Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC Bài 21



Kinh thánh: Mác 7:123

SỰ CẤU THÀNH ĐIỀU ÁC
Trong 7:21 và 22, Chúa phán: “Vì từ trong, tức từ lòng người mà ra những ác tưởng, gian dâm, trộm cắp, tàn sát, ngoại tình, tham lam, gian ác, lừa dối, buông tường, con mắt xấu, lộng ngôn, kiêu ngạo, ngông cuồng” Ở đây, Chúa chỉ ra phần của con người mà từ đó ra những điều ác – đó là tấm lòng. Lòng người thì thối nát, hư hoại. Lòng con người sa ngã thì hư hoại đến mức không thể chữa trị được (Giê.17:9). Do đó, chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta có tấm lòng tốt. có lẽ bề ngoài anh em tốt nhưng không có gì tốt trong lòng của anh em. Vì lý do này, Phao-lô có thể thừa nhận là không có gì tốt ở trong ông (La.7:18)
Trong chương này, Cứu Chúa-Nô Lệ phơi bày chiều sâu của tình trạng con người. Trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng ta cũng nên chạm đến tình trạng lòng người. Tuy nhiên, hầu như việc rao giảng Phúc Âm ngày nay không thực hiện được điều này
.
Từ Lời Chúa trong Phúc Âm Mác chương 7, chúng ta cần nhìn thấy tình trạng bên trong của chúng ta thật sự là gì. Tình trạng thật của tấm lòng chúng ta là sự cấu tạo những điều ác. Vì lòng chúng ta hư hoại nên đừng nghĩ rằng lòng mình là tốt. Tin lòng mình tốt là bị lừa dối và tin vào lời nói dối. Bất cứ người nào nghĩ rằng mình có lòng tốt đều bị lừa dối. Lòng chúng ta thật hư hoại và chúng ta không nên tìn cậy nó
Trong câu 21, Chúa Jesus dùng chữ “ra”. Theo câu này, ác tưởng, gian dâm, trộm cắp, tàn sát ra từ lòng người. Chữ “ra” hàm ý đến tính liên tục. Không những những điều ác ra từ lòng người mà chúng còn liên tục ra từ lòng người, hết điều này đến điều khác
Ác tưởng
Điều đầu tiên được Cứu Chúa-Nô Lệ  liệt kê ra từ lòng người là ác tưởng. Dĩ nhiên tư tưởng ra từ tâm trí. Tân Ước cho chúng ta biết rằng tâm trí của con người sa ngã thì truy lạc, không thể chấp nhận được (La.1:28). Vì tâm trí con người là trụy lạc nên không điều gì ra từ đó có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận hay được Ngài xem là công chính. Trái lại, tư tưởng của tâm trí sa ngã của con người bị Đức Chúa Trời định tội và khước từ. Vì tâm trí sa ngã của chúng ta truy lạc nên tư tưởng của chúng ta là gian ác cho dù chúng ta có vẻ tốt như thế nào
Gian dâm và trộm cắp
Sau ác tượng, Chúa nói đến gian dâm. Chúng ta cần được ấn tượng rằng Chúa không nói những điều này một cách bất cần. Trái lại, vì nhận biết tình trạng bên trong của con người nên Chúa cẩn thận nói về nhũng gì ra từ lòng người. Trước hết là ác tưởng sau đó là gian dâm. Điều này cho thấy rằng ác tượng có liên hệ đến gian dâm
Điều thứ ba trong câu 21 là “trộm cắp”. Một số người có thể tuyên bố rằng họ chưa bao giờ trộm cắp điều gì cả. Thật ra, mọi người đều đã phạm tội trộm cắp bằng cách này hay cách khác. Thật ra, gian dâm tự nó là một loại trộm cắp vì đó là có được một điều gì đó cách không đúng đắn. Trộm mà còn theo nguyên tắc gian dâm.
