Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

SỰ ĐAU YẾU CỦA TÍN ĐỒ


Sự đau yếu là điều thường gặp nhất trong nếp sống loài người. Nếu muốn biết cách bảo tồn thân thể mình trong tình trạng tôn vinh Đức Chúa Trời, chúng ta phải biết thái độ chúng ta phải đối với sự đau yếu, cách tận dụng sự đau yếu và cách chữa lành sự đau yếu của mình. Vì sự đau yếu rất phổ biến nên chúng ta sẽ không thể tránh khỏi nhiều sự thiếu hụt trong nếp sống của mình nếu không biết cách xử lý nó.

SỰ ĐAU YẾU VÀ TỘI LỖI
 Kinh Thánh khải thị rằng sự đau yếu và tội lỗi liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả sau cùng của tội lỗi là sự chết. Sự đau yếu nằm ở giữa tội lỗi và sự chết. Sự đau yếu là kết quả của tội lỗi và là tiền thân của sự chết. Nếu không có tội lỗi trong thế giới này thì chắc chắn không có sự chết hay sự đau yếu. Có một điều chắc chắn: nếu Adam không phạm tội lỗi, thì ngày nay sẽ không có sự đau yếu trên đất. Giống như các hoạn nạn khác, sự đau yếu do tội lỗi đem đến.
Chúng ta có bản chất thuộc linh và bản chất vật lý. Cả hai đều bị ảnh hưởng khi con người sa ngã. “Hồn” (bây giờ, tôi gộp chung linh và hồn lại, gọi chung là “hồn”) bị tổn hại bởi tội lỗi và thân thể bị xâm chiếm bởi sự đau yếu. Tội lỗi bên trong “hồn” và sự đau yếu bên trong thân thể, chứng tỏ rằng con người bị định cho phải chết.
Khi Chúa Jesus đến để cứu rỗi, Ngài không chỉ tha thứ các sự vi phạm của con người mà còn chữa lành các sự đau yếu của con người. Ngài cứu “hồn” con người và cũng cứu thân thể con người. Khi bắt đầu công tác, Ngài đã chữa lành các sự đau yếu của con người. Khi công tác của Ngài kết thúc, Ngài trở nên của lễ văn hồi trên thập tự giá vì các sự vi phạm của con người. Ngài đã chữa lành nhiều người bệnh khi còn trên đất. Tay Ngài luôn luôn sẵn sàng chạm đến và nâng đỡ người bệnh. Dù xem xét các hành động của Ngài hay các lệnh truyền Ngài để lại cho các sứ đồ, sự cứu rỗi mà Ngài đem đến luôn luôn bao gồm sự chữa lành các sự đau yếu. Phúc âm của Ngài là tha thứ các tội lỗi lỗi và chữa lành sự đau yếu. Hai điều này đi đôi với nhau. Chúa Jesus cứu con người khỏi tội lỗi và sự đau yếu để con người nhận biết tình yêu của Cha. Dù trong các sách Phúc Âm, Công Vụ, các Thư Tín hay trong Cựu Ước, chúng ta cũng có thể thấy sự chữa lành các sự đau yếu và sự tha thứ tội lỗi lỗi đi đôi với nhau.
Isaiah 53 là một đoạn trong Cựu Ước giải thích phúc âm rõ ràng nhất. Nhiều đoạn trong Tân Ước nói về sự cứu chuộc của Chúa Jesus như một sự ứng nghiệm lời tiên tri đã tham chiếu đến Isaiah 53. Câu 5 nói: “Sự sửa trị vì sự bình an của chúng ta ở trên Ngài, / Và bởi các lằn roi Ngài mà chúng ta được chữa lành”. Tại đây, chúng ta thấy rõ rằng sự chữa lành thân thể và sự bình an của “hồn” được ban cho chúng ta cùng một lúc. Một điểm còn rõ hơn là sự khác biệt trong cách dùng từ “mang” trong chương này. Câu 12 nói: “Một mình Ngài mang lấy tội lỗi của nhiều người”. Câu 4 nói: “Chắc chắn Ngài cũng đã mang lấy các sự đau yếu của chúng ta”. Chúa Jesus mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài cũng mang lấy các sự đau yếu của chúng ta. Giống như chúng ta không cần mang lấy tội lỗi của mình vì Chúa Jesus đã mang lấy nó, thì chúng ta cũng không phải mang lấy các sự đau yếu của chúng ta. Giống như chúng ta không cần mang lấy tội lỗi của mình vì Chúa Jesus đã mang lấy nó thì chúng ta cũng không phải mang lấy các sự đau yếu của mình vì Chúa Jesus đã mang lầy chúng. (Tuy nhiên, mức độ mà Chúa mang lấy tội lỗi và mức độ mà Ngài mang lấy sự đau yếu có phần khác nhau). Tội lỗi làm tổn hai “hồn” và thân thể chúng ta. Chúa Jesus muốn cứu hai điều này. Vì vậy, Ngài không chỉ mang lấy tội lỗi vì chúng ta, mà còn mang lấy các sự đau yếu vì chúng ta. Do đó, Ngài sẽ không chỉ cứu chúng ta khỏi tội lỗi mà còn khỏi sự đau yếu. Các tín đồ bây giờ có thể vui mừng với David: “Hỡi hồn ta, hãy chúc tụng Chúa,…Đấng đã tha thứ mọi sự vi phạm ngươi; đã chữa lành mọi bệnh tật ngươi” (Thi 103:2-3). Đáng tiếc là nhiều tin đồ chỉ có thể ngợi khen một phần thôi vì sự cứu rỗi của họ chỉ có một phần thôi. Chính họ chịu đau đớn và Đức Chúa Trời cũng bị  tổn thất.
