Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Vai Trò Lãnh Đạo - Môi-se

Image result for photo of Moses and the burning bush

Sau khi giới thiệu sự việc này về vai trò lãnh đạo một cách tổng quát, bây giờ chúng ta tiến hành xem xét chặt chẽ hơn để học hỏi từ ví dụ Kinh Thánh các nguyên tắc cơ bản để có các nét đặc sắc phân định rõ ràng.

Trước khi đến ví dụ tuyệt vời đầu tiên của chúng ta, chúng ta hãy nhấn mạnh hai yếu tố phổ biến trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.


Một là sự kiện về hành động tối thượng quyền của Đức Chúa Trời. Trong việc Ngài lựa chọn những con người cho trách nhiệm đặc biệt, Đức Chúa Trời hành động trong quyền tuyệt đối và độc lập theo tối thượng quyền của Ngài. Không ai được phép đặt câu hỏi về hành động của Ngài, phán quyết của Ngài, lý do của Ngài.Tối thượng quyền không thể đoán trước. Đức Chúa Trời không phải trả lời với bất cứ ai, cũng không chịu trách nhiệm với bất cứ ai. Tư tưởng và cách thức của Ngài không thể dò thấu, và trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài chờ đợi lâu dài cho sự biện minh các hành động của Ngài. Nhưng nó luôn luôn chứng minh là đúng vào lúc cuối cùng.

Yếu tố thứ hai là Đức Chúa Trời liên kết chính mình với chiếc bình - một chiếc bình con người, và liên kết chiếc bình đó với Ngài cho một mục đích đặc biệt. Đây là ý nghĩa của việc xức dầu trong cả Cựu và Tân Ước. Xức dầu là việc trong đó Đức Chúa Trời giao thác chính mình Ngài cho chiếc bình luôn luôn liên quan đến mục đích, và người ta không thể chạm vào chiếc bình đó hoặc tranh chấp công việc của chiếc bình đó mà không- sớm hay muộn, bị sự can thiệp đột ngột hoặc bị máy nghiền nát chậm chạp của Đức Chúa Trời – khi liên hệ với Đức Chúa Trời.

Tại đây chúng ta bị cấm đánh giá dụng cụ của Đức Chúa Trời theo lập trường con người của mình ngoài Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nghĩ rằng họ cung cấp lập trường cho sự phán đoán bất lợi, nhưng nếu Đức Chúa Trời sử dụng họ và ở với họ, thì sẽ chỉ mang chúng ta vào một cuộc tranh cãi về phía của Đức Chúa Trời với chúng ta, nếu chúng ta chạm kẻ được xức dầu của Ngài, bằng lời nói và hành động. Kinh Thánh có nhiều trường hợp về điều này. Dù chiếc bình vẫn còn trong sự nhu mì, Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của nó, và cho sự biện minh của nó.

Sau khi nói điều đó, bây giờ chúng ta có thể tiến đến ví dụ đầu tiên của vai trò lãnh đạo trong Kinh Thánh. Trong khi nguyên tắc vai trò lãnh đạo đang hành động từ đầu, vai trò lãnh đạo chỉ có biểu hiện đầy đủ  khi có một dân cần và được chuẩn bị cho vai trò đó. Sự biểu hiện đầy đủ nầy về nguyên tắc, trước tiên xuất hiện trong Moses.

Moses - người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo lớn của Kinh Thánh  

Những gì chúng ta đã nói về tối thượng quyền của Đức Chúa Trời thì không thể nhầm lẫn trong trường hợp của Môi-se. Từ khi sinh ra và quyền sinh sống của ông được bảo quản, phải thông qua lịch sử của ông, tất cả các bằng chứng về ông là "một chiếc bình lựa chọn" rất rõ ràng. Ông ở nơi ông ở vì Đức Chúa Trời đã làm việc đó. Ngay cả khi, từ trong sự đồng cảm và cơn thịnh nộ, ông thử đảm nhận vị trí của nhà giải phóng, điều đó tiêu cực, bởi vì điều này chỉ có được như vậy hoàn toàn từ Đức Chúa Trời.

