Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

SÁCH NHÃ CA--Bài 3




ĐƯỢC KÊU GỌI ĐƯỢC GIẢI CỨU KHỎI BẢN NGÃ
QUA SỰ HIỆP MỘT VỚI THẬP TỰ GIÁ
Kinh Thánh : Nhã. 2:8-3:5
Trong Nhã Ca 2:8-3:5, người yêu của Đấng Christ được Ngài kêu gọi để được giải cứu khỏi bản ngã qua sự hiệp một với thập tự giá. Đây là giai đoạn thứ hai trong kinh nghiệm của người yêu của  Đấng Christ. Ba từ liệu quan trọng giúp chúng ta giải thích phần này là thập tự giá, bản ngã, và sự nội quan.
Thập tự giá được tượng trưng bởi những khe đá và nơi ẩn nấp trên vách núi (2:14). Đây là những nơi an toàn, nhưng lởm chởm và ít ai muốn đến. Những khe đá và nơi ẩn nấp trên vách núi chắc chắn tượng trưng cho thập tự giá là nơi an toàn cho con người sa ngã. Nơi an toàn nhất để chúng ta ở là thập tự giá.
Dù bản ngã không có hình ảnh trong sách Nhã Ca nhưng theo kinh nghiệm Cơ Đốc, bản ngã được biểu lộ trong giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn đầu, người yêu của Đấng Christ theo đuổi Ngài, nhận được sự giúp đỡ qua mối tương giao ở phòng bên trong và bước vào trong nếp sống Hội thánh, nơi người yêu kinh nghiệm sự biến đổi. Người yêu bước vào trong sự yên nghỉ và vui hưởng Đấng Christ để hoàn toàn được thỏa mãn. Sau đó, bản ngã nổi dậy, người yêu của Đấng Christ bắt đầu chỉ quan tâm đến vấn đề được hoàn hảo. Đây là bản ngã.

Bản ngã rất tinh vi. Trong Ma-thi-ơ chương 16, sau khi Chúa Jesus tiết lộ con đường thập tự giá để hoàn thành cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã bày tỏ tình yêu của ông đối với Chúa rằng: “Chúa ơi, nguyện Đức Chúa Trời thương xót Ngài! Sự đó hẳn chẳng xảy đến cho Chúa đâu!” (c. 22). Phi-e-rơ cho đó là lời của ông. Thực ra, Phi-e-rơ đã nói từ bản ngã mà đã trở nên một với Sa-tan. Chúa Jesus quở trách Phi-e-rơ: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta!” (c. 23a). Sau đó, Chúa nói về việc từ chối bản ngã (c. 24). Điều này cho thấy bản ngã là nhân tính thuộc về Sa-tan; đó là người bị Sa-tan sở hữu và chiếm đoạt. Hậu quả là con người trong nhân tính sa ngã chỉ quan tâm đến chính mình. Vì mọi người điều vì chính mình nên tính ích kỷ được nhìn thấy trong tất cả mọi quan hệ - giữa chồng và vợ, giữa con cái và cha mẹ, giữa chủ và công nhân.
Không nên nghĩ rằng chúng ta có thể trở nên thuộc linh đến nỗi không còn nan đề nào với bản ngã. Ngay cả người yêu của Đấng Christ, một người khao khát Ngài, tìm kiếm và đạt được Ngài, vẫn còn bị bản ngã gây rắc rối. Chúng ta vẫn có một phần từ trong chúng ta là sa ngã và thuộc về Sa-tan, và phần này sẽ còn ở với chúng ta cho đến khi thân thể vật lý chúng ta được cứu chuộc, nghĩa là, cho đến khi chúng ta được cứu chuộc hoàn toàn khỏi sáng tạo cũ. Đây là tình trạng ngay cả với sứ đồ Phao-lô. Ông đã nhận được rất nhiều khải tượng và khải thị, nhưng ông nhận thức rằng ông vẫn còn ở trong nhân tính sa ngã (2 Cô. 12 :7). Dù vẫn còn ở trong nhân tính sa ngã nhưng chúng ta không nên sống trong nó và bởi nó. Là một tín đồ lớn tuổi trong Đấng Christ, tôi có thể làm chứng rằng càng lớn tuổi, tôi càng bị làm phiền bởi sáng tạo cũ, bởi nhân tính sa ngã thuộc về Sa-tan này.