Chúng ta phải nhận thức rằng nếu Chúa Jesus chỉ tha thứ tội lỗi lỗi chúng ta mà không chữa lành các sự đau yếu của chúng ta, thì sự cứu rỗi của Ngài vẫn chưa trọn vẹn. Mặc dù Ngài cứu “hồn” chúng ta, nhưng Ngài vẫn để thân thể chúng ta bị thống trị bởi sự đau yếu. Do đó, khi còn ở trên đất, Ngài đã chăm sóc cả hai điều này bằng nhau. Đôi khi, Ngài tha thứ tội lỗi trước rồi chữa lành sự đau yếu. Vào những lúc khác, Ngài chữa lành sự đau yếu trước khi tha thứ tội lỗi. Ngài ban cho con người theo điều người ấy có thể nhận lãnh. Nếu nghiên cứu các sách Phúc Âm, chúng ta sẽ thấy Chúa Jesus dường như thực hiện nhiều công tác chữa lành hơn bất cứ điều gì khác. Đây là vì người Do Thái khó tin vào việc Chúa tha thứ các tội lỗi hơn là việc Ngài chữa lành sự đau yếu (Matt. 9:5). Tuy nhiên, các tín đồ ngày nay hoàn toàn trái ngược lại. Vào thời đó, người ta tin Chúa Jesus có quyền năng chữa lành sự đau yếu nhưng họ nghi ngờ ân điển tha thứ tội lỗi của Ngài. Các tín đồ ngày nay tin vào quyền năng tha tội lỗi của Ngài nhưng nghi ngờ ân điển chữa lành sự đau yếu. Các tín đồ dường như nghĩ rằng Chúa Jesus chỉ đến đế cứu người ta khỏi tội lỗi, nhưng họ quên rằng Ngài cũng là Cứu Chúa chữa lành. Sự vô tín của con người luôn luôn chia cắt một Cứu chúa hoàn hảo ra làm hai. Tuy nhiên, Đấng Christ luôn luôn và mãi mãi là Cứu Chúa của “hồn” và thân thể con người. Ngài tha thứ cũng như chữa lành.
Đối với Chúa Jesus, một người chỉ được tha thứ mà chưa được chữa lành thì không đủ. Vì vậy, sau khi Ngài nói với người bại liệt: “Tội lỗi lỗi ngươi được tha”, Ngài cũng nói: “Hãy chỗi dậy, vác giường mình và đi về nhà”. Đối với chúng ta, mặc dù chúng ta đầy tội lỗi và các sự đau yếu, nhưng hễ chúng ta nhận được sự tha thứ từ Chúa thì đủ rồi – chúng ta phải mang vác sự đau yếu của mình hoặc nghĩ ra các cách khác để chữa lành. Nhưng Chúa Jesus chưa từng có ý định để người bại lại được khiêng về nhà sau khi đã nhìn thấy Chúa và được tha thứ tội lỗi lỗi mình.