Sự nhẫn nại của Môi-se là một sự việc được ghi nhận trong Kinh Thánh, nhưng sự nhẫn nại đó, khi thuộc về chúng ta, đã được hỗ trợ lớn lao bởi kiến thức sau này của ông rằng ông đã ở nơi ông ở vì Đức Chúa Trời đã thực hiện điều đó, và nó không phải là lựa chọn của ông. Thật quan trọng biết bao khi các Cơ Đốc nhân, và đặc biệt là các nhà lãnh đạo Cơ Đốc phải ở trong một vị trí để nói một cách dứt khoát rằng họ biết Đấng Christ chân thật biết bao khi Ngài nói: "Chẳng phải các ngươi đã lựa chọn Ta, bèn là Ta đã lựa chọn và lập các ngươi" *Giăng 15:16). Nền tảng này "là một hành động của Đức Chúa Trời" là Đấng duy nhất hỗ trợ trọng lượng kinh khủng của trách nhiệm và yêu cầu vai trò lãnh đạo phải có kinh nghiệm.

Điều thứ hai tỏ bày rất rõ ràng là làm cho vai trò lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp, nhờ đó chúng ta dẫn dắt người khác.

Môi-se đã có bốn mươi năm ở Ai Cập, khi Pharaoh có thời gian phức tạp về Joseph và hoàn toàn thay đổi từ sự yêu chuộng đến sự thù địch. Ông sinh ra trong sự thù địch và lòng thù hận đó, và đã nhờ mẹ cùng chị mà được cứu thoát bởi thiên hựu riêng. Ông biết cung điện và căng thẳng của nó. Ông sống trong bầu không khí sợ hãi và hận thù trộn lẫn. Hàng ngày ông thấy các điều kiện của dân tộc mình. Như với Joseph, "sắt truyền vào hồn của ông". Thật không có nghi ngờ,  bối cảnh đã đóng góp rất nhiều cho sự miễn cưỡng sau này của ông quay trở lại và nỗ lực của ông tìm một lối thoát sự kêu gọi khi làm như vậy.

Cách của Đức Chúa Trời thì không sai người thiếu kinh nghiệm vào trách nhiệm lãnh đạo. Những người như vậy thực sự có khuyết tật và điểm yếu nghiêm trọng. Một phần của việc đào tạo bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải là một kiến thức trực tiếp về thế giới và các lực lượng thù địch của nó, và một cuộc sống với Đức Chúa Trời ở giữa chúng.

Nhiều tôi tớ của Đức Chúa Trời đã biết ơn cách sâu sắc trong những năm sau đó, trong tối thượng quyền và sự biết trước của Đức Chúa Trời, ông đã có thời gian trong điều kiện chống lại điều Đức Chúa Trời phản ứng thông qua ông. Điều này có thể áp dụng đối với các khía cạnh và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Đức Chúa Trời đặt các tôi tớ Ngài trong các tình huống mà không phải là ý muốn cuối cùng của Ngài dành cho họ, và thời gian sẽ đến khi họ phản ứng chống lại những gì tại một thời gian dường như hoàn toàn của Đức Chúa Trời. Kỳ lạ là có thể cùng một lúc để tin rằng vị trí hoàn toàn của Đức Chúa Trời, và sau đó phát hiện ra rằng đó chỉ là ý muốn dự phòng của Đức Chúa Trời để làm đủ điều kiện cho một cái gì đó hoàn toàn khác. Các tôi tớ như vậy của Đức Chúa Trời tiếp lấy cho họ, thông qua cuộc sống một kiến thức rất thực tế bên trong mà làm cho họ có thể nói, "chúng tôi cũng tin, cho nên chúng tôi cũng nói " (2 Cor. 4:13). Chúng ta khó có thể nói hết được tầm quan trọng và giá trị các yếu tố này trong vai trò lãnh đạo.

Yếu tố thứ ba trong vai trò lãnh đạo này là bài học cơ bản rằng công việc của Đức Chúa Trời thiết yếu là thuộc linh. Môi-se đã "học được cả học thuật của người Ai-cập". Thật không nghi ngờ, ông có tài năng thiên nhiên. Ông chắc chắn đã có tư cách phong phú. Rõ ràng ông là một con người có sức mạnh thể chất đáng kể. Cấu tạo tự nhiên của ông thật triệt để trong bất cứ điều gì mà ông đã gánh vác, như chúng ta thấy khi ông giết người Ai Cập và tách hai người Hê-bơ-rơ cãi nhau ra. Ông không thiếu nhiệt tình hay yếu đuối trong đề xuất​​. Nhưng với tất cả điều này, Đức Chúa Trời đã không đưa ông bước lên trên lập trường đó. "chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực" (Xa 4:6) là những từ ngữ rất khéo léo áp dụng cho Moses ở tuổi bốn mươi năm.

