Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

SÁCH NHÃ CA--Bài 1




LỜI GIỚI THIỆU
ĐƯỢC KÉO ĐẾN ĐỂ THEO ĐUỔI ĐẤNG CHRIST
HẦU ĐƯỢC THỎA MÃN
(1)
Kinh Thánh: Nhã 1:1-8
Chủ đề của sách Nhã ca là thỏa mãn của sự thỏa mãn. Sách này mô tả bốn giai đoạn trong kinh nghiệm của người yêu của Đấng Christ và có thể được tóm tắt bằng bốn câu sau đây:
(1) Người yêu Đấng Christ nên là người được thu hút bởi tình yêu của Ngài và được Ngài kéo đến trong sự ngọt ngào của Ngài để theo đuổi Ngài hầu được thỏa mãn hoàn toàn.
(2) Người yêu Đấng Christ nên là người được Ngài kêu gọi để thoát khỏi bản ngã qua sự hiệp một giữa người yêu với thập tự giá của Đấng Đấng Christ.
(3) Người yêu Đấng Christ nên là người được Ngài kêu gọi để sống trong sự thăng thiên như là sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh của  Đấng Christ.
(4) Người yêu Đấng Christ nên là người được Ngài kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn, qua thập tự giá của Ngài, sau khi người kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài

Trong giai đoạn đầu, người yêu của Đấng Christ được Đấng Christ thu hút để theo Ngài. Ở giai đoạn thứ hai, người yêu của Đấng Christ kinh nghiệm thập tự giá để phá vỡ bản ngã. Thập tự giá cứu chúng ta khỏi bản ngã để đem chúng ta ra khỏi chính mình. Ở giai đoạn thứ ba, người yêu của Đấng Christ sống trong sự thăng thiên. Sống trong sự thăng thiên là kinh nghiệm sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh của Đấng Christ. Ở giai đoạn thứ tư, người yêu của Đấng Christ sống phía trong bức màn, trong phòng bên trong của cả vũ trụ, tức Nơi chí thánh. Trong kinh nghiệm, thập tự giá đến trước, và sau đó là sự phục sinh và thăng thiên. Tuy nhiên, chỉ kinh nghiệm sự thăng thiên thì chưa đủ. Sau sự thăng thiên vẫn cần một giai đoạn khác tiếp theo – sống phía trong bức màn qua kinh nghiệm hơn nữa về thập tự giá.
Trong Nhã ca, một sách thi ca, chúng ta không thể tìm thấy những từ thập tự giá, sự phục sinh và sự thăng thiên. Chúng ta cũng không có những cụm từ như sáng tạo mới hay phía trong bức màn. Vậy làm thế nào chúng ta có thể nói rằng sách này bày tỏ các giai đoạn khác nhau của đời sống Cơ Đốc? Nếu muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thấy rằng trong Nhã Ca các giai đoạn của đời sống Cơ Đốc được khải thị, hay được bày tỏ, qua nhiều hình ảnh khác nhau. Từ liệu thập tự giá không được dùng, nhưng có những hình ảnh về thập tự giá. Cũng vậy, thay vì có những từ phục sinh và thăng thiên thì có  những hình ảnh về sự phục sinh và thăng thiên. Cũng có những hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng tạo mới và đời sống phía trong bức màn. Khi đọc sách này, điều khó nhất là giải thích các hình ảnh ấy.
Trong bài này, trước hết là lời giới thiệu, rồi sau đó chúng ta bắt đầu suy xét giai đoạn thứ nhất – giai đoạn được kéo đến để theo đuổi Đấng Christ hầu được thỏa mãn
LỜI GIỚI THIỆU
1. Một Sách Đặc Biệt
Nhã Ca là một sách đặc biệt trong Kinh Thánh vì không thuộc sách lịch sử, kinh luật, tiên tri hay phúc âm.
