Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Lời Lẽ Thật

Image result for photo of rapture of the saints

Hai Con Đường

Mathio 7: 13-14,” "Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều.  Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít.”
Luca 13:24, ““Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì ta nói cùng các ngươi, nhiều kẻ sẽ tìm vào mà không thể được”..


Theo nguyên văn kinh thánh Hi lạp thì câu “dẫn đến sự sống” là “leading away into the life”—dẫn vào sự sống đời đời.

Tôi nghe một số người rao giảng rằng hai con đường nầy dẫn đến hai nơi là thiên đàng và hồ lửa diệt vọng. Nếu nhờ đi con đường chật hẹp khó khăn mà được vào thiên đàng thì sự cứu rỗi là do việc làm chớ không phải là sự ban cho của Chúa. Vì Epheso 2:8-9 nói rằng, “Vì nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, ấy không phải từ anh em đâu, bèn là ban tứ của Đức Chúa Trời;  cũng chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe khoang”. Thế thì hai kết cuộc, hai nơi đến của hai con đường nầy là đâu?

Ngõ hẹp và đường chật dẫn vào sự sống đời đời. Sau khi tin Chúa, sự sống đời đời vào trong lòng chúng ta, còn kết cuộc con đường hẹp gian khổ nầy, chúng ta sẽ vào môi trường sự sống đời đời là vương quốc ngàn năm của Chúa, được thảnh thơi, an nghỉ. Vì khi mới tin Chúa thì sự sống đời đời vào chúng ta như Giăng 5:24 chép, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì có sự sống đời đời”. Sự sống Chúa vào lòng chúng ta khi mới được cứu, còn chúng ta vào sự sống đời đời, vào môi trường sự sống ấy sau khi Chúa tái lâm, cho nên Mathio 7:14 mới nói : “into the life”.

Ngõ rộng và đường lớn, người đi đường ấy không bị Chúa xử lý, không chịu kỷ luật gì, miển vác thập giá … cuối cùng sẽ đến sự hư mất—không vào hồ lửa mà vào nơi khóc lóc nghiến răng, một vùng tối tăm ở bên ngoài vương quốc ngàn năm.  Sự hư mất ở đây là hư mất công tác, là mất phần thường, công trình hầu việc Chúa bị lửa cháy tiêu, nhưng người đi trên đường rộng vẫn được cứu qua lửa.

Cả hai loại người đi trên hai con đường nầy đều là tín đồ chân chính. Những ai đi trên đường rộng thì đông, họ là tín đồ xác thịt, thong dong đi đường, không thiệt mất gì trong đời nầy. Nhiều người cũng cố công tìm vào con đường hẹp, nhưng như Lu ca 13: 24, họ không thể vào được—như con lạc đà cồng kềnh không thể chui qua lỗ kim , để vào vương quốc thiên hi niên được. Xin Chúa thương xót mỗi chúng ta để có thể bước vào và đi trọn con đường hẹp rất gay go nầy cho đến ngày kết cuộc
M.K. 1-12-2014.
--
Vào Nước Đức Chúa Trời

Mathio 19:24-30, “Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, lấy làm khó cho người giàu vào nước trời.  Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời."  Môn đồ nghe vậy, thì kinh ngạc quá đỗi mà nói rằng: "Thế thì ai có thể được cứu?"  Jêsus nhìn họ mà phán rằng: "Đối với loài người điều ấy vẫn bất năng, nhưng đối với Đức Chúa Trời mọi sự đều khả năng cả."

“Bấy giờ Phi-e-rơ thưa cùng Ngài rằng: "Nầy, chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi?"  Jêsus đáp rằng: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ phục hưng, là khi Con người ngự trên ngai vinh hiển Ngài, thì các ngươi, là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.  Hễ ai vì danh ta mà bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, thì sẽ lãnh được trăm lần hơn, và thừa thọ sự sống đời đời. 30 Nhưng có nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt, mà kẻ rốt sẽ nên đầu”.

Nước trời hay nước Đức Chúa Trời ở đây là lãnh vực nước Chúa trong thiên hi niên. Người nào từ bỏ ma-môn, phân phát của cải, không thờ lạy thần tài mới được vào. Người tín đồ sống theo sự sống thiên nhiên, ham tiền không có khả năng vào nước ấy được, y như con lạc đà to lớn không tài nào chui qua lỗ cây kim may áo bao giờ.
Khi nghe Chúa nói như vậy các sứ đồ nhầm lẫn việc vào nước trời trong ngàn năm sau đây với sự cứu rỗi khi mới tin Chúa. Họ liền nói, “Thế thì ai có thể được cứu?" (câu 25)“. Đó cũng là sự nhầm lẫn của dân Chúa ngày nay. –Lẫn lộn sự cứu rỗi linh hồn với vương quốc 1000 năm!

 Trong Giăng 3:3, 5, “Jêsus đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.”. Câu nầy nói về sự việc vào vương quốc Đức Chúa Trời khi một người mới tin Chúa. Còn trong Mathio 19 nói việc vào nước trời là vào nước Chúa trong 1000 năm bình an ngay sau thời đại hội thánh đây.

