Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

SÁCH TIÊN TRI DANIEL 11

Image result for photo of the dragon to be casted out  of heaven
Con rồng bị đuổi khỏi bầu trời

Sách Daniel gồm hai phần. Phần thứ nhất gồm bảy chương nói về các đế quốc trên đất này. Chương 2 kết thúc với hòn đá Đức Chúa Trời đã chuẩn bị để hủy diệt pho tượng và quét sạch mọi thứ. Hòn đá giáng xuống từ trời này là Chúa và vương quốc của Ngài, là điều sẽ tăng trưởng và lan tràn khắp đất. Kế đến, chúng ta nhìn thấy pho tượng của con thú trong chương 7. Khải tượng này kết thúc với con thú mạnh nhất bị hủy diệt và các thánh đồ nhận được vương quốc (7:22). Ở đây chúng ta không nên chỉ nhìn thấy con thú nhưng cũng cần thấy khải thị về “Đấng Thượng Cổ” (c.13,33) và về Con Loài Người là Đấng đã nhận được vương quốc cũng như quyền thống trị và ngày nay đang ngồi trên ngai. Chương 4 và 5 của sách Khải Thị tương ứng với những gì Daniel nhìn thấy về “Đấng Thượng Cổ”. Chỉ nhìn thấy các lời tiên tri thì không tốt, cùng với điều đó chúng ta cần nhìn thấy Đức Chúa Trời hằng sống của mình, vì Đức Chúa Trời ở trên mọi sự; Ngài là “Đấng Thượng Cổ”. Trong sách Khải Thị, Chúa của chúng ta được mô tả như Sự Tử của Judah. Không phải Ngài đang ngồi trên ngai thuộc đất mà là trên ngai thiên thượng, bên tay hữu Cha, và Ngài sẽ cai trị cho đến khi mọi kẻ thù của Ngài trở nên bệ chân Ngài. Chúng ta nhìn thấy mọi điều này trong phần thứ nhất của sách Daniel, từ chương 1 đến chương 7.

Chương 8 đến chương 12 tạo thành một phần mới trình bày cụ thể về dân Đức Chúa Trời, Israel, và có lẽ đó là lý do mà phần này được viết bằng tiếng Hebrew.
Mở đầu, phần này nói về sự xung đột giữa hai vương quốc Ba Tư và Hy Lạp; sau đó Hy Lạp đã vùng lên trở thành một đế quốc dưới thời Alexander Đại Đế. Sau này vương quốc của ông bị chia thành bốn phần. chương 8 đề cập chiếc sừng mà sẽ cai trị trong ba năm rưỡi. Đó là một hình bóng về con thú trong con người của Antiochus IV. Epiphanes. Ông đã giận dữ điên loạn trong 2300 ngày và làm nhiều điều gớm ghiếc trong đền thờ. Chiếc sừng này đã giày đạp đội quân trên trời, các ngôi sao và nơi thánh trong 2300 ngày, bắt đầu vào năm 171 TCN và kết thúc vào năm 164 TCN. Tại sao thời kỳ này được mô tả ở đây? Để cho chúng ta thấy điều đó có liên quan đến Antiochus IV. Epiphanes chứ không phải người nào khác, và dĩ nhiên cũng liên quan đến dân Israel.
Mỗi khi Syria và Ai Cập có chiến tranh, Israel đều đứng giữa hai thế lực này. Do đó, sự xung đột giữa các vua phương Bắc và các vua phương Nam được mô tả chi tiết như vậy. Trong các vua đó Antiochus IV. Epiphanes là tồi tệ nhất.
