Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Lời Đức Tin

Harvest Stock Photo


Mùa Gặt Lúa Mì

Khải thị 14:1-6, “Tôi lại thấy, kìa, Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người, đều có danh của Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán mình. 2 Tôi nghe một tiếng từ trời như tiếng nhiều dòng nước, như tiếng sấm lớn; tiếng mà tôi nghe đó lại như tiếng đàn cầm của kẻ gảy đàn cầm mình vậy. 3 Chúng hát một bài ca mới trước ngai, và trước bốn sanh vật cùng các trưởng lão; không ai học được bài ca đó, trừ ra mười bốn vạn bốn ngàn người đã được mua chuộc khỏi đất mà thôi. 4 Những lẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì vốn còn đồng thân. Hễ Chiên Con đi đâu thì họ cũng theo đó. Họ đã được mua chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con. 5 Trong miệng họ chẳng có lời dối nào, họ cũng không có tì vít gì.”


Khải 14: 14-16, “Tôi đã thấy, kìa, một đám mây trắng, trên mây có một vị ngồi giống như con người, đầu đội mão miện vàng, tay cầm lưỡi liềm bén. 15 Có một thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: “Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi.” 16 Đấng ngồi trên mây bèn quăng lưỡi liềm mình xuống đất, và đất bị gặt”.

Khải thị 14:15 nói về mùa gặt. “Có một thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: “Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi.” Mùa màng của trái đất là dân của Đức Chúa Trời trên trái đất, các tín đồ trong Đấng Christ—“là ruộng Đức Chúa Trời cày” (1 Cor. 3:9). Khi Chúa đến trái đất lần thứ nhất, Ngài đã gieo chính mình Ngài vào các tín đồ (Mathio 13:3, 8, 24-- Kìa, có người gieo đi ra gieo…”.Từ thời đó, mỗi tín đồ mà đã tin Ngài (như là hạt giống sự sống) đều đã trở thành hoa màu của Đức Chúa Trời trên trái đất. Những người chín đầu tiên sẽ  được biến hóa cất lên như các trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời trước cơn đại nạn. Đa số tín đồ sẽ chín với sự trợ lực của những nỗi đau khổ trong cơn đại nạn và sẽ được thu hoạch gần cuối cơn đại nạn. Chữ Hi lạp dịch là “khô” (chín khô) trong câu 15 là dịch sát nghĩa. Được chín là được khô đối với mọi loại nước thế hạ. Sự đau khổ  của cơn đại nạn sẽ như mặt trời làm sấy khô, làm cho khô nước thế tục trong tín đồ, là những người sẽ bị bỏ lại trong cơn đại nạn đến nỗi họ có thể chín khô. Vì hạt lúa ngậm nước sữa trước khi nó chín khô cứng.

Tóm lại, Khải thị chương 14 chép về hai sự biến hóa cất lên của tín đồ. Sự cất lên trái đầu mùa xảy ra trước cơn đại nạn, xem 14: 1-5—“Hễ Chiên Con đi đâu thì họ cũng theo đó. Họ đã được mua chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con”. Và gần cuối đại nạn có sự cất lên của mùa gặt như trong các câu 14-16 mà chúng ta vừa bàn luận qua. Bức tranh trong hình bóng học phô diễn điều nầy rất sống động. Theo hình bóng học trong Cựu ước, lúa mì chín sớm, trái đầu mùa, được thu hoạch trước, và cả vụ mùa, đa số hoa màu, sẽ được thu hoạch trễ hơn. Hơn nữa, trái đầu mùa phải được đem vào đền thờ Đức Chúa Trời, cho Ngài thưởng thức (Xuất 23:19), nhưng mùa gặt được đem vào vựa  tạm đựng lúa. Vựa nầy nằm ở giữa đồng ruộng và kho tàng trong nhà. Từ điều nầy chúng ta có thể thấy rằng các trái đầu mùa sẽ được đem vào nhà Đức Chúa Trời—đến núi Si-ôn trên các từng trời—còn mùa gặt sẽ được đem lên không trung. Một thời gian sau khi trái đầu mùa được cất lên đến Chúa Jesus trên từng trời thứ ba, Ngài sẽ rời các từng trời mà đến khoảng không, nơi đó Ngài sẽ lưu lại một thời gian ngắn. Theo lời tiên tri trong 1 Tesalonica 4, mùa gặt sẽ được cất lên không trung.

