Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 11




HỘI THÁNH TẠI SI-MIỆC-NƠ – SỰ SỐNG PHỤC SINH
VÀ MÃO MIỆN SỰ SỐNG
Chúa đã tể trị việc trong việc chọn các Hội thánh để thực hiện mục đích của Ngài. Ngài đã chọn bảy thành phố tại Tiểu Á: Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê. Theo tiếng Hi Lạp, tên của mỗi thành phố rất có ý nghĩa, chính xác với ý nghĩa thuộc linh của nó. Như chúng tôi đã chỉ ra, Ê-phê-sô có nghĩa là đáng được ao ước, cho thấy rằng Hội thánh tại Ê-phô-sô thật quý báu đối với Chúa và đáng được ao ước trong cách nhìn của Ngài. Trong tiếng Hi Lạp, Si-miệc-nơ có nghĩa là một dược. Một dược là hương liệu có vị ngọt chỉ về nỗi đau khổ. Theo hình bóng, một dược tượng trưng cho sự chịu khổ ngọt ngào của Đấng Christ. Vì thế, Hội thánh tại Si-miệc-nơ là một Hội thánh chịu đau khổ, báo trước về Hội thánh ở dưới sự bắt bớ của đế quốc La Mã từ nửa sau thế kỉ thứ nhất đến nửa đầu thế kỉ thứ tư. Hội thánh bị bắt bớ này chịu đau khổ trong hương thơm và sự ngọt ngào của Đấng Christ. Nói cách khác, Hội thánh này ở trong sự hoạn nạn của Jesus và tương giao với những nổi khổ của Ngài. Hội thánh tại Si-miệc-nơ chịu khổ như chính Đấng Christ đã từng chịu khổ, tiếp tục sự chịu khổ của Ngài. Trong Cô-lô-se 1:24, Phao-lô nói rằng: “Nay tôi vui mừng trong các nỗi khổ của tôi vì anh em, còn về phần tôi thì đem xác thịt mình mà bù đắp những gì còn thiếu trong các hoạn nạn của Đấng Christ vì Thân thể Ngài, tức là Hội thánh”. Phao-lô đã làm trọn những nổi khổ của Đấng Christ. Dù không ai có thể tiếp tục sự cứu chuộc của Đấng Christ nhưng tất cả những người đi theo Ngài phải làm trọn những nỗi khổ của Ngài vừa trong phương diện cá thể vừa trong phương diện tập thể. Trong Hội thánh tại Si-miệc-nơ, chúng ta thấy sự tiếp tục những nổi khổ của Jesus trong phương diện tập thể. Vì Hội thá
nh này tiếp tục những nỗi khổ của Jesus nên đây thực sự là chứng cớ của Jesus.
I. ĐẤNG PHÁT NGÔN
A. Đấng Đầu tiên và Sau cùng
Bây giờ chúng ta hãy xem xét về Đấng phát ngôn với Hội thánh tại Si-miệc-nơ. Trong câu 8, Chúa phán: “Đấng Đầu tiên và Sau cùng, Đấng đã chết rồi mà lại sống, phán rằng”. Chúa phán với Hội thánh chịu khổ ấy rằng Ngài là Đấng Đầu tiên và Sau cùng. Điều này có nghĩa là dù những nỗi khổ Ngài đã trải qua có khắc nghiệt thế nào thì những nổi khổ ấy cũng không thể hủy diệt hay làm tổn hại Ngài. Ngài là Đấng Đầu tiên; và rốt cuộc, Ngài cũng là Đấng Sau cùng. Trong sự chịu khổ, Hội thánh phải biết Chúa là Đấng Đầu tiên và Sau cùng, Đấng hằng hữu, bất biến. Dù hoàn cảnh như thế nào, Ngài vẫn như vậy. Không gì có thể đến trước Ngài cũng không gì có thể hiện hữu sau Ngài. Mọi sự đều ở trong vòng kiểm soát của Ngài.
Khi Chúa phán với Hội thánh tại Si-miệc-nơ rằng Ngài là Đấng Đầu tiên và Sau cùng, thì Ngài cho thấy rằng Hội thánh phải đắc thắng. Hội thánh không nên để bất cứ loại đau khổ nào làm cản trở. Hội thánh không nên để bất cứ loại đau khổ nào làm cản trở. Hội thánh phải trải qua tất cả những nổi khổ và đi đến cùng vì Chúa, Đấng là sự sống và Đầu của Hội thánh, là Đấng Đầu tiên và Sau cùng.
