Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Đa-ni-ên - 8

Image result for photo of the lamb on the throne  
KHẢI TƯỢNG VỀ ĐẤNG THƯỢNG CỔ,
CON LOÀI NGƯỜI,
VÀ CÁC THÁNH ĐỒ SỞ HỮU VƯƠNG QUỐC
Nguyện Chúa ban cho chúng ta linh của sự khôn ngoan và khải thị một lần nữa. Chúa muốn chúng ta đạt đến mức trưởng thành, vì vậy trong tất cả các hội thánh, chúng ta phải tăng trưởng. Ngài không thể trở lại nếu chúng ta không trưởng thành. Trong Matthew 13, Chúa là người gieo giống, nhưng trong Khải Thị 14 thì Ngài là thợ gặt. Người nào gieo thì cũng mong đợi mùa gặt. Khi Chúa đến lần thứ nhất, Ngài đã gieo ra.

Trong 2000 năm qua, hội thánh đã trải qua một diễn trình dài; sự bội đạo đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Đến thế kỷ thứ sáu thì Công Giáo La Mã đã phát triển đầy đủ, và mãi sau 1000 năm tăm tối, vào lúc bắt đầu phong trào Cải Chánh, mọi sự mới dần dần tốt đẹp trở lại. Bây giờ, sau 500 năm nữa, thời kỳ chin muồi đã đến. Chúng ta đừng quên rằng hội thánh không chỉ là một nơi chúng ta đến với nhau vào các ngày Chủ Nhật để “dự lễ”, nhưng hội thánh là dân Đức Chúa Trời, có sứ mạng đoạt vương quốc và sự cai trị khỏi tay Satan, các quyền lực và chấp chánh. Đức Chúa Trời muốn vương quốc của Ngài đến trên trái đất. Vì vậy, Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện: “Cha ơi, xin vương quốc Ngài đến.”
Ngay từ ban đầu Đức Chúa Trời đã muốn con người cai trị trên đất (Sáng 1:26). Sau sự sa ngã của con người, Đức Chúa Trời đã có thể dễ dàng đánh bại Satan, tuy nhiên kế hoạch của Ngài vĩ đại hơn thế - Ngài muốn xây dựng vương quốc của Ngài trên đất, không phải một mình Ngài nhưng với chúng ta. Thật là một đặc ân khi được làm một người ở trong kế hoạch của Đức Chúa Trời! Vì điều đó, Ngài đã tạo dựng chúng ta trong hình ảnh Ngài và muốn ban cho chúng ta sự sống Ngài hầu cho chúng ta có thể cai trị với Ngài.
Dân Israel đã thật sự là tuyển dân của Đức Chúa Trời, và như vậy họ là quốc gia thánh đầu tiên, tuy nhiên họ cũng đã sa ngã; vào thời Samuel, họ đã từ chối Đức Chúa Trời là Vua của họ; họ đã muốn có một vua giống như các dân và trở nên ngày càng sa ngã hơn, cho đến khi họ thật sự giống như các dân, đến nỗi cuối cùng Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân Ngài và để cho họ bị đem đến Babylon làm phu tù. Với sự cai trị của Nebuchadnezzar ở Babylon, các thời kỳ của các quốc gia đã bắt đầu (606 TCN), và chỉ kết thúc vào năm 1967 với sự chiếm lại Jerusalem (Luke 21:24). Sau khi những người La Mã phá hủy Jerusalem lần cuối cùng (70 TCN), Chúa đã bắt đầu sửa soạn cho Sự Đến Lần Thứ Hai của Ngài vào năm 1948: Israel một lần nữa trở thành một quốc gia và với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời hằng sống họ đã có thể chiếm lại Miền Đông Jerusalem vào tháng sáu năm 1967 trong “Cuộc Chiến Sáu Ngày”, khi đó toàn bộ thành phố Jerusalem đã được Israel chiếm lại (Luke 21:24). Tuy nhiên, Chúa vẫn chưa thể trở lại. Vào lúc đó, sự khôi phục và tái thiết nếp sống hội thánh vẫn chưa hoàn tất. Trước khi hội thánh được hoàn tất và đạt đến mức trưởng thành, Chúa không thể trở lại. Làm thế nào Vua có thể đến nếu không có vương quốc? Và làm thế nào Chúa có thể đến như Tân Lang khi hội thánh, cô dâu của Ngài, chưa sẵn sàng cho tiệc cưới (Khải 19:7-8)?
