Nhu cầu cuối cùng của người tìm kiếm là sự xây dựng.
Chúng ta có thể như bầy ngựa hay được chấn hưng nhiều đến nỗi chúng ta như chim
bồ câu hay cái kiệu, nhưng chúng ta cần tiến lên thành phố. Sự xây dựng thành
phố là định mạng của chúng ta. Nếp sống Cơ-Đốc nhân của chúng ta phải liên tục
được chấn hưng đến khi đạt đến sự xây dựng. Các Cơ-Đốc nhân ngày nay có các mục
tiêu về các điều khác nhau. Nhưng trong lời chúng ta thấy rõ ràng định mệnh của
nếp sống Cơ-Đốc nhân chúng ta chỉ là sự xây dựng. Không cần chờ đợi đến khi cõi
đời đời đụng đến định mệnh nầy. Lời kinh thánh bảo rằng chúng ta sẽ đạt đến điều
đó trong thời đại nầy, đang khi chúng ta còn sống trong xác thịt. Nếu chúng ta
đọc lại mọi thơ tín với quan điểm về sự xây dựng, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả
đều vì định mạng nầy. Chúng đều hướng về mục tiêu xây dựng.
--Thứ tự của Tân ước.
Vào điểm nầy tôi xin đề cập thêm đôi lời về sự sắp
xếp các sách Tân ước. Chúng được sắp xếp rất có thứ tự, như thân thể chúng ta.
Đầu chúng ta ở trên đỉnh, chân ở dưới đáy. Cũng vậy sách Khải thị ở cuối Tân ước. Chúng ta phải nhận thức rằng có ý nghĩa
trong điều nầy. Điều đích thực có ý nghĩa là bốn phúc âm ở đầu, kế bên là Công
vụ các sứ đồ và các thư tín. Sách La mã không tiếp theo bốn phúc âm. Điều minh
bạch công tác của Đức Thánh Linh là mọi sách đã được sắp xếp theo sự nối tiếp
như vậy phúc âm, kế đến sứ đồ, thơ tín và Khải thị.
Là một Thân vị như vậy, trước hết Đấng Christ được
giới thiệu trong bốn phúc âm. Các phúc âm nầy chỉ là văn kiện và khải thị về
thân vị diệu kỳ như vậy. Ngài không chỉ là Đức Chúa Trời, nhưng cũng con người.
Ngài không chỉ là Cứu Chúa nhưng cũng là Linh ban sự sống. Ngài là Đấng Tổng
Bao Hàm. Ngài là Đức Chúa Trời Tam Nhất, Ngài là Cha, Con, cũng như Linh. Ngài
là mọi sự! Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc, Cứu Chúa, Chúa,
Linh ban sự sống, đường lối, sự sống và mọi sự của chúng ta! Một Đấng như vậy
là sự khiêm nhường của chúng ta, sự kiên nhẫn của chúng ta và sự khôn ngoan của
chúng ta. Ngài được khải thị đầy đủ trong văn kiện bốn sách.
Tiếp theo sự khải thị về thân vị diệu kỳ nầy, sách
Công vụ các sứ đồ bày tỏ sự lan tràn của Thân vị như vậy. Ngài được lan tràn đến
phương Bắc, phương Nam, phương Đông và phương Tây. Ngài được đưa đến mỗi chiều
hướng và được truyền đạt vào rất nhiều người.
Tiếp theo sách sứ đồ, các thư tín bảo cho chúng ta
thế nào Thân vị diệu kỳ nầy có thể bước vào chúng ta đến nỗi chúng ta có thể được
xây dựng với nhau. 1 Côr bày tỏ cho
chúng ta thế nào Ngài là mọi sự cho chúng ta, và thế nào chúng ta phải trở nên
đá quí để được xây dựng làm chỗ cư trú của Đức Chúa Trời. I Côr cũng bày tỏ nhiều
điều lung lạc, các nguyên tố làm cho Cơ-Đốc nhân chia rẽ. Đây là tại sao Phao
lô bảo họ... thảy đều đồng nói một lời, giữa anh em cũng đừng chia phe, lập đảng
nhưng phải cùng nhau kết hiệp trong một tâm trí, một ý kiến, (ICôr 1: 10).