B. Đấng đã chết mà lại sống
Trong câu này, Chúa cũng nói Ngài là “Đấng đã chết rồi mà lại sống”. “Lại sống” có nghĩa là phục sinh. Chúa đã chịu chết và sống lại. Ngài đã buớc vào sự chết, nhưng sự chết không thể cầm giữ Ngài (Công. 2:24) vì Ngài là sự phục sinh (Gi. 11:25). Hội thánh chịu khổ cũng cần biết Ngài là môt Đấng như vậy dể có thể chịu đựng mọi nỗi khổ. Dù sự bắt bớ có khắc nghiệt thế nào đi nữa, Hội thánh vẫn sẽ sống động, vì sự sống phục sinh của Đấng Christ bên trong Hội thánh có thể chịu nổi sự chết. Cùng lắm thì sự chịu khổ và bắt bớ chỉ là giết chúng ta thôi. Sau sự chết vì bắt bớ thì có sự phục sinh. Vì vậy, dường như Chúa nói với Hội thánh chịu khổ rằng: “Các con phải nhận biết Ta là Đấng đã chịu bắt bớ đến chết. Tuy nhiên, sự chết ấy không phải là tận cùng mà là cánh cổng đưa vào sự phục sinh. Khi bước vào sự chết, Ta bước vào ngưỡng cửa của sự phục sinh. Đừng sợ hãi sự bắt bớ, cũng đừng khiếp sợ việc có thể bị giết. Các con phải đón tiếp sự chết và vui vẻ, vì một khi đi vào sự chết thi các con ở ngưỡng cửa của sự phục sinh. Hãy nhớ rằng Ta là Đấng dã chết mà lại sống”. Chúng ta cần điều gì thì Chúa là điều ấy. Các phẩm chất của Ngài hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Đối với Hội thánh chịu khổ, Chúa không những là Đấng Đầu tiên và sự khởi đầu mà còn là Đấng Sau cùng và sự kết thúc. Mỗi khi trải qua bắt bớ, anh em phải trỗi dậy và công bố: “Ha-lê-lu-gia, tôi đang đi đến chỗ kết thúc, tận cùng. Tôi sắp bước vào cánh cổng của sự phục sinh”.
II. NỔI KHỔ CỦA HỘI THÁNH
A. Hoạn nạn
Trong câu 8, Chúa phán với Hội thánh tại Si-miệc-nơ rằng: “Ta biết sự hoạn nạn của con”. Nội dung của bức thư này không có gì ngoài hoạn nạn, đau khổ và bắt bớ. Đối với Hội thánh, hoạn nạn là thử nghiệm sự sống. Mức độ Hội thánh kinh nghiệm và vui hưởng sự sống phục sinh của Đấng Christ chỉ có thể được thử nhiệm bằng hoạn nạn. Hơn nữa, hoạn nạn cũng đem đến những điều phong phú từ sự sống phục sinh của Đấng Christ. Mục đích của Chúa trong việc cho phép Hội thánh chịu hoạn nạn không những để làm chứng rằng sự sống phục sinh của Ngài đắc thắng sự chết mà còn giúp Hội thánh bước vào những điều phong phú của sự sống Ngài. Vì thế, hoạn nạn thật quý báu đối với Hội thánh
B. Nghèo khó (nhưng giàu có)
Chúa phán: “ta biết sự hoạn nạn của con, sự nghèo khổ của con song thật con giàu có”. Chúa đang đánh giá cao Hội thánh chịu khổ này. Hội thánh chịu khổ ấy vốn nghèo khó về vật chất nhưng lại giàu có trong Chúa với những điều phong phú của sự sống Ngài. Cho nên, dường như Chúa phán: “các con chịu bắt bớ và nghèo khó nhưng các con giàu có. Các con nghèo về vật chất, nhưng giàu về phương diện thuộc linh. Các con nghèo trong những điều thuộc đất nhưng giàu trong những điều thuộc trời”. Chịu bắt cớ là phương diện đem chúng ta vào những điều phong phú của Đấng Christ. Càng bị bắt bớ và chịu nghèo khó, chúng ta càng giàu có trong Đấng Christ
C. Lời vu khống của người Do Thái vô tín từ nhà hội của Sa-tan