CHƯƠNG 9 – KHẢI TƯỢNG VỀ BẢY MƯƠI TUẦN LỄ
Lời cầu nguyện của Daniel phải gây ấn tượng cho chúng ta; điều này quan trọng vì nó bày tỏ cho chúng ta một tấm lòng được chủ đích của Đức Chúa Trời  chiếm hữu, hoàn toàn vì dân Đức Chúa Trời và Jerusalem. Daniel không chỉ nghĩ về Jerusalem mỗi ngày mà còn mở cửa sổ hướng về Jerusalem cầu nguyện ba lần một ngày. Có ai trong chúng ta cầu nguyện ba lần một ngày cho chủ đích Đức Chúa Trời mỗi ngày không? Trước khi Chúa có thể thực hiện bất cứ điều gì trên đất này, Ngài cần sự cầu nguyện của chúng ta.
Sau bảy mươi lăm, sự phu tù của dân chúng kết thúc: Daniel biết được điều này từ Jeremiah 25:11, nhưng ông đã không chỉ chấp nhận như vậy và nói: “Hallelujah, bây giờ chúng ta có thể trở về”. Daniel không chỉ biết được sự phu tù sẽ kết thúc sau bảy mươi năm, từ Kinh Thánh ông còn biết rằng dân tộc cần xưng nhận tội lỗi của họ và tội lỗi của tổ phụ họ trước khi trở về (Levi 26). Chắc chắn không có nhiều người giữa vòng dân chúng nghĩ đến điều đó. Sau bảy mươi năm, chắc chắn một số người đã an cư lạc nghiệp ở Babylon. Tuy nhiên, để Đức Chúa Trời thực hiện kế hoạch của Ngài, một lời cầu nguyện như vậy tuyệt đối cần thiết. Vì vậy trong nếp sống hội thánh ngày nay chúng ta phải biết rõ Kinh Thánh và suy gẫm lời Ngài trong sự cầu nguyện trước mặt Chúa.  Nếu không có ai cầu nguyện: “Chúa ôi, hãy đem dân Ngài ra khỏi Babylon” (Khải 18:4), thì sẽ không có gì xảy ra. Nếu lời này: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi nó” chỉ ở trong Khải Thị 18:4 thì không đủ. Chúng ta vẫn cần phải cầu nguyện để đem lời của Chúa đến trước mặt Ngài.
Vào lúc khởi đầu nếp sống hội thánh, chúng ta đã cầu nguyện mỗi ngày: “Chúa ôi, hãy mở mắt dân Ngài!” Chúng ta đã cầu nguyện cho những người tìm kiếm mỗi ngày. Sau bốn mươi lăm, chúng ta có một nếp sống hội thánh dễ chịu và quên mất rằng rất nhiều người vẫn còn ở trong Babylon và cũng cần phải ra khỏi đó. Lời cầu nguyện của Daniel trong chương 9 rất quan trọng. Nếu không có lời cầu nguyện này thì thật khó để Chúa thực hiện chủ đích của Ngài. Chúa phải đánh thức chúng ta dậy. Khi chúng ta cầu nguyện, Chúa sẽ thi hành kế hoạch của Ngài bất chấp mọi sự chống đối. Hãy học tập Daniel, ông đã có thói quen cầu nguyện ba lần một ngày. Hãy dùng ít nhất năm phút trong giờ cơm trưa của anh em để nhắc nhở Chúa về những người còn bị phu tù ở Babylon. Hãy nói với Ngài về dân Ngài, cột trói kẻ thù, giải phóng những người bị phu tù và thúc đẩy Chúa trở lại bằng sự cầu nguyện của anh em. Là một người cung phụng [của vua], chắc chắn Daniel không có nhiều thời gian rảnh, nhưng ông đã dành thời gian để cầu nguyện.