Chúng ta cần đúng điệu. Chúng ta không tốt đẹp như chúng ta nghĩ. Chúng ta cần
hòa điệu cùng tâm trí và cùng ý kiến. Phao lô cũng nói trong Lamã 15 rằng toàn
Thân Thể cần có một tâm trí và một miệng. Tất cả các khúc nầy đều chỉ dẫn tình
trạng hiệp nhất trong sự xây dựng
--Kiến ốc kiên cố
Do đó chúng ta thấy rằng tất cả các sách của Tân ước
được sắp xếp theo sự nối tiếp kỳ diệu. Nhưng điều này không chỉ vì cớ dáng mạo.
Nó vì sự xây dựng. Tôi đã đọc và nghiên cứu kinh thánh trải nhiều năm, song le
tôi không thấy bất cứ điều gì về sự xây dựng. Chỉ trong mấy năm gần đây tôi bắt
đầu thấy trung tâm, và kiên cố là kiến ốc trong kinh thánh.
Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng mọi thư tín được
viết cho một mục đích và định mệnh. Chúng ta phải đạt đến định mệnh. Điều diệu
kỳ là chúng ta đã tiếp nhận Đấng Christ và đã vui hưởng Ngài như ân điển. Nhưng
chúng ta phải đạt đến định mệnh, đó là sự xây dựng. Đây không phải là điều gì
giành cho thời đại hầu đến, nó thuộc thời đại này. Đó không phải là điều trong
không khí, nhưng vững chắc trên trái đất. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi có thể
bảo cùng anh em rằng điều này thực sự kiên cố. Rất thiết thực và cụ thể. Mọi
thư tín Tân ước chỉ đem chúng ta đến định mệnh này.
Chúng ta đều quen thuộc sách Khải thị. Trước hết
sách luận về mọi giá đèn mà được xây dựng tại các địa phương khác nhau. Giá đèn
biểu thị sự xây dựng. Có một giá đèn tại Êphêsô, cũng có một tại Simiệcnơ. Đã
có một giá tại mỗi một trong bảy thành phố của Asi được đề cập ở khải thị 1. Điều
này không dành cho thời đại sau. Chúa muốn tất cả chúng ta được xây dựng với
nhau như một giá đèn tại địa phương mình ở.
Rồi vào cuối sách Khải thị, chúng ta thấy thành phố
mà đã được xây dựng bằng các viên đá quí. Do đó thật đúng khi nói rằng Nhã Ca
là sự trích dẫn từ toàn bộ kinh Thánh. Trong Nhã Ca, chúng ta cũng có một thành
phố ở phần cuối, và thành phố này là Tân phụ của Salômôn. Điều rất sáng tỏ là
thành phố ở phần cuối sách khải thị là Tân phụ của Chiên Con. Và giống như Nhã
Ca, thành phố này thật sự giống như rạng đông, mặt trăng và mặt trời. Thậm chí
không có ban đêm ở đó.
Tân ước bày tỏ rằng mọi điều khác đều qua đi. Chỉ
có một điều đi lên đó là sự xây dựng. Chúng ta càng trưởng tiến trong sự sống,
càng có rất nhiều điều qua đi. Có thể ngày nay chúng ta còn nắm giữ các đồ
chơi, nhưng nếu chúng ta trưởng tiến trong sự sống, rất nhiều đồ chơi sẽ biến mất.
Khi một người lớn tuổi như tôi, anh ta càng không lưu tâm đến các đồ chơi trẻ
con nữa. Nhớ trưởng tiến trong sự sống, các đồ chơi như giáo lý, các ân tứ đều
qua đi. Tất nhiên chỉ còn một điều còn lại – sự xây dựng.
