Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 16




HỘI THÁNH TẠI LAO-ĐI-XÊ – CÙNG ĂN TỐI VỚI
CHÚA VÀ NGỒI TRÊN NGAI NGÀI
Bây giờ, chúng ta đến với Hội thánh tại Lao-đi-xê, tức Hội thánh trong tình trãng suy thoái (3:14-22). Trong tiếng Hi Lạp, Lao-đi-xê có nghĩa là ý kiến, sự phán xét của con người hay của người thường. Hội thánh tại Lao-đi-xê là một dấu hiệu báo trước về Hội thánh khôi phục Tây phương suy thoái. Không đầy một thế kỉ sau khi Chúa khôi phục Hội thánh đúng đắn vào đầu thế kỉ 19, một vài Hội thánh khôi phục (“hội chúng”) đã trở nên suy thoái. Hội thánh khôi phục suy thoái khác với Hội thánh Cải chánh được tượng trưng bởi Hội thánh tại Sạt-đe, và cùng khác với Hội thánh khôi phục đúng đắn được tượng trưng bởi Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Hội thánh này sẽ tồn tại cho đến khi Chúa trở lại. Ngày nay hội thánh khôi phục Đông phương cũng suy thoái nốt.
Một số giáo sư Cơ Đốc xem Hội thánh tại Lao-đi-xê là Hội thánh Cải chánh nguội lạnh. Nói cách chính xác thì không phải như vậy. Theo văn cảnh và lịch sử, Hội thánh tại Lao-đi-xê phải là dấu hiệu về Hội thánh khôi phục bị suy thoái. Cách đây khoảng 180 năm, Hội thánh khôi phục Tây phương bắt đầu tại Anh, hội tah1nh khôi phục đông phương khởi sự ở Hoa lục năm 1922. Theo những gì chúng ta đọc thì hai Hội thánh ấy thật tuyệt vời. Đó là sự khôi phục thật về nếp sống Hội thánh. Tuy nhiên, sự khôi phục ấy không tồn tại được lâu. Nếu đọc lịch sử về hai Hội Anh Em ấy và nếu đến thăm viếng họ ngày nay, anh em sẽ nhận thấy nhiều hội chúng của Hội Anh Em đã trở thành Hội thánh Lao-đi-xê. Như chúng ta sẽ thấy, dù họ tự hào về kiến thức Kinh Thánh, nhưng họ lại nghèo nàn trong việc vui hưởng những điều phong phú của Đấng Christ và mù lòa đối với những điều thuộc linh.

I. ĐẤNG PHÁT NGÔN
A. Đấng A-men
Trong 3:14, Chúa phán: “Đấng A-men, Chứng nhân thành tín chân thật, là khởi đầu cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, phán rằng…” Đối với mỗi Hội thánh trong bày Hội thánh mà Chúa đề cập thì những gì Ngài “là” phù hợp với hoàn cảnh của họ và những gì Ngài “làm” phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ở đây, đối với Hội thánh tại Lao-đi-xê, Ngài tự xưng là Đấng A-men. Trong tiếng Hi Lạp, A-men có nghĩa là vững chắc, kiên định và đáng tin cậy. Chúa là Đấng vững chắc, kiên định và đáng tin cậy
B. Chứng nhân thành tín chân thật
Vì Chúa là Đấng vững chắc, kiên định và đáng tin cậy nên Ngài là chứng nhân thành tín chân thật. Điều này cho thấy rằng Hội thánh suy thoái tại Lao-đi-xê không vững chắc, không kiện định, không đáng tin cậy cũng không trung tín và chân thật với tư cách là chứng nhân của Chúa.
C. Khởi đầu cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời
Trong câu 14, Chúa cũng tự xưng là “khởi đầu cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời”. Điều này nói lên Chúa là khởi nguyên hay nguồn gốc cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, hàm ý Chúa là nguồn gốc bất biến và hằng hữu trong công tác của Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng Hội thánh khôi phục suy thoái đang thay đổi bởi lìa bỏ Chúa là nguồn
II. TÌNH TRẠNG CỦA HỘI THÁNH
A. Không lạnh cũng không nóng – hâm hẩm
Trong các câu từ 15 đến 17, chúng ta thấy tình trạng của Hội thánh tại Lao-đi-xê. Trong câu 15 và 16, Chúa phán: “Ta biết công việc của con, con không lạnh cũng không nóng. Ước gì con lạnh hoặc nóng! Vậy, vì con hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả con ra khỏi miệng Ta”. Một khi Hội thánh khôi phục suy thoái thì trở nên hâm hẩm, không lạnh cũng không nóng. Ngày nay, đây là thực trạng của rất nhiều hội chúng của Hội Anh Em cả Tây phương và Đông phương. Điều này nên là lời cảnh cáo với chúng ta. Một khi đã trở nên hâm hẩm, chúng ta. Một khi đã trở nên hâm hẩm, chúng ta không còn thích hợp cho sự chuyển động của Chúa và sẽ bị nhả ra khỏi miệng Ngài.