Hãy cầu nguyện kiên trì và đòi hỏi Chúa phải hành động theo lời Ngài. Hãy lấy Daniel làm gương mẫu: “Chúa ôi, hãy nghe! Chúa ôi, hãy tha thứ! Chúa ôi, hãy lắng nghe và hành động! Hỡi Đức Chúa Trời tôi, vì vớ chính Ngài, xin đừng trì hoãn, bởi thành của Ngài và dân Ngài được gọi bằng danh Ngài” (Dan. 9:19). Đừng cho Chúa có cơ hội nói “không”. Cầu nguyện không theo cách tôn giáo nhưng như phát ngôn với Đức Chúa Trời hằng sống. Hơn nữa, những gì chúng ta nói phải ra từ đức tin. Điều đó phải là thật và phải ra từ lòng chúng ta. Đức Chúa Trời biết lòng chúng ta. “Chúa ôi, chúng tôi cầu nguyện cho ý muốn của Ngài và cầu nguyện để các cổng Âm Phủ sẽ không thắng hơn hội thánh. Chúng tôi muốn nhìn thấy sự ứng nghiệm của lời này, không phải vì chúng tôi nhưng vì thành phố và dân của Ngài. Chúa ôi, nếu Ngài không hoàn thành lời cầu nguyện này thì sẽ không tốt cho danh Ngài!” Chúng ta cần nói với Đức Chúa Trời theo cách này.
“Bấy giờ, khi tôi đang nói, cầu nguyện và xưng nhận tội mình cũng như tội của dân là Israel, và dâng lời thỉnh cầu trước mặt Jehovah Đức Chúa Trời tôi vì núi thánh của Đức Chúa Trời tôi, phải, khi tôi đang nói trong sự cầu nguyện thì con người Gabriel, người mà tôi đã nhìn thấy trong khải tượng lúc ban đầu, bay nhanh, đến với tôi vào khoảng lúc dâng của lễ buổi tối. Người ấy đã báo tin cho tôi, và nói với tôi: Hỡi Daniel, bây giờ ta đến để ban cho ngươi khả năng hiểu thấu” (c.20-22).
Chúng ta phải cầu nguyện như vậy để Đức Chúa Trời cũng đáp lời cầu nguyện của chúng ta. Đức Chúa Trời đang chờ đợi chúng ta cầu nguyện. “Vào lúc ngươi bắt đầu dâng lên các lời thỉnh cầu, lệnh truyền đã được ban ra, và ta đến để báo cho người biết, vì ngươi rất được yêu quý” (c.23) Điều đó không tuyệt vời sao! Daniel đã đẹp lòng Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời yêu, giống như John vậy.
Sự Khải Thị về Bảy Mươi Tuần Lễ qua Gabriel
Chương 9 bày tỏ cho chúng ta một khải tượng quan trọng.“Bảy mươi tuần lễ được định cho dân ngươi và cho thành thánh ngươi…”(c.24). Ở đây Đức Chúa Trời nói “dân ngươi và thành thánh ngươi”, vì Daniel là một với Đức Chúa Trời đến mức độ như vậy. Ông biết lòng Đức Chúa Trời và yêu dân Ngài, thậm chí yêu thành thánh và đền thờ càng hơn, đó là nơi cư trú của Đức Chúa Trời mà ông đã cầu nguyện cho.
Ở đây một tuần có nghĩa là bảy năm (trong tiếng Hebrew, chữ “tuần” có cùng gốc với số “bảy”, nó có nghĩa là “làm thành bảy” và có thể chỉ về bảy ngày hay bảy năm như trong trường hợp này); vì vậy bảy mươi tuần lễ là 490 năm. Đức Chúa Trời đã biệt riêng bảy mươi tuần lễ này cho dân Ngài và thành của Ngài, với một gánh nặng đặc biệt cho dân Ngài: “…Để kết thúc sự quá phạm, để chấm dứt tội lỗi, để làm nguôi giận về điều tội lỗi, để đem đến sự công nghĩa đời đời, để niêm ấn khải tượng và lời tiên tri, và để xức dầu cho Đấng Chí Thành” (c.24). Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến hoàn thành mọi điều này, cứu chuộc chúng ta và trở nên sự công nghĩa của chúng ta (1 Cor. 1:30). “Niêm ấn” ở đây có nghĩa là “hoàn thành”. Đó cũng chính là từ được dùng cụm từ “chấm dứt tội lỗi”. Cuối cùng, Đấng Chí Thánh sẽ được xức dầu. Điều đó chỉ về Đấng Christ, Đấng Được Xức Dầu.