Những Miếng Bánh Vụn

Mathio 15:22-28, “Kìa, có người đàn bà Ca-na-an từ cõi ấy ra, kêu lên rằng: "Chúa, Con Đa-vít ôi, xin thương xót tôi! Con gái tôi bị quỉ ám khốn khổ lắm."  Nhưng Ngài chẳng đáp một lời. Môn đồ bèn đến cầu xin Ngài rằng: "Xin cho nàng về, vì nàng kêu van đằng sau chúng ta."  Ngài đáp rằng: "Ta chịu sai đến chỉ vì chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên thôi."  Song nàng đến, lạy Ngài mà thưa rằng: "Chúa ôi, xin giúp đỡ tôi."  Ngài đáp rằng: "Không lẽ lấy bánh của con cái mà quăng cho chó nhỏ."  Song nàng nói rằng: "Thưa Chúa, phải; dầu vậy, chó nhỏ cũng được ăn những miếng vụn trên bàn chủ rớt xuống."  Jêsus bèn phán rằng: "Hỡi đàn bà kia ơi, đức tin ngươi lớn! Hãy được nên như ngươi muốn." Từ giờ đó, con gái nàng được lành”

 Tại đây Đấng Christ được bày tỏ như những miếng bánh vụn, dưới cái bàn.
Trong câu 20 Chúa nói cùng người phụ nữ Canaan, “Không lẽ lấy bánh của con cái mà quăng cho chó nhỏ”. Con cái trong câu nầy là người Do thái, con cái của Israel. Tại đây Chúa tiết lộ chính Ngài như chiếc bánh cho người phụ nữ nầy biết. Ngài đã đến cùng dân Israel như là bánh của sự sống—“ Jêsus phán rằng: “Ta là bánh của sự sống” (Giăng 6:35)., là Đấng đã đến từ trời để làm thỏa mãn cơn đói khát của thế giới. Tuy nhiên, người Do thái đã khước từ tiếp nhận Ngài. Đất thánh Israel là cái bàn, mà trên đó Đấng Christ đã đến như phần hưởng của dân Israel. Nhưng họ đã khinh dể, chối từ Ngài, ném bỏ Ngài ra khỏi cái bàn, khiến Ngài đến xứ ngoại bang, gặp người phụ nữ Canaan nầy.

Để đáp lời của Chúa về bánh của con cái, người phụ nữ nói, “Thưa Chúa, phải; dầu vậy, chó nhỏ cũng được ăn những miếng vụn trên bàn chủ rớt xuống”. Tại đây chúng ta thấy người phụ nữ không vấp phạm lời của Chúa, nhưng nhìn nhận rằng mình là con chó ngoại đạo. Vì vào thời đó người Do thái coi người ngoại bang là chó. Nhưng sau khi con cái khước từ Chúa, từ bỏ chiếc bánh hằng sống, bánh đã trở thành miếng vụn dưới gầm bàn, là phần ăn của dân ngoại bang. Nàng đã nhận thức rằng, Đấng Christ là bánh của con cái, đã trở thành những miếng vụn, là phần hưởng của nàng. Một Đấng Christ như vậy cũng là phần hưởng của chúng ta để chúng ta kinh nghiệm và vui hưởng.

Chúng ta có thể tận hưởng Đấng Christ như các miếng vụn dưới bàn qua đức tin trong Ngài. Điều nầy được lời Chúa khải thị trong câu 28, “Hỡi đàn bà kia ơi, đức tin ngươi lớn!”. Điều nầy chỉ tỏ rằng những sự giao tiếp của người phụ nữ Canaan với Chúa là bởi đức tin, và đức tin của nàng lớn. Để tiếp nhận và tận hưởng Đấng Christ như những miếng vụn dưới gầm bàn, chúng ta cần có đức tin trong Ngài. Giống như người phụ nữ Canaan, chúng ta cần vận dụng đức tin tiếp nhận Đấng Christ như những miếng vụn cho sự cung cấp sự sống của chúng ta.
--
Sự Sống Người Trộn Lẫn Sự Sống Ma Quỉ