2. Một Bài Thơ Về Lịch Sử Tình Yêu Trong Cuộc Hôn Nhân Tuyệt Vời
Sách này là một bài thơ về lịch sử tình yêu trong cuộc hôn nhân tuyệt vời. Đó là một chuyện tình có tiêu chuẩn cao nhất. Cả Kinh Thánh là chuyện tình về Đức Chúa Trời “phải lòng” con người.
a. Lịch sử Của Vua Sa-lô-môn với Nàng Su-la-mit
Nhã Ca là lịch sử của vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn, tác giả sách này, với Su-la-mít là một thôn nữ. Trong Nhã ca, Sa-lô-môn được gọi là Lương Nhơn(Lương nhơn) và Su-la-mít được gọi là người yêu (nguyên văn là « tình yêu » - 1 :15 ; 2 :2 ; 4 :1, 7 ;6 :4) Sa-lô-môn, ở hình thức giống đực, có nghĩa là « sự bình an », còn Su-la-mít Sa-lô-môn ở hình thức giống cái. Một người là vua trong cung điện tại thủ đô Giê-ru-sa-lem còn người kia là một thôn nữ
Theo một ý nghĩa, Sa-lô-môn và Su-la-mít không xứng đôi. Về hôn nhân, hầu hết đều đồng ý rằng hai người cần tương xứng với nhau. Tuy nhiên, khó tìm thấy cặp vợ chồng nào thực sự xứng đôi. Hai người giống nhau có thể trở thành kẻ thù, nhưng hai người khác nhau có thể trở thành đôi bạn thương yêu. Sa-lô-môn phải lòng một thôn nữ và hai người đã liên hiệp với nhau. Sau khi liên hiệp, họ lúc nào cũng ở trong sự đồng cảm với nhau.
Cũng vậy, Đức Chúa Trời đã phải lòng con người. Vì Đức Chúa Trời thật vĩ đại và khôn ngoan còn chúng ta thì nhỏ bé và dại dột nên khó mà tin rằng Đức Chúa Trời đã phải lòng chúng ta. Tuy nhiên, dù con người có vẻ như không tương xứng với Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đã phải lòng con người.
b. Một Bức Tranh Sinh Động về Tình Yêu Của Đấng Christ Trong Mối Liên Hiệp Của Ngài Với Cá Nhân Tín Đồ.
Nhã Ca là bức tranh sinh động về tình yêu của Đấng Christ trong mối liên hiệp của Ngài với cá nhân tín đồ. Cả Tân Ước nhấn mạnh đến sự sống Thân Thể, không phải sự sống cá thể (La. 12 :4-5 ; 1 Cô. 12 :27). Nhưng Nhã Ca không nhấn mạnh đến Thân thể cách tập thể mà nhấn mạnh đến tín đồ cách cá thể. Để có sự sống Thân thể, chúng ta phải tiếp xúc cách cá nhân với Chúa. Không có sự tương giao cá nhân với Chúa như là nền tảng, chúng ta không thể có nếp sống Thân thể đúng đắn.
1/ Đức Chúa Trời thương yêu Israel tuyển dân Ngài  như Chồng thương yêu vợ.
Là bản ký thuật về chuyện tình thần thượng, Kinh Thánh trước hết bảy tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời thương yêu Israel tuyển dân Ngài như Chồng thương yêu vợ (Ês. 54 :5-7 ; Giê.2 :2 ; 3 :1 ; Êxc 16 :8 ; Os. 2 :19 – 20). Israel là Cô Dâu còn chính Đức Chúa Trời là Chàng rể. Do đó, có một tình yêu đôi lứa giữa Đức Chúa Trời và Israel.
2/ Đấng  Christ thương yêu Hội thánh như Chồng thương yêu vợ.
Thứ hai, Kinh Thánh bảy tỏ rằng Đấng  Christ thương yêu Hội thánh của Ngài như Chồng thương yêu Vợ ( Êph. 5 :25, 31 – 32 ; Khải. 19 :7-9 ; 21 :2,9). Trong Khải Thị chương 19, chúng ta thấy Đấng Christ sẽ có tiệc cưới với những người đắc thắng như Cô dâu của Ngài và ngày cưới sẽ kéo dài trong một ngàn năm. Sau đó trong trời mới đất mới, toàn thể tín đồ của Ngài là Giê ru sa-lem Mới sẽ là Vợ của Chiên Con. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là Vợ tập thể của  Đấng Christ, Chiên Con.
3/ Tín Đồ Đã Được Gả Cho Đấng Christ Như Những Trinh Nữ Thuần Khiết
Theo lời của Phao –lô trong 2 Cô-rin-tô 11 :2, tín đồ đã được gả cho Đấng  Christ như những trinh nữ thuần khiết. Trong ý nghĩa này, tất cả tín đồ của Đấng Christ là những người nữ. Về thuộc linh, tất cả chúng ta, anh em cũng như chị em, đều là những trinh nữ đã được gả cho  Đấng Christ.