--Nếp sống hội thánh thực tiễn
Mãi đến phần đầu thế kỷ này, Chúa dùng nhiều thánh
đồ khác nhau để khôi phục nhiều chi tiết cho sự khôi phục của Ngài. Hầu hết mọi
chi tiết cần được khôi phục đều đã được khôi phục. Bây giờ chủ tâm của Chúa là
đặt tất cả các chi tiết của sự khôi phục Ngài lại với nhau để xây dựng các chơn
đèn địa phương, hay nói cách khác, sự thực hành thiết thực về nếp sống hội
thánh. Điều này rất thực tiễn. Hầu hết mọi chi tiết của các điều thuộc linh đều
đã được khôi phục, và ngày nay Chúa đang tìm kiếm sự thực hành thiết thực của nếp
sống hội thánh. Chúa không chỉ đang tìm kiếm vài lời dạy dỗ, khải tượng, lý
thuyết hay nguyên tắc của Thân Thể, nhưng một sự thực hãnh thiết thực, kiên cố
về nếp sống hội thánh. Đây là sự xây dựng thiết thực.
Nhiều anh em chúng ta có thể minh chứng rằng minh
đã không bao giờ thỏa mãn đến khi chúng ta bước vào nếp sống thực tiễn của hội
thánh. Ngày nào chúng ta bước vào hội thánh, chúng ta nhận thức rằng minh đang
êm ấm trong nhà, chúng ta ở nhà vì cớ Chúa đang ở trong chúng ta tại nhà. Nhưng
chỉ đi đến hội thánh thì không đủ. Phải có sự xây dựng. Vào lúc đầu, nếp sống hội
thánh rất dịu ngọt đối với chúng ta và chúng ta có tuần trăng mật. Nhưng tuần
trăng mật không kéo dài đời đời. Sớm hay muộn chúng ta cũng bắt đầu có nan đề
thiết thực với các anh em và chị em. Bước vào nếp sống của hội thánh là tốt.
Nhưng dần dần các anh em thân yêu trở nên thật không thân yêu đối với chúng ta.
Chúng ta biết rằng mình nên yêu họ, nhưng rất khó yêu họ. Điều này vạch trần
nhu cầu thiết thực của chúng ta về sự xây dựng. Nếu một nhóm anh em đang sống
chung trong nhà tập thể của các anh em lúc đầu rất dịu ngọt. Mọi người điều
trích dẫn Thi 133. “ Kìa anh em cư trú trong sự hiệp nhất thì tốt đẹp biết bao
nhiêu !”. Nhưng sau đó ít lâu nó không còn dịu ngọt nữa. Rồi chúng ta sẽ làm
gì? Vào điểm đó một số anh em sẽ lìa bỏ. Họ không thể tiếp tục trong hội thánh.
Điều nầy vì cớ họ không có sự xây dựng, và họ không muốn sự xây dựng.
-Bài học chủ yếu
Nếu anh em hỏi tôi đã học được bài học chủ yếu nào
trong tất cả các năm này, tôi phải nói rằng đó là sự xây dựng. Chỉ có một bài học
duy nhất – phải được xây dựng. Nhiều người đang tìm cách được thánh khiết và
thuộc linh, nhưng nếu không được xây dựng, thì vẫn còn thiếu hụt mục tiêu của
Chúa. Được thánh khiết và được thuộc linh, mà không có sự xây dựng, vẫn không đủ
sức thành toàn mục đích hoàn tất của Đức Chúa Trời. Nếu sự thánh khiết và thuộc
linh không vì sự xây dựng hội thánh địa phương, chúng sẽ thất bại trong mục
đích của Đức Chúa Trời. Mục đích Đức Chúa Trời là vì sự xây dựng và điều này có
thể được minh chứng vào cuối sách khải thi. Mọi công tác Đức Chúa Trời trải suốt
các thế kỷ và mọi thế hệ đều vì sự xây dựng Giêrusalem mới. Điều xuất phát vào
cuối kinh Thánh không phải là một nhóm người thuộc linh hay một dân thánh khiết.