Sau hai dấu hiệu (vào năm 1948 và 1967), dấu hiệu thứ ba từ Daniel 9 vẫn phải được hoàn thành. Khi dấu hiệu thứ ba (dấu hiệu về hiệp ước hòa bình) đến, đó sẽ là khởi đầu của bảy năm cuối cùng của thời đại này. Cả thế giới đang chờ đợi hiệp ước hòa bình này giữa Israel và người Palestine.
Ngoài ra, chúng ta không được quên pho tượng từ giấc chiêm bao của Nebuchadnezzar trong Daniel 2. Thời kỳ hai bàn chân của pho tượng đã bắt đầu với thời kỳ Cách Mạng Pháp (năm 1789) và việc giành được độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1776). Cùng với điều đó, nền móng cho hình thức chính quyền tự do và dân chủ đã được lập. Bằng cách so sánh với bức tượng này chúng ta thấy ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của hai bàn chân, và điều này đồng nghĩa với sự kết thúc của các thời kỳ. Chỉ Đức Chúa Trời mới có sự khôn ngoan để mô tả toàn bộ sự phát triển của nhiều ngàn năm trong một bức tranh duy nhất, pho tượng trong Daniel 2. Từ cái đầu bằng vàng bên trên đôi vai bằng bạc, bụng và bắp vế bằng đồng, hai ống chân bằng sắt cho đến hai bàn chân bằng đất sét và sắt, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng nhân loại ngày một tệ hơn. Từ vàng tới sắt, chất liệu trở nên cứng hơn và ít quý báu hơn. Cho đến ngày nay, chúng ta thấy rằng con người đã trở nên ngày càng cứng cỏi đối với Đức Chúa Trời. Bất chấp các thành tựu văn hóa vĩ đại trong các thời đại khác nhau, toàn bộ lịch sử nhân loại trên hết vẫn là một lịch sử của chiến tranh. Dù một số thành tựu có vẻ rất rực rỡ bề ngoài, nhưng bản chất thật của con người và các vương quốc loài người vẫn có thể ví như con thú hoang, như khải tượng trong Daniel 7 khải thị cho chúng ta.
Các Vương Quốc của Thế Giới
Được Ví Như Những Con Thú Hoang
“Vào năm thứ nhất đời vua Belshazzar của Babylon, trong khi nằm trên giường, Daniel có một giấc chiêm bao và các khải tượng trong đầu mình. Ông ghi chép lại giấc chiêm bao, kể lại các sự kiện chính. Daniel nói: “Trong khải tượng vào ban đêm, tôi đang nhìn xem thì có bốn cơn gió từ trời khuấy động Biển Lớn” (Dan. 7:1-2). Tất cả các vương quốc được đề cập ở đây phải có liên quan đến khu vực Địa Trung Hải, nơi có quốc gia Israel. Dù chúng ta muốn thừa nhận hay không thì Israel vẫn là trung tâm của thế giới này. Theo Zechariah, khi Chúa thiết lập vương quốc Thiên hi niên của Ngài, vương quốc này cũng sẽ ở tại Jerusalem. Do đó, Jerusalem là một nơi bị tranh đoạt nhiều như vậy, vì kẻ thù cũng muốn chiếm giữ Jerusalem và không hoàn trả. Thành phố nhỏ bé này rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Trong mắt người ta, Jerusalem như không là gì cả (“Zion” nghĩa là “miền đất bị thiêu rụi”). Tuy nhiên lại có rất nhiều cuộc chiến tranh vì thành phố này.
Đã có nhiều cuộc chiến tranh ở vùng Địa Trung Hải. Trận chiến cuối cùng sẽ xảy ra ở phần này của trái đất khi các quân đội của thế giới này tập hợp tại Armageddon cho cuộc chiến cuối cùng chống lại Đấng Christ (Khài 16:14-16). Đây thật sự là một khu vực đặc biệt.
“Đoạn, bốn con thú lớn từ biển lên; con nọ khác con kia.  Con thứ nhứt giống như sư tử, và có cánh chim ưng (đó là Nebuchadnezzar); Ta nhìn xem cho đến khi những cánh nó bị nhổ, nó bị cất lên khỏi đất, đứng hai chân như người ta, và nó được ban cho lòng loài người.  Nầy, một con thú thứ hai, y như con gấu; nó đứng nghiêng nửa mình, có ba cái xương sườn trong miệng, giữa những răng; và người ta bảo nó rằng: Hãy chỗi dậy, hãy cắn nuốt nhiều thịt” (cc. 3-5). Con gấu có hai mặt này tương ứng với đội vai của pho tượng trong Daniel 2; người Mede và người Ba Tư đã trở nên vương quốc Ba Tư. Ba vương quốc của Asia minor, Ai Cập và Babylon, tức là ba chiếc xương sườn trong miệng con gấu, đã bị vua Ba Tư là Cyrus tiếp quản.
