Nhã ca 5:4-6,
8-9, 16, 6:1-6, 10, 13.
(Bản Việt văn dịch
6:13 sự nhảy múa của Mahanahim.
Nghĩa đen của
“Mahanahim” là hai quân đội, Sáng 32:2).
-Bốn sự thành đạt.
Như chúng ta đã thấy trong
các sứ điệp trước, người tìm kiếm trong Nhã ca đã tạo ra ít nhất bốn sự thành đạt.
Trong chương 2, nàng tạo được thành đạt thứ nhất, sau đó nàng hài lòng. Vì điều
nầy đã có một sự mâu thuẫn hiện hữu giữa nàng và Chúa. Sự thành đạt thứ hai được
tạo ra khi nàng đã trở nên mão miện cho Chúa. Song le vào lúc nầy chính nàng nhận
thức rằng vẫn còn có vài bóng tối và ban mai của nàng chưa lố ra. Do đó nàng tiến
lên bằng cách đi đến núi một dược và đồi nhũ hương. Nhờ điều nầy nàng được chuyển
đến đỉnh Liban. Đây là sự thành đạt thứ ba của nàng.
Tại đây, lần nữa thi ca hàm
ý rằng nàng đã thỏa mãn. Rồi Chúa đã đến kêu gọi nàng rời khởi sự thỏa lòng nầy,
tức điều nàng đã thành đạt. Nàng đã đáp lại sự kêu gọi của Chúa đạt đến sự
thành đạt thứ tư bằng cách trở nên miếng vườn. Đây là một sự thành đạt tăng tiến,
cao hơn và sâu nhiệm hơn. Trước kia nàng đã vui hưởng Chúa, nhưng bây giờ nàng
đang sản xuất Chúa. Nàng là một người tham dự, nhưng bây giờ nàng trở nên một
người sản xuất. Tại đây thi ca khải thị rằng bây giờ nàng trở nên rất hài lòng,
thậm chí hài lòng hơn lúc nàng ở chương 2. Vì vậy nàng nói “tôi ngủ, nhưng lòng
tôi tỉnh thức”. Vào đầu mối nầy, Chúa lại gọi nàng lìa bỏ sự thành đạt của
nàng.
Do đó chúng ta thấy bốn sự
thành đạt trong chương 2 đến chương 5, một lần trong mỗi chương. Sự thành đạt
cuối cùng là khi nàng trở nên miếng vườn sản xuất, mọc lên điều nàng đã vui hưởng
Chúa. Nhưng mục đích của Chúa vẫn không thành đạt. Miếng vườn không phải là sự
hoàn tất cả Kinh Thánh, đó là sự bắt đầu.
-Hai sự mâu thuẫn chính yếu.
Trong bốn sự thành đạt nầy
chúng ta thấy hai sự mâu thuẫn chính yếu giữa nàng và Chúa. Sự mâu thuẫn thứ nhất
ở trong chương 2, sự mâu thuẫn nầy thực sự nói lên đôi điều cùng chúng ta. Tôi
phải nói lại đây không phải là sách giáo điều, nhưng là một bản đồ để chúng ta
điều động thuộc linh. Nó khải thị mọi chuyển biến chúng ta phải tạo ra để thành
toàn mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời.
Trong sự mâu thuẫn ở chương
2, nàng đã nghe tiếng của Chúa, và nàng đã thấy dung quang của Chúa. Nhưng
trong sự mâu thuẫn ở chương 5, Chúa đã bày tỏ bàn tay của Ngài cho nàng. “Lương
nhơn tôi thò tay vào lỗ cửa, lòng dạ tôi cảm động vì cớ người” (5:4). Khi Chúa
bày tỏ dung quang của Ngài, Ngài đã hấp dẫn nàng bằng tình trạng khả ái và vẻ đẹp
của Ngài. Nhưng trong sự mâu thuẫn thứ nhì, Chúa đã không bày tỏ gương mặt Ngài
cho nàng nhưng tay của Ngài. Trong Kinh Thánh, bàn tay biểu thị sự hoạt động.