Mặc dầu là người được cứu, là con cái của Đức Chúa Trời, nhưng bản chất sa ngã của chúng ta, bao gồm tấm lòng cũ, vẫn còn ở với chúng ta. Đặc biệt là hai điều gian ác- gian dâm và trộm cắp – vẫn đang rình rập đằng sau chúng ta, chờ đợi cơ hội làm hư hoại chúng ta. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều Cơ-đốc nhân, kể từ các mục sư và những người phụng sự, đều rơi vào bẫy gian dâm. Ngay cả những người yêu mến Chúa Jesus cũng bị bắt lấy theo cách này. Nhiều người đã coi thường sự kiện tấm lòng họ là gian ác. Kết quả là họ không giữ một khoảng cách đúng đắn với người khác phái và rơi vào gian dâm
Trong một ý nghĩa thật, nếp sống Hội Thánh là một nếp sống xã hội. Nam nữ thường tiếp xúc với nhau. Vì hiểm họa gian dâm, chúng ta nên giữ mình trong một khoảng cách đúng đắn với người khác phái.
Tôi muốn nhấn mạnh sự kiện là thậm chí dù chúng ta đã được tái sinh, nhưng theo dạy dỗ của Tân Ước thì bản chất cũ của chúng ta vẫn còn. Đừng bao giờ quên sự kiện này. Bản chất sa ngã vẫn còn ở trong chúng ta cho đến khi than thể chúng ta được cứu chuộc, biến hóa. Cho dù có thánh khiết thế nào đi nữa, anh em cũng cần phải ý thức rằng mình vẫn còn bản chất sa ngã. Đây là lý do tôi khuyên các thánh đồ không được ở một mình trong phòng với một người khác phái
Tôi rất đánh giá cao đất nước Mỹ. Tuy nhiên, tôi thấy khó chịu với việc nam nữ quá tự do khi tiếp xúc với nhau. Nhiều phụ nữ không ý thức hiểm họa bị ô uế. Nếu nhận thức như vậy, họ sẽ giữ mình ở một khoảng cách đúng đắn với người khác phái.
Như chúng tôi đã chỉ ra, trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng ta cần chạm đến tình trạng của lòng người. Đặc biệt chúng ta cần phơi bày sự kiện là về nguyên tắc, tất cả con người sa ngã đều là những người gian dâm và trộm cắp. Hồi xưa khi rao giảng Phúc Âm tại Trung Quốc, tôi thường nói rằng: “Quí vị trông có vẻ rất tốt. Nhưng giả sử tôi có thể chụp X Quang những gì ở trong lòng quí vị thì quí vị sẽ không mạnh dạn ở lại đây. Quí vị biết rằng mình gian ác và ô uế ở bên trong. Có lẽ thậm chí khi đang nghe bài giảng này, quí vị cũng đang nghĩ đến những điều ác. Quí vị có vẻ bề ngoài của một người tao nhã, nhưng tình trạng bề trong của quí vị thì ô uế”. Sự thật là các ác tưởng ra từ lòng người, và những tư tưởng này lien hệ đến sự gian dâm và trộm cắp
Cứu Chúa-Nô Lệ chạm đến tình trạng bên trong của con người trong sự phục vụ Phúc Âm của Ngài trong Phúc Âm Mác chương 7 là điều thật ý nghĩa. Chúng ta nên nhớ rằng lời Chúa trong 7:21-23 là lời không phải nói cho đám đông nhưng nói cho những môn đồ than cận. Ở đây, dường như Chúa muốn nói: “Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ ơi – tất cả các người cần ý thức rằng từ long các ngươi tuôn ra các ác tưởng, gian dâm và trộm cắp”
Giết người và ngoại tình
Điều kế tiếp ra từ lòng người được Chúa đề cập là giết người. Nhiều vụ giết người là do gian dâm và trộm cắp. Gian dâm và trộm cắp thường dẫn đến giết người.