Sự nhận thức của Chúa Jesus về mối liên hệ giữa tội lỗi và sự đau yếu khác với chúng ta. Trong mắt chúng ta, tội lỗi là một chi tiết trong lĩnh vực thuộc linh; đó là một điều gì đó Đức Chúa Trời không thích và kết án. Sự đau yếu chỉ là một tình trạng trong cuộc sống loài người và dường như không có liên hệ gì với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Chúa Jesus xem cả tội lỗi trong hồn lẫn các sự đau yếu trong thân thể là các công tác của Satan. Ngài đến để “hủy diệt công tác của ma quỷ” (1 John 3:8). Do đó, mỗi khi gặp các quỷ, Ngài đuổi chúng. Mỗi khi gặp các sự đau yếu, Ngài chữa lành. Dưới sự cảm thúc của Thánh Linh, vị sứ đồ đã viết về sự chữa lành của Ngài: “Chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ áp bức” (Công 10:38). Tội lỗi và sự đau yếu có liên hệ mật thiết với nhau giống như ‘hồn’ với thân thể chúng ta vậy. Do đó, sự tha thứ và sự chữa lành lệ thuộc hỗ tương với nhau.
ooooo
SỰ KỶ LUẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúng ta đã thấy đôi điều về vấn đề sự đau yếu cách tổng quát. Bây giờ, chúng ta muốn đặc biệt chú ý đến nguồn gốc các sự đau yếu của các tín đồ.
Vị sứ đồ nói: “Bởi vậy nhiều người trong anh em yếu đuối và đau ốm, còn một số đã ngủ. Còn nếu chúng ta tự biện biệt mình, thì sẽ không bị phán xét. Như khi bị Chúa phán xét, chúng ta bị kỷ luật để khỏi bị định tội lỗi cùng thế giới” (1 Cor. 11:30-32). Vị sứ đồ xem sự đau yếu là một loại sửa trị từ Chúa. Vì các tín đồ đã phạm một số lỗi lầm trước mặt Chúa nên Chúa cho phép họ bị bệnh. Đây là vì chủ đích sửa trị họ để họ tự phán xét mình và sửa sai. Đức Chúa Trời nhân từ với con cái Ngài bằng cách sửa trị họ để họ không bị định tội lỗi chung với thế giới. Nếu các tín đồ ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ không sửa trị họ một lần nữa. Nếu sẵn lòng phát xét chính mình, chúng ta sẽ tránh khỏi sự đau yếu.
Chúng ta thường nghĩ rằng sự đau yếu chỉ là một nan đề của thân thể và không liên quan gì đến sự công nghĩa, thánh khiết, và sự phán xét  của Đức Chúa Trời. Nhưng vị sứ đồ nói với chúng ta cách mạnh mẽ rằng sự đau yếu là kết quả của tội lỗi và đó là sự sửa trị từ Đức Chúa Trời. Bởi câu chuyện về người mù trong John 9 nên nhiều tín đồ không cho rằng sự đau yếu là một sự sửa trị từ Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi. Họ không nhận thức rằng Chúa Jesus không bao giờ nói tội lỗi và sự đau yếu không có liên hệ gì với nhau. Ngài chỉ cảnh báo các môn đồ Ngài đừng đổ tội lỗi cho mỗi một người bị bệnh. Nếu Adam không phạm tội lỗi, con người sẽ không bị đui mù. Hơn nữa, người ấy bị mù “bẩm sinh”; vì vậy, trường hợp của người ấy hoàn toàn khác với sự đau yếu của các tín đồ. Có thể mọi sự đau yếu “bẩm sinh” của chúng ta không có liên quan gì đến tội lỗi của chúng ta. Nhưng các sự đau yếu chúng ta mắc phải sau khi tin Chúa, theo Kinh Thánh đều liên hệ đến tội lỗi. James 5:16 nói: “Hãy xưng tội lỗi với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em có thể được chữa lành”. Một người phải xưng nhận tội lỗi lỗi mình trước khi có thể nhận được sự chữa lành. Tội lỗi là nguồn gốc của sự đau yếu.
Do đó, sự đau yếu thường là sự kỷ luật của Đức Chúa Trời để chúng ta chú ý đến tội lỗi mà chúng ta đã phớt lờ và không thừa nhận. Đức Chúa Trời cho phép các sự đau yếu đến trên chúng ta để sửa trị chúng ta và tẩy sạch chúng ta, hầu cho chúng ta có thể nhìn thấy các lỗi lầm của mình. Có thể chúng ta có một sự bất nghĩa nào đó bên trong và mắc nợ một ai đó. Có thể chúng ta có sự kiêu ngạo và yêu thế giới. Có thể chúng ta nuôi dưỡng một tấm lòng kiêu căng và tham làm trong công tác. Hoặc trở nên bất phục sau khi Đức Chúa Trời phát ngôn. Khi những điều này xảy ra, bàn tay Đức Chúa Trời đến trên chúng ta cách nặng nề để khiến chúng ta chú ý đến chúng. Do đó, sự đau yếu là sự phán xét rõ ràng của Đức chúa Trời trên tội lỗi. Điều này không có nghĩa là bất cứ ai bị đau yếu cũng tội lỗi lỗi hơn người khác (đối chiếu Luke 13:2). Trái lại, những người được Đức Chúa Trời sửa trị chính yếu là những người thánh khiết nhất. Job là một thí dụ.