Đây là ý tưởng của thi ca. Chúa đã ban cho nàng thêm một khải thị về tay Ngài
xuyên qua một lỗ cửa.
-Đường lối hành động của Chúa.
Chúa bày tỏ cho nàng điều gì
bởi khải tượng nầy? Ngài đã bày tỏ cho nàng rằng Ngài là người ướt đẫm sương
đêm, chịu khổ vì mục đích Đức Chúa Trời. Bây giờ Ngài tiếp tục bằng cách bày tỏ
cho nàng rằng bất cứ điều gì. Ngài làm trên Trái Đất nầy đều không theo khẩu vị,
ý kiến hay cảm xúc của Ngài. Công việc đó tuyệt đối theo đúng ý chỉ của Cha.
Ngài đã hoạt động cho Cha, không theo khát vọng riêng của Ngài, nhưng theo khát
vọng của Cha Ngài để thành toàn mục đích của Cha Ngài. Đây không phải là sự việc
về vẻ đẹp hay sự hấp dẫn của Chúa, nhưng sự việc của khâu hoạt động của Chúa.
Nhờ khải tượng nầy Chúa đã dạy nàng bắt lấy đường lối hoạt động của Ngài. Nếu
nàng phải hoạt động với Chúa trên trái đất này, nàng phải học tập hoạt động
theo đúng đường lối của Chúa.
-Một dược thơm dịu ngọt
Sự việc ở đây là khi nàng thấy tay Chúa, nàng đã
thò tay nàng ra. “Tôi bèn chổi dậy mở cửa cho lương nhơn tôi, tay tôi nhỏ giọt
một dược, và ngón tay tôi chảy một dược thơm dịu ngọt trên chốt cửa” (5:5). Đây
là thi ca. Nàng đã thấy tay Chúa, và nàng đã đáp lại bằng tay của nàng. Tay
nàng đã nhỏ một dược. Nên chúng có một dược, được đề cập lại ở đây. Trong
chương 1 nàng đã đánh giá một dược. Trong chương 3, nàng đã được tẩm và thấm
nhuần bằng một dược. Trong chương 4 có núi một dược. Bây giờ trong chương 5,
tay nàng đang nhỏ một dược. Nàng đã được thấm nhuần một dược cách triệt để đến
nổi tay nàng đang nhỏ một dược. Điều này biểu thị rằng bây giờ công tác của
nàng và hành vi của nàng đều được sự chết của Đấng Christ xử lý. Thậm chí có
mùi thơm dịu ngọt của sự chết của Chúa trong công tác của nàng. Tay nàng đưa ra
cảm thức về thập tự giá.
Hoạt động cho chúa bằng cách đi đến khu vực Truyền
giáo hay rao giảng phúc âm là một việc, nhưng hoạt động cho Chúa chung với một
dược thơm dịu ngọt là điều khác hoàn toàn. Tôi có thể rao giảng phúc âm, nhưng
không có mùi thơm một dược. Tôi có thể nhơn danh phụng sự Chúa làm nhiều điều,
Song le không có hương thơm sự chết của Chúa trong công tác của tôi. Nhưng sau
khi được dấm thấm và bảo hòa bằng sự chết của Chúa, tay tôi sẽ nhỏ giọt một dược.
Rồi tôi vẫn có thể rao giảng phúc âm, nhưng trong sự rao giảng của tôi có cảm
thức rằng đây không phải chỉ là rao giảng. Đây là đang nhỏ một dược thơm dịu ngọt.
Trong thi ca, mỗi câu, mỗi từ, mỗi lời diễn tả, thậm
chí mỗi lời đều có nhiều ý nghĩa. Tay nàng đang nhỏ giọt một dược bày tỏ rằng mọi
khâu là việc của nàng có Chúa đều ở dưới sự xử lý của sự chết của Chúa. Khâu xử
lý này của sự chết trở nên một dược thơm dịu ngọt đang nhỏ giọt từ bàn tay làm
việc của nàng. Thậm chí các giọt một dược chạm đến chốt cửa. Cánh cửa đã được
khóa lại, nhưng đã được mở ra bởi sự nhỏ giọt một dược. Đã có một sự phân rẽ giữa
nàng và Chúa. Nhưng bây giờ sự ngăn cách đã được một dược chảy ra từ tay nàng cất
bỏ đi. Đang khi nàng đang làm việc, trong bất cứ điều gì nàng làm cho Chúa, bây
giờ đều có một dược thơm dịu nhỏ giọt.