Rô ma 7:18-20, “Vả, tôi biết rằng trong tôi, tức là ở trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì lương thiện, vì lòng muốn thì ở nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có.  Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm.  Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi ở trong tôi”

Kinh thánh khải thị rằng vì cớ sự sa ngã của con người, nên ngoài sự sống phàm nhân, còn sự sự sống satan trong con người. Vì vậy, Rô ma 7:18, 20 nói rằng trong con người, đó là trong xác thịt con người, tội lỗi đang cư trú. Ở đây tội lỗi ám chỉ sự sống của satan. Xác thịt nầy mà chứa đựng sự sống của satan, theo Galati 5:17, tiếp tục lưu lại với con người sau khi anh ta được cứu, và thường thường xác thịt nghịch với Thánh Linh. Vì vậy, sau khi một người được cứu, anh ta vẫn còn sự sống của satan ở trong mình.

Trong A-đam, chúng ta đều đã sa ngã. Sự sa ngã nầy gây ra một sự thay đổi lớn trong sự sống chúng ta, vì trong sự sa ngã, sự sống của chúng ta đã được trộn lẫn với sự sống ma quỉ. Khi Ê-va chấp nhận đề nghị của satan ăn trái cây tri thức thiện ác, yếu tố của satan vào trong linh hồn của bà và làm nhơ bẩn nó. Do đó, hậu quả thứ nhất của sự sa ngã là hồn con người đã bị ô nhiểm qua việc Ê-va tiếp nhận tư tưởng và lời của Ma quỉ. Trong khi bà nói chuyện với hắn, tư tưởng ác độc của hắn vào tâm trí bà và làm hư hoại nó. Điều nầy có nghĩa, thậm chí trước khi bà tiếp lấy trái cây tri thức, tâm trí bà đã bị hư hoại bởi quan niệm của kẻ thù. Đề nghị của satan đã đầu độc hồn con người, khiến cho nó được trộn lẫn với sự sống ma quỉ.

Hơn nữa, khi A-đam đã ăn trái cây tri thức, thân thể của ông, cũng như hồn ông, đã bị satan đầu độc. Sau đó tâm linh ông cũng đã chết theo ý nghĩa là nó bị cắt đứt sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Vì sự sa ngã, tâm trí và thân thể con người đã bị đầu độc, linh của ông, một cơ quan đã được sáng tạo với mục đích tiếp xúc Đức Chúa Trời và tiếp nhận Ngài, cũng đã chết. Đây là bức tranh thiết thực vể sự sống của con người trong sự sa ngã.

Sự sống của satan dẫy đầy mọi loại tội lỗi, chứa đựng hột giống của mọi loại hư nát và mọi nhân tố gian ác. Satan sống bên trong con người  và làm cho con người có các loại tham dục (Giăng 8:44) và vi phạm các tội lỗi (1 Giăng 3:8). Vì vậy sự sống satan là gốc rễ mọi tội lỗi, làm con người sống bày tỏ tội lỗi. Các loại tội lỗi khác nhau do con người vi phạm xuất phát từ sự sống satan ở trong con người. Vì từ khi sự sống ma quỉ vào trong con người, nên dù nhiều khi con người vẫn có thể sống bày tỏ một ít sự tốt lành phàm nhân theo sự sống phàm nhân, nhưng phần lớn thời gian con người vẫn sống bày tỏ những điều ác độc của ma quỉ theo sự sống của ma quỉ.

---
Yêu Thương Anh Chị Em Trong Chúa

1 Giăng 3:14-15, “Chúng ta sở dĩ biết rằng chúng ta đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống là vì chúng ta thương yêu anh em. Còn ai chẳng thương yêu thì vẫn cứ ở trong sự chết.  Hễ ai ghét anh em mình là kẻ giết người, mà anh em biết rằng kẻ giết người chẳng có sự sống đời đời ở trong mình”.