Kế đến, Chúa nói tiếp về tội ngoại tình. Có sự khác biệt giữa ngoại tình và gian dâm. Nếu một người đã lập gia đình mà phạm tội với người khác đã lập gia đình thì đó là ngoại tình. Nhưng nếu một người chưa lập gia đình mà phạm tội với một người khác chưa lập gia đình thì đó là gian dâm. Ở đây, Chúa nói về cả gian dâm lẫn ngoại tình.
Ham muốn
Chúa nói tiếp về ham muốn Phao-lô cho chúng ta biết rằng ông có thể thắng những điều khác nhưng lại không thể thắng được ham muốn (La.7:7-8). Ông có thể giữ trọn Mười Điều Răn ngoại trừ điều răn ham muốn. “Vì nếu luật pháp không nói: “Người chớ tham dục (ham muốn)” thì tôi không biết ham muốn là gì. Song tội lỗi đã nhân dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ ham muốn trong tôi” (La 7:7-8). Lý do Phao-lô không thể thực hiện điều răn về sự ham muốn vì điều này lien hệ đến tình trạng bên trong của con người, trong khi những điều răn khác liên hệ đến các hành vi bên ngoài. Sự ham muốn, cũng như các điều ác khác được Chúa đề cập đến thì ra từ sự bại hoại của long người
Lời dối và buông tuồng
Trong 7:22, Chúa nói tiếp về sự gian ác, lừa dối, buông tuồng, con mắt xấu, lộng ngôn, kiêu ngạo và ngông cuồng. Từ Hi Lạp được dịch là “lừa dối” cũng có thể dịch là “lừa gạt”
Gian dâm, ngoại tình và buông tuồng thuộc về một loại. Chúng tôi đã chỉ ra sự khác biệt giữa ngoại tình và gian dâm. Những người buông mình trong sự gian dâm hay ngoại tình là những người buông tuồng. Chắc chắn Chúa biết tình trạng thật của con người. Đó là lý do Ngài dung những từ ngữ đặc biệt này
Con mắt xấu và lộng ngôn
Chúng ta có thể tự hỏi là con mắt xấu có liên quan gì đến tấm lòng. Dường như con mắt không thể nào ở trong tấm lòng. Tuy nhiên, nếu suy xét vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đôi khi trong lòng chúng ta có con mắt xấu. Theo lời Chúa, con mắt xấu là điều gì đó ra từ lòng chúng ta
Trong câu 22, lộng ngôn theo sau con mắt xấu. Con mắt xấu là đối với người khác, nhưng lộng ngôn chủ yếu đối với Đức Chúa Trời
Kiêu ngạo và ngông cuồng
Hai điều sau cùng Chúa đề cập đến là kiêu ngạo và ngông cuồng. Kiêu ngạo thậm chí mạnh mẽ hơn hãnh diện. Ngông cuồng ở đây có nghĩa là xàm bậy. Nhiều điều ra từ lòng chúng ta là ngông cuồng, xàm bậy.