Chúng ta đều phải như vậy trong công tác của chúng
ta cho Chúa, Khi chúng ta đi thăm các anh em khác để tương giao, có một dược
thơm dịu nhỏ giọt chăng? Chúng ta có thể thăm viếng nhiều, nhưng điều đó vô
nghĩa nếu không có một dược nhỏ giọt trong cuộc thăm viếng đó. Khi một anh em
thăm viếng các anh em khác, đó không chỉ là thăm viếng suông. Có việc nhỏ một
dược cặp theo sự thăm viếng. Có mùi thơm dịu ngọt trong sự xử lý của sự chết của
Chúa ở trong bất cứ điều gì họ làm.
-Đức tin, không phải cảm xúc.
Chúa cũng đã dạy người tìm kiếm sự việc khác.
Trong suốt thời kỳ này, nàng đã được Chúa xử lý nhiều hay ít điều do việc nàng
cảm xúc hiện diện của Chúa. Bây giờ Chúa giấu hiện diện của Ngài khỏi cảm xúc của nàng. Nàng nói nàng
tự mở chính mình ra đối với Chúa và tìm kiếm Chúa, nhưng nàng không thể tìm được
Ngài. Nàng kêu nhưng Ngài không đáp lời. Chúa bỏ nàng chăng? Không, Ngài đã không
lìa bỏ, nhưng đã tách rời khỏi cảm thức và cảm giác của nàng. Sự tương giao của
nàng với Chúa trong quá khứ đã theo đúng cảm xúc của nàng về hiện diện của
Chúa. Bây giờ Chúa đang dạy dỗ nàng đừng chỉ giao tiếp với Ngài bằng các cảm
xúc của nàng. Hoặc nàng có cảm xúc được hiện diện của Chúa hay không, Chúa vẫn
luôn luôn ở đó.
Vì cớ nàng không thể tìm thấy Chúa, nàng bắt đầu
yêu cầu các kẻ khác giúp nàng tìm thấy Ngài. Rồi các kẻ khác đã hỏi nàng về sự
dị biệt giữa Lương nhơn của nàng và Lương nhơn khác. Đang khi nàng bắt đầu tỏ
bày cho họ Lương nhơn của nàng đáng yêu là dường nào, nàng bắt đầu nhận thức rằng
Ngài đã không bào giờ lìa bỏ nàng. Ngài ở bên trong vườn của Ngài. Bây giờ nàng
nhận thức rằng hoặc nàng có cảm xúc Ngài ở với nàng hay không, Ngài vẫn luôn
luôn ở với nàng. Nên nàng học tập không phân biệt hiện diện của Chúa bằng cảm
xúc của nàng mà thôi.
Khi chúng ta đánh mất hiện diện của Chúa, đường lối
tốt hơn hết để tìm lại và nói chuyện với các anh em khác về Ngài. Điều này dược
tỏ ra trong kinh nghiệm của người tìm kiếm Chúa. Khi chúng ta nói chuyện với
các anh em khác về Chúa, lập tức chúng ta cảm thức rằng Ngài ở với chúng ta.
Chúng ta nhận thức rằng Ngài ở trong miếng vườn của Ngài. Ngài không chỉ ở
trong chúng ta, nhưng Ngài ở trong mọi miếng vườn của Ngài, không chỉ một miếng
vườn, nhưng nhiều miếng vườn. “Lương nhơn tôi đi xuống tìm người, đến các vuông
đất hương liệu, để chăn trong các miếng vườn và gom góp các hoa huệ” (6: 2) mọi
miếng vườn của Ngài, mà Ngài đang chăn giữ giữa các hoa huệ.
