Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Ngày Sa-bát, sự an nghỉ của Đức Chúa Trời

ngayba0

(Sáng Thế Ký 2:1-3)

A. Đấng Christ là ngày Sa-bát của chúng ta

(Cô-lô-se 2:16-17; Ma-thi-ơ 11:28; Hê-bơ-rơ 4:3-11)

Sáu ngày qua, chúng ta đã thưởng thức Chúa rất nhiều, đã tìm kiếm Ngài, có nhiều niềm vui và kinh nghiệm với Ngài. Hôm nay, Chúa mang tất cả chúng ta vào sự an nghỉ của ngày Sa-bát. Sáng Thế Ký 2:1-3 “Trời đất và muôn vật đã được hoàn tất như thế. Vào ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời hoàn tất công việc Ngài đã làm; và vào ngày thứ bảy Ngài nghỉ mọi công việc Ngài đã làm. Ngài ban phước cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó, vì vào ngày đó Ngài nghỉ mọi công việc tạo dựng mà Ngài đã làm". Ngợi khen Chúa! Thật là một kết thúc tuyệt vời. Trong ngày thứ bảy Đức Chúa Trời hoàn tất chương trình của Ngài.


Nếu thấy được như vậy, chúng ta phải cám ơn Chúa. Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy rất nhiều. Không phải Đức Chúa Trời đã đầu tư rất nhiều sao? Ngài đã nghĩ ra rất nhiều điều mà Ngài phải tạo ra. Trong buổi nhóm đầu tiên chúng ta đã thấy rằng lúc ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên trời và đất. Đức Chúa Trời là khởi đầu. Và ở đây ghi rằng Đức Chúa Trời đã kết thúc chương trình của Ngài. Như vậy, Đức Chúa Trời là sự kết thúc. Như vậy không tuyệt sao? Những gì Ngài đã bắt đầu thì Ngài cũng mang đến sự kết thúc. Đức Chúa Trời không làm gì nửa chừng mà Ngài luôn mang công việc của mình đến được đích. Đức Chúa Trời cũng không quên bất cứ điều gì, nhất là những gì Ngài cần phải làm để mang chúng ta đến đích.

Vào ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời đi vào sự an nghi và Ngài nghỉ ngơi sau khi hoàn tất các công việc của Ngài. Vì vậy chúng ta cần nhận ra rằng, chúng ta phải đi vào sự an nghỉ mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn ở đây. Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả trong Đấng Christ. Cô-lô-sê 1:16-17 nói rằng: “vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài”. Ngay cả những gì được phân rẽ trong các ngày đầu tiên như ánh sáng, sự sống, ... đều được tạo ra trong Đấng Christ. Các loài cây cỏ, mọi sinh vật, bao gồm chúng ta cũng được tạo ra trong Đấng Christ. Rồi chúng ta đã thấy các vì sao, các nguồn sáng, cũng như con bò, con giun và các loài thú rừng. Chúng ta cũng đã đi vào các của tế lễ. Không phải Đức Chúa Trời đã làm tất cả ở trong Đấng Christ sao? Đấng Christ không phải là của lễ thiêu của anh em sao? Đấng Christ không phải là của lễ thức ăn của anh em sao? Không phải Đức Chúa Trời đã chuẩn bị tất cả cho nhu cầu của anh em trong Đấng Christ sao? Không phải Đức Chúa Trời đã chuẩn bị tất cả để chương trình của Ngài được hoàn tất sao? Nếu nhìn thấy sáu ngày này và các của tế lễ, chúng ta phải nhìn nhận rằng tất cả đều đã tồn tại sẵn trong Đấng Christ rồi. Vẫn còn thiếu điều gì anh em cần mà không có trong Đấng Christ? Anh em hãy suy nghĩ thử xem Đức Chúa Trời đã quên điều gì? Tất cả những hình ảnh ở trong Sáng Thế Ký 1 đều được ứng nghiệm trong Đấng Christ. Tất cả những cây cỏ, các sinh vật và các của tế lễ cho chúng ta thấy được sự giàu có của Đấng Christ. Phao-lô nói sự giàu có của Đấng Christ là không thể dò thấu được. Sau khi Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả ở trong Đấng Christ, Ngài cũng đã chuẩn bị tất cả những gì chúng ta cần để có thể hoàn tất chương trình của Ngài. Và Ngài đã ban cho anh em Đấng Christ này. Phao-lô nói rằng “Đấng Christ ở trong anh em, niềm hy vọng của sự vinh hiển” (Cô-lô-se 1:27). Bây giờ, tất cả những gì đã được tạo ra trong Đấng Christ, đang nằm trong tâm linh của anh em. Tâm linh của anh không còn thiếu điều gì. Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả trong Đấng Christ, vì Đấng Christ và mọi vật đứng vững trong Đấng Christ.