CHUẨN ĐOÁN VỀ TÌNH TRẠNG
BỀ TRONG CỦA CHÚNG TA
Trong 7:21 và 22, Chúa liệt kê mười ba điều. Trong La-mã chương 1, Phao-lô liệt kê dài hơn nhiều trong việc mô tả nhân loại sa ngã. Nhưng mười ba điều Chúa liệt kê thì đủ để mô tả tình cảnh thật và tình trạng của tấm lòng con người sa ngã. Chúng ta cần ý thức rằng tất cả những điều này vẫn còn ở trong tấm lòng cũ kỹ, hư hoại của chúng ta. Tình trạng của tấm lòng chúng ta được Chúa mô tả trong Mác chương 7
Hồi trẻ, tôi thích Phúc Âm Giăng vì sách đó nói về sự sống. Theo Giăng 10:10, Chúa Jesus đến để chúng ta có sự sống và có sự sống dư dật . Trong Phúc Âm Mác, chúng ta không thể thấy được chữ “sự sống” nhưng trong sách này chúng ta có sự sống trong thực tế chứ không ở trong thuật ngữ. Chẳng hạn như hạt giống trong Mác chương 4 chỉ về sự sống. Chúa đến để gieo hạt giống Vương Quốc. Ngài gieo hạt giống có nghĩa là Ngài truyền sự sống. Gieo giống là truyền sự sống. Vì vậy, những gì chúng ta có trong sách Mác là bản ký thuật về sự sống được viết cách thực tiễn
Trong chương 7, Mác không chỉ cho chúng ta biết rằng lòng người gian ác. Nói như vậy sẽ là nói giáo lý. Điều Mác làm là ghi lại lời của Chúa Jesus về những gì ra từ tấm lòng chúng ta. Đó là xử lý tấm lòng cách thực tiễn. Từ đó chúng ta thấy sách Mác không phải là một sách giáo lý mà là một sách thực tiễn, thực tế
Trong Phúc Âm Mác chương 7, Chúa cố ý liệt kê những điều gian ác ra từ lòng chúng ta. Không một ai trong chúng ta là ngoại lệ. Chương 7 nổi bật trong việc chạm đến tình trạng bên trong của con người
Trong sự phục vụ Phúc Âm của Ngài, Cứu Chúa-Nô Lệnắm lấy cơ hội mà những người chống đối tạo ra để phơi bày , phân tích và chẩn đoán tình trạng bên trong của con người. Trong 7:21 và 22, chúng ta có sự chẩn đoán về tình trạng tấm lòng của con người. Mọi người đều có nan đề trong lòng, và sự chẩn đoán của Chúa về tình trạng lòng người áp dụng cho mỗi một chúng ta
Để kết luận việc chẩn đoán lòng người trong 7:23, Chúa phán: “Hết thảy những sự ác ấy đều từ trong mà ra, và làm ô uế người”. Những sự ác từ trong mà là kết quả gian ác của bản chất da ngã và tội lỗi của con người (La 7:18). Không những các điều ác ở trong lòng chúng ta mà những điều ấy còn ra từ trong chúng ta. Điều này có nghĩa là có một loạt  điều gian ác từ lòng người tuôn ra, tức là một loạt điều làm chúng ta bị ô uế
Khi những người thê giới trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần, họ thường nói về những điều gian ác mà họ đã buông mình trong đó. Sự trò chuyện của họ là một loạt những điều ác từ trong lòng họ. Có thể họ có học thức hay cư xử tốt nhưng từ trong lòng họ và ra từ miệng họ là một loạt những điều ác, ô uế
Phúc Âm của Chúa có khả năng xử lý tình trạng lòng người. Tuy nhiên, trong chương 7, chúng ta chỉ có sự chẩn đoán; chúng ta chưa có việc xử lý tấm lòng cách tích cực. Trong chương này, Chúa mở tấm lòng chúng ta, phơi bày nó và sau đó dường như đặt chúng ta trên “bàn mổ”. Nhưng chương 7 chưa phải là phần cuối của sách này. Trong những chương còn lại của Phúc Âm Mác,chúng ta sẽ thấy Chúa là “chuyên gia tấm lòng” là người biết lòng người và giải quyết tình trạng lòng người là như thế nào
Bức tranh được mô tả trong chương 7 rất khác với các bức tranh trong các chương trước. Trước chương 7, chúng ta có các bức tranh về xã hội, về thế giới. Nhưng trong chương 7, chúng ta có bức tranh về tình trạng bên trong chúng ta, một tình trạng bên trong tấm lòng của chúng ta
BA VẤN ĐỀ TRỌNG YẾU
Mười điều răn
Nếu nghiên cứu 7:1-23 cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy lời Chúa ở đây thật sự bao gồm tất cả Mười Điều Răn. Thậm chí Chúa dùng chữ “điều răn” trong câu 8: “Các ngươi bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, mà giữ truyền thống của loài người” Sau đó trong câu 9, Ngài tiếp tục phán rằng: “Các ngươi thật bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, mà giữ truyền thống của loài người”. Trong câu 13, Chúa nói về lời của Đức Chúa Trời, chỉ ra rằng những người tôn giáo đang làm vô hiệu lời Đức Chúa Trời bằng truyền thống của họ. Trong phần này của Phúc Âm Mác, các điều răn là lời của Đức Chúa Trời.
