽ và yên nghỉ trước mặt Đức Chúa Trời. Lòng nàng thuần khiết và đơn nhất đối với Ngài. “Heshbon” có nghĩa là sáng dạ, trong khi”Bath-rabbim” có nghĩa là các con gái của nhiều người. Bây giờ nàng là một người sáng dạ.
8.Nàng Có Sự Biện Biệt Thuộc Linh
Lời khen ngợi tiếp tục “Mũi nàng như ngọn tháp Lebannon, đối diện với Danmascus.” Chỉ những người trưởng thành mới có khứu giác thuộc linh. Những người có các kinh nghiệm nông cạn thì thiếu khứu giác thuộc linh. Nếu có một “cái mũi” thuộc linh, anh em sẽ dễ dàng “ngửi” được cảm nhận của những người khác và có khả năng biện biết các ý định của họ qua các lời của họ.

“Ngọn tháp Lebanon” thì thiên thượng, cao, thẳng đứng và đối diện Damacus. Vì vậy, mũi nàng là thiên thượng và có thể nhận biết xác thịt, tính khí hay sự lừa dối của một người. Nàng có thể biện biệt linh, các cảm nhận hay tình trạng bên trong của những người khác.
9. Tấm lòng của Nàng là Một Với Đức Chúa Trời

Trong câu 5, lời nói về nàng: “Đầu nàng giống như Carmel ở trên nàng”. Núi Carmel là nơi Elijah đã biểu minh quyền năng của ông trước mặt các tiên tri của Baal (1Vua 18). Elijah đã xây dựng một bàn thờ ở đó và đào một cái hào xung quanh. Sau đó ông lấy bốn chiếc thùng, đổ đầy nước và đổ ra trên sinh tế mà Đức Chúa Trời sai lửa từ trời đến thiêu đốt. Tại đó, ông đã giết chết bốn trăm năm mươi tiên tri của Baal. Sau đó, ông đã cầu xin Đức Jehovah ban mưa xuống giữa cơn hạn hán, và trời đã mưa dữ dội. Do đó, Elijiah là một người chiến thắng và một người cầu nguyện. Giống như Elijah, tấm lòng của người nữ này là một với Đức Chúa Trời. Nàng chiến thắng, và Đức Chúa Trời đáp lại mọi lời cầu nguyện của nàng.

10. Nàng Có Được Vương Quyền và Chiếm Được Lòng Chúa Qua Sự Vâng Phục của nàng

Kế đến, nàng Shulammite được cho biết: “Và mái tóc trên đầu nàng tựa như sắc tía. Vua bị các lọn tóc nàng quấn chặt.” Nàng trị vì. Hơn nữa, vua bị các lọn tóc nàng quấn chặt. Sự vâng phục của nàng đem đến cho nàng vương quyền. Ban đầu mái tóc của nàng giống như bầy dê nằm nghỉ trên Núi Gilead. Bây giờ nàng và Chúa được liên hiệp đến nỗi chúng ta không thể nói ai thuận phục ai. Thật ra, Chúa và nàng vâng phục lẫn nhau. Lòng của Chúa bị nàng chinh phục và quấn chặt.

CÁC LỜI CHÚA NÓI XEN VÀO

1. Tầm Vóc và Dung Lượng Sự Sống của Nàng

Các câu 6 đến 11 là lời Chúa khen ngợi nàng. Ngài nói: “Ồ người yêu, nàng xinh đẹp và dễ chịu biết bao trong niềm vui thích! Tầm vóc nàng tựa như cây chà là, và ngực nàng như các chùm trái.” Tầm vóc nàng tựa như cây chà là chỉ tỏ rằng nàng đã đạt đến tầm vóc của Đấng Christ và dung lượng sự sống cách đầy đủ. Cây chà là châm rễ vào trong nước, còn phần thân của chúng thẳng đứng và xanh tươi. Do đó, nàng đã tăng trưởng và trở nên trưởng thành. Nàng cao và thẳng đứng, có tầm vóc đầy đủ của Đấng Christ. Một lần nữa, đôi nhũ hoa của nàng ngụ ý sự trưởng thành của nàng. Chúng giống như các chùm trái, có nghĩa là nàng có khả năng cung ứng của các nhu cầu của người khác theo dung lượng sự sống ở mức trưởng thành của nàng