Như chúng ta sẽ thấy khi đến phần cuối sách Nhã ca, người yêu của Đấng Christ cuối cùng đã thở dài vì nàng vẫn ở trong sáng tạo cũ. Nàng mong mỏi trở nên hoàn toàn giống như Đấng Christ, là Đấng tuyệt đối không có liên hệ gì với sáng tạo cũ. Nàng đã được Đức Chúa Trời tái tạo trở nên sáng tạo mới, dầu vậy, theo Cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời, Ngài đã cho phép một phần của sáng tạo cũ vẫn ở với nàng.
Có thể chúng ta có phần thành công trong việc theo đuổi Đấng Christ và có thể đã được thỏa mãn ở một mức độ nào đó. Nhưng chúng ta có thể hỏi: «Làm thế nào tôi có thể duy trì điều này?» Vào lúc này, bản ngã xuất hiện.
Bản ngã xuất hiện dưới lốt áo lừa dối là nội quan. Thực ra, bản ngã được cấu tạo bằng sự nội quan. Sự nội quan là tra xét chính mình bằng cách nhìn vào chính mình. Kinh Thánh dạy chúng ta phải luôn luôn xoay khỏi mọi điều để nhìn xem Jesus (Hê. 12 :2). Chúng ta không nên nhìn vào chính mình. Bản ngã chúng ta không đáng để nhìn vào. Tuy nhiên, mọi người thuộc linh đạt đến tình trạng thỏa mãn trong Đấng Christ, cuối cùng đều rơi vào sự nội quan, không những tra xét mà còn phân tích bản ngã. Khi còn là một tín đồ trẻ, tôi thường nhìn xem chính mình. Tôi không thích là bất cứ điều gì mà không tôn vinh Chúa. Nhưng thực ra tôi không đang quan tâm đến Chúa, tôi đang quan tâm đến chính tôi và những gì người khác nghĩ về tôi. Nhìn vào chính mình như vậy là sự yếu đuối lơn nhất trong đời sống thuộc linh và là kẻ thù lớn nhất. Khi giúp đỡ người khác là những người đang tìm kiếm để trở nên thuộc linh, chúng ta có thể khích lệ họ cầu nguyện và xưng nhận những thiếu sót của họ với Chúa. Sự cầu nguyện và xưng nhận như thế là bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta nên khích lệ người khác ngưng xưng tội và đơn sơ tin rằng huyết của Jesus đã tẩy sạch họ và  rằng Đức Chúa Trời là thành tín và công chính đã tha thứ cho họ (1 Gi. 1 :7, 9), nhắc họ rằng Đức Chúa Trời thành tín tôn trọng sự cứu chuộc của Đấng Đấng Christ.
Khi nội quan, chúng ta có thể xưng nhận nhiều lần cùng một vấn đề, nghĩ rằng càng xưng nhận, chúng ta sẽ càng được tha thứ. Loại xưng nhận này đến từ bản ngã thuộc về Sa-tan; đó là kết quả của việc phân tích chính mình trong những điều thuộc linh. Chỉ thập tự giá của Đấng Đấng Christ mới có thể giải cứu chúng ta khỏi tình trạng như thế do nội quan gây ra. Vì thế, chúng ta cần được kêu gọi để được giải cứu khỏi bản ngã qua sự hiệp một của chúng ta với thập tự giá. Khi trở nên một với thập tự giá, giấu mình trong những khe đá và nơi ẩn núp trên vách núi, chúng ta sẽ được giải cứu khỏi bản ngã.
I. BỞI QUYỀN NĂNG PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
QUA SỰ TƯƠNG GIAO CỦA NGÀI
Người yêu của Đấng Christ được kêu gọi để được giải cứu khỏi bản ngã qua sự hiệp một với thập tự giá bởi quyền năng phục sinh cua Đấng Christ qua sự tương giao của Ngài (Nhã. 2 :8-9).