“Vì vậy, hãy biết và hiểu rõ rằng từ khi ban hành sắc lệnh phục hồi và tái thiết Jerusalem đến thời kỳ của Đấng Được Xức Dầu, là Vua, là bảy tuần và sáu mươi hai tuần. Đường phố và tường thành sẽ được tái thiết, ngay cả trong những thời kỳ đau buồn” (c.25). Nehemiah đã nhận được lệnh tái thiết Jerusalem vào ngày mùng 5 tháng 3 năm 444 TCN từ Vua Artahsasta (Artaxerxes Longimanus, Neh. 2:1-8)

Thời kỳ này được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là bảy lần bảy, tức là 49 năm; kế đến là 62 lần 7, tức là 434 năm. Hai phần cộng lại là 483 năm. Vào cuối tuần lễ thứ 69, Đấng Được Xức Dầu đến, đó là Đấng Messiah, là Vua. Thời điểm này tương đương với việc Chúa vào trong Jerusalem (Matt. 21:5, 9; John 12:13-15). Lần vào Jerusalem này là lần duy nhất người Do Thái công nhận Ngài là Vua của họ. Đó là sự ứng nghiệm của Zechariah 9:9: “Hỡi con gái Zion, hãy vui mừng hoan hỉ! Hỡi con gái Jerusalem, hãy hô la! Kìa, Vua ngươi đang đến với ngươi; Ngài công nghĩa và mang sự cứu rỗi, khiêm nhường và cỡi lừa, thậm chí là lừa con, con của một con lừa lớn”. Câu này đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Vào ngày này, Chúa đã cỡi lừa con đến Jerusalem. Đó là ngày 30 tháng 3 năm 33 SCN. Vào ngày này, 69 tuần lễ đã xong (theo cách tính tiên tri mỗi năm gồm 360 ngày). Daniel đã nhận được khải thị này về sự đến lần thứ nhất của Chúa. Thậm chí Chúa đã khải thị cho ông thời điểm. Khải tượng này liên quan đến dân Israel và sự xây dựng Jerusalem. Trước khi Chúa đến, dân chúng phải trở về Jerusalem, và đền thờ cũng như thành thánh phải được tái thiết. Nếu vào thời đó, người Do Thái đọc sách Daniel cẩn thận thì chắc họ đã biết khi nào Đấng Messiah sẽ đến. 49 năm (7 tuần lễ) là cần thiết để xây dựng thành phố. Sau đó vẫn còn 434 năm (62 tuần lễ) trước khi Đấng Messiah vào Jerusalem.
Vào thời Herod có một nhóm giữa vòng người Pharisee đã vì cớ lời mà tính toán thời điểm và rao giảng sự đến của Đấng Messiah. Những người này đã bị Herod giết chết. Các nhà thông thái đến từ phương Đông cũng biết về sự sinh ra của Vua. Đối với họ, Ngài không phải là Cứu Chúa sẽ đến mà là Vua. Micah 5:2 chép rằng Đấng Messiah sẽ sinh ra tại Bethlehem
Đường phố và tường thành sẽ được tái thiết, ngay cả trong những thời kỳ đau buồn” (c.25). Từ lịch sử chúng ta biết sự xây dựng này gian nan như thế nào và đã có những khó khăn gì– những người xây dựng một tay cầm vũ khí, một tay cầm vật dụng để xây (Neh 4:17)
Sau sáu mươi hai tuần lễ, Đấng Được Xức Dầu sẽ bị loại trừ và sẽ không có gì cả” (Dan. 9:26). Vào ngày mùng 3 tháng 4 năm 33 SCN, vào ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa đã bị đóng đinh. Mặc dù Ngài là Vua, nhưng cuối cùng Ngài đã không có gì cả. Không có ai công nhận Ngài. Bốn ngày sau khi Ngài vào Jerusalem cách khải hoàn, dân chúng đã kêu lớn: “Hãy đóng đinh hắn! Chúng tôi không có vua nào ngoài Caesar!” Điều đó chắc hẵn đã xúc phạm Đức Chúa Trời rất nhiều! Kết quả là sự thẩm phán của Ngài “Và dân của một hoàng tử hầu đến sẽ phá hủy thành phố và nơi thánh. Kết cục của nó sẽ kèm theo một cơn lụt. Rồi cuối cùng sẽ có chiến tranh, và các sự hoang tàn đã được định” (c.26).vào năm 70 SCN, Titus và quân đội của hắn đã phá hủy toàn bộ thành phố và đền thờ. Kết cuộc là cảnh hoang tàn.