2. Nàng Thật Đáng Ao Ước

Trong câu 8, Chúa nói: “ . Ta nói, ta sẽ trèo lên cây chà là; ta sẽ bám chặt các nhánh nó” Ở đây, dường như Chúa muốn nói” Trong quá khứ, chính nàng đã tìm kiếm và theo đuổi Ta. Nàng đã giữ chặt lấy Ta và không để cho Ta đi. Bây giờ Ta muốn đến với nàng và bám chặt lấy nàng và tương giao với nàng”

3. Hương Thơm của Mũi Nàng và Vòm Miệng Nàng

Các câu tiếp theo nói: “Hương thơm của mũi nàng như những trái táo, còn vòm miệng nàng như rượu thượng hạng”. Những trái táo ở đây chỉ về chính Chúa. Nàng đã vui hưởng Chúa đến mức độ nàng tỏa ra hương thơm của Chúa. Về phương diện này, nàng thật sự giống Ngài.
Rượu thượng hạng chỉ về rượu của thiên hi niên (Matt. 26:29). Rượu này đem đến cho Chúa niềm vui tốt nhất. Giống như các lời của Chúa đã đổi nước thành rượu ở tiệc cưới Cana thuộc xứ Galilee (John 2:5-10), các lời của nàng đầy dẫy sự vận hành của Chúa. Chúng là một kiệt tác được chạm trổ bởi Linh, và chúng làm cho Chúa vui mừng.

LỜI ĐÁP LẠI CỦA NGƯỜI NỮ

Khi ấy người nữ này được thỏa mãn, và nàng nói tiếp: “Chảy êm dịu xuống cho người yêu dấu của tôi, lướt qua môi những kẻ ngủ”. Nàng có ý nói rằng sau khi Chúa công tác trên nàng, nàng đã được đổi từ nước thành rượu thượng hạng. Rượu này dành cho Ngài và vì sự vui hưởng của Ngài. Nhờ mối liên hiệp của nàng với Chúa, rượu chảy êm dịu xuống cho Đấng Yêu dấu của nàng.
Hơn nữa, rượu lướt qua môi những kẻ ngủ. Những kẻ ngủ là những người đã đánh mất sự ý thức về chính mình và chỉ sống đối với Đức Chúa Trời. Họ ở trong cùng một vị trí với Đấng Yêu Dấu. Rượu không chỉ làm thỏa mãn mà còn làm chúng ta tươi mới trở lại. Do đó, ngoài việc làm thỏa mãn Chúa, nàng cũng làm tươi mới lại những người chia sẽ vị trí của Nàng.

CÙNG CÔNG TÁC VỚI CHÚA

1. Các đặc điểm của Một Đầy Tớ Chúa

Chúng ta nên thực sự phục vụ Chúa như thế nào? Trong Nhã Ca 7:1-9, có chín đặc điểm mà một tín đồ cần phải nhớ. Thứ nhất, một đầy tớ lành mạnh phải có nhiều sự chuyển động. Người ấy mang giày của phúc âm và bước đi với những dấu chân đẹp đẽ. Thứ hai, người ấy phải có quyền năng đứng vững. Cặp vế no tròn của người ấy phải giống như ngọc châu, tác phẩm từ đôi tay của một nghệ nhân khéo léo. Thứ ba, người ấy cần phải có các kinh nghiệm phong phú và sự trang bị. Rốn người ấy là một cái ly tròn chẳng bao giờ thiếu rượu pha, và bụng người ấy là một đống lúa mạch được rào bằng hoa huệ. Thứ tư, người ấy phải đầy dẫy sự sống. Đôi nhũ hoa nàng phải giống hai con nai nhỏ, cặp linh dương sinh đôi. Thứ năm, cổ người ấy phải giống một ngọn tháp ngà. Người ấy đã kinh nghiệm công tác của Chúa. Khi người ấy đứng cho Ngài, người ấy chinh phục lòng Chúa, và người ấy là một tác phẩm được Đức Chúa Trời chạm trổ. Thứ sáu, mắt người ấy phải giống như một cái ao. Tấm lòng thuần khiết và tình yêu của người ấy phản chiếu Chúa. Thứ bảy, người ấy có trực giác thuộc linh. Người ấy có khả năng phân biệt giữa thiện và ác qua khứu giác thuộc linh. Chi tiết thứ tám là đầu người ấy giống như Carmel. Cuối cùng, người ấy có tầm vóc đầy đủ của Đấng Christ. Tóc người ấy màu tía, quấn chặt lấy Chúa.