“Và họ nói với nó: ‘Hãy trỗi dậy, ăn nuốt nhiều thịt vào!’”(c.5). Đây là một bức tranh cho thấy vương quốc Ba Tư chiến thắng trong các cuộc chiến tranh không phải nhờ chiến lược nhưng nhờ quân số đông. Họ đã chinh phục các vương quốc nhờ có quân đội rất lớn, tương phản với Alexander Đại Đế là người đã chinh phục nhiều nước chỉ với quân đội nhỏ bé.
“Sau điều này, tôi nhìn xem, và có một con thú khác giống như con báo, trên lưng có bốn cánh của loài chim. Con thú này cũng có bốn đầu, và quyền thống trị được ban cho nó” (c.6). Đây là một bức tranh về Alexander Đại Đế (nhanh như báo), người đã chinh phục nhiều quốc gia chỉ trong vài năm, không mất bao nhiêu thời gian. Sau khi ông chết trẻ, vương quốc của ông đã bị chia thành bốn phần: Hy Lạp, Asia Minor, Syria và Ai Cập (bốn cái đầu).
“Sau điều này, tôi nhìn xem trong các khải tượng vào ban đêm, có con thú thứ tư, đáng sợ và kinh khủng, mạnh mẽ vô cùng. Nó có những chiếc răng lớn bằng sắt; nó ăn ngấu nghiến, cấu xé và giày đạp phần còn lại dưới chân; nó khác với tất cả những con thú trước nó; và nó có mười sừng” (c.7). Daniel đã không thể mô tả chính xác con thú thứ tư. Ông chỉ có thể nói: “Nó rất khủng khiếp, mạnh mẽ, đáng sợ và lạ thường.” Đó là Đế Quốc La Mã mà đã thay đổi qua các thế kỷ đến thời của chúng ta (tương ứng với hai ống chân và hai bàn chân trong Daniel 2). Cuối cùng, chúng ta không còn có thể nhận ra Đế Quốc La Mã nguyên thủy vào các thời xưa nữa. Ngày nay chúng ta có “Các Hiệp Ước La Mã” (1957/1958), tiến trình liên hiệp của các nhà nước Châu Âu dựa trên các “hiệp ước” này.
Mười chiếc sừng trong câu 7 tương ứng với mười ngón chân trong Daniel 2. Trong mắt Đức Chúa Trời, con người sa ngã chẳng khác gì loài thú bốn chân không tinh sạch (Công 10:12). Có điều gì mà con người chưa nghĩ ra để hành hạ và giết chóc lẫn nhau! Hãy nhớ lại thời Trung Cổ và các loại vũ khí hủy diệt trong hai cuộc thế chiến.
Chiếc Sừng Nhỏ Đặc Biệt –
Con Thú của Mọi Con Thú
(Dan. 7:8; Khài 13:1-10)

“Tôi đang xem xét những chiếc sừng thì có một chiếc sừng khác, một chiếc sừng nhỏ, xuất hiện từ giữa chúng; ba trong số những chiếc sừng đầu tiên bị bẻ gãy tận gốc trước mặt nó. Và tại đó, trong chiếc sừng này có những con mắt giống như mắt người, và một cái miệng thốt ra những lời lộng ngôn” (Dan. 7:8).
Khải Thi 13 cũng nói về mười chiếc sừng. John đã nhìn thấy con thú của mọi con thú mà sẽ xuất hiện. Trong con thú này, tất cả các con thú từ Daniel chương 7 sẽ được nhìn thấy một lần nữa. Giống như Chúa là Vua của mọi vua, cũng có con thú của mọi con thú: “Và tôi nhìn thấy một con thú đi lên từ biển, có bảy đầu và mười sừng, và trên các sừng nó có mười vương miện; trên các đầu nó có một danh hiệu phạm thượng. Bấy giờ con thú mà tôi nhìn thấy giống như con báo, các bàn chân của nó giống như bàn chân gấu, và miệng nó giống miệng sư tử. Con rồng ban cho nó quyền năng, ngai và quyền bính lớn của mình” (Khải 13:1-2). Ở đây chúng ta thấy rằng phía sau mọi con thú này và sự quỷ quái của chúng là satan, con rồng xưa. Các vương quốc của thế giới này đều nối kết với con rồng. Ngày nay nhiều điều vẫn còn ẩn giấu, nhưng trong thời kỳ cuối cùng mọi điều ác sẽ bị lộ ra.