Tối hậu chỉ có một thành phố được xây dựng. Đây là tất cả những gì Đức Chúa Trời
lưu tâm. Ngài không chỉ lưu tâm tình trạng thánh khiết của chúng ta. Ngài không
chỉ lưu ý tình trạng thuộc linh của chúng ta. Tất nhiên điều duy nhất Ngài chăm
lo là kiến ốc. Nếu anh em không ở trong kiến ốc, anh em bỏ mất mục tiêu. Trong
con mắt của Đức Chúa Trời, tại mỗi địa phương không có gì cả trừ một chơn đèn.
Mọi người thuộc linh phải bỏ mất căn gốc của họ để được xây dựng thành chơn
đèn. Mọi bài học trong nhà tập thể của anh em điều vị sự xây dựng. Mọi kinh
nghiệm điều vì sự xây dựng. Bất cứ điều gì không vì sự xây dựng không có giá trị
nhiều. Sự cứu rỗi là vì sự xây dựng. Chúng ta thấy khi Phierơ được đưa đến cùng
Chúa, ông được ban cho một tên mới. Ngay sau khi ông gặp Chúa, Chúa bảo ông rằng
ông là viên đá cho kiến ốc của Ngài. Trong sự cứu rỗi của Chúa, mục đích Ngài
cho Phierơ là ông được xây dựng trong hội thánh.
--Làm hổ
thẹn kẻ thù
Nhờ sự thương xót của
Chúa, chúng ta ở đây không chỉ làm Cơ-Đốc nhân hay có các buổi nhóm tốt. Chúng
ta ở đây không vì bất cứ điều gì trừ ra sự xây dựng. Đức Chúa Trời cần một kiến
ốc tại Paris, và Ngài cần một kiến ốc tại thành phố của anh em. Không có gì là
sự sỉ hổ cho kẻ thù nhiều như kiến ốc. Đang khi chúng ta được xây dựng với
nhau, kẻ thù bị hổ thẹn. Kẻ thù đã khoe khoang nhiều đối với Chúa trải suốt các
thế lỷ về tình trạng chia rẽ của Cơ-Đốc giáo. Nhưng tôi tin bây giờ đây Chúa
đang nói cùng hắn “Satan, ngươi hãy chờ ít lâu và ngươi sẽ thấy kiến ốc tại Paris
và tại rất nhiều thành phố khác trên địa cầu”.
Chúng ta phải hợp tác với
Chúa bằng cách nói rằng :“ Chúa ơi, bây giờ là thời cơ. Ngài phải làm kẻ thù
Ngài hồ thẹn bằng cách xây dựng chúng con lại với nhau”. Điều này sẽ là sự đắc
thắng trên kẻ thù và sự thất bại trọn vẹn của hắn. Tôi có niềm xác quyết rằng
Chúa đang làm điều này. Nếu chúng ta không dành cơ hội cho Ngài, Ngài sẽ tìm
các anh em khác. Nhưng Chúa sẽ có được kiến ốc của Ngài và làm sỉ hổ kẻ thù.
Khải 19 bảo cùng chúng
ta cách minh bạch rằng Chiên Con sẽ đến như Tân Lang để rước Tân Phụ của Ngài,
và Tân Phụ sẽ sẵn sàng. Nhưng không có kiến ốc, làm sao Chúa có thể có Tân Phụ
như vậy chớ? Tân Phụ ở trong giáo hội Công giáo Lamã chăng? Ở trong các hệ phái
chăng? Ở trong các nhóm tự do, hay các người tạm gọi là thuộc linh chăng? Tân
phụ được chuẩn bị ở đâu? Đây là tại sao chúng ta đừng quá chú ý về các số lượng,
số lượng không có ý nghĩa nhiều. Kiến ốc có nghĩa mọi sự. Trong sự khôi phục của
Chúa, chúng ta chỉ vì kiến ốc.