Mỗi lần một tín đồ bị Đức Chúa Trời kỷ luật và bị đau yếu, thì người ấy có tiềm năng nhận được các phước hạnh vĩ đại. “Cha của các linh… kỷ luật…vì ích lợi để chúng ta có thể dự phần vào sự thánh khiết của Ngài” (Hê.12:9). Đôi khi sự đau yếu khiến chúng ta nhớ lại và kiểm tra đời sống mình; nó khiến chúng ta có ý thức về bất cứ tội lỗi lỗi giấu kín và bất cứ sự không khuất phục và  bướng bỉnh nào khiến Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta. Chỉ trong những lúc như vậy chúng ta mới nhìn thấy có loại rào cản nào giữa Ngài với chúng ta. Chỉ khi đó chúng ta mới dò xét phần sâu thẳm nhất của lòng mình và nhận thức nếp sống trong quá khứ của mình đầy bản ngã và không phù hợp với nếp sống thánh khiết của Đức Chúa Trời biết bao. Theo cách này, chúng ta sẽ có thể tiến bộ trong nếp sống thuộc linh và nhận được sự chữa lành của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, trước nhất, một tín đồ đau yếu không nên vội vàng tìm kiếm sự chữa lành hay các phương pháp chữa bệnh. Người ấy không cần hoảng loạn hay sợ hãi. Người ấy phải đặt chính mình hoàn toàn trong ánh sáng của Đức Chúa Trời và thành thật kiểm tra để tìm ra sự thiếu hụt nào trong chính mình mà dẫn đến sự kỷ luật của Đức Chúa Trời. Người ấy phải tự phán xét và kết án chính mình. Khi đó Đức Thánh Linh sẽ khải thị cho người ấy đã thất bại. Bất kể nhìn thấy điều gì, người ấy phải lập tức từ bỏ và xưng tội lỗi với Đức Chúa Trời. Nếu tội lỗi này gây ra một sự mất mát cho người khác, người ấy phải cố hết sức để bồi thường và tin rằng Đức Chúa Trời vui lòng với điều này. Người ấy phải tái dâng mình cho Đức Chúa Trời và sẵn lòng thực hiện mọi điều thuộc ý muốn của Ngài.
Đức Chúa Trời “không muốn làm khổ/ hay gây đau buồn cho con cái loài người” (Ca 3:33). Khi sự kết án mà Ngài muốn đã có, Ngài sẽ dừng đòn roi. Khi sự sửa trị của Ngài không còn cần thiết nữa, Ngài sẽ rất vui sướng rút lại. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng nếu chúng ta tự phán xét mình theo cách này, Ngài sẽ không kết án tội lỗi lỗi chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta giũ sạch tội lỗi và bản ngã. Vì vậy, khi điều này được hoàn thành, các sự đau yếu sẽ kết thúc vì chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh của chúng. Nhu cầu thiết yếu của một tín đồ ngày nay là biết rằng Đức Chúa Trời sửa trị với một chủ đích cụ thể.Vì vậy, Ngài phải để cho Thánh Linh chỉ ra tội lỗi của người ấy hầu cho chủ đích của Đức Chúa Trời có thể được hoàn thành. Khi mục đích của Đức Chúa Trời được hoàn tất, sự kỷ luật không còn cần thiết nữa; Đức Chúa Trời có thể và sẽ chữa lành  người ấy.