“Và tôi  nhìn thấy một trong các đầu của nó dường như đã bị thương đến chết, và vết thương trí mạng của nó đã được chữa lành. Cả thế giới đều kinh ngạc và đi theo con thú” (Khải 13:3). Khi nào thi điều đó xảy ra? Khi ba năm rưỡi cuối cùng bắt đầu.
Tất cả các vương quốc của thế giới này đều được so sánh với các con thú nào đó. Chúng hư hoại, khủng khiếp, hủy diệt, đem đến chiến tranh và sự hủy diệt, rồi bị tiền định chịu cảnh hoang tàn, như được mô tả ở cuối Daniel 7. Tuy nhiên, vương quốc thiên thượng thì hoàn toàn khác! Do đó, đừng đầu tư vào thế giới này, hãy chỉ sử dụng nó để sống. Ngày nay chúng ta phải hoàn toàn thuộc về vương quốc thiên thượng. Trong Daniel 7 chúng ta vẫn nhìn thấy một bức tranh “loài người” về các vương quốc của thế giới; trong Daniel 7, chúng đã trở nên các con thú, trong đó có một con thú khủng khiếp đến nỗi không thể mô tả chính xác. Đó là sự phát triển của thế giới này. Khi nhìn thấy khải tượng này, anh em sẽ không đấu tư vào thế giới này hoặc thậm chí để mình bị nó bắt làm phu tù nữa.
Bảy cái đầu của mười chiếc sừng trong Khải Thị 13:1 được mô tả chính xác hơn trong chương 17: “Đây là tâm trí khôn ngoan. Bảy đầu tức là bảy hòn núi mà người đàn bà ngồi trên; cũng là bảy vua, năm đã đổ, một còn đây, một chưa đến; khi vị ấy đến, thì cần phải ở lại ít lâu thôi.” (Khải 17:9-10). La Mã được biết đến như một thành phố có bảy ngọn đồi. Bảy vua đến từ đó được nhắc đến, năm đã ngã xuống, nghĩa là đã chết cách bất thường. Cho đến thời của John đã có hơn năm vua, nhưng chúng ta phải biết rằng Đức Chúa Trời không đề cập đến tất cả các tên của họ. Đối với Đức Chúa Trời, chỉ những điều quan trọng mới được kể đến. Vua đầu tiên trong năm vua này là Julius Caesar, Tiberius là vua thứ hai (Augustus không bị giết, hoặc “ngã xuống”, và do đó không được đề cập đến), các vua còn lại là Caligula, Claudius và Nero, kế đến là Domitian (“một còn đây”, là vua vào thời của John), và vua thứ bảy chưa đến. Năm đã ngã xuống, một còn đây, và một chưa đến. Có thể ngày nay vua này đã ở đây rồi, chúng ta không biết chắc. Vua thứ bảy chỉ sống “một thời gian ngắn”.
“Con thú trước có, rày không đó, chính là vị thứ tám, cũng thuộc trong bảy vị kia, và đi đến chốn hư mất” (Khải 17:11). Con thú này đã có rồi, đã sống rồi, nhưng không còn  vào thời của John, đó cũng là vua thứ tám. Nhưng chỉ có bảy vua- vậy vua thứ tám đến từ đâu? Khi vua thứ bảy đến “thì phải sống chỉ trong một thời gian ngắn” rồi bị giết vào giữa bảy năm. Sau khi vua này chết, một trong năm vua đã có trước kia, sẽ đến. Khi ấy vua thứ bảy sẽ hồi sinh và trở nên vua thứ tám. Điều này nghĩa là vua thứ tám là sự kết hợp giữa thi thể của vua thứ bảy đã bị giết và thân vị của một trong năm vua trước. Vì vua này có con số là 666, nên rõ ràng đó là Nero. Đó là con thú lên từ vực sâu.