A. Đến, Nhảy Qua Các Núi Và Vượt Qua Các Đồi
‘‘Ấy là tiếng của Lương Nhơn tôi! /Kìa, người đến, / Nhảy qua núi,/ Vượt qua các núi,/ Vượt qua các đồi’’(c. 8,.). Việc nhảy và vượt qua này tượng trưng cho quyền năng của Đấng Christ đắc thắng những khó khăn và chướng và chướng ngại. là Đấng trong sự phục sinh, chắc chắn Ngài có cách để đắc thắng những khó khăn và chướng ngại. Tất cả những rắc rối liên quan đến sự tương giao của chúng ta với Đấng Christ đều đến từ phía chúng ta. Nhiều ‘‘đồi’’ và ‘‘núi’’ ngăn cản chúng ta đến Ngài, nhưng Ngài không bao giờ bị cản trở vì Ngài có thể ‘‘ nhảy qua’’ và vượt qua’’.
Làm thế nào chúng ta có thể đến vách đá, đến nơi ẩn núp trên vách núi ? Chúng ta không có sức mạnh để làm điều này. Cách duy nhất để có thể đến thập tự giá là bởi quyền năng phục sinh của Ngài (Phil. 3 ;10). Vì thế, Đấng Christ đã đến với người tìm kiếm sự  tự mãn trong quyền năng phục sinh.
B. Giống Như Con Linh Dương Hay Hươu Non
‘‘Người yêu đấu tội giống như con linh dương hay là con hươu non’’ (Nhã/ 2 :9a, .). Từ hươu cái trong tựa đề của Thi Thiên 22 có liên hệ đến sự phục sinh, tượng trưng cho Đấng Christ trong sự phục sinh. Đấng Christ giống như hươu non có nghĩa là quyền năng của Ngài là quyền năng phục sinh.
C. Đứng Sau ‘‘Tường Chúng Tôi’’
‘‘Kìa, người đứng sau tường chúng tôi’’ (c. 9b). Việc Ngài đứng sau ‘‘tường chúng tôi’’ cho thấy sự nội quan của người yêu, là nan đề trong bản ngã của người yêu, là sự ngăn cách giữa nàng và Ngài.
D. Nhìn Qua Cửa Sổ Và Liếc Nhìn Qua Chấn Song
‘‘Chàng nhìn qua cửa sổ,/ Chàng liếc nhìn qua chấn song’’ (c. 9c, .). Nhửng cửa sổ và chấn song tượng chưng cho những cơ hội Đức Chúa Trời tạo ra để Ngài tương giao, thông công với người yêu. Dù cố gắng giấu mình cách bí mật bao nhiêu vẫn luôn có một cửa sổ mà Đấng Christ có thể nhìn qua. Vì con người đã bị sa ngã nên dường như không có cách gì để Đức Chúa Trời tiếp xúc con người và tương giao với con người. Nhưng lương tâm của con người là cửa sổ có chấn song, mở ra để Đức Chúa Trời bước vào tiếp xúc với con người sa ngã. Chúng ta nên ghi khắc điều này khi đi ra rao giảng phúc âm. Khi rao giảng phúc âm, chúng ta cần học cách chạm đến lương tâm của người khác.
II. ĐƯỢC NÀI XIN ĐỂ ĐÁP ỨNG VÀ ĐƯỢC KHÍCH LỆ
VỚI MÙA ĐÔNG ĐÃ QUA VÀ MUA XUÂN PHỤC SINH
ĐANG ĐẾN TRONG SỰ PHONG PHÚ NỞ RỘ
Trong các câu từ 10 đến 13, người yêu được nài xin để đáp ứng và được khích lệ với mùa đông đã qua và mùa xuân phục sinh đang đến trong sự phong phú nở rộ. Lương Nhơn nài xin người yêu bước ra từ phía sau bức tường.