Sau khi một tín đồ xưng nhân và loại bỏ tội lỗi mình và tin rằng tội lỗi của minh đã được tha, người ấy có thể tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và dạn dĩ biết rằng Đức Chúa Trời sẽ vực mình dậy. Lương tâm của người ấy sẽ không kiện cáo nữa. Do đó, người ấy có sự dạn dĩ để đến với Đức Chúa Trời cầu xin ân điển. Khi xa cách Đức Chúa Trời, chúng ta khó tin cậy, hoặc không thể tin cậy. Tuy nhiên, bởi vâng phục sự soi sáng của Thánh Linh, bởi loại bỏ tội lỗi và điều ác, rồi bởi có được sự tha thứ, chúng ta sẽ được dẫn đến với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Một khi nguồn gốc của tội lỗi được cất đi, sự đau yếu sẽ ra đi theo. Vì không khó để một tín đồ đau yếu tin rằng Chúa đã đánh đòn thân thể mình vì cớ tội lỗi, và vì tội lỗi đã được tha thứ, nên thân thể người ấy cũng có được sự tha thứ và ân điển. Vào những lúc như vậy, sự hiện diện của Chúa sẽ trở nên rõ ràng hơn và sự sống của Ngài sẽ bước vào thân thể để làm sống động thân thể.
Chúng ta không biết rằng Cha thiên thượng của chúng ta không thỏa mãn với chúng ta trong nhiều chỗ và muốn sửa đổi chúng ta sao? Bởi phương tiện là các sự đau yếu, Ngài giúp chúng ta hiểu được các sự thiếu hụt của mình. Nếu chúng ta không đàn áp tiếng nói của lương tâm mình, Thánh Linh chắc chắn sẽ cho chúng ta biết lý do cho sự sửa trị chúng ta, từng điều một, qua lương tâm của chúng ta. Đức Chúa Trời vui sướng tha thứ tội lỗi lỗi chúng ta và chữa lành các sự đau yếu của chúng ta. Công tác vĩ đại nhất trong sự cứu chuộc của Chúa Jesus bao gồm cả sự tha thứ tội lỗi lỗi lẫn chữa lành các sự đau yếu. Tuy nhiên, Ngài không muốn có bất cứ khoảng cách nào giữa chúng ta và Ngài. Cha thiên thượng không thích đánh đòn chúng ta. Ngài sẵn lòng chữa lành chúng ta và đem chúng ta vào trong mối tương giao thân mật hơn với chính Ngài qua sự nhận thức hơn nữa của chúng ta về tình yêu và quyền năng của Ngài.
SỰ ĐAU YẾU VÀ BẢN NGÃ
Mọi môi trường tồi tệ và thù địch của chúng ta phơi bày tình trạng thật của chúng ta. Các môi trường này sẽ không nói lên các tội lỗi mà chúng ta không có. Chúng chỉ phơi bày các tình trạng thật bên trong chúng ta. Sự đau yếu là một trong những môi trường này và nó khiến chúng ta hiểu được tình trạng thật của mình.
Chúng ta không bao giờ biết được mình sống cho Đức Chúa Trời bao nhiêu và sống cho bản ngã bao nhiêu. Khi đau yếu, nhất là trong một chứng bệnh mãn tính, chúng ta phát hiện ra điều này. Vào những lúc khác, chúng ta có thể nói rằng mình hoàn toàn sẵn lòng vâng phục Đức Chúa Trời và chúng ta thỏa mãn với cách Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta. Tuy nhiên, khi đau yếu, chúng ta phát hiện ra các lời nói trước đây của mình có thật hay không phải là điều Đức Chúa Trời muốn hoàn thành giữa vòng con cái Ngài, là họ sẽ xem ý muốn của Ngài là sự thỏa mãn của họ và nhận lấy ý muốn chỉ định của Ngài làm sự vui hưởng của họ. Đức Chúa Trời không muốn họ phàn nàn nghịch lại ý muốn của Ngài – nhất là sự sắp xếp của Ngài – vì cớ các cảm xúc của họ. Thỉnh thoảng, Ngài cho phép các sự đau yếu đến trên con cái yêu dấu của Ngài để nhìn thấy thái độ của họ đối với ý muốn chỉ định của Ngài.