" Bởi chưng những khí giới tranh chiến của chúng tôi chẳng phải thuộc xác thịt" (2 Cor. 10:4). Khía cạnh thực và vĩnh cửu của công việc Đức Chúa Trời là thuộc linh, do đó chỉ những con người thuộc linh với kinh nghiệm và các nguồn lực thuộc linh có thể làm điều đó một cách hiệu quả. Các nhà lãnh đạo thực sự của Đức Chúa Trời là những con người thuộc linh và con người của Đức Thánh Linh.

Tất cả các khả năng tự nhiên của chúng ta, sự đào tạo của chúng ta, các tư cách thu đạt của chúng ta, sức mạnh, nhiệt tình, và học tập của chúng ta sẽ chứng minh ít  khi chúng ta đủ sức chống lại các lực lượng cuối cùng của vũ trụ, chúng thuộc linh. Moses này cũng biết rõ khi ông thực sự bước vào công việc cuộc sống của mình.

Vai trò lãnh đạo thường được sinh ra trong những kỷ luật sâu xa của thất bại và tự khám phá. Bốn mươi năm thứ hai của cuộc đời ông phục vụ một mục đích đó và đã không có nghi ngờ, là nó nhuốm mầu cách sâu sắc với sự cay đắng của sự tự vỡ mộng. Ông ở một nơi an toàn hơn, nhiều khi thối lui với trách nhiệm hơn khi ông  tự tin giải quyết nó theo sức mạnh của mình lúc trước.

Một tư cách hơn nữa cho vai trò lãnh đạo như đã thấy trong trường hợp của Môi-se là sự trung tín, nhanh chóng, và khiêm nhường trong các sự việc thông thường và không đẹp mắt.

Chăm sóc một vài con cừu ở mặt sau của sa mạc, bởi một hoàng tử cổ xưa của Ai Cập trải một số lượng năm tháng đáng kể, có thể là một thử nghiệm công bằng về  sự kiên nhẫn và thiếu cay đắng. Cơ hội giúp một số phụ nữ thiếu tự vệ, cho bầy chiên họ uống nước không hạ thấp phẩm giá của ông, cũng như sự gián đoạn gây phiền nhiễu trong mối bận tâm với "sự việc cao hơn và quan trọng hơn". Ông không thật bất mãn bởi sự thất vọng của mình khi bị khinh thường trong một phần công việc khiêm tốn. Tâm trí cao căng không có tư cách cho vai trò lãnh đạo.

Chúa quan sát cuộc sống ngoài tầm nhìn của loài người, và quyết định sự phê duyệt của Ngài ở đó. Một nhà lãnh đạo thực sự không phải là một trong những người phải được thể hiện và được yêu cầu làm những việc tầm thường. Thật rõ rang, Đức Chúa Trời biết nơi Môi-se đã ở và rằng ông không phải là một người đầy tớ bị loại bỏ​​. Môi-se đã được xử lý kỷ luật bên trong trong trường học không hành động, một trường học rất khó khăn cho loại người hoạt động và tràn đầy năng lượng của ông. Việc tự làm trống không đã là một quá trình đau đớn, nhưng nó đã có hiệu quả đối với ý định của Đức Chúa Trời và đưa ông trên lập trường thiết yếu của vai trò lãnh đạo thuộc linh, đó là "không tin cậy xác thịt" (Philip 3:3); "Mọi điều đó [ra từ] Đức Chúa Trời".

Nhưng điểm chính ngay lập tức là mắt của Chúa đã chú tâm nhìn điều đó trong thời gian chờ đợi. Đó là một linh phục vụ. Thật rất dễ dàng hoạt động và tràn đầy năng lượng khi có một số lớn công việc thú vị, hoặc có giá trị về một mặt, đặc biệt là nếu nó ở trước mắt công chúng hay bên cạnh người khác. Nhưng thử nghiệm thực tế là khi những điều này đổi khác và chúng ta phải xuống đến nguyên tắc nền tảng; nguyên tắc của sự tận tâm mà không có sự ảnh hưởng của những gì liên quan trong trách nhiệm và con mắt của người khác nhìn chúng ta. Phục vụ là một sự việc tâm linh, không phải là một nghĩa vụ bề ngoài.  