Đấng Christ cũng chính là ngày Sa-bát thật. Trong hội nghị, nếu chúng ta đã thấy nhiều điều và đã tin, thì chúng ta cũng phải đi vào hiện thực của những điều đó. Đó chính là ý nghĩa của ngày Sa-bát. Nghĩa là anh em phải đi vào sự hưởng thụ tất cả những gì ở trong Đấng Christ. Mọi sự đã có sẵn ở trong Đấng Christ, anh em chỉ cần đi vào. Anh em không muốn đi vào ngày Sa-bát này sao? Nhiều người tưởng ngày Sa-bát chỉ là một ngày như thứ bảy hay ngày Chúa Nhật thôi và không có được phép làm việc vào ngày này. Tiếc rằng người ta đã không thấy Đấng Christ chính là ngày Sa-bát. Nếu anh em ở trong Đấng Christ thì anh em cũng ở trong ngày Sa-bát. Trái lại, nếu anh em không ở trong Đấng Christ, không kinh nghiệm được Ngài, thì anh em sẽ không có được sự an nghỉ thật của ngày Sa-bát. Chúng ta phải kinh nghiệm được sự giàu có của Đấng Christ, và ở trong sự giàu có của Ngài. Cho nên, chúng ta hãy siêng năng để đi vào sự an nghỉ này. Trong Hê-bơ-rơ 4, tác giả, có lẽ là Phao-lô, nói đến sự an nghỉ của ngày Sa-bát. Câu 1 nói rằng “vậy, đang khi còn có lời hứa cho vào sự yên nghỉ của Chúa, hãy lo sợ, kẻo trong em có ai dường như bị hụt mất chăng”. Anh em có muốn trở thành người bị hụt mất ngày Sa-bát không? Nếu đã kinh nghiệm được sự giàu có của Đấng Christ qua từng điểm trong hội nghị, anh em có một lời xin lỗi nào để bỏ lỡ ngày Sa-bát? Đức Chúa Trời đã chuẩn bị tất cả trong Đấng Christ và đã ban Đấng Christ vào trong anh em. Ngày nay Đấng Christ sống trong anh em.

Trong kỳ nhóm này Chúa đã bày tỏ Tin Mừng cho anh em, như câu 2 nói rằng "Tin Mừng đã được bày tỏ cho chúng ta cũng như họ nhưng mà những lời được nghe không có ích gì họ". Thế những gì mà anh em nghe có ích gì không? Điều quan trọng không phải anh em có hiểu gì mà vấn đề là nó có ích anh em hay không. Anh em có quyết định rằng: ”Chúa ơi, con muốn kinh nghiệm Chúa. Con bám chặt lấy Chúa, không để Chúa đi”. Anh em có dâng của lễ thiêu hay không? Chúng ta đã có một thức ăn rất tuyệt vời. Anh em bỏ qua nó hay là anh em muốn ăn nó? Những người nghe đã không có trộn lẫn với đức tin. Đừng tưởng những người nghe chỉ bị động thôi. Những người nghe phải trộn lẫn Lời Chúa với đức tin để kinh nghiệm được Lời Chúa, nếu không thì Lời Chúa sẽ không có ích gì cả. Nếu chúng ta không dùng đức tin mà Chúa đã ban cho chúng ta đễ kinh nghiệm được hiện thực của Đấng Christ thì chúng ta sẽ không được đi vào sự an nghỉ này. Sự không tin chính là những cản trở để anh em đến với ngày Sa-bát. Anh em có tin những gì đã nghe hay không? Sau khi anh em đã hiểu được những điều đó, anh em có đi vào đó hay không? Có muốn kinh nghiệm được hay không? Đó phải là thái độ của những người tin Chúa. Người nào trộn lẫn Lời Chúa với Đức Tin thì người đó sẽ đi vào sự an nghỉ. Tôi muốn nói với anh em là anh em phải tin, phải luyện tập đức tin của mình. "Đức Chúa Trời đã thề ở trong cơn thịnh nộ của Ngài". Tại sao Đức Chúa Trời đã không vui? Tại vì Ngài đã chuẩn bị tất cả mọi thứ thật là tuyệt vời, thật chi li, nhưng dân Ngài không muốn tin, họ coi thường Ngài và cũng không muốn dùng những điều đó. Chính vì vậy Đức Chúa Trời đã thề rằng không cho họ đi vào sự an nghỉ của Ngài. Mặc dù những gì Đức Chúa Trời đã làm, đã kết thúc từ khi Sáng Thế.Vậy anh em có những lời xin lỗi gì nữa? Ở trong mắt của Đức Chúa Trời tất cả đều đã hoàn tất. Ngài đã hoàn tất công việc của Ngài, kể cả Đấng Christ và Hội Thánh. Chỉ có chúng ta phải đi vào nó mà thôi, vấn đề là anh em có đi vào nó hay không? Công việc Chúa đã hoàn tất mà anh em đã không đi vào đó.