Điều đáng tiếc nhất là khi một tín đồ ở dưới sự thử thách của Đức Chúa Trời thì lại than phiền vì cớ các niềm ao ước riêng và hỏi tại sao mình lại rơi vào một tình trạng như vậy. Người ấy không cho rằng điều Đức Chúa Trời ban cho mình là tốt nhất. (Khi nói Đức Chúa Trời ban các sự đau yếu, chúng ta có ý nói rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng đến trên chúng ta. Satan là kẻ trực tiếp gây ra sự đau yếu. Nhưng sự đau yếu đến với chúng ta qua sự cho phép của Đức Chúa Trời và có một chủ đích. (Kinh nghiệm của Job là thí dụ tốt nhất). Lòng người ấy đầy hi vọng về một sự phục hồi mau chóng. Do đó, Đức Chúa Trời phải kéo dài thời kỳ đau yếu trên thân thể người ấy vì Ngài không cất đi phương tiện cho đến khi mục đích của Ngài được hoàn thành. Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc thông công với các tín đồ là để họ vâng phục Ngài cách vô điều kiện, hầu cho bất kể Ngài đối xử với họ như thế nào, họ cũng sẵn lòng vâng phục. Đức Chúa Trời không vui lòng nhìn thấy một tín đồ ngợi khen Ngài trong những lúc thuận lợi nhưng lại phàn nàn nghịch lại Ngài, nghi ngờ Ngài hoặc hiểu lầm công tác của Ngài trong những lúc khó khăn. Đức Chúa Trời muốn một tín đồ vâng phục Ngài đến mức người ấy không kháng cự ngay cả khi bị đặt vào chỗ chết.
Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài nhận thức rằng mọi sự xảy đến trên họ đều bởi Ngài ban cho. Bất kể tình trạng của thân thể và môi trường hiểm nghèo ra sao, tất cả đều được tay Ngài đo lường. Mọi sự liên quan đến họ đều ở dưới ý muốn của Ngài; thậm chí một sợi tóc rơi xuống cũng không phải là ngoại lệ. Nếu một tín đồ kháng cự những điều đến trên mình, người ấy chắc chắn là đang kháng cự Đức Chúa Trời, Đấng cho phép những điều như vậy đến trên mình. Nếu người ấy cay đắng trong khi chịu đựng bệnh tật của mình, chắc chắn người ấy đang kháng cự Đức Chúa Trời, Đấng cho phép bệnh đó đến trên mình. Vấn đề không phải là một tín đồ có nên bị bệnh hay không. Đức Chúa Trời muốn một tín đồ quên đi sự đau yếu của mình đang khi bị bệnh và đơn giản ngưỡng trông Ngài. Nếu Chúa muốn anh em bị bệnh như vậy và tiếp tục bị bệnh trong tương lai, anh em có sẵn lòng nhận lấy hay không? Anh em có thể vâng phục bàn tay đại năng của Ngài và không kháng cự hay không? Anh em có khao khát sức khỏe ngoài ý muốn hiện tại của Ngài trong sự chịu khổ của mình không? Anh em có thể vâng phục cho đến khi Ngài hoàn thành mọi điều Ngài muốn hoàn thành và chỉ cầu xin sự chữa lành theo ý muốn của Ngài không? Khi bị kỷ luật, anh em có cố gắng không theo đuổi sự chữa lành ngoài Ngài không? Vào những lúc cực kỳ đau khổ, anh em có vô tình cố gắng có được điều Ngài không muốn ban cho anh em không? Mọi câu hỏi này phải đâm sâu vào trong lòng của mọi tín đồ đau yếu.
Đức Chúa Trời không vui thích nhìn thấy con cái Ngài đau yếu. Tình yêu của Ngài thích nhìn thấy con cái Ngài trải qua những ngày tháng êm ả. Tuy nhiên, Ngài biết có một hiểm họa: khi các tín đồ có những ngày êm ả, mọi tình yêu của họ dành cho Ngài, mọi lời ngợi khen Ngài, và mọi điều họ làm cho Ngài chỉ được thực hiện vì có điều kiện thuận lợi. Ngài biết rằng lòng chúng ta rất dễ xoay khỏi Ngài và ý muốn của Ngài để xoay qua các ân tứ của Ngài. Vì vậy, Ngài cho phép sự đau yếu và những điều tương tự đến trên chúng ta để chúng ta thấy mình vì Đức Chúa Trời hay vì ân tứ của Ngài. Nếu trong mọi hoàn cảnh bất lợi, chúng ta không tìm kiếm bất cứ điều gì bởi chính mình hay vì chính mình, thì chúng ta thật sự đang tìm kiếm Đức Chúa Trời. Sự đau yếu có thể bày tỏ một người đang theo đuổi ý muốn riêng của mình hoặc sự sắp xếp của Đức Chúa Trời  hay không.