“Và hắn sẽ dùng sức mạnh để lập một giao ước với nhiều người trong một tuần lễ…” (c.27). Đến điểm này Kinh Thánh xoay qua nói về một vua khác sẽ lên nắm quyền vào tuần lễ thứ bảy mươi (bảy năm cuối cùng). Giữa tuần lễ thứ 69 và tuần lễ thứ 70 là một khoảng thời gian đến nay đã kéo dài hơn 2000 năm. Chúng ta phải thấy rằng cùng với sự đóng đinh, một giao ước mới đã bắt đầu, đó là thời đại ân điển, thời đại của sự sống và sự xây dựng hội thánh, thời đại của vương quốc thiên thượng. Từ thời điểm này, sự cai trị không thấy được của Chúa trong chúng ta bắt đầu. Sự cai trị này diễn ra bên trong chúng ta. Khi Ngài cai trị, anh em nhìn thấy sự xây dựng hội thánh. Giai đoạn này đã được giấu kín đối với Daniel; thiên sứ Gabriel đã không bày tỏ 2000 năm này cho Daniel. Điều đó đã được giấu kín trong Đức Chúa Trời. Gabriel bày tỏ cho Daniel 70 tuần lễ liên tục. Tuy nhiên, có một sự gián đoạn lâu dài giữa tuần lễ thứ 69 và tuần lễ thứ 70                                                      
 Ban đầu, dân Israel thuộc đất là vương quốc của Đức Chúa Trời. Sau đó Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân Israel thuộc đất, và các thời kỳ của các dân tộc cũng như thời đại của ân điển và sự xây dựng vương quốc thiên thượng, hội thánh đã đến. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận ân điển này và vượt qua vương quốc thuộc đất đến với vương quốc thiên thượng, dân Israel đã từ chối Chúa và chọn Caesar. Vậy Đức Chúa Trời đã ban Caesar cho họ.
Vấn đề lớn ngày nay là khi nào thì bảy năm cuối cùng, được gọi là sự kết thúc này, bắt đầu. Nói cách khác, khi nào Đức Chúa Trời kết thúc thời đại ân điển?
Giao ước trong câu 27 được lập vào bảy năm cuối cùng. Điều này liên quan đến hiệp ước hòa bình ở Trung Đông. Tất cả chúng ta đều đang chờ giao ước này, vì đó là dấu hiệu cuối cùng cho thấy sự kết thúc, bảy năm cuối cùng, đã đến. Vua thứ bảy (Khải 17:10-11) sẽ lập hiệp ước này bằng sức mạnh, vì nếu không có sức mạnh to lớn thì điều đó sẽ không thể xảy ra. Khi giao ước này được lập, bảy năm cuối cùng của thời đại này sẽ bắt đầu.