“Mười sừng mà ngươi đã nhìn thấy là mười vua…” (Khải 17:121). Mười quốc gia này sẽ đến. Điều đó nghĩa là vào cuối thời đại nầy sẽ có mười quốc gia, mười vua, mười vương quốc hùng mạnh. “…Là những kẻ chưa nhận được vương quốc nhưng nhận được quyền bính để làm vua cùng với con thú trong một giờ. Những kẻ này có cùng một tâm trí, và chúng sẽ dâng quyền lực và quyền bính của mình cho con thú. Chúng sẽ gây chiến với Chiên con, và Chiên con sẽ đắc thắng chúng, vì Ngài là Chúa của các chúa và còn những kẻ ở với Ngài, là những  kẻ được kêu gọi, lựa chọn và trung tín, cũng đều đắc thắng” (Khải 17:12-14).
Vào thời Daniel, cả dân Israel đều không trung tín. Họ đã đồng hóa với thế giới và thậm chí nhận lấy sự thờ phượng thần tượng.
Tuy nhiên, có một phần dân của Đức Chúa Trời vẫn còn trung tín. Ngày nay có nhiều Cơ Đốc nhân, nhưng có bao nhiêu người thật sự trung tín với Chúa? Có bao nhiêu người bước đi theo lời Ngài và có một mối liên hệ sống động với Ngài? Có bao nhiêu người vâng phục và làm những gì Ngài muốn?
Khải Tượng Về Đấng Thượng Cổ và Con Loài Người
(Dan. 7:9-10; 13-14)
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ngài đã bày tỏ cho Daniel một điều thêm nữa ngoài các con thú. “Tôi nhìn xem cho đến khi các ngai được lập, và Đấng Thượng Cổ ngồi trên đó; áo Ngài trắng như tuyết, tóc trên đầu Ngài giống như lông chiên thuần khiết. Ngôi Ngài là những ngọn lửa, các bánh xe của ngai là một đám lửa đang cháy; một dòng song lửa lưu xuất từ trước mặt Ngài. Hàng ngàn ngàn người cung phụng Ngài, và hàng muôn muôn người đứng trước mặt Ngài. Phiên tòa thẩm phán đã ổn định, và các quyển sách được mở ra. Tôi xem tiếp vì cớ âm thanh của những lời lộng ngôn mà chiếc sừng đang phát ra; tôi nhìn xem đến khi con thú bị giết, và xác nó bị hủy diệt và quăng vào trong lửa cháy rực” (Dan. 7:9-11). Con thú sẽ bị hủy diệt hoàn toàn và bị ném vào trong hồ lửa. Rồi Chúa sẽ tiếp quản trái đất để trị vì. Chúng ta phải nhìn thấy ngai này.
“Còn về những con thú còn lại, quyền thống trị của chúng bị cất khỏi, tuy nhiên mạng sống của chúng được kéo dài một mùa và một kỳ” (c.12). Điều này nghĩa là tất cả những điều đó sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng cuối cùng, như chúng ta nhìn thấy trong pho tượng này (Dan. 2), khi nó bị hủy diệt thì mọi vương quốc này cũng sẽ bị hủy diệt. Chúng ta phải đặt hai khải tượng này lại với nhau để hiểu cách chính xác. “Tôi đang nhìn xem các khải tượng vào ban đêm, kìa, một Đấng giống như Con Loài Người đang đến”. Con Loài Người, là Jesus Đấng Christ. Ở đây Ngài hiện ra để tiếp nhận vương quốc.-- “Ngài đến với Đấng Thượng Cổ, và họ đã đem Ngài đến gần trước mặt Đấng ấy. Quyền thống trị, vinh hiển và một vương quốc đã được ban cho Ngài, để mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ phải phục vụ Ngài. Quyền thống trị của Ngài là quyền thống trị đời đời, là điều sẽ không qua đi; và vương quốc của Ngài là một vương quốc sẽ không bị hủy diệt. Về phần tôi, Daniel, linh tôi buồn rầu bên trong tôi, và các khải tượng trong đầu tôi đã khiến tôi bối rối. Tôi đến gần một trong những người đang đứng nơi đó và hỏi người ấy ý nghĩa thật sự của mọi điều này. Người ấy cho tôi biết và giải thích những điều đó cho tôi: ‘Các con thú lớn đó, gồm bốn con, là bốn vua sẽ dấy lên từ đất’” (c. 13-17).