Chúng ta vẫn có ý muốn riêng. Nếp sống hằng ngày của chúng ta đầy dẫy ý muốn riêng. Trong công tác của Đức Chúa Trời, trong việc chúng ta đối xử với con người và các sự việc, trong suy nghĩ và ý kiến của chúng ta, có quá nhiều ý muốn không chịu khuất phục. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải đem chúng ta đến cửa sự chết để chúng ta nhìn thấy cảnh ngộ khốn cùng của những kẻ kháng cự Ngài. Đức Chúa Trời để cho chúng ta trải qua sự sầu khổ và đau buồn sâu xa để phá vỡ chúng ta và khiến chúng ta từ bỏ ý muốn riêng mà Ngài không bằng lòng. Vô số tín đồ dường như không nghe điều Chúa nói với mình trong những ngày bình thường, nhưng khi Chúa khiến thân thể họ chịu khổ, họ trở nên sẵn lòng vâng phục hoàn toàn. Phương cách của Chúa là dùng đến roi đòn khi sự nhắc nhở của tình yêu đã mất hiệu lực. Chủ đích roi đòn của Ngài là để phá vỡ ý muốn riêng của chúng ta. Thật tốt cho mọi tín đồ đau yếu kiểm tra chính minh về vấn đề này.
Ngoài hi vọng và niềm tin ao ước riêng của chúng ta, điều Đức Chúa Trời ghét nhất là sự ái kỷ của chúng ta. Sự ái kỷ của chúng ta hủy hoại nếp sống thuộc linh và phá hủy công tác thuộc linh. Nếu Đức Chúa Trời không thể trục xuất sự ái kỷ ra khỏi chúng ta, chúng ta không bao giờ có thể bay cao trong hành trình thuộc linh. Sự ái kỷ của chúng ta đặc biệt liên hệ đến thân thể. Nói rằng chúng ta có sự ái kỷ là nói rằng chúng ta yêu thân thể và mạng sống mình. Vì vậy, để loại bỏ sự ái kỷ của chúng ta, Đức Chúa Trời cho phép nhiều sự đau yếu đến trên thân thể chúng ta. Vì chúng ta yêu mình và sợ thân thể mình yếu đuối, nên Đức Chúa Trời chúng ta cho phép nó bị làm cho yếu đuối. Chúng ta sợ nhìn thấy thân thể mình chịu khổ, nhưng Đức Chúa Trời để cho nó chịu khổ. Chúng ta mong phục hồi, nhưng bệnh tình của chúng ta ngày càng tệ hơn. Chúng ta muốn bảo tồn mạng sống mình, nhưng cuối cùng thậm chí hi vọng sống cũng ra đi. Đương nhiên, cách đối xử của Đức Chúa Trời với mỗi người có khác nhau. Một số sự xử lý nặng nề hơn trong khi những sự xử lý khác nhẹ hơn. Tuy nhiên, ý định của Đức Chúa Trời trong cả hai trường hợp đều là để kết liễu sự ái kỷ. Nhiều tín đồ mạnh mẽ phải chờ cho đến khi đến gần cánh cửa sự chết mới từ bỏ sự ái kỷ của mình. Khi thân thể ngã quỵ, khi mạng sống đang lâm nguy, khi sự đau yếu nhấn chìm sức khỏe, khi nỗi đau bào mòn sức lực và mọi sự đều tiêu tan, thì còn lại gì để yêu nữa? Tại điểm này, tín đồ có thể muốn chết và người ấy có thể nhận thức mình vô vọng và không còn gì để nắm giữ trong sự ái kỷ của mình nữa. Đáng tiếc là cho dù đat đền điểm này, người ấy vẫn không biết cách xoay lại và nắm lấy lời hứa về sự chữa lành của Đức Chúa Trời.
Khi lòng tín đồ xa cách Đức Chúa Trời thì rất khó. Chủ đích của Đức Chúa Trời là khiến tín đồ đánh mất sự ái kỷ. Vì vậy, Ngài để cho người ấy bị bệnh. Tuy nhiên, càng bệnh, người ấy càng yêu mình và càng yếu, người ấy càng quan tâm đến chính mình. Mục đích của Đức chúa trời là người ấy sẽ quên đi chính mình, đau đớn trong thân thể mình, cách để được chữa lành và bệnh tình của mình có khá hơn không. Mọi ý tưởng của người ấy đều tập trung vào chính mình! Người ấy chú ý đến thức ăn của mình và thể nào mình phải cố nhịn điều này, cố tranh điều kia! Khi cảm thấy có chút khó chịu, người ấy hết sức buồn rầu! Người ấy chú ý đáng kể đến việc giữ ấm và giấc ngủ của mình. Khi bị sốt một chút, cảm lạnh một chút, hoặc mất ngủ một đêm, người ấy rất khó chịu. Dường như đối với người ấy, mọi điều này đều gây chết người. Người ấy rất nhay cảm về việc người khác đối xử với mình. Người ấy rất nhạy cảm về việc người ta có thường nghĩ về mình không, có quan tâm đến mình và đến thăm mình không. Người ấy dành rất nhiều thời gian nghĩ về thân thể và tình trạng của nó, chứ không nghĩ về Chúa và điều Ngài muốn hoàn thành trong người ấy. Thật ra, nhiều tín đồ hoàn toàn “bị ám ảnh” bởi bản ngã của minh trong suốt thời gian bệnh tât! Chúng ta thường không biết mình yêu mình đến mức nào. Nhưng khi bị bệnh, chúng ta nhận thức rằng chúng ta rất yêu mình!