Trong câu 9, Chúa cũng nói rằng Ngài biết “lời nhạo báng của kẻ tự xưng là người Do Thái mà không phải là người Do Thái, bèn là nhà hội của Sa-tan” Theo bức thư này, sự bắt bớ đến từ tôn giáo, từ những người Do Thái vô tín thuộc nhà hội của Sa-tan. Lời vu khống của những người theo Do Thái giáo về Hội thánh chịu khổ chính là lời nói xấu của họ về Hội thánh. Người theo Do Thái giáo là người Do Thái trong xác thịt, không phải là người Do Thái trong linh (La.2:8-29). Chỉ là dòng sông của Áp-ra-ham trong xác thịt thì không làm hô thành người Do Thái thật. “Chẳng phải con cái thuộc xác thịt là con cái của Đức Chúa Trời” (La.9:7-8). Vì vậy, Chúa nói rằng họ “tự xưng là người Do Thái mà không phải là người Do Thái”. Những người theo Do Thái giáo này kiên quyết đòi giữ lại hệ thống Do Thái giáo của họ gồm có chức vụ tế lễ Lê-vi, các nghi lễ dâng sinh tế và đền thờ vật chất mà đều là những hình bóng bây giờ đã được Christ hoàn thành và thay thế. Vì Hội thánh dưới giao ước mới trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời không có phần gì trong sự thực hành tôn giáo của họ nên những người Do Thái chỉ trích Hội thánh cách nhạo báng. Về nguyên tắc tình trạng ngày nay cũng như vậy vì những người tôn giáo vu khống các Hội thánh trong sự khôi phục của Chúa tức là những người tìm kiếm Chúa và bước theo Ngài trong linh và trong sự sống mà không quan tâm đến hệ thống hay sự thực hành tôn giáo nào
Chúa phán rằng những người tự xưng là người Do Thái mà không phải thì chính là “nhà hội của Sa-tan”. Từ liệu “nhà hội của Sa-tan” là một từ liệu kinh khủng. Nhà hội là nơi những người Do Thái thờ phượng Đức Chúa Trời chủ yếu bằng việc nghiên cứu Kinh văn của họ là Cựu Ước. Tuy nhiên, do cố chấp bám lấy những quan niệm truyền thống, tôn giáo của mình, nên họ trở nên một với Sa-tan và chống đối đường lối sự sống của Đức Chúa Trời, là đường lối thực hiện mục đích của Ngài. Nhà hội ở dưới bàn tay điều khiển, thao túng của Sa-tan, bì bấy giờ hắn là quyền lực ở đằng sau nhà hội. Các nhà hội bắt bớ Chúa Jesus (Mat.12:9-14; Lu.4:28-29; Gi.9:22) bắt bớ các sứ đồ (Công.6:9, 45-46, 50; 14:1-2, 19; 17:1, 5-6) và bắt bớ các Hội thánh (Khải 3:9). Vì vậy, Chúa gọi là “nhà hội của Sa-tan”. Ngay cả khi còn ở trên đất, Ngài cũng đã xem các nhà hội là thuộc về Sa-tan, như được hàm ý trong Ma-thi-ơ 12:25-29 và Giăng 8:44. Dường như họ thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng thật ra họ chống đối Ngài. Họ bắt bớ và giết chết những người thờ phương thật của Đức Chúa Trời nhưng tự cho là mình đang phụng sự Đức Chúa Trời (Gi.16:2). Khi Chúa ở trên đất, những người Do Thái không thể trực tiếp xử lí Ngài vì bấy giờ họ không có quyền giết Chúa bằng cách ném đá Ngài. Vì thế họ lợi dụng chính quyền La Mã để xử tử Ngài và đóng đinh Ngài. Theo cùng một nguyên tắc, các nhà hội Do Thái đã xúi giục chính quyền La Mã bắt bớ Hội thánh chịu khổ. Từ đó, trải qua suốt các thế kỉ, những người tôn giáo đã đi theo bước chân của họ mà bắt bớ những người chân thành tìm kiếm và bước theo Chúa trong linh và sự sống, trong khi họ vẫn tự cho mình là đang bảo vệ quyền lợi của Đức Chúa Trời.