B. Kiêu ngạo về sự giàu có
Trong câu 17, Chúa phán: “Con nói: Ta giàu rồi, ta đã được giàu có rồi, không cần chi nữa”. Hội thánh khôi phục suy thoái (“hội chúng”) khoe khoang về sự giàu có của mình (chủ yếu về kiến thức giáo lí). Hội thánh ấy không nhận được rằng mình nghèo nàn trong sự sống, đui mù trong thị lực và lõa lồ trong hành vi. Vì vậy, như chúng ta sẽ thấy, Hội thánh ấy cần vàng cho tình trạng nghèo nàn của mình, thuốc xức mắt cho tình trạng đui mù của mình, và áo trắng cho tình trạng lõa lồ của mình, như được đề cập trong câu tiếp theo.
Đặc biệt nổi bật nhất của những người trong các hội chúng suy thoái là kiêu ngạo. Họ nghĩ mình biết mọi sự. Chắc chắn họ có nhiều tri thức về giáo lí. Họ biết nhiều về Kinh Thánh hơn những người trong các giáo phái. Theo một ý nghĩa, tuy họ biết về Kinh Thánh, nhưng những gì họ có chỉ là tri thức suông. Vì có tri thức ấy nên họ tự cho mình giàu có. Nhưng Chúa nói rằng thật ra họ nghèo nàn. Họ không nghèo về tri thức nhưng nghèo về những những điều phong phú của Đấng Christ. Họ có tri thức về Đấng Christ nhưng nghèo nàn trong việc vui hưởng những điều phong phú của Đấng Christ. Họ có tri thức về Đấng Christ nhưng nghèo nàn trong việc vui hưởng những điều phong phú của Đấng Christ.  Tôi được mời giảng tại ba hội chúng của Hội Anh Em. Sau khi giảng ở những nơi ấy và nghe những lời đáp của họ, tôi hoàn toàn được thuyết phục về lẽ thật từ lời Chúa cho Hội thánh tại Lao-đi-xê. Nếu ở với họ ít lâu, anh em sẽ cảm nhận rằng họ tự hào về kiến thức của họ. Khi nói chuyện, họ kết án sự thiếu hiểu biết của những người khác, nghĩ rằng họ biết mọi sự. Tuy nhiên, sau khi ở với họ, anh em sẽ nhận thấy tình trạng nghèo nàn giữa vòng họ. Đơn gản là họ không nhận thấy những điều phong phú của Đấng Christ, thậm chí cũng không nói về những điều ấy.
C. Khốn khổ
Theo cách nhìn của Chúa, các hội chúng suy thoái ấy khốn khổ vì họ tự hào về sự giàu có trong trí thức hư không thuộc về giáo lí, nhưng lại nghèo trong kinh nghiệm về những điều phong phú của Đấng Christ cách nghiêm trọng.
D. Đáng thương
Hội thánh khôi phục suy thoái ấy cũng đáng thương vì lõa lồ, đui mù và đầy dẫy sự xấu hổ và tối tăm.
E. Nghèo
Hội thánh suy thoái kiêu ngạo ấy nghèo trong kinh nghiệm về Đấng Christ và trong thực tại thuộc linh về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Hội thánh ấy hầu như lúc nào cũng quan tâm đến tri thức hư không mà rất ít quan tâm đến kinh nghiệm sống động về Đấng Christ. Đó là tình trạng nghèo nàn thật, tình trạng nghèo nàn ấy làm cho Hội thánh khốn khổ và đáng thương.
F. Đui mù
Theo cách nhìn của Chúa, Hội thánh tại Lao-đi-xê không những nghèo về những điều phong phú của Đấng Christ mà còn đui mù đối với những điều thuộc linh đích thực. Hội thánh ấy không có nhận thức thuộc linh về trong đích thực. Tuy có ít nhiều tri thức về những điều thuộc linh, nhưng họ không có nhận thức bề trong
G. Lõa lồ
Tất cả Cơ Đốc nhân chúng ta đều đã nhận lấy Đấng Christ là sự công chính khách quan như chiếc áo để bao phủ mình. Điều này là vì sự công chính của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Sau khi được xưng công chính trong Đấng Christ, chúng ta cần sống bởi Đấng Christ và sống Đấng Christ ra để Ngài có thể trở thành sự công chính chủ quan của chúng ta như một chiếc áo rực khác để bao phủ bước đi hằng ngày của chúng ta. Do thiếu kinh nghiệm chủ quan về Đấng Christ nên Hội thánh khôi phục suy thoái ấy lõa lồ theo cách nhìn của Chúa. Tri thức hư không về giáo lí bị tan biến dưới con mắt cháy sáng của Chúa, phơi bày sự lõa lồ của những người có tri thức ấy. Chỉ Đấng Christ được kinh nghiệm mới có thể bao phủ chúng ta dưới ánh mắt phán xét của Ngài.
H. Sắp bị nhả ra khỏi miệng Chúa
Trong câu 16, Chúa phán: “Vậy, vì con hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả con khỏi miệng Ta” khi Hội thánh khôi phục trở nên suy thoái thì họ có nguy cơ bị nhả khỏi miệng Chúa nếu họ không ăn năn để trở nên nóng cháy trong việc tìm kiếm các kinh nghiệm phong phú về Chúa. Bị nhả khỏi miệng Chúa là mật đi sự vui hưởng về những gì Chúa là đối với Hội thánh.