Sự an nghỉ của ngày Sa-bát mà Phao-lô nói ở đây có liên quan đến tốt lành ở trong Cựu Ước. Lúc đó vào thời của Môi-se, dân Israel đứng trước xứ tốt lành. Trong Dân Số Ký 13, Môi-se gửi mười hai người thám thính đi vào xứ sở tốt lành để tường thuật lại xem nó có tốt như Đức Chúa Trời đã hứa hay không. Khi họ quay trở lại, không phải ai cũng vui mừng cả. Trong mười hai người thì có đến mười người sợ hãi vì họ thấy trong xứ tốt lành có nhiều người khổng lồ (câu 32). Tuy nhiên, Giô-suê và Ca-lép đã không thấy người khổng lồ mà họ thấy bánh mì, họ xem những tên khổng lồ đó chỉ là thức ăn để nuôi dân thôi. Một số người thấy tên khổng lồ, người khác thì thấy bánh mì. Sau hội nghị, anh em trở về lại địa phương của mình, nhiều lúc anh em có một mình. Lúc đó, anh em thấy gì: tên khổng lồ hay bánh mì? Giô-suê và Ca-lép đã nói rằng “Đất mà chúng tôi đã đi do thám thật là một vùng đất tốt. Nếu CHÚA hài lòng về chúng ta, Ngài sẽ đem chúng ta vào đó và ban cho chúng ta vùng đất đượm sữa và mật ấy. Chỉ cần một điều là anh em chớ nổi loạn với CHÚA và đừng sợ hãi dân xứ đó vì chúng sẽ là bánh mì cho chúng ta. Sự che chở của chúng đã rời khỏi chúng rồi, nhưng CHÚA ở cùng chúng ta. Đừng sợ chúng" (Dân Số Ký 14:7-9). Không lẽ, họ không thấy những tên khổng lồ sao? Giô-suê và Ca-lép mặc kệ những tên khổng lồ đó. Nếu Chúa đã hứa ban cho chúng ta xứ tốt lành thì Ngài sẽ ban cho chúng ta. Anh em không muốn chiếm lĩnh lấy nó chỉ vì mấy tên khổng lồ sao? Hãy quên đi những tên khổng lồ đó đi và hãy ăn chúng.