Điều này rất có ý nghĩa. Chúng ta nên học tập đừng
bao giờ chăm lo cảm xúc chúng ta về hiện diện của Chúa. Hoặc chúng ta có cảm
xúc Chúa ở với chúng ta hay không, Chúa vẫn ở với chúng ta. Ngài luôn luôn ở
bên trong chúng ta như miếng vườn của Ngài, đang nuôi dưỡng, gom góp và chăn bầy.
--Sự biến đổi thêm nữa
Bây giờ người tìm kiếm nói, “tôi thuộc về lương
nhơn tôi, và lương nhơn tôi thuộc về tôi, người chăn bầy giữa các bông huệ”.
Trước kia nàng nói, “Lương nhơn tôi thuộc về tôi”. Không phải Chúa vì tôi thật
nhiều, nhưng tôi vì Chúa. Tất cả các điều này bày tỏ có nhiều sự trưởng tiến
hơn trong sự sống, nhều sự chấn hưng lớn hơn và biến đổi thêm lên. Bây giờ nàng
giống như sứ đồ Phao lô, chịu lao khổ vì mục đích của Chúa, không hoạt động
theo sở thích của nàng, nhưng hoạt động theo khát vọng của Đức Chúa Trời. Nàng
không còn lao tác vì sự hài lòng thỏa mãn của nàng nhưng để thành toàn mục đính
trường cửu của Đức Chúa Trời là xây dựng
Thân Thể của Đấng Christ. Để thực hiện điều này, chắc chắn nàng phải bắt lấy
con đường đau khổ. Y như phao lô đã chịu khổ để bù đắp sự thiếu kém của các hoạn
nạn của Đấng Christ vì cớ Thân Thể Ngài, người này biết Chúa với quyền năng của
sự phục sinh Ngài và sự tương giao trong hoạn nạn của Ngài. Bây giờ nàng được đồng
hóa theo sự chết của Đấng Christ. Một người như vậy, như phao lô, là một cái
bình hữu dụng cho mục đích của Đức Chúa Trời.
Nàng đã bỏ mất ý muốn của nàng, nhân phẩm của nàng
và đường lối hoạt động của nàng. Tất cả các điều này đều đã được sự chết của
Chúa xử lý. Bây giờ nàng tuyệt đối hiệp một với Chúa để thành toàn mục đích trường
cửu của Đức Chúa Trời. Vì lý do này Chúa ví sánh nàng với thành phố, “Hỡi bạn
tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt Sa, có duyên như Giêrusalem, đáng sợ như đạo
quân giương cớ xí” (6: 4). Sự hoàn tất thiết thực của nếp sống thuộc linh không
để cho nàng thỏa mãn cách cá nhân, nhưng để thành toàn mục đích trường cửu của
Đức Chúa Trời, xây dựng Thân Thể của Ngài. Thậm chí trong chương 5 bày tỏ vài sự
thỏa mãn và hài lòng cá nhân, nhưng bây giờ, là một thành phố, nàng tuyệt đối
không vì chính nàng. Bây giờ nàng tuyệt đối vì mục đích của Đức Chúa Trời là xây
dựng Hội Thánh, điều đó được tỏ ra ở cuối kinh thánh như sự xây dựng một thành
phố.
--Sự minh mẫn thuộc linh, sự thuận phục và khả
năng tiếp thu.
Bây giờ Chúa lại khen nàng: hãy xây mắt mình khỏi
ta, vì nó làm ta bối rối, tóc mình khác nào đoàn dê trên sườn núi galaát, răng
mình như bầy chiên cái từ nơi tắm rửa mới lên, thảy đều sanh đôi, không một con
nào son sẻ (6: 5 – 6). Tại đây Chúa chủ yếu đề cập ba điều: mắt nàng, tóc nàng
và răng nàng. Mắt nàng biểu thị khâu đổi mới tâm trí, tóc biểu thị sự thuận phục
và khâu chế phục ý muốn, và răng biểu thị khả năng tiếp thu hay nhân lãnh thục
phẩm. Răng dùng để nhai thức ăn, chúng ta không thể tiếp lấy thức ăn cách đúng
đắn nếu không có răng. Nàng đã học tập nuôi mình bằng Chúa Jêsus.