Chỉ những người có các đặc điểm này mới có thể phục vụ Chúa cách lành mạnh. Mặc dù chúng ta có thể không hoàn hảo như người nữ này, nhưng chúng ta vẫn cần phục vụ trong sự sống. Chúng ta cần giảng phúc âm và đứng cho Chúa. Chúng ta cần kinh nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và yêu Ngài cách thuần khiết theo trực giác thuộc linh của mình. Nếu muốn phục vụ Ngài, chúng ta cần phải sẵn sàng cho chiến trận thuộc linh và tập trung vào sự tăng trưởng của mình trong Đấng Christ.

2. “Tôi thuộc về Người Yêu dấu của Tôi”

Nàng Shulammite làm chứng trong câu 10: “Tôi thuộc về người yêu dấu của tôi, và niềm ao ước của chàng dành cho tôi” Bây giờ nàng chỉ quan tâm đến niềm ao ước của Chúa chứ không phải nhiềm vui thích riêng của nàng. Nàng hiện hữu vì chủ đích làm thỏa mãn niềm ao ước của Ngài. Sự thỏa mãn của nàng không còn ở nơi sự được mất hay công tác của nàng nữa, nhưng chỉ được tìm thấy trong niềm ao ước của Chúa đối với nàng.

3. Sự Khởi Xướng Công Tác

a. “Chúng Ta Hãy Đi Ra, Vào Trong Các Cánh Đồng”

Từ điểm này, Chúa và người tìm kiếm của Ngài cùng công tác với nhau, vì bây giờ người tìm kiếm nói: “Hãy đến, người yêu dấu của tôi ơi, chúng ta hãy đi ra, vào trong các cánh đồng”(c.11). Trong các câu tiếp theo, chúng ta nhìn thấy sự tương giao của họ trong công tác. Vì bây giờ mối liên hiệp giữa người nữ này và Chúa quá tuyệt đối, nên nàng có thể phát ngôn với Chúa và thậm chí khởi xướng công tác.

Trước hết nàng nói: “Chúng ta hãy đi ra, vào trong các cánh đồng.” Câu này khác với chương 1, trong đó nàng nói: “Họ bắt tôi làm người giữ các vườn nho, còn vườn nho của chính tôi, tôi không giữ. Hỡi người mà hồn tôi yêu mến, hãy cho tôi biết chàng chăn thả bầy của chàng ở đâu? Ban trưa chàng cho chúng nằm nghỉ nơi nào?” Vào lúc đó, nàng chỉ tập trung vào công tác nhỏ bé trong tay nàng. Nhưng bây giờ nàng có thể nói: “Người yêu dấu của tôi ơi, hãy đến, chúng ta hãy đi ra, vào trong các cánh đồng.”

Các cánh đồng chỉ về thế giới. 

Trong sách Matthew có một bức tranh sáng tỏ về cánh đồng. Khi nàng nói: “Chúng ta hãy đi ra, vào trong các cánh đồng,” nàng không có ý nói nàng muốn yêu thế giới. Nàng muốn nói rằng cả thế giới là lĩnh vực công tác của nàng. Nàng được mở rộng vì Chúa đã công tác trong nàng. Nàng đã được giải phóng khỏi công tác và các cảm nhận riêng của mình. Nàng nhận thức rằng công tác của Chúa là trên khắp trái đất

b. “Chúng Ta Hãy Trú trong Các Làng Mạc”

Rồi nàng nói: “Chúng ta hãy trú trong các làng mạc”
Nàng cũng nhìn thấy rằng có nhiều ngôi làng trên thế giới là nơi nàng có thể phục vụ. Nàng chia sẻ cùng một tấm lòng với Chúa và cộng tác với Ngài. Dương như nàng có một cái nhìn hoàn vũ. Khải tượng, niềm ao ước và hi vọng của nàng ở trên cùng một bình diện với khải tượng, niềm ao ước và hi vọng của Chúa. Dung lượng của nàng quá lớn đến nỗi nàng có thể nói: “ Chúng ta hãy trú trong các làng mạc”