I. Chúa đứng ngoài cửa mà gõ
Trong câu 20, Chúa phán: “Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ” “Cửa” không phải là cửa của các cá nhân mà là cửa Hội thánh. Hội thánh tại Lao-đi-xê có tri thức, nhưng không có hiện diện của Chúa. Là Đầu của Hội thánh, Chúa đang đứng bên ngoài Hội thánh suy thoái để gõ cửa. Hội thánh khôi phục suy thoái phải nhận biết vấn đề này!
III. LỜI KHUYÊN CỦA CHÚA
Trong câu 18, chúng ta thấy lời khuyên của Chúa với Hội thánh tại Lao-đi-xê: “Ta khuyên con hãy mua vàng thử lửa của Ta, hầu cho con trở nên giàu có; mua áo trắng để mặc vào, hầu cho sự xấu hổ về sự lõa lồ của con khỏi lộ ra; lại mua thuốc mắt để thoa mắt, hầu cho con thấy được”. “Mua” đòi hỏi phải trả giá. Hội thánh khôi phục suy thoái cần trả giá để mua vàng, áo trắng và thước xức mắt, là những thứ Hội thánh ấy vô cùng cần đến. Sau khi tiếp túc với các Hội chúng của Hội Anh Em, tôi nhận thấy rằng có lẽ không ai trong họ hiểu việc trả giá có nghĩa là gì. Có lẽ họ chưa bao giờ nghe nói là họ phải trả giá để kinh nghiệm những điều phong phú của Đấng Christ. Họ biết kiến thức và giáo lí, nhưng không biết cách để trả giá. Họ biết cách học nhưng họ không biết cách mua. Họ biết “những lẽ thật” nào đó nhưng không biết giá phải trả cho việc kinh nghiệm những điều phong phú của Đấng Christ.
A. Mua vàng thử lửa từ Chúa
Trước hết, Chúa khuyên Hội thánh tại Lao-đi-xê mua “vàng thử lửa” Theo Kinh Thánh, đức tin vận hành của chúng ta (Ga.5:6) được ví sánh như vàng (1 Phi.1:7) và bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời, tức thần tính của Đấng Christ, cũng được hình bóng bởi vàng (Xuất.25:11). Chúng ta dự phần vào bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời bởi đức tin (2 Phi.1:1, 4-5). Hội thánh khôi phục suy thoái có tri thức về các giáo lý liên quan đến Đấng Christ, nhưng không có bao nhiêu đức tin sống động để dự phần vào yếu tố thần thượng của Đấng Christ. Hội thánh ấy cần trả giá để có được đức tin bằng vàng qua những cuộc thử nghiệm bằng lửa để có thể dự phần vào “vàng” thật, tức chính Đấng Christ là yếu tố sự sống cho Thân thể Ngài. Nhờ đó, Hội thánh ấy có thể trở nên giá đèn bằng vàng ròng (1:20) để xây dựng Giê-ru-sa-lem Mới bằng vàng (21:18)
Nếu có kinh nghiệm, chúng ta sẽ nhận thấy rằng cả ba thứ mà Chúa khuyên Hội thánh tại Lao-đi-xê mua – vàng, áo trắng và thuốc xức mắt – đều là chính Chúa. Như chúng ta đã thấy, theo hình bóng hay theo hình ảnh tượng trưng của Kinh Thánh thì vàng chỉ về hai điều: bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời và đức tin sống động mà bởi đó chúng ta đánh giá cao và tiếp nhận bản chất thần thượng. Hai điều này được kết hiệp lại. Nếu chúng ta không có đức tin sống động để quý trọng và áp dụng bản chất thần thượng thì bản chất thần thượng không thể nào thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ có thể vui hưởng bản chất thần thượng bằng đức tin sống động của mình. Đấng Christ là hiện thân của bản chất thần thượng và cũng là đức tin sống động của chúng ta . Nếu có đức tin, chúng ta có thể dự phần vào bản chất thần thượng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải có Đấng Christ. Chúng ta phải trả giá và thưa với Chúa rằng: “Chúa ơi, con có nhiều tri thức về các lẽ thật Kinh Thánh, nhưng con thừa nhận rằng con không có Ngài bao nhiêu. Chúa ơi, con thà có Ngài hơn là có tri thức suông hay những giáo lí hư không. Chúa ơi, Ngài là vàng thật, là hiện thân của bản chất thần thượng. Để quý trọng và áp dụng bản chất thần thượng này, con cần đức tin sống động. Nhưng Chúa ơi, con không có đức tin sống động này, dù vậy con trong đợi Ngài. Chúa ơi, xin Ngài hãy là đức tin sống động của con. Con muốn sống bởi Ngài là đức tin của con, tức đức tin của Con Đức Chúa Trời” (Ga.2:20). Nếu anh em thưa với Chúa như vậy, ngay lập tức Chúa sẽ phán: “Tốt lắm, nếu muốn có được Ta thì con phải trả giá. Có một điều nào đó Ta muốn con buông bỏ vì đó là vật chướng ngại cản trở Ta trở nên sự vui hưởng của con” Buông bỏ những điều ấy là trả giá. Nhiều người trong chúng ta đã kinh nghiệm Chúa theo cách này. Chúa thường nói rằng: “Ta ở đây. Con muốn Ta hay muốn điều đó Nếu con muốn giữ điều đó, Ta sẽ lánh xa. Tay của con đầy ắp nhiều điều. Con phải buông bỏ chúng, làm cho tay mình trống không, và sau đó nắm lấy Ta. Khi ấy con sẽ có Ta làm sự vui hưởng của mình”. Chỉ khi nào trả giá, chúng ta mới có thể có được Đấng Christ.