Nhưng vào giữa tuần lễ, hắn sẽ khiến cho sinh tế và của lễ ngừng lại và sẽ thay thế sinh tế và của lễ bằng các sự gớm ghiếc của kẻ phá hoang, thậm chí cho đến khi sự hủy diệt trọn vẹn đã được định từ trước đổ ra trên kẻ phá hoang” (c.27). Trong thời gian này, vào giữa bảy năm này, Khải Thị 6:12-17 sẽ được ứng nghiệm: “Tôi nhìn xem khi Ngài mở ấn thứ sáu, kìa, có một cơn động đất lớn; và mặt trời trở nên đen như cái áo tang làm bằng lông, còn mặt trăng trở nên như huyết. Các ngôi sao trên trời sa xuống đất, giống như cây vả rụng những trái non xuống khi bị một cơn cuồng phong quét qua. Kế đến, bầu trời cuốn đi như một quyển sách bị cuộn lại, mỗi ngọn núi và mỗi hòn đảo bị dời khỏi chỗ của chúng. Rồi các vua trên đất, các vĩ nhân, những người giàu có, các tướng lãnh, những người mạnh mẽ, mỗi nô lệ và mỗi người tự do đều ẩn mình trong các hang động và hang đá nơi các ngọn núi; rồi họ nói với núi và đá: “Hãy rơi trên chúng ta và giấu chúng ta khỏi mặt Đấng ngồi trên ngai và khỏi cơn thạnh nộ của Chiên Con! Vì ngày lớn của cơn thạnh nộ Ngài đã đến, và ai có thể đứng nổi?” Bấy giờ mọi người sẽ biết rằng ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã đến
Trong Khải Thị 12:1-6 chúng ta thấy rằng vào cùng thời điểm đó, vào giữa bảy năm đó, các tín đồ đã chết trong Cựu Ước cũng như Tân Ước sẽ được phục sinh: “Bấy giờ trên trời hiện ra một dấu hiệu: một người nữ mình một mặt trời, dưới chân là mặt trăng và trên đầu đội mão miện gồm mười hai ngôi sao; nàng đang mang thai, kêu la, quặn thắt và đau đẻ. Rồi trên trời hiện ra một dấu hiệu khác: kìa, một con rồng lửa lớn màu đỏ, có bảy đầu và mười sừng, trên các đầu của nó có bảy vương miện. Đuôi nó kéo một phần ba các ngôi sao trên trời và ném xuống đất. Con rồng đứng trước người đàn bà sắp sinh nở, để khi nàng sinh con, nó có thể nuốt chửng con nàng. Nàng sinh một bé trai, là người sẽ cai trị mọi quốc gia bằng một cây gậy sắt; rồi con của nàng được tiếp lên đến Đức Chúa Trời và đến ngai Ngài. Sau đó người đàn bà chạy trốn vào trong đồng vắng, ở đó Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho nàng một nơi ở, để họ nuôi nàng trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (1260 ngày tương đương 42 tháng, hay ba năm rưỡi). Người đàn bà đại diện cho toàn bộ dân Đức Chúa Trời. Tất cả các tín đồ đã chết trong Cựu Ước cũng như Tân Ước đều bao gồm trong đó: mười hai ngôi sao đại diện cho thời kỳ các tổ phụ, mặt trăng đại diện cho thời kỳ Cựu Ước, mặt trời đại diện cho thời kỳ Tân Ước. Người đàn bà này thì yếu đuối, nhưng trong nàng có một bé trai (một điều gì đó mạnh mẽ). Đứa con được cất lên Ngai, còn người đàn bà được đem đến một nơi trong đồng vắng. Chắc chắn đó là một nơi ở trên đất, vì khi con rồng cố gắng tấn công người đàn bà, đất giúp đỡ bà. Người đàn bà phải ở lại nơi này 42 tháng. Vì người đàn bà ở trong sự phục sinh nên con rồng không có quyền lực gì trên nàng.