D. Bị ma quỷ giam vào ngục
Trong câu 10, Chúa phán: “Các con chớ sợ điều mình sắp chịu khổ. Này, ma quỷ sắp quăng mấy kẻ trong các con vào ngục, hầu thử thách các con” Câu 9 đề cập đến Sa-tan, còn câu 10 đề cập đến Ma Quỷ. Trong tiếng Hi-Lạp, Sa-tan có nghĩa là kẻ nội thù. Hắn không những là kẻ thù của Đức Chúa Trời ở bên ngoài, mà còn là kẻ thù của Ngài ở bên trong. Chữ Hi-lạp diabolos được dịch là Ma quỷ có nghĩa là kẻ tố cáo, kẻ vu khống (12:9-10). Ma quỷ, tức Sa-tan, kẻ nội thù của Đức Chúa Trời, tố cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời và vu khống chúng ta trước mặt loài người. Sự bắt bớ mà Hội thánh đã chịu bắt đầu từ nhà hội tôn giáo của người Do Thái do Sa-tan là kẻ nội thù xúi giục. Điều này được hoàn tất bởi chính quyền La Mã vốn bị ma quỷ là kẻ vu khống dùng để giam các thánh đồ vào ngục. Việc giam Hội thánh chịu khổ vào ngục là sự cộng tác của chính quyền La Mã thuộc Ma quỷ và tôn giáo thuộc Sa-tan.
E. Sự hoạn nạn trọn vẹn nhưng ngắn ngủi
Trong câu 10, Chúa cũng nói rằng họ sẽ bị hoạn nạn 10 ngày. Số 10 là con số trọn vẹn, chẳng hạn như 10 điều răn nói lên sự đòi hỏi trọn vẹn của Đức Chúa Trời, và một phần mười các lễ vật cho thấy 10 phần thì tạo một lễ vật trọn vẹn. Mười ngày trong Kinh Thánh chỉ về một khoảng thời gian trọn vẹn nhưng ngắn ngủi (sáng.24:55; Giê.42:7; Đa.1:12-13). Vì vậy, điều này cho thấy rằng sự hoạn nạn của Hội thánh chịu khổ là trọn vẹn nhưng ngắn ngủi. Đối với chúng ta, sự bắt bớ có thể đường như dài, nhưng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, điều này thật ngắn ngủi. Sự bắt bớ ấy không phải kéo dài 1.000 ngày hay thậm chí 100 ngày mà chỉ 10 ngày. Ngợi khen Chúa! Sự chịu khổ này chỉ là một sự chịu khổ tạm thời.
Mười ngày ấy là dấu hiệu báo trước về 10 giai đoạn bắt bớ mà Hội thánh phải chịu dưới tay các hoàng đế La Mã, bắt đầu từ Sê-sa Neron vào nửa sau thế kỉ thứ nhất đến đại đế Constantine ở đầu thế kỉ thứ tư. Tuy nhiên, dù Ma quỷ là Sa-tan đã xúi giục  các Sê-sa La Mã bắt bớ Hội thánh, và họ đã cố gắng hết sức phá hủy, diệt trừ Hội thánh, nhưng họ vẫn không thể chinh phục và kết liễu Hội thánh. Lịch sử chứng minh rằng Hội thánh của Đấng Christ hằng sống, “Đấng đã chết rồi mà lại sống” đã đương đầu một cách đắc thắng với những sự bắt bớ và gia tăng này bởi sự sống phục sinh bật diệt.
III. SỰ SỐNG PHỤC SINH – KHẢ NĂNG
BỀN CHỊU CHO ĐẾN CHẾT
Trong câu 10, Chúa cũng phán: “Khá trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho các con mão miện của sự sống” Trong bức thư này, chúng ta thấy vài dấu hiệu cho thấy sự sống phục sinh ở trong Hội tháng. Khi Chúa bày tỏ những phẩm chất của Ngài trong câu 6, rằng Ngài là Đấng đã chết và lại sống, thì Ngài cho thấy rằng sự sống phục sinh của Ngài đang ở trong Hội thánh. Dường như Chúa phán: “Ta là phục sinh đang sống trong các con. Vì các con có sự sống phục sinh bên trong nên các con không có lí do hay viện cớ gì để thất bại. Các con không cần phải đi đánh bại trước sự bắt bớ. Trái lại, các con phải chịu sự bắt bớ này cách đúng đắn bởi sự sống phục sinh của Ta “Vì có sự sống phục sinh này nên Hội thánh có thể chịu hoàn nạn thậm chí cho đến chết. Hội thánh luôn luôn có đủ điều kiện để làm người tuận đạo kì diệu, đắc thắng và vinh hiển. Tất cả chúng ta đều có đủ điều kiện làm những người tuận đạo đắc thắng vì chúng ta có sự sống phục sinh bên trong mình.