Hãy xem xét những lời của sứ đồ Phao-lô trong Phi-líp 3:8: “Tôi cũng kể mọi sự là mất vì sự tuyệt hảo của việc hiểu biết về Christ Jesus, Chúa tôi: Vì Ngài mà tôi đã chịu mất mọi sự và kể chúng là rác rưởi, để tôi có thể đạt được Christ”. Đối với Phao-lô, không gì còn lại ngoài Christ. Ông đã dùng hết mọi sự vì Christ, trả trọn giá phải trả. Dù có bất cứ điều gì, Phao-lô cũng bỏ mất điều ấy để được Đấng Christ. Ngày nay, chúng ta phải noi theo tâm linh ấy mà trả bất cứ giá nào, ngay cả chính mạng sống của mình, để thu đạt được Đấng Christ.
Chúng ta không bao giờ có thể phân rẽ đức tin sống động khỏi bản chất thần thượng. Tuy khó giải thích được điều này theo phương diện giáo lí, nhưng chúng ta biết theo phương diện kinh nghiệm rằng có đức tin sống động, chúng ta vui hưởng bản chất thần thượng. Và khi ở trong bản chất thần thượng, chúng ta chắc chắn có đức tin sống động. Vì vậy, hai điều này được kết hiệp lại và cả hai đều được tượng trưng bằng vàng Hội thánh tại Lao-đi-xê cần vàng ấy là bản chất thần thượng được áp dụng bởi đức tin sống động, tức chính Đấng Christ. Nếu muốn được điều này, chúng ta phải trả giá.
B. Mua áo trắng nơi Chúa
Thứ hai, Chúa khuyên Hội thánh tại Lao-đi-xê “mua áo trắng” để họ “mặc vào, hầu cho sự xấu hổ về sự lõa lồ” của họ “khỏi lộ ra”. Theo hình ảnh tượng trưng, áo chỉ về hành vi. “Áo trắng” ở đây chỉ về hành vi được Chúa chuẩn thuận mà hành vi này là chính Chúa được sống ra từ Hội thánh và được Hội thánh khôi phục suy thoái cần đến để che phủ tình trạng lõa lồ của họ. Trong bài 14, chúng tôi đã chỉ ra rằng áo trắng áo trắng ấy không phải là Đấng Christ như sự công chính khách quan của chúng ta để xưng công chính. Đúng ra, áo trắng ấy là Đấng Christ như sự công chính chủ quan, tức Đấng Christ được sống ra từ bản thể chúng ta. Đấng Christ được sống ra từ chúng ta sẽ là chiếc áo thứ hai để chúng ta được Chúa chấp nhận. Đây không phải là để được cứu rỗi mà là để được chọn. Tất cả chúng ta đều cần chiếc áo thứ hai này. Khi chúng ta có đức tin sống động và dự phần vào bản chất thần thượng ấy sẽ ra từ chúng ta để làm nếp sống của chúng ta. Nếp sống này là Đấng Christ sống ra từ bản thể chúng, và là chiếc áo thứ hai ban cho chúng ta địa vị và phẩm chất để được Đấng Christ chấp nhận. Chiếc áo này sẽ che phủ tình trạng lõa lồ của chúng ta. Phải, tất cả chúng ta đều đã được xưng công chính và được che phủ bằng chiếc áo thứ nhất, tức chiếc áo tốt nhất được khoác trên người con trai hoang đàng trong Lu-ca chương 15. Nhưng sau khi được xưng công chính, chúng ta phải yêu mến Chúa, nóng cháy, và tuyệt đối cho Chúa. Nếu là Cơ Đốc nhân như vậy, chúng ta sẽ có đức tin sống động để dự phần vào bản chất thần thượng, phong phú là điều sẽ trở nên Đấng Christ được sống ra từ bản thể chúng ta để làm chiếc áo thứ hai che phủ tình trạng lõa lồ của chúng ta.