Chúng ta phải nhận thức
rằng sự tác dụng thiết thực làm cho kẻ thù sỉ hổ là sự xây dựng. Kiến ốc là sự
tác dụng. Chúng ta phải cầu nguyện, “Chúa ơi, con bận rộn với quá nhiều điều mà
con đã đánh giá trong quá khứ. Con muốn lìa bỏ mọi điều này ở phía sau. Chỉ có
một mục tiêu ở trước mặt con, đó là kiến ốc của Ngài. Con không gì bất cứ điều
gì gây ngăn trở làm đau đớn hay tàn phá kiến ốc của Ngài!”
Anh em đừng chỉ chăm lo
sự thánh khiết và thuộc linh suông của chúng ta. Tôi không ngụ ý chúng ta đừng
cầu nguyện, hay không nên tiếp thu lời. Điều tôi ngụ ý là mọi điều chúng ta làm
đều phải vì kiến ốc. Bất cứ điều gì làm lung lạc chúng ta khỏi kiến ốc đều phải
loại bỏ. Bất luận chúng ta có tốt hay thuộc linh bao nhiêu, chúng ta đều phải bỏ
nó lại phía sau, nếu điều đó phá hỏng sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nếu chúng
ta có thái độ nầy, chúng ta sẽ có hiện diện phong phú của Chúa, và chúng ta sẽ
kinh nghiệm sự xức dấu chung với sự sống và bình an ở bên trong. Khi ấy Satan sẽ
thực sự bị đánh bại và đặt dưới chân
chúng ta. Đang khi chúng ta ở trong kiến ốc, không cần chiến đấu với hắn; hắn bị
đánh bại rồi. Còn nếu chúng ta chia sẽ và tản lạc, Satan sẽ đoạt vinh quang.
-
--Ăn lời Kinh Thánh
Bây giờ chúng ta phải
xem đôi điều thực tiễn về sự xây dựng. Nếu chúng ta thực sự vì kiến ốc của Đức
Chúa Trời, điều thứ nhất chúng ta phải làm là ăn Chúa trong lời mình luôn luôn.
Tôi nói điều nầy từ kinh nghiệm riêng của mình, và điều nầy được minh xác bằng
kinh nghiệm của các anh em. Ăn có ý nghĩa tiếp lấy cái gì đó vào trong anh em.
Đó không phải là học điều gì, nhưng tiêu hóa và đồng hóa cái gì đó. Chúng ta phải
tiếp lấy Chúa Jesus vào trong chúng ta hằng ngày. Đường lối tốt nhất để tiếp lấy
Chúa vào là đọc cầu nguyện Lời, hay cầu nguyện Ngài bằng cách kêu cầu danh
Ngài. Tôi không ngụ ý cầu nguyện theo đường lối xin xỏ Chúa làm điều gì đó cho
anh em. Chúa đã biết mọi nhu cầu của chúng ta rồi và sẽ chăm sóc chúng ta phải
dành nhiều thì giờ hơn để cầu nguyện tiếp tục Ngài vào. Nói cách thực tiễn,
chúng ta phải học tập áp dụng Ngài trong nhiều lãnh vực, trong mọi nếp sống thường
nhật của chúng ta.
Ngợi khen Chúa, Ngài là
một Thân vị thiết thực như vậy đối với chúng ta! Ngài không hư không, Ngài thiết
thực! Ngài không cách xa chúng ta, Ngài ở trong linh chúng ta! Nên chúng Ta phải cầu nguyện. “Chúa Jêsus ôi, con tiếp thu Ngài”. Ngài là thân vị thiết
thực. Ngài rất kiên cố. Đây là tại sao Phierơ nói. “Hãy khao khát sữa thuần khiết
của lời như các con đỏ hầu anh em có thể trưởng tiến đến sự cứu rỗi” (Iphi 2:
2). Sữa thuần khiết của lời là gì? Đó chỉ là ăn Jêsus như Linh ban sự sống.