Câu này cũng chỉ ra rằng nàng nhận thức nàng chỉ là một người kiều ngụ trong thế giới này. Nàng không thể bị giam cầm ở một nơi, chỉ chăm sóc một số người nào đó, nàng cũng không thể chỉ tập trung vào một số vấn đề nào đó. Đối với nàng, mỗi nơi đều có một điều gì đó để Chúa công tác và thu đoạt. Bây giờ nàng có thể trở nên một phước hạnh cho hội thánh bất kể nàng đi đến đâu.
Ở đây chúng ta thấy tầm nhìn của nàng đã vươn xa, và sự hiểu biết của nàng mở rộng. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong, nàng không muốn ở trong công tác. Thay vì vậy, nàng muốn ở trong tình yêu với Chúa. Cảm nhận của nàng là không có ngôi làng nào thuộc về nàng. Nàng công tác từ làng này sang làng khác và không bị giam cầm tại bất cứ ngôi làng cụ thể nào. Không có công tác hoặc nơi chốn nào thuộc về nàng. Nàng không có điều gì của riêng mình.

Giống như nàng, chúng ta cũng phục vụ Chúa theo cách lang thang và kiều ngụ. Nếu Chúa yêu cầu chúng ta làm một điều gì đó, chúng ta cần làm điều đó với Ngài trong tình yêu. Chúng ta cư trú, nghỉ ngơi và vui hưởng công tác cùng với Ngài. Chúng ta có thể thấy tấm lòng của người nữ này được liên hiệp với Chúa gần gũi như thế nào. Nàng chỉ quan tâm đến Ngài. Mặc dù tầm nhìn của nàng là cả trái đất, nhưng tấm lòng nàng đặt nơi Chúa. Nàng cảm nhận rằng nếu không có Ngài thì không có điều gì được hoàn thành và mọi sự đều vô ích. Nàng sẽ không bao giờ hi sinh mối liên hệ của nàng với Ngài vì một công tác hoặc một nhu cầu nào đó. Niềm ao ước của nàng là Chúa sẽ đến với nàng.

Đây là bức tranh về sự phục vụ bình thường– “Tôi thuộc về người yêu dấu của tôi, và niềm ao ước của chàng dành cho tôi”. Chúng ta trú trong các làng mạc với Ngài. Chúng ta cần nói với Ngài: “Chúa ôi, công tác thuộc về Ngài, và nhu cầu cũng vậy. Hãy đến; chúng ta hãy trú tại bất cứ nơi nào. Ngài có đường lối và Ngài tự do công tác ở bất cư nới nào”. Người nữ này có một mối liên hệ thật kỳ diệu với Chúa! Nàng không tập trung vào hiệu quả của công tác nàng nhưng vào chính Chúa.
Tại sao có quá nhiều nan đề trong sự phục vụ của chúng ta ngày nay? Đó là do chúng ta tập trung vào công tác. Nếu anh em xoay qua Chúa và chỉ yêu Ngài, anh em sẽ thấy phục vụ và công tác thì rất đơn giản. Chúng ta cần phải được liên hiệp với Chúa cách sâu xa và chỉ tập trung vào việc có một mối liên hệ gần gũi với Ngài, chứ không phải tập trung vào vấn đề làm tốt công việc. Chiến thắng của chúng ta cần phải ở trong mối liên hệ của chúng ta với Ngài chứ không phải trong công tác của chúng ta.

Khi anh em yêu Chúa theo cách này và niềm ao ước của Ngài dành cho anh em, anh em sẽ nhìn thấy nhu cầu thật sự khi anh em ngước mắt lên và nhìn xem cánh đồng. Mọi công tác đều vô nghĩa nếu chúng không ra từ Chúa và tình yêu của Ngài. Chúng ta cần nói với Chúa khi đang phục vụ: “Chúa ôi, chúng ta phải cùng nhau trú trong các làng mạc. Tôi không thể đi nếu không có Ngài”.

Một người biết cách phục vụ Chúa chắc chắn có cái nhìn về cánh đồng. Công tác trong cánh đồng là một nguyên tắc. Rồi khi chúng ta công tác trong cánh đồng, sự hiến dâng của chúng ta sẽ tuyệt đối và chúng ta sẽ không nắm giữ bất cứ điều gì trong tay mình. Nếu yêu Chúa trong tính đơn sơ, chúng ta sẽ biết rằng ngày nay chúng ta chỉ đang trú trong các làng mạc với Đấng Yêu Dấu của chúng ta. Nếu không có sự dẫn dắt của Chúa, chúng ta sẽ không đi đến nơi nào khác cả.

c. “Chúng Ta Hãy Dậy Sớm Vì Các Vườn Nho”