3. Nội Dung
Nội dung của sách Nhã Ca là kinh nghiệm tiệm tiến về mối tương giao thương yêu của cá nhân tín đồ với Đấng  Christ. Theo cách diễn đạt của Hudson Taylor, đây là sách về sự liên hiệp và thông công với  Đấng Christ.
4. Bố cục
Bố cục của Nhã ca, theo ý nghĩa nội tại và thuộc linh của sách này như sau : được kéo đến để đuổi Đấng Christ hầu được thỏa mãn (1 :2 -2 :7) ; được kêu gọi để thoát khỏi bản ngã qua sự hiệp một với thập tự giá (2 :8-3 :5) ; được kêu gọi để sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới trong sự phục sinh (3 :6-5 :1); được kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập tự giá sau sự phục sinh (5 :2-6 :13) ; dự phần vào công tác của Chúa (7 :1-13) ; và hi vọng được cất lên (8 :1-14).
I. ĐƯỢC THU HÚT ĐỂ THEO ĐUỔI ĐẤNG CHRIST
Bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu xem người tìm kiếm được thu hút để theo đuổi Đấng Christ hầu được thỏa mãn là như thế nào (1 :2-4a).
A. Sự Khao Khát Của Người yêu
« Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người,/ Vì ái tình chàng ngon hơn rượu./ Dầu chàng có mùi thơm ;/ Danh chàng thơm như dầu đổ ra ;/ Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng » (cc. 2-3). Những câu này bày tỏ sự khao khát của người yêu.
1. Khao khát được Đấng Christ hôn
Người yêu của Đấng Christ khao khát được hôn bằng những nụ hôn của miệng Ngài (c. 2a). Những nụ hôn của miệng là nụ hôn thắm thiết nhất. Khao khát được Đấng Christ hôn là sự đáp ứng tình yêu làm cho phấn chấn của Đấng Christ vốn ngon hơn rượu (c. 2b) và với danh  (thân vị) quyến rũ của Ngài giống như dầu xức đổ ra tỏa hương thơm dễ chịu (c. 3a).
Sách Nhã Ca có nhiều hình ảnh. Hình ảnh đầu tiên là rượu làm người ta phấn chấn. Rượu ở đây tượng trưng cho tình yêu phấn chấn của Đấng Christ, chúng ta sẽ được hưng phấn. Hình ảnh thứ hai là dầu xức đổ ra. Không ai có thể cưỡng lại được tình yêu phấn chấn và thần vị quyến rũ của Ngài.
2. Bởi Tình Yêu Gây Phấn Chấn Và Danh Quyến Rũ Của Ngài Mà Tất Cả Tín Đồ Trinh Khiết Đều Yêu Mến Ngài
Bởi tình yêu gây phấn chấn và danh quyến rủ Ngài mà tất cả tín đồ trinh khiết đều mến Ngài (c. 3b). Tất cả chúng ta đều lên án người đàn ông nào quyến rũ nhiều thiếu nữ đi theo mình. Nhưng với Đấng Christ thì khác. Càng có nhiều người yêu Đấng Christ cách trinh khiết, càng tốt.
B. Sự Theo Đuổi Của Người Yêu
Trong câu 4a, chúng ta có lời về sự theo đuổi của người yêu: «Hãy kéo tôi, chúng tôi sẽ chạy theo chàng». Trong việc theo đuổi Đấng Christ, người yêu xin Ngài kéo nàng để nàng và các bạn đồng hành có thể chạy theo ngài. Hễ ai được Đấng Christ kéo đến đều sẽ có các bạn đồng hành trong việc theo Ngài. Vì tôi đã được Chúa kéo đến nên nhiều người đã cùng với tôi đi theo Chúa. Hãy xem trường hợp của Phi-e-rơ khi ông, một người đánh cá được Chúa kêu gọi (Mat. 4 :18-20). Một ngày nọ, Đấng Christ, Lương Nhơnđã đến và Phi-e-rơ đã được Ngài thu hút, ông bỏ lưới đồng hành của Phi-e-rơ. Khi được thu hút để đi theo Đấng Christ, chúng ta trở nên nhân tố làm người khác đi theo Ngài.