IV. SỰ PHÁT NGÔN CỦA ĐỨC LINH
Lời Chúa trong bức thư này cho Hội thánh chịu khổ cũng là sự phát ngôn của Linh cho tất cả các Hội thánh. Điều này cho thấy rằng tất cả các Hội thánh có thể kinh nghiệm cùng một sự chịu khổ. Thật ra, trong Hội thánh nào cũng có vài thánh đồ đang trải qua loại bắt bớ này. Tất cả họ đều phải nghe lời phát ngôn của Linh với Hội thánh chịu khổ này. Qua sự phát ngôn nhiều lần của Linh, Lời Chúa trong bức thư này đến với tất cả các thánh đồ chịu bắt bớ vì cớ Chúa trải qua các thế hệ
V. LỜI HỨA CHO NGƯỜI ĐẮC THẮNG
A. Mão miện sự sống
Trong câu 10, chúng ta thấy lời hứa cho người đắc thắng-mão miện sự sống. Cuối cùng, sự sống sẽ trở nên mão miện. Đó là vinh hiển của những người tuận đạo đắc thắng. Theo cách dùng trong Tân Ước, mão miện luôn chỉ về phần thưởng thêm vào sự cứu rỗi (3:11; Gia. 1:12; 2 Ti. 4:8; 1 Phi. 5:4; 1 Cô. 9:25). Mão miện sự sống là phần thưởng cho những người trung tín cho đến chết trong việc đắc thắng sự bắt bớ, chỉ về sức mạnh đắc thắng, tức quyền năng của sự sống phục sinh (Phil. 3:10); điều này cũng cho thấy những người đắc thắng ấy đã đạt đến “sự sống lại vượt trỗi từ trong kẻ chết”, tức sự phục sinh vượt trỗi (Phil. 3:11, nguyên văn Hi Lạp).
B. Chẳng bị hại bởi lần chết thứ hai
Trong câu 11, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng hẳn chẳng bị hại bởi lần chết thứ hai”. Đắc thắng trong bức thư này có nghĩa là đắc thắng sự bắt bớ bằng cách trung tín cho đến chết. Lời hứa cho người đắc thắng trong bức thư này vừa có phương diện tích cực là nhận mão miện của sự sống, vừa có phương diện tiêu cực là không bị hại bởi lần chết thứ hai.
Câu 11 là một nan đề lớn cho những người giải nghĩa sách Khải Thị. Do có sự sa ngã và tội nên mọi người đều phải chết một lần (Hê. 9:27). Tuy nhiên, lần chết thứ nhất ấy chưa phải là sự giải quyết cuối cùng. Ngoài những người được ghi vào sách sự sống bởi đức tin nơi Chúa Jesus, còn tất cả những người chết đều sẽ sống lại và trải qua phán xét ở ngai trắng lớn vào cuối thời đại ngàn năm, tức là vào cuối thời kì thuộc trời cũ và đất cũ. Kết quả của sự phán xét ấy là tất cả họ sẽ bị ném vào hồ lửa, và đó là lần chết thứ hai, là sự giải quyết cuối cùng (Khải. 20:11-15). Lần chết thứ hai chính là sách Đức Chúa Trời xử lí con người sau khi họ đã chết và sống lại. Vì những người đắc thắng sự chết bởi trung tín cho đến chết dưới sự bắt bớ và không còn gì để Đức Chúa Trời xử lí thêm, nên họ sẽ được thưởng bằng mão miện sự sống và sẽ không bị chạm đến hay “làm hại” nữa bởi sự chết, tức lần chết thứ hai, sau khi sống lại.
Hầu như giáo sư Cơ Đốc nào cũng gặp nan đề ở đây, vì họ nghĩ rằng sau khi tín đồ sống lại thì không còn gì phải giải quyết nữa. Tôi xin nêu lên một câu hỏi với anh em: Giả như anh em chết ngay hôm nay, anh em có thể nói mình không còn gì cần Chúa xử lí không? Có lẽ anh em không thể nói như vậy. Điều này có nghĩa là nếu chết ngay hôm nay thì anh em vẫn còn có gì đó cần Chúa xử lí thêm. Nói như vậy không có nghĩa là anh em hư mất. Tuy nhiên, sự xử lí thêm ấy không phải là điều gì đó tích cực; điều này chắc chắn mang tính tiêu cực. Mọi điều tiêu cực đều đến từ sự chết. Vì thế, nếu anh em cần thêm sự xử lí tiêu tực, điều đó có nghĩa là anh em vẫn có thể bị sự chết chạm đến. Nói như vậy không có nghĩa là anh em sẽ bị diệt vong mà cho thấy rằng anh em sẽ chịu khổ. Chúng ta phải lắng nghe lời Chúa. Nếu đắc thắng sự bắt bớ thì về mặt tích cực, chúng ta sẽ nhận được mão miện sự sống, còn về mặt tiêu cực, chúng ta sẽ không bị tổn hại bởi lần chết thứ hai.