Kế đến, nàng Shulammite nói: “Chúng ta hãy dậy sớm vì các vườn nho; chúng ta hãy xem nếu như nho đã kết nụ, hoa đã nở, thạch lựu đã trổ hoa, thì tại đó tôi sẽ dâng tình yêu tôi cho chàng”. Đây vẫn là một câu chuyện về tình yêu. Ở đây, các vườn nho là số nhiều. Vì yêu Chúa nên nàng không còn quan tâm đến vườn nho của chính mình nữa, nhưng quan tâm đến các vườn nho của Chúa. Công tác của Chúa đã trở nên công tác của nàng.

Tiếp đến nàng nói: “Chúng ta hãy xem nếu như nho đã kết nụ, hoa đã nở, thạch lựu đã trổ hoa, thì tại đó tôi sẽ dâng tình yêu tôi cho chàng”. Lời này chỉ ra rằng nàng rất chuyên cần. Nàng luôn luôn chuyển động với công tác của Chúa. Khi Ngài chuyển động, nàng cũng chuyển động. Nàng luôn luôn theo dõi các dấu hiệu của sự sống.
Nho và thạch lựu là các loại trái cây biểu thị cho sự phong phú của sự sống. Sự kết nụ của cây nho và sự trổ hoa của thạch lựu là các dấu chỉ của việc kết trái. Trước khi trái xuất hiện thì có các dấu hiệu nào đó. Điều này khải thị rằng khi chăm sóc người khác, nàng không tập trung vào số lượng mà vào các dấu hiệu của sự sống. Nàng lao tác cách chuyên cần theo sự biểu lộ của sự sống.

Tất cả chúng ta đều thích tìm kiếm bông trái. Tuy nhiên, một đầy tớ thật sự tìm kiếm sự kết nụ của cây nho. Người ấy không bị giới hạn mà rất tự do. Người ấy đến cánh đồng này hôm nay và đi đến một cánh đồng khác vào ngày mai. Người ấy biết rằng ở đâu có sự kết nụ và trổ hoa, ở đó sự sống đang vận hành, và trái sẽ được sản sinh. Chúa chịu trách nhiệm về việc kết trái, trong khi chúng ta chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng trong sự sống. Chúng ta trồng và tưới, nhưng chính Chúa là Đấng tạo ra sự tăng trưởng.

Trong sự phục vụ của mình, chúng ta nên đơn giản đem người khác vào trong sự sống. Chúng ta cần quý báu những người ở trong sự sống hơn là sự thành công bên ngoài của công tác

d. “Thì tại đó tôi sẽ dâng tình yêu tôi cho chàng”

Nàng nói: “Thì tại đó tôi sẽ dâng tình yêu tôi cho chàng”. Thật là một câu nói kỳ diệu! Mặc dù nàng cung ứng sự sống và theo dõi kỹ lượng sự kết nụ của cây nho và sự trổ hoa của thạch lựu, nhưng chủ đích của nàng chỉ là yêu Chúa. Nàng chỉ ao ước một mối liên hiệp sâu hơn với Ngài.

e. Kết quả của công tác

Câu 13 nói: “Những trái táo dại tỏa ngát hương thơm”
Leah đã thuê Jacob từ Rachel trong một đêm bằng những trái táo dại (Sáng 30:14-16). Do đó, đây là loại cây của tình yêu. Nó hiển thị cho mối liên hiệp giữa chồng và vợ. Ở đây hương thơm tỏa ra từ tình yêu trong mối liên hiệp với Chúa.

f. Khắp Các Cửa của Chúng Ta Là Mọi Trái Tuyển

Người yêu của Chúa nói tiếp: “Và khắp các cửa của chúng ta là mọi trái tuyển, mới cũng như cũ. Người yêu dấu của tôi ơi, tôi đã tích trữ những trái ấy cho chàng.” Nàng nhận thức rằng nàng đã có nhiều bông trái tuyển ở khắp cửa để Chúa vui hưởng.“Các cửa của chúng ta”là những nơi mà người tìm kiếm và Chúa ra vào. Dù các trái được sinh ra trong quá khứ hay trong hiện tại, chúng đều dành cho Ngài. Nàng đã tích trữ kết quả sự lao tác của nàng để cho một mình Chúa vui hưởng, không phải cho chính nàng.

KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 7


Trong chương 7, chúng ta nhìn thấy ba tình trạng mà một đầy tớ lành mạnh của Chúa cần biểu lộ:
Tình trạng thứ nhất là thái độ của người ấy đơn sơ và người ấy có thể khởi xướng công tác. (“Người yêu dấu của tôi ơi, hãy đến, chúng ta hãy đi ra, vào trong các cánh đồng, trú trong các làng mạc.”). Bất kể ở đâu người ấy cũng chỉ là một người kiều ngụ cùng chuyển động và sống với Chúa. Người ấy cũng được giải phóng khỏi công tác và được Chúa mở rộng. Bất kể người ấy đi đâu cũng có một ngôi làng mà Chúa có thể cư trú. Tại đó người ấy trao tình yêu của mình cho Ngài. Người ấy không còn cảm thấy “Vườn nho của chính tôi, tôi không giữ” nữa. Người ấy sẵn lòng hoàn toàn hợp tác với Chúa và chỉ quan tâm đến các vườn nho của Ngài. Nếu cả thế giới là lĩnh vực công tác của Chúa thì đó cũng là lĩnh vực công tác của người ấy.
Tình trạng thứ hai là người ấy lao tác cách chuyên cần và tập trung vào sự sống. (“Chúng ta hãy dậy sớm vì các vườn nho; chúng ta hãy xem nếu như nho đã kết nụ, hoa đã nở, thạch lựu đã trổ hoa.”). Người ấy quan tâm đến niềm ao ước và công tác của Chúa. Khi Chúa dẫn dắt, người ấy lập tức bước theo.Nếu Chúa tiến tới, người ấy sẽ đơn giản bước theo. Đó là một người chuyên cần.
Người ấy không chỉ chuyên cần mà còn ở trong một mối liên hiệp sâu xa với Chúa. Người ấy biết điều Chúa muốn, và sáng tỏ mọi gánh nặng của Chúa. Người ấy không tự mình dò dẫm nhưng theo sát sự dẫn dắt của Chúa.

Khi lao tác, người ấy tập trung vào việc nho đã kết nụ hay thạch lựu đã trổ hoa chưa. Người ấy cảm thấy có bao nhiêu trái nho và thạch lựu cũng không thành vấn đề; điều quan trọng là sự tuôn chảy của sự sống Chúa và những người khác có đang chạm đến sự sống ấy hay không. Người ấy chỉ quan tâm là dân chúng có đang vui hưởng và kinh nghiệm sự sống hay không. Trong sự lao tác của người ấy, những trái nho không quan trọng bằng sự kết nụ của cây nho, và những trái thạch lựu không quan trọng bằng sự trổ hoa.

Anh chị em ơi, thật ngu dại nếu chỉ tập trung vào số lượng người tham dự một buổi nhóm. Công nhân cuả Chúa cần tập trung vào sự kết nụ của cây nho và sự trổ hoa của cây thạch lựu. Nếu có sự kết nụ và trổ hoa thì tự nhiên sẽ có sự thu hoạch bông trái.

Tình trạng thứ ba là sự thu hoạch bông trái của người ấy là vì Chúa. (“Và khắp các cửa của chúng ta là mọi trái tuyển,…được tích trữ cho chàng.”) Mặc dù người ấy kết quả rất nhiều, nhưng không có bông trái nào mà người ấy có được là vì chính người ấy. Người ấy hiến dâng kết quả sự lao tác của mình cho Chúa. Điều đó là vì sự vui hưởng riêng của mình vào trong việc chỉ quan tâm đến sự thỏa mãn của Chúa. Bây giờ điều người ấy quan tâm là Chúa có thỏa mãn hay không; trong cái nhìn của mình, người ấy không còn vì lợi ích riêng nữa. Khải tượng của người ấy tương xứng với khải tượng của Chúa, vì người ấy đã trưởng thành. Người ấy đi theo cảm nhận của Chúa khi thức dậy vào lúc sáng sớm. Kết quả công tác của người ấy hoàn thành niềm ao ước của Chúa. Khi người ấy sống trong tình trạng này, những người khác sẽ khen ngợi người ấy, và Chuá cũng vậy. Khi người ấy đang sống trước mặt Đức Chúa Trời theo cách này, người ấy và Chúa cũng vậy. Khi người ấy đang sống trước mặt Đức Chúa Trời theo cách này, người ấy và Chúa sẽ không bao giờ tách rời nhau.