II. TƯƠNG GIAO VỚI ĐẤNG CHRIST
DẪN ĐẾN VIỆC BƯỚC VÀO NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Trong Nhã Ca 1 :4b-8, chúng ta thấy rằng tương giao với Đấng Christ dẫn đến việc bước vào nếp sống Hội Thánh. Nếp sống Hội thánh được ngụ ý bởi một hình ảnh khác– bầy (cc. 7-8), tượng trưng cho Hội thánh như một tập hợp gồm nhiều người tin.
A. Lương NhơnĐem Nàng Vào Trong Linh Là Nơi Thánh Khiết Nhất Để Tương Giao
Lương Nhơn (Lương nhơn) đem vàng vào trong linh là nơi thánh khiết nhất (các phòng của Ngài) để tương giao. Từ ngữ “linh” không được dùng ở đây, nhưng được tượng trưng bởi từ các phòng trong câu 4. Linh chúng ta là nơi cư ngụ của Đấng Christ (2 Ti. 4 :22) trờ thành nơi chí thành (Hê. 10:19) để tương giao.
1. Người yêu Và Các Bạn Đồng Hành Ca Ngợi Tình Yêu Của Ngài Với Sự Vui Mừng Hân Hoan
Trong sự tương giao với Đấng Christ, Người yêu và các bạn đồng hành ca ngợi tình yêu của Ngài với niềm vui mừng hân hoan, vì họ yêu Ngài cách đúng đắn (c.4b).
2. Thấy Chính Mình Đầy Tội Lỗi Trong A-đam Nhưng Được Xưng Công Chính Trong Đấng Christ
Người yêu thấy chính mình đầy tội lỗi trong A-đam, nhưng được xưng công chình trong Đấng  Christ (cc. 5-6a). Việc nàng đầy tội lỗi trong A-đam được tượng trưng bởi nàng đen giống như các trại Kê-đa. Việc nàng được xưng công chính trong Đấng Christ được tượng trưng bởi tình trạng đáng yêu của nàng giống như những bức màn của Sa-lô-môn. Những trại ở dưới ánh nắng mặt trời, nhưng những bức màn ở bên trong phòng trong.
3. Người Yêu Được Ngài Chỉ Dẫn Con Đường Được Vào Nếp Sống hội Thánh
Trong sự tương giao với Đấng Christ, người cũng được Ngài chỉ dẫn con đường bước vào nếp sống Hội Thánh (cc. 6b-8)
a. Bị Các Anh Em Bắt Bớ
Người yêu bị các anh em (các con trai của mẹ nàng, -c.6b) bắt bớ, và nàng đã bị đuổi ra khỏi Hội thánh bên cạnh những bầy của các bạn đồng hành của Ngài ( c.7b). Người yêu đã bị bắt bớ bởi các anh em , dù họ cũng được sinh ra bởi ân điển– cùng một mẹ (c. 6b) – và nàng đã bị đuổi ra khỏi Hội Thánh. Đây là tình trạng ngày nay.
b. Lương NhơnBảo Nàng Đi Theo Ngài Trên Những Dấu Chân Của Hội Thánh
Lương Nhơnbảo nàng đi theo Ngài trên những dấu chân của Hội Thánh (bầy) và chăn các con thuộc linh của nàng  (những dê con) tại các Hội Thánh địa phương (các trại của người chăn), nơi Ngài chăn Hội Thánh của Ngài (cc. 7-8_. Nàng cầu nguyện: “Hỡi người mà lòng tôi yêu mến, hãy tỏ cho tôi biết,/ Chàng chăn bầy ở đâu?” Và Đấng Đấng Christ trả lời: “Hỡi người đẹp hơn hết trong các người nữ,/ Nếu nàng chẳng biế hãy ra theo dấu của bầy”. Đi theo dấu chân của bầy là đi theo Hội Thánh. Chúng ta có thể làm chứng rằng nhiều lần chúng ta không biết ĐấngChrist ở đâu, nhưng khi đi theo Hội Thánh, chúng ta đã tìm thấy Ngài. Khi tìm thấy Hội Thánh, chúng ta đem tất cả những người trẻ hơn, được hàm ý bởi những dê con, cũng đến với Hội Thánh.
B. Điều kỳ Diệu Là Sự Tương Giao Của Người Yêu Với  Đấng Christ Dẫn Đến Nếp Sống Hội Thánh
Điều kỳ diệu là sự tương giao của người yêu với Đấng  Christ dẫn đến nếp sống Hội Thánh.

---