Khi nghiên cứu phân đoạn này của Phúc Âm Mác, chúng ta thấy lời Chúa phán ở đây đề cập đến sự thờ phương Đức Chúa Trời. Bốn điều răn đầu tiên liên hệ đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Điều răn thứ năm về việc hiếu kính cha mẹ. Trong câu 10, Chúa đặc biệt nói về điều răn hiếu kính cha năm điều răn sau cùng, là những điều răn về gian dâm, trộm cắp, giết người, chứng dối và ham muốn
Nếu suy xét tất cả các vấn đề này chung với nhau, chúng ta sẽ thấy cuộc đàm thoại của Chúa với người Pha-ri-si và các Kinh luật gia, đám đông, và các môn đồ đều dựa trên Mười Điều Răn. Người Pha-ri-si và các Kinh luật gia vô hiệu hóa lời Đức Chúa Trời có nghĩa là họ làm vô hiệu Mười Điều Răn. Thấy được lời Chúa đề cập đến Mười Điều Răn trong phần Phúc Âm Mác này là quan trọng đối với chúng ta
Truyền thống và tấm long con người
Mác 7:1-23 thật ra đề cập đến ba vấn đề trọng yếu: điều răn của Chúa, tức là lời của Đức Chúa Trời; truyền thống loài người và tình trạng thật của tấm lòng con người. Tình trạng của lòng người thì luôn luôn bị lời của Đức Chúa Trời hay các điều răn của Đức Chúa Trời phơi bày. Những truyền thống loài người luôn luôn che đây tình trạng tấm lòng con người. Vì lý do này, bất cứ nơi nào truyền thống được duy trì thì ở đó có sự giả hình. Thay vi phơi bày tình trạng thật của con người thì truyền thống che đậy nó. Thậm chí Chúa phán với người Pha-ri-si và các Kinh luật gia rằng họ “thật đã bỏ điều răn của Đức Chúa Trời” để giữ truyền thống của họ” (c.9)
Nhìn bề ngoài, truyền thống có vẻ tốt, nhưng thật ra, truyền thống rất tinh vi, và những người duy trì truyền thống như vậy là những người giả hình. Ngày nay, trong tôn giáo có nhiều sự giả hình vì có nhiều truyền thống che đậy tình trạng thật của con người. Nhưng lời của Đức Chúa Trời luôn luôn phơi bày tình trạng bề trong của con người

Trong phân đoạn ngắn này của Phúc Âm Mác, Mười Điều Răn được áp dụng. Thật ra, Chúa Jesus đang lặp lại Mười Điều Răn và dùng Mười Điều Răn để phơi bày tình trạng bên trong của con người. Trong khi người Pha-ri-si và các Kinh luật gia quan tâm đến việc rửa tay thì trong Mười Điều Răn không đề cập đến việc rửa tay như vậy. Điều quan trọng trong việc áp dụng Mười Điều Răn không phải là rửa tay mà là đến thờ phượng Đức Chúa Trời với một tấm lòng thành thật, hiếu kính cha me và trung tín thi hành các bổn phận của mình. Các Điều Răn của Đức Chúa Trời không phơi bày tình trạng dơ bẩn trên tay con người mà phơi bày tình trạng ô uế trong lòng người. Vì vậy, Chúa lặp lại Mười Điều Răn để phơi bày tình trạng thật của tấm lòng con người. Tôi khích lệ anh em nghiên cứu phần này của Phúc Âm Mác theo các điều ấy