A. Người Yêu Của Đấng Christ Không Đáp Ứng Với Ngài
Trong Sự Tương Giao
« Lương Nhơn tôi đáp lại tôi » trong câu 10a cho thấy người yêu của Đấng Christ không đáp ứng với Ngài trong sự tương giao của Ngài. Nếu người yêu đáp ứng đúng đắn, Lương Nhơn sẽ không cần nói lần nữa.
B. Tình Trạng Của Người Yêu
« Tình yêu của Ta, hãy trỗi dậy » (c. 10b, .) cho thấy tình trạng của người yêu đã sa sút; vì thế, Đấng Christ đã yêu cầu nàng trỗi dậy trong tình yêu. Hễ khi nào chúng ta đạt được điều gì đó trong việc tìm kiếm thuộc linh thì kết quả sẽ là một tình trạng nản lòng. Một tình trạng như vậy chủ yếu do bản ngã và sự nội quan.
C. Đấng Christ Muốn Người Yêu
Ra Khỏi Tình Trạng Sa Sút Để Ở Với Ngài
Những từ « Người đẹp của Ta ơi, hãy ra khỏi » (c. 10c, .) cho thấy rằng Đấng Christ trong sự đánh giá cao của Ngài về người yêu, muốn nàng ra khỏi tình trạng sa sút để ở với Ngài. Đây là lời khích lệ.
D. Kỳ Ngủ Đông Và Thử Thách Đã Qua Rồi.
« Vì kìa, mùa đông đã qua ;/ Mưa đã dứt hết rồi » (c. 11). Điều này cho thấy kỳ ngủ đông (mùa đông) và thử thách (mưa) đã qua rồi và mùa xuân (sự phục sinh) đang đến.
E. Sự Phong Phú Nở Rộ Là Sự phục Sinh Của Đấng Christ
« Bông hoa nở ra trên đất,/ Mùa hát xướng đã đến nơi./ Và tiếng chim cu nghe trong xứ ;/ Cây vả hương” (cc. 12-13a). Ở đây, “bông hoa”, “hát xướng”, “tiếng chim cu”, “trổ hoa”, và “mùi hương” hàm ý sự phong phú nở rộ là sự phục sinh của Đấng Christ. Tất cả điều này là những dấu hiệu của sự phục sinh. Khi hát xướng, chúng ta ở trong sự phục sinh. Hễ khi nào miệng chúng ta ngậm lại, chúng ta ở trong mùa đông.
F. Đấng Christ Thiết Tha Yêu Cầu Người  yêu
Ra Khỏi Sự  Nội Quan  Của Bản Ngã Để Ở Với Ngài
“Hỡi tình yêu của Ta, Người đẹp của Ta,/ Hãy trỗi dậy và ra khỏi” (c.13b, .). Cụm từ được lặp đi lặp lại này hàm ý việc Đấng Christ thiết tha yêu cầu người yêu của Ngài ra khỏi sự nội quan của bản ngã để ở với Ngài. Tuy nhiên, không dễ để một người ra khỏi sự nội quan. Thật rất khó để giúp một anh chị em bị nội quan. Đôi khi phải mất một năm hoặc hơn trước khi một người như thế có thể được giúp đỡ để ra khỏi sự nội quan của bản ngã.
III. ĐƯỢC KÊU GỌI
ĐỂ Ở TRONG SỰ HIỆP MỘT VỚI THẬP TỰ GIÁ
 Trong các câu 14 và 15, người yêu được kêu gọi để ở trong sự hiệp một với thập tự giá. Khi trong Tân Ước chúng ta có lời rõ ràng về thập tự giá được tượng trưng bởi những hình thái tu từ.
