Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC Bài 20




Kinh Thánh : Mác 7 :1-23
NGƯỜI PHA-RI-SI VÀ
NHỮNG KINH LUẬT GIA CHẤT VẤN CHÚA
Trong 6 :45-52, chúng ta có phần thuật về việc Chúa đi bộ trên biển. Sau đó trong 6 :53-56, chúng ta có câu chuyện Chúa chữa lành khắp nơi. Tình hình vào lúc ấy thật tuyệt diệu. Chúa và các môn đồ Ngài đã vượt qua khỏi biển bão tố, và khắp nơi, người ta đều vui hưởng sự chữa lành của Ngài.
Sau đó, thình lình có một số «gián điệp» tôn giáo, một số người Pha-ri-si và những Kinh luật gia «từ Giê-ru-sa-lem đến nhóm lại cùng Jesus» (7 :1). Những người có học thức này, các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái này, cố ý đến với Chúa để điều tra tìm hiểu Ngài. Giê-ru-sa-lem ở tận phía nam còn Chúa Jesus ở phía bắc, thuộc Ga-li-lê. Tuy vậy, người Pha-ri-si và những Kinh luật gia đã đi qua suốt quãng đường này để theo dõi xem Chúa Jesus làm gì.
Mác 7 :2 chép rằng khi người Pha-ri-si và những Kinh luật gia đến theo dõi Chúa Jesus thì thấy «vài môn đồ Ngài dùng tay bẩn, tức là tay chưa rửa, mà ăn bữa». câu 3 và câu 4 giải thích rằng theo truyền thống của người xưa, người Pha-ri-si sẽ không ăn nếu họ không rửa tay kỹ. Khi đi chợ về, họ không ăn nếu không tẩy sạch mình.

Theo câu 5, người Pha-ri-si và những Kinh luật gia chất vấn Chúa Jesus : «Cớ sao môn đồ thầy không theo truyền thống của người xưa, nhưng dùng tay mà ăn bữa ?» Chữ «người xưa» ở đây trong câu 3 chỉ về tổ tiên, người thuộc các thế hệ trước. Những người Pha-ri-si và các Kinh luật gia nghĩ rằng họ có cơ sở để chỉ trích Chúa vì các môn đồ Ngài đang thực hành điều gì đó trái ngược với truyền thống mà người Do Thái đã nhận lãnh từ tổ phụ.
TÌNH TRẠNG BÊN TRONG CỦA CON NGƯỜI
Khi đọc Phúc Âm này thì dường như những gì được ghi lại trong 6:45-7:23 chỉ là một câu chuyện. Trong phần này, chúng ta được biết thể nào Chúa Jesus đã vượt qua biển bão tố, thể nào Ngài đã chữa lành nhiều người và thể nào Ngài đã bị những người Pha-ri-si và các Kinh luật gia chất vấn. Tuy nhiên, nếu ngửa trông Chúa để được Ngài soi sáng về phần Phúc Âm Mác này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng đến thời điểm chương 7, Chúa cần phải xử lý tình trạng bên trong của con người. Những điều xảy ra trước chương 7 thì liên quan đến tình trạng bên ngoài của con người chứ không phải tình trạng bên trong của họ. Tuy nhiên Phúc Âm là vì toàn bản thể của chúng ta. Nan đề tình trạng bên trong của con người thì nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng bên ngoài. Thật ra, tình trạng bên trong của chúng ta là cội rễ của mọi nan đề.
Nhiều điều được nói đến trong sáu chương đầu của Phúc Âm Mác. Nhưng đến nay vẫn chưa có điều gì chạm đến tình trạng bên trong của nhân loại sa ngã. Bây giờ trong chương 7, việc người Pha-ri-si và các Kinh luật gia chất vấn Chúa tạo cho Ngài cơ hội nói về tình trạng bên trong của con người. Ý định của người Pha-ri-si và các Kinh luật gia là lên án Cứu Chúa–Nô Lệ. Nhưng trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài đã dùng họ. Không có họ, Chúa không có cơ hội để nói về tình trạng bên trong của con người.
Người Pha-ri-si và các Kinh luật gia chắc chắn không hề có ý định chạm đến tình trạng bên trong của con người. Họ bận tâm với hình thức bên ngoài, với sự rửa sạch và tẩy sạch bề ngoài. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì về tình trạng bên trong con người. Chúa Jesus phơi bày tình trạng bên trong của con người không những con người Pha-ri-si và các Kinh thánh gia mà còn cho đám đông, và đặc biệt là cho các môn đồ của Ngài (c.17).