Nàng đã câu lưu Chúa biết dường nào! Đôi mắt nàng
đã thắng Ngài. Nhãn quan nàng rất thuộc linh,
giống mắt bồ câu rất thuộc linh, giống mắt bồ câu rất nhiều. Hầu như Chúa không chịu nỗi đôi mắt nàng. Tóc của nàng, khâu
chế phục và thuận phục của ý muốn nàng. Là một vẻ đẹp đối với Chúa. Răng nàng
có quyền tiếp thu như vậy. Nàng ăn Chúa và tiếp thu Ngài luôn luôn. Đây là ba
điểm chủ yếu mà Chúa đã khen một người tìm kiếm như vậy. Chúng ta cần nhãn quan
thuộc linh, chúng ta cần sự thuận phục, và chúng ta cần khả năng tiếp thu. Nhờ
ba điều này chúng ta sẽ được biến đổi và thay đổi nên một thành phố.
--Rạng đông, mặt trăng, mặt trời
và quân đội
Bây giờ ban mai đã lố ra, và các bóng tối đã thực
sự tan rồi. Chúa ví sánh nàng với ba vì sáng và một điều kinh khủng: rạng đông,
mặt trăng, mặt trời và quân đội. “Người nử này là ai hiện ra như rạng đông, đẹp
như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời, đáng sợ khác nào đội quân gương cờ xí”
(6 : 10). Nàng hiện ra như rạng đông. Châm ngôn 4: 18 chép “con đường người
công nghĩa giống như rạng đông, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”. Bây giờ
ban mai của nàng lố ra thực sự. Chính nàng như rạng đông. Hơn nũa nàng như mặt
trăng và mặt trời. Không còn bóng tối, không còn sự tối tăm, nàng đầy dẫy ánh
sáng cách hoàn toàn. Là mặt trăng và mặt trời, nàng là người mang ánh sáng, đầy
dẫy ánh sáng.
Đừng nghĩ
đây là giai đoạn khác, vì nó được bao gồm trong thành phố. Tất cả bốn hình thể
cuối cùng này, quân đội, rạng đông, mặt trăng và mặt trời đều được bao hàm
trong thành phố. Khi nàng còn là miếng vườn, nàng chưa là quân đội. Bây giờ là
thành phố, nàng là quân đội, mặt trăng và mặt trời. Đối với Chúa nàng là thành
phố, đối với kẻ thù nàng là quân đội, đối với toàn thể vũ trụ nàng là vì sáng,
sáng chói luôn luôn. Theo kinh thánh mặt trời biểu thị Đấng Clnist; và là sự phản
chiếu của mặt trời, mặt trăng biểu thị hội thánh. Bây giờ nàng vừa là Đấng Clnist
và hội thánh, nàng vừa là mặt trời và mặt trăng. Điều này lỳ diệu! Đối với Đức
Chúa Trời, nàng là thành phố, đối với Satan nàng là quân đội. Đối với toàn thể
vũ trụ, nàng là mặt trời và mặt trăng. Nàng càng chói sáng cho đến giữa trưa.
--Sự đắc thắng vững chắc
Cuối cùng một số người khâm phục nàng, yêu cầu
nàng trở về: “Hỡi Sulamít, hãy trở về! Khá trở về, trở về, hầu cho chúng ta xem
thấy người, các người muốn thấy gì nơi đây Sulamít, há không phải là sự nhảy
múa của hai đội quân sao ? “(6 : 13). Vào lúc này tên được gọi là “Sulamít”.
Đây là hình thức giống cái của chữ “Salômôn”. Nên bây giờ nàng trở nên Salômôn.
Họ hỏi các ngươi có thể thấy điều gì trong Salômôn nữ phái này ? Câu đáp :
Salômôn nữ phái này giống như sự nhảy múa của hai đội quân.