Có rất ít phục vụ thuộc linh còn lại trong thế giới hiện nay, nhưng với Đức Chúa Trời nó luôn luôn là một cái gì đó mà Ngài đã đặc biệt ghi nhận. Đấy là luật của sự tin cậy và phê duyệt: "Vì ngươi trung tín trong việc rất nhỏ, thì ngươi khá cầm quyền trên mười thành" (Lu ca 19:17). Hãy nói những gì chúng ta có thể nói về Môi-se, và về tối thượng quyền của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của ông, nhưng cần hiểu rằng tối thượng quyền của Đức Chúa Trời không bỏ qua hành vi đơn giản "hàng ngày" trong những gì có vẻ là sự việc rất không đáng kể. Một nhiệm  mạng toàn bộ cuộc sống của ai đó có thể chuyển vào một sự việc có vẻ nhỏ. Đó là tâm linh của chúng ta mà Đức Chúa Trời nhìn vào. Vài con cừu ở mặt sau của sa mạc; một số ít phụ nữ bất lực trong khó khăn, có một vị trí trong sự đánh giá của Đức Chúa Trời dẫn đến một sự tôn cao đúng.

Điểm thứ năm là bài học của bụi cây. Tình tiết của bụi cây là cuộc biến động và bước ngoặt trong cuộc đời của Môi-se. Chúng ta có thể nói rằng bốn mươi năm qua đã tìm thấy ý nghĩa của chúng và sự việc ở đây và bốn mươi năm sau là sức mạnh của chúng. Có một ý nghĩa vô song ở đây và ý nghĩa là bao la, vì ở đây chúng ta đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời tam nhất trong vận hành kết hợp cho cuộc giải thoát của một tuyển dân.

Đức Chúa Trời Cha ở trong bụi cây. Đức Chúa Con là nhân tính không thể phá hủy- Con người. Đức Chúa Trời Linh là ngọn lửa. "Ấy là Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, khiến cho thế giới hoà lại với Ngài" (2 Cor. 5:19). "Jêsus đầy dẫy Thánh Linh..." (Luca 4:1). "Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng" (Công vụ 1:8).

Ý nghĩa đầy đủ và vinh quang sự nhục hóa của Con Đức Chúa Trời cho sự cứu chuộc được tượng trưng trong bụi cây không cháy. (Kinh Thánh không nói về bụi cây bị đốt trong ý nghĩa tiêu hủy.) Nhiều năm sau, khi Môi-se, phát ngôn các phước lành cho các bộ tộc, Joseph được đánh giá cao quý là phải biết "Nguyện ơn của Đấng hiện ra trong bụi gai giáng xuống trên đầu Giô-sép,"(Phục 33:16). Môi-se đã hiểu "thiện chí" trong tất cả tình yêu cứu chuộc của nó. Thật là một cơ sở và nền tảng cho vai trò lãnh đạo!

Moses có thể không hiểu hết ý nghĩa Tân Ước, nhưng ông đã bước vào quyền năng.
Những gì Môi-se có ngụ ý cho trách nhiệm lớn lao của mình, là nhân tính trong chính nó có thể yếu đuối, bạc nhược, và dễ bị tổn thương như một bụi cây của sa mạc, nhưng nếu Đức Chúa Trời liên kết chính mình Ngài với nó trong sức mạnh của Đức Thánh Linh, nó có thể nhẫn nại sống và chiến thắng, trong khi về mặt tự nhiên, nó sẽ không chống đỡ nổi.

Ở vị trí đầu tiên bụi cây đại diện Đấng Christ.
Trong vị trí thứ hai nó đại diện cho Hội thánh.
Trong vị trí thứ ba nó đại diện cho mọi dụng cụ Đức Chúa Trời chọn lựa cho mục đích.

Không chỉ đơn thuần tồn tại, nhưng chiến thắng cách siêu nhiên - trong sa mạc nóng như thiêu đốt - là thực sự của mỗi người cho Chúa kêu gọi.
T.Austin-Sparks
M.K. dịch 29-7-2014