Tiếc là dân Chúa lúc ấy đã không tin và Chúa đã không có vui vì điều này. Ngài đã chuẩn bị cho họ tất cả nhưng họ đã không tin Ngài, Chúa đã nói với Môi-se “Dân nầy còn khinh Ta cho đến bao lâu nữa? Chúng không muốn tin Ta cho đến chừng nào, mặc dù Ta đã làm bao nhiêu phép lạ ở giữa chúng?” ( Dân số ký 14:11). Thế chúng ta không muốn tin Chúa cho đến khi nào? Trong hội nghị, chúng ta đã thưởng thức Chúa rất nhiều, Ngài thực sự là vùng đất đượm sữa và mật của chúng ta. Chúng ta đã nghe rằng Đấng Christ là tất cả những gì mà chúng ta cần để xây dựng Hội Thánh, nhưng chúng ta lại không muốn tin. Chúng ta luôn xin lỗi, nói rằng: "Đối với tôi là không thể, tôi rất yếu đuối, rất nhỏ bé, tôi không thể làm được. Chúng ta chỉ có ít người, thật là khó khăn". Một lời xin lỗi như vậy sẽ không được chấp nhận. Chúa sẽ nói: "Con không muốn tin Ta trong bao lâu nữa? Con muốn khinh thường Ta cho đến bao giờ?" Chúa đã làm cho dân Ngài rất nhiều nhưng họ không chịu. Chúa muốn họ hưởng thụ vùng đất tốt lành nhưng dân lại sợ những tên khổng lồ. Ai mạnh hơn ai? Ai lớn hơn ai? Đấng Christ hay là tên khổng lồ? Chúng ta biết rằng Đấng Christ trong chúng ta lớn mạnh hơn Kẻ ở trong thế giới này. Anh em hãy chỉ cho tôi tên khổng lồ nào mà lớn hơn Chúa đi. Tôi bảo đảm anh em sẽ không chỉ được vì Chúa lớn hơn tất cả mọi vật mà Ngài tạo ra. Vì thế anh em đừng nói rằng: "Tôi không làm được. Hoàn cảnh tôi rất là khó khăn. Tôi không có hy vọng". Như thế không được, đó chính là sự không tin. Nếu làm như vậy thì anh em coi thường Chúa. Trong Đấng Christ mọi sự đều đã có sẵn. Ngài còn thiếu gì nữa mà anh em cần?

Khi Chúa định trừng phạt dân Ngài, Môi-se đã cầu xin Chúa tha thứ cho họ, ông nói rằng “Nếu mà Chúa hủy diệt tất cả họ thì dân ngoại sẽ nói gì”. Rồi Chúa trả lời “Ta sẽ tha thứ cho họ như ngươi cầu xin” (Dân số ký 14:20). Anh em nghĩ Chúa đã tha thứ nên anh em có thể tiếp tục như vậy nữa. Tuy nhiên, Chúa nói rằng:“Nhưng Ta lấy mạng sống của Ta và lấy sự vinh hiển của CHÚA tràn đầy khắp đất mà thề rằng không một kẻ nào đã thấy vinh hiển của Ta và đã thấy những phép lạ Ta làm tại A Cập và trong hoang mạc mà còn thử Ta mười lần, rồi lại không vâng theo lời Ta sẽ thấy được xứ mà Ta đã thề với cha ông chúng nó. Không một kẻ nào đã khinh Ta sẽ thấy được xứ đó. Nhưng đầy tớ Ta là Ca-lép, là người cómột tâm linh khác, và đã theo Ta hết lòng, nên Ta sẽ đem nó vào trong xứ mà nó đã đến do thám, rồi con cháu nó sẽ chiếm lấy xứ đó làm sản nghiệp" (câu 21-24). Tâm linh của Ca-lép chính là tâm linh của đức tin, tâm linh này rất tuyệt vời và đang ở trong anh em. Anh em đừng nghĩ rằng mình đã nhận được một tâm linh nào khác, nên anh em đừng nói "Đức tin của tôi không có lớn, tôi không làm được. Ca-lép đi vào xứ tốt lành được nhưng đối với tôi thật là khó khăn". Đây chính là sự không tin. Điều này không có đúng! Trong 2 Cô-rinh-tô 4:13, Phao-lô nói: “Tất cả chúng ta đã cùng nhận được một tâm linh của đức tin”. Tất cả chúng ta đều có cùng một đức tin. Anh em đã có tâm linh của đức tin rồi, anh em không thể nói rằng tôi không làm được. Nếu sử dụng được tâm linh này thì anh em sẽ đi vào sự an nghỉ. Phao-lô không có nói "Tôi không làm được gì cả", mà ông nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13). Anh em phải luyện tập đức tin của mình, thì sẽ đi vào sự an nghỉ. Tôi muốn nói một lần nữa là chúng ta hãy đi vào sự an nghỉ này, hãy đi vào các lễ vật và kinh nghiệm nó bởi tâm linh của đức tin. Anh em đừng nghĩ là không thể được mà anh em phải dùng nó. Hãy nói với Chúa: "Chúa ơi, con muốn kinh nghiệm".