Trong điều này, Đức Chúa Trời vui sướng với điều gì? Ngài muốn chung ta nhận thức rằng sự ái kỷ hủy hoại chúng ta nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Ngài cũng muốn chúng ta biết rằng chúng ta hết sức yêu mình. Trong một sự đau yếu nào đó, Ngài muốn chúng ta học tập đừng nhìn vào các triệu chứng của mình và quan tâm đến nỗi đau của mình, nhưng hãy toàn tâm toàn ý nhìn vào Ngài. Ngài muốn chúng ta giao thác thân thể chúng ta hoàn toàn vào trong tay Ngài và để cho Ngài chăm sóc nó. Mỗi lần phát hiện một triệu chứng xấu thì điều đó phải cảnh bào chúng ta đừng nghĩ về thân thể nữa, nhưng hãy hoàn toàn nghĩ về Chúa.
Tuy nhiên, vì sự ái kỷ, nhiều tín đồ tìm kiếm sự chữa lành ngay khi bị bệnh. Người ấy chẳng bao giờ loại bỏ hành vi độc ác trong lòng mình trước rồi mới xin được chữa lành. Người ấy chỉ nhìn vào hi vọng được chữa lành. Người ấy không tìm hiểu xem tai sao Đức Chúa Trời để cho sự đau yếu này đến trên thân thể mình, người ấy cần ăn năn về điều gì, người ấy cần kết liễu điều gì hoặc người ấy phải từ chối điều gì để không làm lãng phí công tác của Đức Chúa Trời. Người ấy quan tâm đến chính mình. Người ấy không thể chịu nổi khi mình bị yếu đi và mong mỏi trở nên mạnh mẽ ngay lập tức. Vì vậy, người ấy tìm kiếm phương cách để được chữa lành. Người ấy hỏi con người và cần xin Đức Chúa Trời, hi vọng sớm phục hồi. Trong tình trạng này, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ đạt đến chủ đích của Ngài. Mặc dù nhiều lần chúng ta nhìn thấy loại tín đồ này tạm thời được chữa lành, nhưng sự chữa lành đó không kéo dài; sau một thời gian, bệnh cũ tái phát. Làm sao có thể có một sự chữa lành lâu dài được trong khi gốc rễ của sự đau yếu chưa được loại bỏ?

Sự đau yếu là cách Đức Chúa Trời phát ngôn với chúng ta. Ngài không có ý định để chúng ta điên cuồng tìm kiếm sự chữa lành mà là để chúng ta vâng phục và cầu nguyện. Thật đáng buồn là tín đồ không nói với Chúa:“Hãy phát ngôn, vì đầy tớ Ngài nghe đây”. Đúng hơn, người ấy hi vọng có được một sự phục hồi mau chóng. Mục đích của chúng ta là được giải cứu khỏi đau đớn và yếu đuối ngay lập tức. Chúng ta vội vàng cố hết sức tìm kiếm loại thuốc tốt nhất. Dường như sự đau yếu buộc chúng ta phát minh ra mọi phương thuốc. Mỗi một triệu chứng đều làm chúng ta sợ hãi và làm đầu óc chúng ta suy sụp. Đức Chúa Trời dường như rất xa cách chúng ta. Chúng ta quên đi tình trạng thuộc linh của mình. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về nỗi khổ của chúng ta và phương thuốc. Nếu bệnh tình kéo dài, chúng ta sẽ hiểu lầm tình yêu của Cha. Nếu thuốc phát huy công dụng suôn sẻ, chúng ta sẽ ngợi khen ân điển của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta phải hỏi xem đó có thật sự Thánh Linh dẫn dắt để chúng ta hoàn toàn được giải cứu khỏi sự đau đớn hay không? Một sự vận dụng sức lực thuộc xác thịt như vậy có tôn vinh Đức Chúa Trời không?
Watchman Nee