Có lẽ có bạn sẽ hỏi tôi, nếu ai đó không bán của cải phân phát kẻ nghèo, còn tôn thờ ma môn, thì người đó và vị quan giàu có trẻ tuổi nầy, tất cả sẽ đi đâu trong 1000 năm tới?. Mathio 24 và 25 trả lời dứt khoát là họ sẽ bị quăng vào nơi khóc lóc nghiến răng, chịu kỷ luật của Chúa. Họ không vào ngục luyện tội, hay mất linh hồn, hoặc mất sự cứu rỗi. Họ ở ngoài vương quốc ngàn năm, trong nơi tối tăm. Kinh thánh chép, “Nhưng nếu đầy tớ ác kia thầm nói rằng: 'Chủ ta đến chậm,'  bèn đánh bạn đồng công, và ăn uống với phường say rượu,  thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ, giờ nó không hay,  mà phân thây nó, và định cho nó đồng phần với kẻ giả hình; tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.-- Còn tên đầy tớ vô ích nầy, hãy quăng nó ra nơi tối tăm ở ngoài; tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.'  (Mathio 24:48-51, 25: 3o).
 ----
Cơ Nghiệp Đời Đời Của Tín Đồ

1 Phiero7 1:4, “được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời”
1 Phiero 1: 5, 9,, 13  “sự cứu rỗi sẵn sàng hiển lộ trong thời kỳ sau rốt- nhận được hiệu quả của đức tin anh em, là sự cứu rỗi hồn mình đặt hi vọng trọn vẹn nơi ân điển sẽ đem đến cho mình khi Jêsus Christ hiển hiện”-
1 Phiero 5: 1, 4, 10, “đồng dự phần trong vinh hiển sắp hiển lộ:-- anh em sẽ nhận được mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo.-- Đức Chúa Trời của mọi ân điển đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Christ”.

Qua sự tái sinh, chúng ta đã được sinh vào một cơ nghiệp mới. Theo 1 Phiero 1: 4, cơ nghiệp nầy không ở trên trái đất, nó được giữ trên trời. Dù cơ nghiệp nầy được giữ cho chúng ta trên trời, chúng ta có thể hưởng nó trên đất nầy ngay bây giờ. Cơ nghiệp thiên thượng, thần thượng, thuộc linh của chúng ta được gìn giữ trên trời, song le nó liên tục được truyền đạt vào tâm linh chúng ta để chúng ta tận hưởng.

·        Không hư nát:
Trong câu 4 sứ đồ Phiero dùng 3 chữ để miêu tả cơ nghiệp của chúng ta. – không hư nát, không ô uế, không suy tàn. Tôi tin rằng sự mô tả ba mặt nầy chỉ đến Đức Chúa Trời ba ngôi ( Tam Vị Nhất Thể). Chữ “không hư nát” ám chỉ bản chất của cơ nghiệp nầy. Đây là bản chất của Đức Chúa Trời, ngụ ý bởi vàng. Tại đây, không hư nát ám chỉ thực thể, mà không thể bị tiêu diệt, không mục nát. Trái ngược với bất cứ cơ nghiệp thế hạ nào của chúng ta, cơ nghiệp thuộc thiên của chúng ta không hư nát, vì nó không phải là vật chất. Bất cứ điều gì vật chất hay vật lý đều hư nát. Nhưng cơ nghiệp của chúng ta được gìn giữ trên các từng trời thì thần thượng và thuộc linh, hoàn toàn không hư nát.

·        Không ô uế-
“Không ô uế” mô tả tình trạng của cơ nghiệp, và ám chỉ sự thanh khiết của nó, tình trạng không ten sét của nó. Điều nầy có nghĩa cơ nghiệp của chúng ta không bị nhơ nhớp, không có gì có thể làm cho nó bất khiết. Tình trạng nầy có liên quan đến Đức Linh thánh hóa.

·        Không suy tàn
Cuối cùng “không suy tàn” ám chỉ đến vẻ đẹp và vinh quang của cơ nghiệp chúng ta. Điều nầy nói là nó không tàn héo. Vì cớ cơ nghiệp của chúng ta không suy tàn, vẻ đẹp và vinh quang của nó không thể tàn úa. Do đó, “không suy tàn” ám chỉ sự biểu hiện của cơ nghiệp. Cơ nghiệp nầy có vinh quang không tàn phai. 1 Phiero 5:4 nói về mão miện vinh quang không tàn héo. Sự biểu hiện trường cửu được chữ “không suy tàn” chỉ tỏ, là Đức Con như là biểu hiện vinh quang của Cha.

Ba tính chất tuyệt vời của cơ nghiệp đời đời của chúng ta trong sự sống—không hư nát, không ô uế và không suy tàn—miêu tả bản chất không hư nát của Cha, quyền năng làm thánh hóa của Linh để duy trì cơ nghiệp trong địa vị không nhơ nhớp, gìn giữ nó thánh khiết, tinh sạch, thuần khiết, và cũng ám chỉ Con như sự biểu hiện của vinh quang không phai tàn. Vì vậy, sự miêu tả ba mặt của cơ nghiệp chúng ta cũng là lời miêu tả về Đức Chúa Trời Tam nhất.

Chính Đức Chúa Trời Tam nhất sẽ là cơ nghiệp cơ bản của chúng ta. Liên quan đến Ngài như cơ nghiệp của chúng ta, chúng ta còn có 5 sự việc khác:--sự cứu rỗi gần đến cho hồn chúng ta (1:5, 9), ân điển sẽ được bày tỏ lúc Chúa tái lâm (1:13), vinh quang được hiển lộ cho chúng ta (5:1), mão miện vinh quang không tàn héo (5:4), và vinh quang đời đời (5:10). Năm chi tiết nầy, cộng lại với nhau, là cơ nghiệp phụ thuộc có liên quan đến chính Đức Chúa Trời. Dù những chi tiết nầy không phải là Đức Chúa Trời Tam nhất, chúng cũng có liên quan sự sống thần thượng, tức là chính Đức Chúa Trời.