Xuất 15: 20 và 1 Sam. 18 : 6 bảo chúng ta rằng các
cuộc nhảy múa ở giữa dân Chúa là sự cử hành chiến thắng. Khi họ đánh bại kẻ
thù, họ đã nhảy múa để cử hành sự đắc thắng của họ. Lần nữa chúng ta phải được
nhắc nhở rắng đây là thi ca. Nó bày tỏ rằng người tìm kiếm này có sự đắc thắng
luôn luôn. Không bao giờ có sự thất bại, nhưng luôn luôn cử hành chiến thắng.
Trước khi tôi bước vào hội thánh, tôi đã ở chung với
một nhóm tín hữu tìm kiếm Chúa. Họ là các giáo sư kinh Thánh tốt, nhưng họ
không bao giờ đắc thắng. Bất cứ khi nào tôi nhóm với họ, luôn luôn có sự than
thở và thú nhận sự thất bại. Tôi không bao giờ nghe được lời ngợi khen đắc thắng
ở giữa vòng họ. Chắc chắn đó không phải là Sulamít. Nhưng sau khi tôi bước vào nếp
sống hội thánh, luôn luôn có tiếng “Halêlugia! Amen! Jêsus là Chúa!” Đây thực sự
là Sulamít trong cuộc nhảy múa của hai đội quân để cử hành chiến thắng.
Khi tôi còn là một Cơ-Đốc nhân trẻ tuổi, tôi bối rối
rất nhiều bởi tánh nóng giận của tôi. Nhưng bây giờ trong nếp sống hội thánh,
tôi nhận thức rằng Đấng Christ lớn hơn tánh nóng giận của tôi nhiều. Tôi chỉ
nói, “Halêlugia! Tôi ở trong Sulamít tập thể, nơi đây luôn luôn có sự đắc thắng.
Một số người hỏi “anh thấy điều gì trong hội thánh địa phương?” Chúng ta chỉ có
thể đáp, “Sự nhảy múa của hai đội quân!” Điều này không có nghĩa tôi khuyến
khích anh em nhảy múa. Điều tôi ngụ ý là: sự nhảy múa nhiết thực là cử hành chiến
thắng của chúng ta. Halêlugia! Trong hội thánh địa phương, chúng ta luôn lôn vui
hưởng sự đắc thắng trên kẻ thù!
--Hội thánh tổng bao hàm
Về một mặt nàng là thành phố, còn về mặt kia bây
giờ nàng là quân đội. Nàng cũng là rạng đông, mặt trăng và mặt trời. Chúa đã
dùng rất nhiều hình thể để mô tả nàng. Từ các con ngựa đến mặt trời, Ngài đã
dùng rất nhiều hình thể: các động vật, các cây cối, các sự vật trên trái đất,
và các vật trên bầu trời. Chúa đã dùng mọi hình thể này để mô tả một người kỳ
diệu như vậy. Nàng phải bao hàm tất cả chúng ta. Chúng ta phải giống như điều này. Một số anh
em chúng ta vẫn còn là các con ngựa, một số có mắt bồ câu, một số là hoa huệ, số
khác là chim bồ câu bé nhỏ. Hơn nữa số anh em khác là trụ khói, chỗ nằm nghỉ,
cái kiệu và mão miện. Ngợi khen Chúa, số anh em khác là miếng vườn và thành phố.
Đây là hội thánh địa phương! Chúng ta tổng bao hàm tất cả những hình thể này dưới
sự biến đổi của Chúa. Sự biến đổi chỉ có thể hoàn thành bằng cách vui hưởng
Chúa từng bước một và trong mọi kinh nghiệm sâu nhiệm hơn về sự chết và phục
sinh của Ngài. Halêlugia! Đây là bài ca của các bài ca. Hội thánh là một bài ca
thiết thực đối với Đấng Christ, trong khi Đấng Christ là bài ca thiết thực đối
với hội thánh. Ngợi khen Chúa!