B. Vương quốc một ngàn năm

(Hê-bơ-rơ 3:18-19; 4:9; 10:39)

Như vậy, dùng đức tin để kinh nghiệm Đấng Christ chính là sự an nghỉ của ngày Sa-bát. Nhưng đó chỉ là một sự ứng nghiệm của ngày Sa-bát. Chúng ta đang sống trong thời đại này, nên chúng ta phải nói đến một điểm nữa. Chúa đã không ban cho chúng ta một khoảng thời gian dài vô tận. Đức Chúa Trời đã kết thúc công trình của Ngài trong sáu ngày. Công trình Ngài đã hoàn tất với A-đam và E-va; nghĩa là khi mà Đấng Christ và Hội Thánh được xây dựng xong thì Đức Chúa Trời đã yên nghỉ trong ngày Sa-bát (ngày thứ bảy). Như vậy chúng ta có tổng cộng 7 ngày. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ rất đặc biệt, vì Chúa sẽ quay trở lại trong thời gian của chúng ta. Như Chúa đã dành một khoản thời gian để hoàn tất cõi tạo vật thì Ngài cũng sẽ dành một khoản thời gian nhất định để hoàn tất công việc của Ngài. Đó chính là thời gian mà Chúa muốn cùng với con người hoàn tất công việc của Ngài. Từ thời A-đam cho tới bây giờ là khoảng 6000 năm rồi. Cách đây 2000 Chúa đến, 2000 năm trước thì có ông Áp-ra-ham, và 2000 năm trước đó có A-đam. Tổng cộng là 6000 năm, chúng ta thấy ở đây cũng là số 6. Sau 6000 năm sẽ là thời kỳ của ngày Sa-bát. Nó sẽ không là một ngày mà là 1000 năm. Vương quốc một ngàn năm chính là sự ứng nghiệm thứ hai của ngày Sa-bát. Nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành chương trìnhh của Ngài trong 7000 năm. 6000 năm đã gần kết thúc. Vấn đề là khi nào sẽ bắt đầu ngày Sa-bát này. Chúng tôi không thể nói chính xác khi nào nó sẽ đến nhưng Kinh Thánh cho biết là nó sắp đến. Ngày nay chúng ta đang đứng ngay trước sự ứng nghiệm thứ hai của ngày Sa-bát. Xác suất mà Chúa Giê-su quay trở lại trong lúc chúng ta đang sống rất là cao. Sự trở lại của Ngài chính là sự bắt đầu của ngày Sa-bát. Chính vì vậy, chúng ta phải siêng năng. Thời gian của chúng ta không còn nhiều nữa, chỉ cần ít lâu thôi sẽ bắt đầu ngày Sa-bát này, đó sẽ là vương quốc ngàn năm.

Vấn đề là anh em có thể vào được vương quốc ngàn năm hay không. Đừng nghĩ tất cả các Cơ Đốc nhân sẽ đi vào sự an nghỉ của Chúa. Vào lúc 12 người đi thám thính thì cả một dân đông đảo đứng trước xứ tốt lành. Anh em có biết bao nhiêu người trong số họ đã đi vào xứ tốt lành không? Hai trăm hay hai ngàn? Tôi không biết lúc đó dân Chúa có bao nhiêu người, có thể là hai triệu người. Tuy nhiên chỉ có hai người trong số ấy mới được vào xứ tốt lành thôi. Đó là Ca-lép và Giô-suê, vì hai người này có tâm linh khác ở bên trong. Trong thế hệ đầu tiên, những người đã chứng kiến Đức Chúa Trời làm các phép lạ phi thường ở Ai Cập thì chỉ có hai người được vào. Anh em hãy tính thử xem là bao nhiêu phần trăm. Thế anh em nghĩ rằng tất cả đều đi vào xứ tốt lành sao? Anh em nghĩ tất cả những người còn lại không phải là Cơ Đốc nhân? Không phải tất cả đều được giải thoát khỏi Ai Cập sao? Nhưng không phải tất cả những ai đã đi ra Ai Cập là đều đi vào xứ tốt lành. Tất cả, trừ hai người, đều chết trong hoang mạc. Phao-lô cho biết Đức Chúa Trời đã không đẹp lòng về họ.