Trong 7:1-23, chúng ta có ba nhóm người: toàn thể đám đông, bao gồm cả người Pha-ri-si và các Kinh luật gia; một phần của đám đông (c.14) và các môn đồ là những người thân cận với Ngài. Câu 17 chép: “Khi Ngài lìa quần chúng mà vào nhà rồi, thì môn đồ hỏi Ngài về thí dụ ấy”. Sau đó, Chúa bày tỏ cho họ tình trạng bên trong của con người một cách đầy đủ. Cuối cùng, chính các môn đồ thân cận của Chúa nhận được ích lợi. Họ đã nhận rõ không những về tình trạng bên ngoài của con người mà cũng về tình trạng bên trong của con người.
Là một Thân Vị phàm nhân– thần thượng, Chúa Jesus chữa lành tình trạng của con người. Sự chữa lành này không những giải quyết căn bệnh bên ngoài mà còn đặc biệt giải quyết căn bệnh bên trong của chúng ta. Về vấn đề này, trong Phúc Âm Mác chương 7, chúng ta có một bước quan trọng trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa–Nô Lệ. Như chúng ta đã thấy, trước chương 7, sự phục vụ Phúc Âm của Chúa liên quan đến tình trạng bên ngoài của con người. Nhưng người Pha-ri-si và các Kinh luật gia, là những người chống đối, tạo cho Chúa cơ hội rất tốt để chạm đến tình trạng bên trong của con người sa ngã.
Trong chương 6, chúng ta thấy sự chống đối và khước từ. Chương này ghi lại sự tuận đạo của Giăng Báp-tít là người mở đường của Cứu Chúa–Nô Lệ, một sự tuận đạo do Hê-rô-đia căm ghét Giăng xúi giục. Vào cuối chương này, Chúa vượt biển và sau đó đến một miền mà người ta tiếp nhận sự chữa lành của Ngài. Các môn đồ của Chúa chắc hẳn vui mừng và phấn khởi về những điều đã xảy ra. Bất cứ nơi nào Chúa đến, Ngài đều được đón nhận và người ta được chữa lành. Nếu có mặt với các môn đồ của Cứu Chúa-Nô Lệvào thời đó, chắc chắn chúng ta sẽ vui về tình hình ấy.
Chúng ta có thể nói rằng người pha-ri-si và các Kinh luật gia trong chương 7 là những người chống đối chuyên nghiệp. Có lẽ trước khi xuống Ga lile6 là nơi Chúa ở, họ đã được huấn luyện để theo dõi Ngài hầu có cơ sở nào đó để bắt và giết Ngài. Người Pha-ri-si và các Kinh luật gia có lẽ đã nói với nhau: “Đây là một con quỉ, và chúng ta phải tống khứ hắn đi. Chúng ta phải tìm điều gì đó để thuyết phục chính quyền La-mã giết người này”. Các gián điệp chuyên nghiệp được huấn luyện ấy nghĩa rằng họ có cơ sở để tổ cáo Chúa Jesus trong vấn đề ăn mà không rửa tay. Thật ra, họ chỉ mở đường cho Ngài nói về tình trạng tấm lòng con người.
Chúng ta có thể so sánh Chúa Jesus trong chương 7 với một bác sĩ giải phẩu bệnh nhân. Chúng ta có thể nói rằng những người chống đối chuyên nghiệp này đã chuẩn bị “phòng giải phẫu” cho Chúa “mổ”. Sau đó, Ngài mở tấm lòng con người ra và phơi bày tình trạng về trong của nó
NGƯỜI PHA-RI-SI VÀ
NHỮNG KINH LUẬT GIA BỊ CHÚA QUỞ TRÁCH
Chúa phán với người Pha-ri-si và những Kinh luật gia rằng: “Esai đã nói tiên tri rất dúng về các người là người giả hình, như có chép: Dân này lấy môi miếng tôn trọng ta, nhưng lòng họ xa ta lắm. Họ tôn thờ ta luống công, vì dạy giáo ký bằng điều răn của người ta” (cc.6-7). Ở đây, dường như Chúa nói rằng: “Những kẻ giả hình các ngươi chỉ quan tâm đến tình trạng bên ngoài, không quan tâm tình trạng bề trong của con người. Dù các ngươi rửa tay hay không trước khi ăn cũng chẳng có ý nghĩa gì. Điều quan trọng là tình trạng bề trong của các ngươi. Hãy để Ta mở tấm lòng của các ngươi và phơi bày tình trạng của nó”. Trong chương này, Chúa tiếp tục phơi bày tình trạng gian ác của tấm lòng con người sa ngã.