Tất cả chúng ta cần là những người đắc thắng. Nếu không làm một người đắc thắng trong thời đại này, anh em sẽ bị tổn hại bởi lần chết thứ hai trong thời đại sau. Ai cũng thấy khó giải thích rõ việc bị làm hại bởi lần chết thứ hai có nghĩa gì. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: nếu anh em không đắc thắng sự bắt bớ thì một điều gì đó sẽ làm tổn hại anh em. Tôi lặp lại rằng điều này không có nghĩa là anh em sẽ hư mất, anh em sẽ bị diệt vong. Không, người nào đã được cứu thì được cứu cho đến đời đời. Giăng 10:28 và 29 cho thấy rằng không người nào đã được cứu lại có thể bị diệt vong một lần nữa. Tuy nhiên, sau khi sống lại, chúng ta có thể bị Chúa xử lí ở mức độ nào đó. Đừng cứ bám lấy thần học truyền thống là điều dạy rằng sau khi anh em được sống lại thì mọi sự điều sẽ ổn thỏa. Sau khi những người vô tín sống lại, họ sẽ bị Đức Chúa Trời xử lí về định mệnh đời đời của họ. Theo cùng một nguyên tắc, sau khi sống lại, chúng ta vẫn bị Chúa xử lí một số điều nào đó. Tất cả đều tùy thuộc vào việc ngày nay chúng ta sống và bước đi như thế nào. Nếu chúng ta sống đã bước đi cách đắc thắng thì tình trạng ấy cho thấy rằng chúng ta đã đắc thắng sự chết và không còn lại điều gì cần Chúa xử lí thêm.
Chúng ta phải nhận lấy lời rõ ràng này của Chúa. Đừng chấp nhận sự dạy dỗ cho rằng nếu thất bại sau khi được cứu thì anh em lại sẽ hư mất và bị diệt vong. Dạy như vậy là không đúng. Thái cực kia thì dạy rằng sau khi đã được cứu, anh em không còn nan đề gì với Chúa. Tuy nhiên, một người đã được cứu đời đời vẫn còn cần được Ngài xử lí. Đây là phúc âm trọn vẹn. Phúc âm trọn vẹn là toàn bộ Tân Ước, chứ không phải chỉ có Giăng 3:16. Ở đây trong Khải Thị 2:11, có một phần về phúc âm trọn vẹn, nói rằng chúng ta phải đắc thắng mọi sự bắt bớ. Nếu không đắc thắng, anh em sẽ không nhận được mão miện sự sống; thay vì thế, anh em sẽ bị tổn hại nởi lần chết thứ hai. Nếu đắc thắng sự bắt bớ và hoạn nạn bởi sự sống phục sinh bên trong mình, thì về mặt tích cực, anh em sẽ nhận được mão miện của sự sống, còn về mặt tiêu cực, anh em sẽ không bị lần chết thứ hai chạm đến. Chúa đã hứa rõ ràng như vậy, và tất cả chúng ta đều phải nhận lấy lời hứa ấy. Dù có hiểu lời Ngài hay không, tất cả chúng ta vẫn phải chấp nhận lời Chúa. Nếu tin Giăng 3:16, anh em cũng phải tin Khải Thị 2:11. Cả hai câu Kinh Thánh ấy đều là lời Chúa. Tôi lặp lại rằng đây là phúc âm trọn vẹn.
Vấn đề này bị che khuất lâu nay, và không bao nhiêu Cơ Đốc nhân dám chạm đến điều này. Vì không thể hiểu vấn đề này nên họ thường không thực hành, bỏ qua. Nhưng Chúa sẽ không bao giờ bỏ qua lời của Ngài. Bất cứ điều gì Ngài nói thì Ngài cũng sẽ thực hiện. Vì vậy, chúng ta cần phải được cảnh cáo rằng chúng ta phải đắc thắng sự hoạn nạn, khổ sở và bắt bớ, để có thể nhận được mão miện sự sống và không bị hại bởi lần chết thứ hai. Nếu đắc thắng như vậy, chúng ta không còn gì để Chúa xử lí thêm trong tương lai.