Nếu sau khi được xưng công chính mà anh em không yêu mến Chúa và sống bởi Ngài, vì Ngài và với Ngài, thì anh em đang lõa lồ. Khó mà giải thích được vấn đề này về mặt giáo lí, những theo kinh nghiệm, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng một anh em không yêu mến Chúa hoặc không sống bởi Ngài thì thật xấu hổ và lõa lồ. Anh em ấy không có Đấng Christ đáng yêu là sự che phủ của mình. Anh tin Đấng Christ và thuộc về Ngài, nhưng vì không yêu mến Ngài cũng không sống bởi Ngài nên anh lõa lồ theo cách nhìn của cả Đức Chúa Trời lẫn của các tín đồ khác. Anh không có Đấng Christ là sự che phủ đẹp đẽ của mình. Chúng ta phải trả giá vì chiếc áo thứ hai này, tức là Đấng Christ được sống ra từ bản thể chúng ta. Đây là Đấng Christ chủ quan, tức chính Đấng Christ được chúng ta kinh nghiệm cách chủ quan. Đừng cố gắng hiểu vấn đề này bằng cách vận dụng tâm trí. Hãy suy xét lời chia sẻ này bằng kinh nghiệm của anh em. Vấn đề này tuy xa lạ đối với tâm trí, nhưng vô cùng quen thuộc đối với tâm linh và kinh nghiệm của anh em. Theo kinh nghiệm bản thân, anh em có thể làm chứng rằng một mặt, anh em tin chắc mình đã được xưng công chính, nhưng mặt khác anh em cảm thấy mình lõa lồ. Là con cái Đức Chúa Trời, anh em chắc chắn đã được xưng công chính, cứu chuộc, cứu rỗi và tái sinh, và là một chi thể của Đấng Christ. Nhưng mặt khác, anh em vẫn cảm thấy mình lõa lồ, không có Đấng Christ sống ra từ anh em để làm sự che phủ đẹp đẽ của mình. Ở bên trong, anh em kết án chính mình về tình trạng này. Nếu lấy kinh nghiệm bản thân mà suy xét lời chia sẻ này, anh em sẽ nhận đây là sự thật. Vì vậy, tất cả chúng ta đều phải trả giá, và thưa với Chúa rằng: “Chúa ơi, dù có bất cứ giá nào con cũng trả để có Ngài sống ra từ bản thể của con. Chúa ơi, con muốn có Ngài làm nếp sống của con. Con không muốn tỏ ra lịch sự, điều chỉnh chính mình hay cải thiện chính mình. Chúa ơi, con muốn có Ngài sống ra từ con. Hằng ngày con muốn Ngài sống ra từ bản thể của con để làm nếp sống bên ngoài của con. Chúa ơi, đừng chỉ làm sự sống bên trong của con mà cũng hãy làm nếp sống bên ngoài của con nữa” Nếu anh em cầu nguyện với Chúa như vậy, Ngài sẽ trở nên sự che phủ bên ngoài của anh em, tức chiếc áo thứ hai để anh em được Ngài chấp nhận và lựa chọn. Không cần phải đợi đến một ngày nào đó trong tương lai. Thậm chí ngày nay, anh em cũng có thể tin chắc rằng mình đã được chấp nhận và lựa chọn. Vì vậy, khi ngày ấy đến, chắc chắn Ngài sẽ phán: “Tốt lắm! hãy đến với Ta để vui hưởng phần của con và cùng chiến đấu với Ta chống lại quân đội của An-ti-christ”
C. Mua thuốc xức mắt nơi Chúa
Thứ ba, Chúa khuyên Hội thánh tại Lao-đi-xê mua thuốc xức mắt nơi Ngài để xức mắt hầu có thể nhìn thấy. Cần có “thuốc xức mắt” mắt ắt hẳn chỉ cề Linh xức dầu (1 Gi.2:27), cũng chính là Chúa như Linh ban – sự - sống (1 Cô.15:45). Vì Hội thánh ấy bị tri thức chết chóc của văn tự làm xao nhãng nên Hội thánh khôi phục suy thoái ấy cần thuốc xức mắt để chữa sự đui mù của mình. Hội thánh ấy phải trả giá cho cả ba thứ mà Chúa khuyên Hội thánh mua. Chúng tôi đã chỉ ra rằng thuốc xức mắt là Linh xức dầu. Sự nhận thức thuộc linh luôn luôn liên quan đến Linh. Chúng ta cần thêm Linh chứ không cần thêm tri thức. Chúng ta không cần nhiều giáo lí mà cần thêm Linh để xức mắt và xức những chỗ sâu thẳm của bản thể bề trong hầu được sáng suốt để nhìn thấy nhiều điều từ bên trong. Với thuốc xúc mắt này, sự xức dầu này, chúng ta có thể vừa có khả năng nhìn xa vừa có sự nhận thức sâu sắc để thấy nhiều điều cách thấu suốt. Khi ấy, chúng ta sẽ nói: “Chúa Jesus ơi, vì bây giờ con thấy Ngài là báu vật vô cùng quý giá nên con sẵn sàng trả bất cứ giá nào”. Giả sử giá của một món đồ trong cửa hàng bách hóa là một ngàn đô-la. Nếu món đồ ấy là một viên kim cương quý trị giá năm ngàn đô-la thì anh em sẽ không nghĩ giá ấy là quá cao. Trái lại, anh em sẽ nghĩ giá như vậy là rẻ. Tại sao không bao nhiêu Cơ Đốc nhân sẵn lòng trả giá để được Đấng Christ? Vì họ chưa nhận thấy Đấng Christ là vô cùng quý giá và giá trị của Đấng Christ. Nhưng một khi mắt họ được xức bằng thuốc thuộc linh, thần thượng, thì họ sẽ nói: “Đấng Christ thật đáng cho tôi trả mọi giá để được Ngài. Giá phải trả còn quá thấp. Bản ngã, tương lai và sự sống của tôi không môt chút giá trị nào. Thật ra tôi không phải trả gì để được Đấng Christ, Đấng là mọi sự” Nếu muốn thấy điều này, chúng ta cần thuốc xức mắt.