Ngày ở trong lời, và Ngài là lời. Rồi Phao lô nói, “Tôi đã trồng, Abôlô đã tưới,
nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho sự trưởng tiến” (I Côr 3 : 6). Sự trưởng tiến là
cộng Jêsus thêm vào chúng ta. Jêsus được cộng thêm vào trong chúng ta là sự trưởng
tiến thiết thực. Phao lô đã trồng Jêsus vào trong anh em Côrintô, và Abôlô đã
tưới bằng nước hằng sống, đó cũng là Jêsus. Rồi Đức Chúa Trời đã ban cho sự trưởng
tiến, đó là sự gia tăng, sự cộng thêm của Jêsus. Theo đường lối này, Jêsus được
cộng thêm vào chúng ta từng chút một. Đây không phải là sự việc tri thức, giáo
lý, quyền năng, khả năng hay các ân tứ. Đó là sự việc chính mình Jêsus được cộng
thêm vào trong chúng ta luôn luôn.
--Sự biến đổi theo tác dụng biến thể
Nếu chúng ta có ý bận rộn trong
việc tiếp lấy Jêsus vào trong chúng ta theo đường lối này chúng ta sẽ kinh nghiệm
một sự biến đổi thiết thực trong đời sống. chúng ta biết rằng khâu ăn thực sự
thay đổi dân chúng. Chúng ta càng ăn chúng ta càng được biến đổi. Đó là một sự
biến đổi tác dụng biến thể khi các nguyên tố mới đưa vào chúng ta, chúng thay
chỗ các cái cũ. Mỗi 120 ngày toàn bộ các tế bào máu của chúng ta đều được thay
thế. Mọi tế bào cũ của chúng ta đều tiếp tục được đổi thay bởi khâu ăn. Nếu
chúng ta giữ các tế bào cũ trải một thời gian dài, chúng ta sẽ chết. Dĩ nhiên một
điều như vậy đúng về mặt vật lý và tôi tin cũng đúng về mặt thuộc linh. Nếu
chúng ta vẫn nắm giữ các điều cũ, không có điều gì thay chỗ ở bên trong chúng
ta. Chúng ta cần sự biến đổi tác dụng biến thể. Khi vài nguyên tố dinh dưỡng mới
của Jêsus vào trong chúng ta, nó loại bỏ cái cũ và thay thế bằng cái mới. Đây
là công tác biến đổi của Jêsus mà xuất phát từ khâu tiếp thu Ngài vào trong
chúng ta. Loại biến đổi tác dụng biến thể này điều chỉnh chúng ta nhưng không
theo đường lối bên ngoài. Đó là một sự điều chỉnh bề trong qua việc thay đổi
cái cũ bằng cái mới.
--Nhân tính của Đấng Christ
Khi tôi còn là Cơ-Đốc nhân trẻ tuổi,
tôi được dạy trong Êphisô 4: 2– 3 rằng : “mọi sự phải khiêm nhường, nhu mì,
kiên nhẫn, lấy tình yêu thương mà khoan dung lẫn nhau, chuyên dùng dây hòa bình
mà giữ sự hiệp nhất của Linh”. Sự khiêm nhường, nhu mì và kiên nhẫn thực sự là
sự đau khổ đối với tôi. Tôi càng cố sức khiêm nhường, tôi càng hách dịch. Tôi
càng nổ lực nhu mì, tôi càng cứng cỏi. Tôi tin rằng chúng ta đều có các kinh
nghiệm này bằng cách cố sức khiêm nhường, nhu mì và kiên nhẫn. Nhưng các điều
này không phải là các lời hư không trong kinh thánh, chúng thực sự có ý nghĩa.
Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng chúng là sự biểu hiện của Đấng Christ. Sự
khiêm nhường thực sự không phải là sự khiêm nhường. Sự khiêm nhường là Đấng
Christ. Về sự nhu mì không thể tìm được nó trong toàn thể vũ trụ ngoài Đấng
Christ. Sự nhu mì là Đấng Christ không bao giờ ngụ ý để cho chúng ta nhu mì.
Chúng ta phải xây dựng Đấng Christ là sự nhu mì của mình.
Dễ hiểu các câu này trong thơ
Êphêsô theo đường lối thiên nhiên, thậm chí một đứa trẻ cũng có thể đọc và hiểu
được. Nhưng hai câu này là các câu rất khó cho Cơ-Đốc nhân thực hiện. Chúng ta
càng tìm kiếm sự khiêm nhường, sự khiêm nhường càng trở nên như con chim bay
xa. Tất nhiên chúng ta sẽ không tin có một điều như sự khiêm nhường trong toàn
thể vũ trụ. Kinh thánh luận về điều đó, nhưng chúng ta không thể tìm được nó.
Kinh thánh cũng luận về sự kiên nhẫn mà thực sự có nghĩa sự nhẫn nại lâu dài,
nhưng nó ở đâu? Chúng ta càng nổ lực nhẫn nại, chúng ta càng thiếu nhẫn nại,
khi chúng ta nổ lực kiên nhẫn, sự kiên nhẫn chạy xa. Chúng ta kết luận rằng các
tự điển quảng bá các lời dối trá. Chúng giải nghĩa các điều này, nhưng có các
điều đó.
Ngợi khen Chúa, nhờ ân điển của
Ngài, chúng ta bắt đầu biết một ít về sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn là Đấng Christ.
Sự nhẫn nhục hay nhẫn nạy lâu dài là khoan dung
các anh em khác, đều là Đấng Christ. Không thể có sự khoan dung cho các
anh em khác mà không có Đấng Christ. Nếu chúng ta có kinh nghiệm đúng đắn về Đấng
Christ, chúng ta sẽ hiểu về các câu này có nghĩa là gì. Tất cả các mỹ đức về
nhân tính đúng đắn là chính mình Đấng Christ. Đấng Christ là sự hạ mình của
chúng ta và Đấng Christ là sự nhu mì của chúng ta. Một số người có thể nói rằng
họ đầy sự nhu mì, nhưng loại nhu mì của họ không kéo dài được ba hay bốn giờ. Rồi
điều đó sẽ tan biến ngay.
Philíp 2:2–3 chép “Anh em hãy đồng
tâm chí, đồng tình thương yêu, hiệp một tâm hồn, một ý chí mà làm cho sự vui mừng
của tôi được đầy đủ. Chớ làm chi vì phe đảng hoặc vì hư vinh, nhưng hãy lấy
lòng khiêm nhường, mỗi người coi người khác hơn mình”. Các câu này có vẻ hấp dẫn
đến nỗi chúng ta có thể bị cám dỗ tự mình làm được. Nhưng chúng ta phải sáng tỏ
rằng các câu này không miêu tả bất cứ mỹ đức phàm nhân nào bên ngoài Đấng
Christ. Tất cả các mỹ đức này là thuộc tánh nhân tính Jêsus. Vào năm trước đây,
chúng tôi đã thấy đôi điều của Đấng
Christ làm nhân tính của chúng ta’ Nhân tính này là tổng số mọi mỹ đức loài người.
Nhờ nhân tính này chúng ta được xây dựng. Chúng ta không bao giờ có thể xây dựng
bằng các thuộc tánh hay mỹ đức nhân loại của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể được
xây dựng bằng kinh nghiệm về Đấng Christ như là mọi mỹ đức nhân loại này. Mỗi
chi tiết là một phần thuộc sự biểu hiện của Đấng Christ và sẽ tồn tại vĩnh cửu.