Người Pha-ri-si và các Kinh luật gia đến với mục đích tìm khuyến điểm nơi Chúa Jesus. Nhưng kết quả là họ bị Ngài khiển trách. Chúa thì chân thật, Ngài không bao giờ giả vờ.Một mặt, Ngài tử tế và có lòng thương xót nhưng những người tìm kiếm. Mặt khác, như đã được chỉ ra bởi phần ký thật trong chương 7, Ngài thẳng thắn với những người chống đối chuyên nghiệp, gọi họ là những kẻ giả hình. Trong câu 8 và câu 9, Chúa tiếp tục phán với họ rằng: “Các ngươi bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, mà giữ truyền thống của loài người….Các ngươi thật đã bỏ điều răn của Đức Chúa Trời để giữ theo truyền thống của các ngươi”. Hơn nữa, trong câu 13, Ngài phán rằng họ “đã làm cho lời của Đức Chúa Trời ra vô hiệu bởi truyền thống của các ngươi dạy. Các ngươi còn làm nhiều điều giống như vậy nữa”.
Ở đây, dường như Chúa muốn nói: “Những kẻ giả hình các ngươi đến để tìm khuyết điểm nơi Ta. Nhưng Ta nhơn cơ hội này để phơi bày các ngươi. Các ngươi hỏi tại sao các môn đồ Ta không giữ truyền thống. Ta hỏi tại sao các ngươi bởi truyền thống mà làm vô hiệu hóa lời của Đức Chúa Trời. Các ngươi hầu việc Đức Chúa Trời bằng môi miếng, nhưng ta sẽ phơi bày những gì có trong lòng các ngươi”
Trong câu 10 đến câu 12, Chúa phán với người Pha-ri-si và các Kinh luật gia rằng: “Vì Môi-se có nói: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi”; lại rằng: “Ai mắng rủa cha mẹ thì chắc phải chết”. Nhưng các ngươi lại nói rằng: “nếu ai nói với cha hay mẹ mình rằng: Điều gì cha mẹ có thể hưởng được nơi tôi, thì đã là cô-ban (tức là một món quà dâng Đức Chúa Trời rồi)”. Bởi điều này, chúng ta hấy rằng người Pha-ri-si và các Kinh luật gia không những đã sai quấy trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời mà thậm chí còn sai quấy trong cách đối xử với cha mẹ. Về vấn đề hiếu kính cha mẹ, họ đã làm vô hiệu mạng lịnh của Đức Chúa Trời bởi giữ truyền thống.
Chữ “cô-ban” trong câu 11 có nguồn gốc từ tiếng Hê-bơ-rơ qorban là một của lễ, một món quà, chỉ về bất cứ điều gì dâng lên cho Đức Chúa Trời . Chữ này được dùng nhiều lần trong bảy chương đầu của sách Lêvi ký; đó là những chương nói về các của lễ khác nhau. Thật ra, chữ Tiếng Anh “offering” (của lễ) được dùng trong Lê-vi Ký chương 1-7 là chữ dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ qorban
Chúa khiển trách người Pha-ri-si và các Kinh luật gia vì họ sai trật trong vấn đề hiếu kính và chăm sóc cha mẹ. Thật ra họ đã dạy người khác lơ là việc hiếu kính cha mẹ, và bởi làm như vậy, họ đã vô hiệu hóa mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Ai cũng phải dành một lượng của cải vật chất nào đó để chăm sóc cha mẹ. Nhưng theo người Pha-ri-si và các Kinh luật gia thì nếu người ấy đã cô-ban đối với Đức Chúa Trời, tức là trở thành một của lễ dâng cho Đức Chúa Trời, người ấy không cần chăm sóc cha mẹ nữa. Về truyền thống này, Chúa Jesus mạnh mẽ khiển trách những người Pha-ri-si và các Kinh luật gia, nói rằng họ đang vô hiệu lời Đức Chúa Trời bởi truyền thống của họ.