Các Thánh Đồ Thừa Hưởng Vương Quốc
Bây giờ câu này liên quan đến chúng ta: “Nhưng các thánh đồ của Đấng Chí Cao sẽ nhận được vương quốc và sở hữu vương quốc mãi mãi vô cùng” (c. 18). Đó là một sự huyền nhiệm kỳ diệu! Chúng ta không nhìn thấy điều này trong khải tượng đầu tiên, trong giấc chiêm bao của Nebuchadnezzar. Đức Chúa Trời đã chỉ ban khải tượng này cho Daniel. Tuy  nhiên, Chúa vẫn chưa đến vì vương quốc của Ngài vẫn chưa được sửa soạn đầy đủ. Chúng ta có sẵn sàng để cai trị nếu Chúa đến hôm nay không? Nếu Ngài vẫn chưa có thể cai trị trong anh em thì làm thế nào Ngài có thể cai trị qua anh em khi Ngài trở lại? Vương quốc của Ngài thì đầy dẫy hòa bình, sự công nghĩa và vinh hiển; vương quốc ấy là đời đời. Nếu ngày nay chúng ta không hợp tác với Ngài trong mọi sự mà thay vì vậy lại sống như những người vô tín thì làm thế nào Chúa có thể cai trị qua chúng ta? Chúng ta có đủ tiêu chuẫn để nhận được vương quốc không? Ở đây nói rằng các thánh đồ sẽ nhận được vương quốc, đó là điều quan trọng nhất trong chương 7, chứ không phải là những con thú.
“Tôi nhìn xem; chiếc sừng đó gây chiến với các thánh đồ và thắng hơn họ” (c.21). Chúng ta phải giữ câu này trong lòng mình vì nó sẽ lại xuất hiện sau này trong Khải Thị chương 12 và 13. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta không được cất lên trước ba năm rưỡi sau cùng, thì chúng ta sẽ kinh nghiệm việc con thú gây chiến với các thánh đồ và thắng hơn họ: “Điều đó được ban cho nó để nó gây chiến với các thánh đồ và đắc thắng họ”  (Khải 13:7). Điều Daniel đã nhìn thấy cũng chính là điều John nhìn thấy.
Anh em hãy tự hỏi mình là anh em có sẵn sàng cho sự cất lên chưa? Lời cho chúng ta biết rằng sẽ có những thánh đồ vẫn còn ở lại đây: “Con rồng nổi giận với người đàn bà, và nó đi ra gây chiến với phần còn lại của dòng dõi nàng, là những người giữ các điều răn của  Đức Chúa Trời và có chứng cớ của Jesus” (Khải 12:17). Đây là những người Do Thái và các Cơ Đốc nhân.
Cho đến khi Đấng Thượng Cổ đến; và sự thẩm phán được ban cho các thánh đồ của Đấng Chí Cao; và đã  đến kỳ để các thánh đồ sở hữu vương quốc” (Dan. 7:22). Amen. Các vương quốc của thế giới này chỉ tạm thời được ban cho các dân tộc; thậm chí thời kỳ của họ đã hết. Tuy nhiên, Chúa vẫn phải chờ đợi cho đến khi các thánh đồ sẵn sàng để tiếp nhận vương quốc.
“Khi ấy vương quốc và quyền thống trị, và sự vĩ đại của các vương quốc dưới khắp trời, sẽ được ban cho dân, các thánh đồ của Đấng Chí Cao; vương quốc của Ngài là một vương quốc đời đời, và mọi quyền thống trị sẽ phục vụ và vâng phục Ngài” (Dan. 7.27). Thật tốt đẹp vì có một kết thúc như vậy. Trong chương 2, vương quốc của Chúa trở nên như ngọn núi lớn và làm đầy dẫy khắp đất, nhưng ở đây trong chương 7 có nói rõ rằng chúng ta, các thánh đồ, cũng sẽ thừa hưởng vương quốc này từ Ngài!
Chúng ta cũng hãy đọc Khải Thị 11. Điều gì sẽ xảy ra vào cuối cơn đại nạn? “Thiên sứ thứ bảy trổi tiếng kèn; và có những tiếng lớn trời nói: ‘ Vương quốc của thế giới đã trở nên vương của Chúa chúng ta và của Đấng Christ của Ngài, và Ngài sẽ trị vì mãi mãi vô cùng”” (Khải 11:15).

Trong Khải Thị, John cũng nhìn thấy ngai của “Đấng Thượng Cổ” giống như Daniel đã nhìn thấy. Và trong Khải Thị 5 chúng ta nhìn thấy Chiên Con ở trên ngai là Đấng có đủ tư cách để mở quyển sách và các ấn và có được quyền thống trị.