Bây giờ, chúng ta đã thấy rằng vàng, áo và thuốc xức mắt đều là Đấng Christ. Đấng Christ là mọi sự. Nhu cầu ngày nay của chúng ta là Đấng Christ. Phải, trong sự khôi phục của Ngài, Chúa đã ban cho chúng ta rất nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định truyền tri thức cho người khác. Ý định của chúng tôi trong các bài giảng này là giúp dân Chúa được soi sáng để họ có thể nhìn thấy giá trị, sự xứng đáng và sự quý báu của Christ, và bởi nhận thức ấy, họ có thể sẵn sàng trả mọi giá để được Ngài. Dù giá phải trả của tôi là gia đình, tương lai, số phận và cả đời sống để được Đấng Christ thì điều đó cũng hoàn toàn xứng đáng. Nếu giá tôi phải trả là tất cả những điều đó, thì giá đó vẫn còn quá rẻ. Phao-lô nói rằng tất cả những điều đó, thì giá đó vẫn còn quá rẻ. Phao-lô nói rằng tất cả những thứ mà ông kể là lỗ để được Christ đều chỉ là phân, thức ăn của chó (Phil.3:8). Trong nếp sống Hội thánh trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta không vì giáo lí hay chỉ vì những cái gọi là lẽ thật. Chúng ta ở đây vì Đấng Christ phong phú. Trong tất cả những bài giảng này, chúng ta không phân phát các giáo lí hư không. Mục tiêu của các bài giảng này là cung ứng dầu xức để mắt của nhiều người được xức dầu mà nhận thấy sự quý báu của Đấng Christ và được thu hút đến với Ngài. Hội thánh suy thoái không cần giáo lí mà cần thuốc xức mắt. Hội thánh ấy cần sự khải thị, khải tượng và ân điển lớn lao.
IV. LỜI KHIỂN TRÁCH VÀ SỰ KỈ LUẬT CỦA CHÚA
Trong câu 19, Chúa phán: “Phàm kẻ Ta yêu mến thì Ta khiển trách sửa trị” Nếu sẵn lòng nhận lấy lời Chúa khiển trách trong tình yêu thương thì Hội thánh suy thoái sẽ được mở mắt. Nhưng sự kiêu ngạo có thể cản trở Hội thánh nhận lấy lời khiển trách ấy. Khi trở nên hâm hẩm và cảm thấy bị Chúa khiển trách, chúng ta cần trông đợi Ngài để được thương xót mà có thể sẵn lòng hạ mình nhận lấy lời Ngài khiển trách trong tình yêu thương. Làm như vậy có thể cứu chữa được Hội thánh suy thoái.
Kỉ luật là bước kế tiếp Chúa dùng để xử lí Hội thánh suy thoái của Ngài sau khi đã khiển trách Hội thánh ấy. Nếu Hội thánh chịu nhận lấy lời khiển trách của Chúa thì có thể Chúa không cần kỉ luật. Chúa kỉ luật Hội thánh trong tình yêu.
V. LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA
Trong câu 19, Chúa truyền cho Hội Thánh tại Lao-đi-xê rằng: “Vậy, hãy sốt sắng và ăn năn đi”. Tri thức chết chóc đã làm cho Hội thánh suy thoái trở nên hâm hẩm. Hội thánh ấy cần trở nên nóng cháy cách cuồng nhiệt bằng cách buông bỏ tri thức gây chết chóc và nguội lạnh, và thậm chí cần đập tan xiềng xích của các hình thức mang tính giáo lí. Hội thánh ấy cần trở nên sôi nổi, thay vì trở nên đúng đắn mà chết chóc theo giáo lí chết chóc. Hội thánh ấy cần yêu mến Chúa và trả mọi giá để được Ngài, thậm chí với giá phải trả là “các giáo lí”. Một Hội thánh hâm hẩm cần trở nên nóng cháy, bùng cháy bằng mọi giá. Hội thánh ấy cần ăn năn về tình trạng hâm hẩm, chứ đừng tự hào về tri thức của mình nữa. Hội thánh ấy đã đánh giá quá cao tri thức chết chóc. Hội thánh ấy cần đánh giá thấp toàn bộ tri thức chứ không thỏa mãn với thực tại về Đấng Christ.
VI. LỜI CHÚA HỨA VỚI NGƯỜI ĐẮC THẮNG.
Trong câu 20 và 21, chúng ta thấy Chúa hứa với người đắc thắng rằng: “Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta. Kẻ đắc thắng, Ta sẽ cho ngồi với Ta trên ngai Ta, như Ta đã đắc thắng và ngồi với Cha Ta trên ngai của Ngài.” Đắc thắng trong bảy bức thư này không có nghĩa là đắc thắng những nhược điểm hay tội cứ đeo đuổi quấy rầy mà có nghĩa là đắc thắng tình trạng sa ngã của các Hội thánh lệch lạc. Đắc thắng trong bức thư gửi cho Hội thánh tại Lao-đi-xê có nghĩa là đắc thắng tình trạng hâm hẩm và sự kiêu ngạo của Hội thánh khôi phục suy thoái, mua những thứ cần thiết, và mở cửa để Chúa bước vào.