Sự cứu rỗi chắc chắn của chúng ta được minh chứng bởi việc chúng ta yêu thương anh chị em trong Chúa. Trong sự sống thiên nhiên của mình, chúng ta không có khả năng thương yêu một loại người nào đó. Nhưng trong sự sống thần thượng chúng ta có thể yêu thương mọi anh chị em, mọi tín đồ trong Đấng Christ, bất kể họ thuộc chủng tộc hay quốc gia nào. Tình yêu thương nầy đối với anh chi em là bảo đảm rằng chúng ta đã được cứu. Vì cớ thể yếu của Đức Chúa Trời là sự thương yêu, sự sống của Đức Chúa Trời có bản chất yêu thương. Tình thương yêu là thể yếu của bản chất Đức Chúa Trời. Khi chúng ta có Ngài như sự sống thần thượng của chúng ta, chúng ta có bản chất sự sống nầy, đó là yêu thương. Vì vậy, là những người đã được cứu và tái sinh, chúng ta thương yêu mọi con cái Đức Chúa Trời.

Kẻ sát nhân, kẻ giết người mà câu kinh thánh trên đây nói là Ca-in, ông ta không có sự sống của Đức Chúa Trời. Người tín đồ xác thịt thỉnh thoảng cũng ghét anh em trong hội thánh. Hành động thù ghét đó không thường xuyên, vì nếu người ấy đã được cứu, người ấy cũng có sự sống thương yêu của Đức Chúa Trời ở trong mình và không có khả năng ghét tín đồ khác cách thường xuyên.
---
Bản Chất Được Đổi Mới

Tít 3:5, “Ngài cứu chúng ta, không phải vì việc công nghĩa mà chính chúng ta đã làm, bèn là theo sự thương xót Ngài, nhờ sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh”.

Chúng ta ngợi khen Chúa vì, là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta đã được đem vào giai đoạn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, các tín đồ có bản chất thanh tẩy và đổi mới. Theo Tít 3:5, các tín đồ đã có bản chất thanh tẩy qua, “sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh”. Chữ Hi lạp dịch là “sự tái sanh” ở đây là chữ khác với chữ “sanh lại” trong 1 Phiero 1:23.  Chữ  “sự tái sinh” trong Tít 3:5  ám chỉ sự thay đổi từ một tình trạng nầy đến tình trạng khác.  Được sinh lại là khởi đầu sự thay đổi nầy. Sự tắm rửa của sự tái sinh bắt đầu với việc chúng ta được sanh lại và tiếp tục với sự đổi mới của Thánh Linh như diễn trình của sáng tạo mới của Đức Chúa Trời để làm cho chúng ta nên một người mới. Đó là một loại tái tạo, tu sửa, tái phục hồi  bằng sự sống. Báp-têm trong Rô ma 6:3, 5, việc lột bỏ người cũ, mặc lấy người mới trong Eph. 4:22, 24, Colose 3:9-11, và sự biến đổi bằng cách đổi mới tâm trí (Rô ma 12:2; Epheso 4:23) tất cả  đều có liên quan đến diễn trình kỳ diệu nầy.

    Sự tắm rửa của sự tái sinh thanh tấy mọi điều của bản chất cũ trong người cũ của chúng ta, và sự đổi mới của Thánh Linh chuyển giao đôi điều mới—thể yếu thần thượng của người mới—vào bản thể chúng ta. Thánh Linh rửa sạch và làm chúng ta mới lại trong nguyên tố thần thượng để làm cho chúng ta nên một sáng tạo mới với bản chất thần thượng hầu làm những người thừa kế của Đức Chúa Trời trong sự sống đời đời của Ngài, thừa kế mọi sự phong phú của Đức Chúa Trời tam nhất (ba ngôi). Trong tiến trình thanh tẩy và đổi mới nầy có một khoảng từ tình trạng cũ và chúng ta được trở thành tình trạng mới mẻ , thánh khiết, từ sáng tạo cũ bước sang địa vị của sáng tạo mới. Do đó, cả sự tắm rửa của sự tái sinh và sự đổi mới của Thánh Linh là một hành động liên tục trong chúng ta trải suốt cuộc đời chúng ta cho đến khi hoàn thành sáng tạo mới. Điểm chíng chúng ta nhấn mạnh ở đây là sự tắm rửa của sự tái sinh và sự đổi mới của Thánh Linh khiến chúng ta có một bản chất được thanh tẩy và đổi mới.