Lời khiển trách mạnh dạn của Chúa đã làm ngậm miệng các tay chống đối chuyên nghiệp này. Ngài đã công khai phơi bày họ. Thật là xấu hổ đối với người Pha-ri-si và các Kinh luật gia là người hiểu biết luật pháp Môi-se và có lẽ tự coi mình cao hơn người Ga-li-le. Nhưng trước đám đông. Chúa phơi bày họ và quở trách họ, gọi họ là những kẻ giả hình. Ngài phán rằng họ thò phượng Đức Chúa Trời bằng môi miệng nhưng lòng họ thì xa cách Ngài. Thậm chí Ngài cũng phơi bày họ vì đã vô hiệu hóa luật pháp của Đức Chúa Trời vì làm cho luật pháp đó trở nên mất tác dụng. Ngài phơi bày họ vì không những họ lừa dối Đức Chúa Trời mà cũng lừa dối cha mẹ. Thật là một lời quở trách nghiêm khắc. Bởi lời quở trách này mà người Pha-ri-si và các kinh luật gia phải ngậm miệng. Chắc chắn họ đã lẳng lặng rút lui.
NHỮNG ĐIỀU LÀM Ô UẾ CON NGƯỜI
Sau khi người Pha-ri-si và các Kinh luật gia đi khỏi, Chúa lại gọi đám đông đến cùng Ngài và phán rằng: “Hết thảy hãy nghe Ta và hiểu rằng chẳng có vật gì từ ngoài vào trong người có thể làm ô uế người được, duy trì điều gì từ trong người ra, ấy mới làm ô uế người” (cc.14-15). Ở đây, Chúa chỉ ra rằng những điều làm ô uế con người là điều ra từ lòng người. Vì vậy, chúng ta không nên quan tâm đến những điều bên ngoài vì những điều này không thể làm ô uế chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hết sức quan tâm đến những điều bên trong, vì đây là những điều làm ô uế chúng ta.
Câu 17 chép: “Khi Ngài lìa quần chúng mà vào nhà rồi, thì môn đồ hỏi Ngài về thí dụ ấy”. Vì không hiểu lời của Chúa nên các môn đồ xin Ngài giải thích cho họ. Chúa phán: “Vậy các ngươi cùng không có trí hiểu sao? Há chẳng nhận biết vật vì từ ngoài vào trong người không thể làm ô uế người được ư? Vì nó không vào lòng người, nhưng xuống bụng, rồi ra nơi tiêu. Vậy mọi đồ ăn đều được sạch cả……Hễ điều gì từ người ra, ấy là điều làm ô uế người” (cc.18-20). Theo lời của Chúa ở đây, điều gì ra từ lòng người thì làm ô uế họ. Giê-rê-mi nói rằng tình trạng của lòng người thì không thể cứu chữa được (Giê.17:9). Lòng người thì hư hoại, đầy dẫy virus ô uế
Trong các câu 21 và 22, Chúa tiếp tục liệt kê nhiều điều ô uế trong lòng người. “Vì từ trong, tức từ lòng người mà ra những ác tưởng, gian dâm, trộm cắp, tàn sát, ngoại tình, tham lam, gian ác, lừa dối, buông tuồng, con mắt xấu,. lộng ngôn, kiệu ngạo, ngông cuồng”. Kế đến, trong caâu 23 Chúa kết luận: “Hết thảy những sự ác ấy đều từ trong mà ra, và làm ô uế người”. Tất cả những điều ác từ trong mà ra là kết quả gian ác của bản chất sa ngã và tội lỗi của con người (La.7:18)
Chúng ta cần áp dụng lời Chúa ở đây cho chính mình và ý thức rằng bất cứ điều gì ra từ chúng ta đều là ô uế. Không có điều gì ra từ chúng ta là sạch. Nói theo tự nhiên, trong chúng ta có sự cấu thành của những điều ác.

Điều quan trọng là trong Mác chương 7, trọng sự phục vụ Phúc Âm của Ngài, Cứu Chúa-Nô Lệ đã chạm đến việc phân tích tình trạng bề trong của con người. Chúa làm điều này vì lợi ích của các môn đồ, là những người theo Ngài cách thân thiết. Ngài muốn cho họ biết rằng bất cứ điều gì ra từ lòng của họ đều làm ô uế người khác. Dường như Chúa muốn phán với họ rằng: “Hãy coi chừng việc mình là ô uế người khác, và coi chừng bị người khác làm ô uế. Không ai giữa vòng các ngươi là tinh sạch. Cho dù có thể rửa tay bao nhiêu đi nữa thì các ngươi cũng không thể rửa sạch lòng mình. Điều làm ô uế các ngươi là những điều trong lòng các ngươi đều ô uế và đang làm ô uế chính các ngươi và những người khác”.