A. Đấng Christ Muốn Nhìn Vẻ Mặt Đáng Yêu Của Người Yêu Và Nghe Giọng Êm Dịu Của Nàng Trong Sự Hiệp Một Với Thập Tự Giá
“Hỡi chim bồ câu Ta trong những khe đá, / Trong nơi trú ẩn trên vách núi, / Hãy tỏ cho ta xem mặt nàng, / Cho ta nghe giọng nàng; / Vì giọng nàng êm dịu, / Mặt nàng thật đáng yêu’’ (c. 14, .). Ở đây, Đấng Christ xem nàng như người yêu đơn sơ cùa Ngài (chim bồ câu Ta), muốn xem vẻ mặt đáng yêu và nghe giọng êm dịu của nàng trong sự hiệp một, liên hiệp với thập tự giá (những khe đá và nơi trú ẩn của vách núi). Ở đây, chúng ta thấy Đấng Christ kêu gọi người yêu của Ngài ở trong sự hiệp một với thập tự giá. Thập tự giá là điểm nhấn mạnh chính trong phần này là phần nói về sự giải cứu khỏi bản ngã.
Nếu là người yêu đó, có lẽ tôi đã đáp: “ Hỡi Lương Nhơn tôi, tôi không thể đến những khe đá đó. Những khe đá thì quá cao và đường đi lại quá gồ ghề. Tôi không đủ sức đến đó”. Nhưng ở đây, Đấng Christ đang chỉ cho người yêu của Ngài rằng nàng có thể bước vào kinh nghiệm thập tự giá bởi quyền năng phục sinh của Ngài.
Thập tự giá khách quan phải trở thành kinh nghiệm chủ quan của chúng ta. Chúng ta cần bước vào thập tự giá và thập tự giá phải bước vào trong chúng ta. Bằng cách này, chúng ta và thập tự giá trở nên một. Sự hiệp của chúng ta với thập tự giá là sự cứu rỗi của chúng ta. Được giải cứu khỏi bản ngã có nghĩa là được cứu khỏi bản ngã qua việc trở nên một với thập tự giá. Hằng ngày, chúng ta nên được đồng hóa với sự chết của Đấng Christ bởi quyền năng phục sinh của Ngài (phil. 3:10). Không hiệp một với thập tự giá, chúng ta không thể được giải cứu khỏi bản ngã. Tôi đánh giá cao điệp khúc của Thánh Ca 279: “Chúa ơi, tôi cầu nguyện/ Bởi thập tự giá,/ Vứt bỏ sự sống hồn của tôi;/ Làm cho tôi trả giá,/ Để nhận được sự xức dầu trọn vẹn” (Thánh ca 279). Chúng ta cần sẵn sàng trả giá để bước vào kinh nghiệm chủ quan về thập tự giá.
B. Đấng Christ Truyền Bảo Người Yêu Phải Cẩn ThậnVới Tính Lập Dị, Thói Quen Và Sự Nội Quan Là Điều Phá Hoại Sự Phục Sinh Cho Người Yêu Của Ngài
“Hãy bắt cho chúng tôi những con chồn,/ Những con chồn nhỏ phá hoại vườn nho;/ Vì vườn nho chúng tôi đang trổ bông” (Nhã. 2:15). Đấng Christ truyền bảo người yêu phải cẩn thận với tính lập dị, thói quen, và sự nội quan (những con chồn nhỏ) là những điều phá hoại sự phục sinh cho người yêu của Ngài (vườn nho chúng tôi đang trổ bông).
Những con chồn nhỏ phá hoại vườn nho tượng trưng cho tính lập dị, thói quen, và sự nội quan của chúng ta và vườn nho tượng trưng cho nếp sống Hội thánh. Thuộc linh thì tốt, nhưng nó thường dẫn đến đến tính lập dị. Hầu như mọi người thuộc linh đều lập dị, có một vài loại tính lập dị nào đó. Khi lập dị, chúng ta không còn thuộc linh nữa. Thay vào đó, chúng ta trở thành sự rắc rối cho Hội thánh. Sự giải cứu khỏi tính lập dị là thập tự giá.
IV. SỰ KHƯỚC TỪ VÀ THẤT BẠI CỦA NGƯỜI YÊU
Trong 2:16-3:1, chúng ta thấy sự khóc và thất bại của người yêu.