Anh em đừng nghĩ ngày nay sẽ khác. Nó cũng sẽ như vậy. Không phải tất cả tín đồ đều đã được cứu ra khỏi thế gian (Ai Cập là hình ảnh ám chỉ thế gian) sao? Dù anh em đã được cứu rồi, nhưng không có nghĩa là anh em sẽ được đi vào sự an nghỉ của ngày Sa-bát. Sự an nghỉ của ngày Sa-bát chính là phần thưởng dành cho một phần thiểu số của dân Đức Chúa Trời. Nhiều người nghĩ "Tôi đã là Cơ Đốc nhân thì tôi có thể sống như thế nào cũng được. Sau khi chết, tôi có thể bước vào xứ tốt lành". Cho tôi xin lỗi, không phải như vậy đâu. Chúng ta hãy dùng tâm linh của đức tin mà nói với Chúa rằng: "Chúa ơi, con muốn là một Giô-suê, con muốn đi vào xứ tốt lành". Anh em có muốn được như Giô-suê hay Ca-lép không? Hay anh em chỉ vì sự không tin mà phải đứng chờ ở bên ngoài một ngàn năm? Chính vì vậy, anh em hãy sử dụng đức tin của mình. Chúa muốn có một thế hệ biết được xứ sở này, xin Chúa hãy thương xót chúng ta làm cho chúng ta trở thành những người có thể chiếm lĩnh vùng đất này để đi vào sự an nghỉ. Chúng ta hãy nói với Chúa rằng: "Chúa ơi, con không muốn ở ngoài, xứ này rất là tốt lành, xin Chúa đừng quên con”. Anh em muốn Chúa quên anh em sao? Anh em hãy nói với Chúa rằng: "Chúa ơi hãy nghĩ đến con! Con muốn luyện tập tâm linh của mình, con muốn kinh nghiệm những gì mà con đã nghe". Nếu xin như vậy, Chúa sẽ mang anh em vào xứ tốt lành. Điều này không tùy thuộc vào khả năng hay sức mạnh của anh em, mà anh em có dùng tâm linh của đức tin hay không.

Tôi muốn nói với anh em rằng, nếu ngày nay Đấng Christ là sự an nghỉ của chúng ta thì chúng ta hãy kinh nghiệm những lời đã nghe trong những ngày qua. Nếu ngày nay, anh em làm được như vậy, thì anh em sẽ đi vào sự an nghỉ. Hai sự ứng nghiệm này có sự liên quan với nhau. Anh em không thể nói ngày nay tôi làm những gì tôi muốn rồi sau đó tôi đi vào sự an nghỉ của Chúa. Không phải như vậy. Nếu ngày nay, anh em không đi vào sự an nghỉ của Chúa thì trong tương lai chắc chắn 100% anh em sẽ không được đi vào. Chính vì vậy không phải có một sự ứng nghiệm về ngày Sa-bát mà có ít nhất hai sự ứng nghiệm. Ngày nay, anh em phải sử dụng tâm linh của đức tin và phải sử dụng tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã ban cho anh em. Dĩ nhiên anh em không thể nào kinh nghiệm tất cả cùng một lần, xứ sở tốt lành không thể nào mà mỗi ngày chúng ta hãy kinh nghiệm từng bước một, hãy luyện tập đức tin của anh em. Anh em cần phải biết rằng sự không tin làm Đức Chúa Trời không đẹp lòng. Anh em đừng nói "Tôi không thể, tôi yếu đuối" mà anh em hãy nói "Tôi có tâm linh của đức tin". Tâm linh này anh em đã có rồi, tất cả những gì anh em cần làm là sử dụng nó. Hãy dùng tâm linh của đức tin và hãy nói Amen với Lời Chúa. Anh em hãy nói: “Chúa ơi! Con muốn đi vào trong các lễ vật, con muốn sự sống trong con phát triển. Chúng con muốn được tỏa sáng như mặt trăng”. Đừng có nghĩ rằng việc xây dựng Hội Thánh không quan trọng. Tôi muốn nói rằng, việc xây dựng Hội Thánh có liên quan đến việc anh em có đi vào sự an nghỉ của ngày Sa-bát hay không. Xin Chúa cho chúng ta ý thức được rằng chúng ta đã nhận được tất cả, chúng ta chỉ cần sử dụng nó thôi. Chúng ta đã có một vương quốc mà không hề bị rúng động.