Sự nhu mì mà là Jesus không bao giờ có thể vơi cạn! Chúng ta càng trắc nghiệm
nó, nó càng tồn tại. Nó có thể chịu đựng bất cứ loại trắc nghiệm nào. Đây là điều
chúng ta có kiên ốc. Tất cả các mỹ đức nầy đều chỉ là sự biểu hiện trưởng tiến
bên trong của chúng ta về Đấng Christ.
-Xây dựng lên và xây bít.
Khi chúng ta ăn Jesus, mọi
nguyên tố dinh dưỡng của sự sống Ngài ban sự tác dụng biến thể cho chúng ta mà
sản xuất mọi loại biểu hiện trong phẩm hạnh phàm nhân của chúng ta. Điều nầy đặc
biệt đúng trong các điều nhỏ mọn. Nhờ các kinh nghiệm nầy, chúng ta được xây dựng
lên, và không chỉ được xây dựng lên, nhưng cũng xây bít. Nếu các anh em khác nổ
lực kéo lôi chúng ta ra, họ phải hội thánh, họ không thể thành công. Để kéo lôi
chúng ta ra, họ phải kéo cả hội thánh ra, vì chúng ta được xây bít. Tôi mang
gánh nặng về những anh em chỉ ở bên lề nếp sống hội thánh. Nếu họ không được xây
dựng vào trong bằng cách kinh nghiệm nhân tính của Đấng Christ, Satan sẽ cám dỗ
họ lìa bỏ hội thánh. Nhưng ngợi khen Chúa Đấng Christ là một Đấng chúng ta có
thể kinh nghiệm! Tôi có thể bảo cùng anh em rằng trải 40 năm qua, tôi đã được
xây bít cách vững chắc vào hội thánh. Có một điều thiết thực như vậy là sự xây
dựng. Thậm chí có ai giết tôi, họ cũng không thể kéo tôi ra khỏi nếp sống hội
thánh.
Chúng ta càng ở trong nếp
sống hội thánh, tính đặc thù của chúng ta càng bị vạch trần. Mọi thánh đồ đều đặc
thù không có hội thánh, chúng ta có thể cho chính mình là hoàn toàn chính thường,
nhưng sau khi ở trong nếp sống hội thánh một thời gian, chúng ta bắt đầu nhận
thức rằng chúng ta đặc thù và thậm bất chính thường. Chúng ta cần sự biến đổi
mà do việc ăn mang đến. Chúng ta càng được biến đổi, chúng ta càng thích ứng
tình thế, và chúng ta càng khoan dung các anh em khác. Khi ấy, chúng ta thực sự
được xây bít.
Sự khôi phục của Chúa chỉ
vì sự xây dựng, và nhờ sự thương xót của Chúa, chúng ta được ở trong đó! Tôi có
thể bảo cùng anh em rằng không có gì thật vỉnh diệu đối với Chúa Jesus như sự xây
dựng. Đây là tại sao không có gì làm chúng ta thỏa mãn bằng nếp sống hội thánh
đúng đắn. Ngài được thỏa mãn với kiến ốc biết bao! Khi nào chúng ta được thỏa
mãn. Cả chúng ta không được thảo mãn, Ngài không được thảo mãn. Cả chúng ta và
Chúa chỉ được thỏa mãn với kiến ốc. Ngợi khen Chúa! Không có đường lối nào
khác. Đây là đường lối duy nhất để chuẩn bị cho sự tái lâm của Ngài Chúa đang
tiến lên xây dựng hội thánh tại nhiều chỗ để làm sỉ hổ kẻ thù và chuẩn bị Tân
phụ của Ngài. Đây là kiên ốc của Chúa ở ngày nay và nhiều người đang được xây
bít vào đó nhiều hơn. Tôi đã nói không chăm lo về số lượng nhưng tôi tin rằng
chúng ta sẽ thấy một số lượng tốt, vững chắc được cộng thêm vào kiến ốc. Đây là
sự khôi phục của Chúa ở hôm nay. Nguyện Chúa ban cấp ân điển đầy đủ cho mục
đích nầy.
ST