A. Nhận Biết Đấng Christ Thuộc Về Nàng Và Nàng Thuộc Về
Đấng Christ, Nhưng Ngài Không Ở Cùng Nàng
“Lương Nhơn tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về nàng;/ Chàng chăn bầy mình giữa đám hoa huệ” (c. 16, .). Người yêu nhận biết theo cảm nhận Đấng Christ thuộc về nàng và nàng thuộc về Đấng Christ, dầu vậy Ngài không đang ở cùng nàng mà đang ở xa, nuôi những môn đồ thuần khiết và tin cậy của Ngài (chăn bầy mình giữa đám hao huệ). Tại điểm này, nàng và Đấng Christ chưa là một.
B. Khước Từ Ngài Bằng Cách Xin Ngài Chờ  Cho Đến Khi Tình Trạng Sa Sút Của Nàng Qua Đi
“Cho đến khi hừng đông lố ra,/ Và bóng tối tan đi./ Hỡi Lương Nhơn tôi,/ Khá giống như con linh dương hay con hươu tơ,/ Trên những núi Bê-thẹt” (c. 17, .). Ở đây, người yêu khước từ Ngài bằng cách xin Ngài chờ cho đến khi tình trạng sa sút của nàng qua đi, rồi sau đó hãy trở về với nàng trong sự phục sinh của Ngài, như con linh dương hay con hươu non vào thời gian ngăn cách, là điều chỉ có thể được cất đi bởi Ngài chứ không bởi nàng (trân những núi Bê-thẹt). Từ Bê-thẹt có nghĩa là “ngăn cách”. Dường như người yêu đang nói với Ngài rằng: “Chúa ơi, tôi chưa sẵn sàng. Xin đừng đến lúc này nhưng hãy cho đến khi tình trạng của tôi qua đi. Hãy giống như con linh dương trên núi ngăn cách”. Sự ngăn cách này, núi này, là nan đề và nó chỉ có thể được Ngài cất đi.
C. Trong Sự Nội Quan, Người Yêu Tìm Kiếm Lương Nhơn Nhưng Không Gặp
“Ban đêm tại trên giường mình,/ Tôi tìm người mà lòng tôi yêu mến;/ Tôi tìm kiếm người, mà không gặp” (3:1). Trong sự nội quan, trong tình trạng nản lòng, nàng tìm kiếm Lương Nhơn nhưng không gặp.
V. SỰ THỨC TỈNH VÀ KHÔI PHỤC CỦA NGƯỜI YÊU
Nhã Ca 3:2-4 nói về sự thức tỉnh và khôi phục của người yêu.
A. Người Yêu Trỗi Dậy Để Tìm Người Yêu Dấu Trên Những Con Đường, Theo Cách Của Giê-ru-sa-lem Thuộc Thiên
‘‘Tôi nói : Tôi sẽ chỗi dậy bây giờ, dạo quanh thành ;/ Trải qua các đường phố, các ngã ba,/ Đặng tìm người mà lòng tôi yêu dấu./ Tôi tìm kiếm người, nhưng không gặp’’ (c.2). Người yêu quyết định trỗi dậy khỏi sự nội quan để tìm Lương Nhơn trên những con đường, theo cách của Giê-ru-lem thuộc thiên (được) tượng trưng bởi Giê-ru-sa-lem trên đất).
B. Những Người Canh Giữ
Dân Của Dức Chúa Trời Trên Những Con Dường
Của Giê-Ru-Sa-Lem Thuộc thiên Gặp Nàng
‘‘Những kẻ canh tuần vòng quanh thành có gặp tôi./ Tôi hỏi họ rằng : Các ngươi có thấy người mà lòng tôi yêu mến chăng ?’’(c. 3). Những người canh giữ dân Đức Chúa Trời về mặt thuộc linh (Hê. 13 :17) trên những con đường của Giê-ru-sa-lem thuộc thiên gặp nàng, và nàng hỏi họ có thấy người mà lòng nàng yêu mến không.