A. Chúa bươc vào
Trong câu 20, Chúa phán rằng nếu ai nghe tiếng Ngài và mở cửa, thì Ngài sẽ vào cùng người ấy. Như chúng tôi đã chỉ ra, Chúa đang đứng bên ngoài Hội thánh suy thoái và gõ cửa. Cửa này là cửa của Hội thánh chứ không phải của các cá nhân, nhưng người mở cửa lại là các tín đồ riêng lẻ. Chúa đang xử lí toàn thể Hội thánh, nhưng việc nhận lấy sự xử lí của Chúa phải là vấn đề riêng tư. Sự xử lí của Chúa có tính khách quan, nhưng sự tiếp nhận của các tín đồ thì có tính chủ quan. Nếu chúng ta nghe tiếng Chúa với Hội thánh và mở cửa cách các nhân thì Chúa sẽ vào với chúng ta, và sự hiện diện của Ngài sẽ là phần hưởng của chúng ta.
B. Ăn tối với Chúa
Trong câu 20, Chúa còn phán rằng sau khi vào với người mở cửa thì Ngài sẽ ăn tối với người ấy và người ấy với Ngài. Theo tiếng Hi Lạp, chữ “ăn tối” chỉ về bữa ăn chính trong ngày vào buổi tối. Ăn tối không phải chỉ ăn một món mà là dự một bữa ăn thịnh soạn.  Điều này có thể hàm ý đến việc ứng nghiệm hình bóng con cái Israel ăn thổ sản phong phú của miền đất Ca-na-an tươi tốt (Gio suê 5:10-12). Ăn tối được hứa ở đây không những dành cho tương lai mà còn dành cho ngày nay. Nếu làm một người đắc thắng khi Chúa đến trong vương quốc Ngài, anh em sẽ có đặc quyền cùng ăn uống với Ngài. Tuy nhiên, trước thời điểm ấy, anh em vẫn có thể vui hưởng việc Ngài cùng ăn tối với mình.
Nhiều Cơ Đốc nhân mượn câu 20 để giảng phúc âm một cách thiếu sót. Họ nói với tội nhân rằng Đấng Christ đang gõ cửa lòng của họ và nếu họ mở cửa thì Chúa sẽ bước vào. Họ chỉ nói bấy nhiêu. Anh em có bao giờ nghe một bài giảng nào nói rằng nếu anh em mở cửa thì Đấng Christ sẽ vào với anh em và cùng ăn tối với anh em chưa?
Nếu có cái nhìn tổng quát về bảy bức thư trong Khải Thị chương 2 và 3, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Chúa đề cao việc ăn Ngài, tức nhận lấy Ngài làm sự cung ứng sự sống, để chúng ta có thể lớn lên, được biến đổi, và trở nên giống như Ngài. Đây hoàn toàn là vấn đề ăn Jesus như cây sự sống, ma-na và bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Trong khi Chúa đề cao việc ăn chính Ngài thì đồng thời Ngài cũng phản đối bốn loại giáo lí: sự dạy dỗ của Ba-la-am (2:14), sự dạy dỗ của Ni-cô-la (2:15), sự dạy dỗ của Giê-sa-bên (2:20) và sự dạy dỗ về những điều sâu nhiệm của Sa-tan (2:24). Nếu anh em không có khả năng phân biệt giữa tiền thật và tiền giả thì tốt hơn là hoàn toàn không nhận lấy tiền mà chỉ nhận lấy vàng thật. Cũng vậy, tốt hơn là đừng nhận lấy những sự dạy dỗ mà chỉ nhận lấy Đấng Christ sống động.
Trong Cựu Ước, chúng ta thấy ba giai đoạn về việc ăn Christ: cây sự sống trong vườn, ma-na trong hoang mạc và thổ sản phong phú của miền đất tươi tốt. Chúng ta đã ở trong ba giai đoạn ấy. Chúng ta được tạo dựng trong vườn. Sau đó, do sa ngã, chúng ta thấy mình ở trong Ai Cập. Sau khi được cứu, chúng ta thoát khỏi thế giới và đang trên đường đi gặp Chúa. Đang khi ở trong cuộc hành trình gặp Chúa, chúng ta ở trong hoang mạc là nơi có ma-na. Hãy nhớ lại lời hứa ban ma-na giấu kín cho những người đắc thắng trong Hội thánh thế tục, hàm ý rằng Bẹt-găm đã trở lại Ai Cập. Tại Ai Cập không có ma-na, trong hoang mạc mới có, và ma-na giấu kín chỉ được tìm thấy trong Nơi chí thánh. Hội thánh tại Bẹt-găm đã trở nên Hội thánh thế tục, tức Hội thánh tại Ai Cập là nơi không có ma-na. Nếu muốn ăn ma-na, dù lộ thiên hay giấu kín, chúng ta cũng phải ra khỏi Ai Cập. Chúng ta phải thoát khỏi nơi Sa-tan ở và nơi có ngai của hắn mà vào hoang mạc, là nơi trước hết chúng ta có thể ăn ma-na lộ thiên rồi sau đó tiến vào nơi chí thánh và chìm sâu vào hòm giao ước để ăn ma-na giấu kín. Cuối cùng, dường như bảy bức thư đem chúng ta vào miền đất tươi tốt là Đấng Christ. Ở đây, trong miền đất tươi tốt này, chúng ta dự tiệc là Đấng Christ. Trong các kì tiệc hằng năm, con cái Israel cùng ăn tiệc với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cùng ăn tiệc với họ. Điều này có thể là hình bóng về lời hứa cho người đắc thắng tại Lao-đi-xê. Lời Chúa hứa ăn tối với người nào mở ra cho Ngài có thể ngụ ý đến ý tưởng về việc vui hưởng thổ sản phong phú của miền đất Ca-na-an tươi tốt trong các lễ tiệc hằng năm. Vì thế, bức thư gửi cho Hội thánh tại Ê-phê-sô đề cập đến việc ăn cây sự sống, bức thư gửi cho Hội thánh tại Bẹt-găm nêu lên việc ăn ma-na giấu kín bên ngoài thế giới, và bức thư gửi cho Hội thánh tại Lao-đi-xê nói đến việc vui hưởng thổ sản phong phú của miền đất Ca-na-an tươi tốt vào thời kì có các lễ tiệc hằng năm. Mỗi khi dâ Israel ăn tiệc, họ cùng ăn với Đức Chúa Trời, dâng lên những gì họ ăn cho Đức Chúa Trời và để Đức Chúa Trời cùng ăn với họ. Cũng vậy, Chúa phán rằng Ngài sẽ cùng ăn tối với chúng ta và chúng ta sẽ ăn tối với Ngài. Nếu có cái nhìn tổng quát này, ngày nay chúng ta sẽ biết mình phải nhấn mạnh điều gì. Chúng ta không vì các sự dạy dỗ-chúng ta vì sự tận hưởng Đấng Christ là cây sự sống, ma-na và thổ sản phong phú của miền đất tươi tốt.