Sau khi người con trẻ được cất lên đến Đức Chúa Trời và đến ngai Ngài trong cõi thiên thượng, thì Satan bị ném xuống đất cùng với các thiên sứ sa ngã của hắn (tức là một phần ba các thiên sứ). Trong Khải Thị 9:1-3, chúng ta đọc thấy những điều xảy ra trên phần đất tiếp theo: “Rồi thiên sứ thứ năm trổi tiếng kèn, và tôi nhìn thấy một ngôi sao (ma quỷ, con rồng) từ trời sa xuống đất. Nó được ban cho chìa khóa của hầm vực sâu không đáy. Nó mở hầm vực sâu không đáy, và khói bốc lên từ hầm vực sâu giống như khói của một lò lửa lớn. Vậy mặt trời và không trung bị làm cho tối tăm bởi khói của hầm vực sâu. Rồi từ khói này xuất hiện châu chấu đến trên đất. Chúng được ban cho quyền lực, giống như bò cạp trên đất có quyền lực vậy”. Sẽ thật sự khủng kiếp khi tất cả các quỷ này được phóng thích để làm thống khổ con người. Vào thời kỳ này, ngay cả khi người ta tìm cách để chết thì sự chết cũng trốn khỏi họ (Khải 9:6)
Vua thứ năm trong Khải Thị 17:10-11 cũng sẽ từ hầm vực sâu này đi lên và nhập vào thi thể của vua thứ bảy, đã bị giết trong thời gian này và hồi sinh hắn trở thành vua thứ tám. Đây là con thú phá vỡ giao ước giữa bảy năm cuối cùng, khiến cho sinh tế và của lễ ngưng lại và khiến cho nơi thánh trở nên hoang tàn (Dan. 9: 27). Hắn sẽ làm điều mà Antiochus IV.Epiphanes  đã làm, như được mô tả trong Daniel 7 và 8.
Thông thường, linh và hồn của mọi người chết đều đi vào Âm Phủ. Tuy nhiên, vua thứ năm lại đi đến một nơi đặc biệt, vực sâu không đáy, như chúng ta đọc trong Khải Thị 17:8 “Con thú ngươi nhìn thấy đã làm, hiện không có (Vào thời của John), sắp lên từ vực sâu không đáy rồi đi vào chỗ diệt vong”. “Con thú” này được “huấn luyện” trong vực sâu không đáy cho đến khi nó trở lên. Thậm chí trong vực sâu không đáy nó cũng có địa vị - nó được gọi là Vua của các quỷ, Apollyon, có nghĩa là kẻ phá hoang: “Và chúng có một vua cai trị mình, đó là thiên sứ của vực sâu không đáy, kẻ có danh là Abaddon trong tiếng Hebrew, còn tiếng Hy lạp là Apollyon’’ (Khải 9:11)
Kẻ phá hoang này sẽ khiến nơi thánh trở nên hoang tàn: “Nhưng vào giữa tuần lễ, hắn (vua thứ tám) sẽ khiến cho sinh tế và của lễ ngừng lại và sẽ thay thế sinh tế và của lễ bằng các sự gớm ghiếc của kẻ phá hoang, thậm chí cho đến khi sự hủy diệt trọn vẹn đã được định từ trước đổ ra trên kẻ phá hoang” (Dan. 9:27). Chúa nói đến câu này trong Matthew 24:15: “vì vậy, khi các ngươi nhìn thấy sự gớm ghiếc của cảnh hoang tàn đã được tiên tri Daniel nói đến dựng trong nơi thánh (ai đọc hãy hiểu).”
“…Cho đến khi sự hủy diệt trọn vẹn đã được định từ trước đổ ra trên kẻ phá hoang” Sự tàn phá này sẽ kết thúc khi kẻ phá hoang bị loại bỏ. Trong Khải Thị 19:11-21, chúng ta thấy Chiên Con cùng với đội quân của Ngài sẽ đến và con thú cũng như tiên tri giả sẽ bị ném vào trong hồ lửa như thế nào. Với điều đó, khải tượng về bảy mươi tuần lễ kết thức. Chúa đã bày tỏ cho chúng ta rất nhiều điều từ sự đến lần thứ nhất của Ngài cho tới sự đến lần thứ hai của Ngài. Điều đó không kỳ diệu sao! Chúng ta cần một khải tượng như vậy.