C. Tìm Thấy Lương Nhơn Và Nắm Lấy Ngài
‘‘Tôi vừa đi khỏi họ xa xa, ? Thì gặp người mà lòng tôi yêu mến ;/ Bèn nắm lấy người, không khứng buông ra,/ Cho đến khi đưa người về nhà mẹ tôi,/ Vào phòng của người đã thai dựng tôi’’ (Nhã. 3:4). Không lâu sau khi lìa khỏi những người canh giữ dân Đức Chúa Trời, nàng gặp người yêu dấu, bèn nắm lấy Ngài, không để Ngài đi, cho đến khi đem Ngài vào trong Linh của ân điển, qua đó nàng đã được tái sinh (nhà của mẹ - phòng – Hê. 10 :29 ; Ga. 4 :26 ; Êph. 2:4-5 ; Ga. 5 :4) để tương giao cách ẩn mật.
Nhà của mẹ là nơi nàng đã được sinh ra và phòng của mẹ là nơi nàng đã được hoài thai. Mẹ ở đây là ân điển. Theo Ga-la-ti 4 :25-26, Giê-ru-sa-lem ở trên, là mẹ của chúng ta đại diện cho nguyên tắc ân điển, sinh ra những người thừa kế tự do, còn Giê-ru-sa-lem trên đất ra con cái dưới ách tôi mọi. Phòng của mẹ tượng trưng cho tình yêu, là điều thuộc về Cha. Tình yêu của Cha dẫn đến ân điển. Ê-phê-sô 2 :4-5 nói rằng Đức Chúa Trời đã thương yêu chúng ta và sau đó đã cứu chúng ta bởi ân điển. Chúng ta đã được hoài thai trong tình yêu của Đức Chúa Trời và được sinh ra bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Dù người yêu của Đấng Christ rơi vào sự nội quan, nhưng một ngày nọ nàng đã thức tĩnh và nhận biết rằng nàng là một tội nhân được cứu bởi ân điển. Sau đó, nàng có thể nói: « Đức Chúa Trời đã thương yêu tôi và Đấng  Christ đã cứu tôi bởi ân điển». 2 Cô-rin-tô 13 :14 nói về ân điển của Đấng Christ, sự thương yêu của tình yêu của Đức Chúa Trời, và sự tương giao của Thánh Linh. Linh đem tình yêu của Đức Chúa Trời và ân điển của Đấng Christ đến với chúng ta. Do đó, Linh được gọi Linh ân điển (Hê. 10 :29). Một khi người yêu nhận thức nàng là một tội nhân được cứu bởi ân điển thì rằng được phục hưng. Và khi gặp được Người yêu dấu, nàng đã nắm lấy Ngài, không để Ngài đi. Nàng đem Đấng Christ đến nhà mẹ mình, nơi nàng đã được sinh bởi ân điển, và vào trong phòng, nơi nàng đã được hoài thai trong tình yêu. Như phòng là phần bên trong của ngôi nhà, thì cũng vậy, tình yêu của Đức Chúa Trời là phần bên trong của ân điển của Đấng Christ. Là những người được cứu, chúng ta có cả tình yêu của Đức Chúa Trời lẫn ân điển của Đấng Đấng Christ.
VI. ĐẤNG CHRIST TRUYỀN CHO NHỮNG CON GÁI HAY XEN
VÀO VIỆC NGƯỜI KHÁC CHỚ ĐÁNH THỨC NÀNG

‘‘Hỡi các con giá Giê-ru-sa-lem, Ta van nài các ngươi, / Bởi những con linh dương hay những con hưu cái ngoài đồng,/ Chớ kinh động, chớ đánh thức tình yêu của Ta,/ Cho đến khi nàng muốn” (Nhã. 3:5). Ở đây, Đấng Christ  truyền cho những tín đồ hay xen vào việc người khác (các con gái Giê-ru-sa-lem) không được đánh thức nàng khỏi kinh nghiệm về Đấng Christ khi nàng đang được giải cứu khỏi bản ngã, cách xa sự nội quan để vào trong sự tương giao ẩn mật với Ngài cho đến khi nàng cảm thấy vui thỏa về kinh nghiệm kế tiếp của nàng về Ngài (nàng muốn).