C. Cùng ngồi với Chúa trên ngai Ngài
Trong câu 21, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ cho ngồi với Ta trên ngai Ta, như Ta đã đắc thắng và ngồi với Cha Ta trên ngai của Ngài”. Cùng ngồi với Chúa trên ngai Ngài sẽ là phần thưởng cho người đắc thắng để người ấy có thể tham dự vào uy quyền của Chúa trong thời đại vương quốc thiên hi niêm sắp đến. Điều này có nghĩa là những người đắc thắng sẽ đồng làm vua với Đấng Christ để cai trị khắp đất. Một lần nữa, tôi nghiêm túc nói rằng tất cả những lời hứa trong bảy bức thư này điều liên quan đến vương quốc sắp đến. Lời tiêu cực nào liên quan đến sự mất mát hay chịu khổ cũng đều chỉ về sự mất mát trong vương quốc sắp đến, và lời tích cực nào liên quan đến lợi ích hay sự vui hưởng cũng đều chỉ về sự vui hưởng Đấng Christ là phần hưởng đặc biệt của chúng ta trong thời đại vương quốc. Chúng ta phải sáng suốt để hiểu đúng những lời hứa này. Tuy nhiên, về nguyên tắc, ngày nay những lời hứa ấy cũng có thể được áp dụng và bây giờ chúng ta có thể nếm trước. Chúng ta không cần phải đợi đến khi vào thời đại vương quốc rồi mới vui hưởng tất cả những phần hưởng đặc biệt này. Ngày nay, trong nếp sống Hội thánh, chúng ta có đặc quyền để vui hưởng vương quốc. Ngợi khen Chúa về nếp sống Hội thánh!
VII. SỰ PHÁT NGÔN CỦA LINH
Hội thánh hâm hẩm này đầy dẫy tri thức nguội lạnh nhưng thiếu Linh nóng chảy. Hội thánh này hết sức cần sự phát ngôn của Linh sống động; không cần tri thức chết chóc nữa. Nếu quên đi toàn bộ tri thức chết chóc của mình và lắng nghe sự phát ngôn của Linh sống động, Hội thánh này sẽ được giải cứu khỏi tình trạng suy thoái của mình.
Như chúng ta đã thấy, bảy Hội thánh không những chỉ về sự tiến triển của Hội thánh trong bảy thời đại mang tính tiên tri, mà còn tượng trưng cho bảy loại Hội thánh trong lịch sử Hội thánh: Hội thánh ban đầu, Hội thánh chịu khổ, Hội thánh thế tục, Hội thánh bội đạo, Hội thánh Cải chánh, Hội thánh khôi phục và Hội thánh  khôi phục suy thoái. Hội thánh ban đầu được tiếp tục với Hội thánh chịu khổ; Hội thánh chịu khổ biến thành Hội thánh thế tục, và Hội thánh thế tục trở nên Hội thánh bội đạo. Cho nên, ba Hội thánh đầu tiên đưa đến một loại Hội thánh là Hội thánh bội đạo, tức Thi-a-ti-rơ. Sau đó, để phản ứng lại Hội thánh bội đạo, Hội thánh Cải chánh được hình thành làm một loại Hội thánh khác, Hội thánh chưa được khôi phục trọn vẹn. Sau đó, Hội thánh khôi phục được dấy lên như một sự khôi phục trọn vẹn về nếp sống Hội thánh đúng đắn. Đều này có thể được xem là loại thứ ba của Hội thánh. Do sự suy thoái của Hội thánh khôi phục, Hội thánh khôi phục suy thoái xuất hiện. Điều này có thể được xem là loại thức tư của Hội thánh. Tất cả bốn loại Hội thánh này sẽ tồn tại cho đến khi Chúa trở lại. Chắc chắn là chỉ Hội thánh khôi phục mới có thể hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, và đây là Hội thánh duy nhất mà Đức Chúa Trời theo đuổi. Chúng ta phải nhận lấy sự lựa chọn của Chúa.
Còn nữa-