Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 14




HỘI THÁNH TẠI SẠT-ĐE – ÁO TRẮNG VÀ TÊN ĐƯỢC
CHÚA THỪA NHẬN
Chính nhờ sự tể trị của Chúa mà hoàn cảnh và tình trạng của bảy Hội thánh trong Khải Thị chương 2 và 3 tương ứng với các giai đoạn của lịch sử Hội thánh. Lịch sử Hội thánh từ thế kỉ thứ nhất đến hiện tại rõ ràng được chia thành bảy giai đoạn: giai đoạn ban đầu, giai đoạn chịu khổ, giai đoạn thế tục, giai đoạn bội đạo, giai đoạn cải chánh, giai đoạn Hội thánh được khôi phục và giai đoạn suy thoái của Hội thánh khôi phục. Trong bài này, chúng ta xem xét Hội thánh Sạt-đe, tức Hội thánh trong cuộc cải chánh (3:1-6)
Sạt-đe trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là những điều còn lại, người còn lại hay sự phục hồi. Là một dấu hiệu, Hội thánh tại Sạt-đe là hình ảnh báo trước về Hội thánh Cải chánh từ thời kì Cải chánh tới khi Đấng Christ đến lần thứ hai. Cuộc Cải chánh là sự phản ứng của Đức Chúa Trời đối với giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo, được tượng trưng bởi Hội thánh suy thoái tại Thi-a-ti-rơ. Phong trào ấy được hoàn tất bởi một thiểu số tín đồ là những người còn lại. Cho nên, đó là sự phục hồi bởi những người còn lại.

I. ĐẤNG PHÁT NGÔN – ĐẤNG CÓ BẢY LINH CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ BẢY NGÔI SAO
Trong 3:1, Chúa phán: “Đấng có bảy Linh của Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao, phán rằng” Bảy Linh của Đức Chúa Trời là để Hội thánh được sống động mạnh mẽ, còn bảy ngôi sao là để Hội thánh được chiếu sáng rực rỡ. Đối với Hội thánh tại Ê-phê-sô, Đấng Christ là Đấng cầm bảy ngôi sao và bước đi giữa bảy giá đèn. Hội thánh ban đầu cần sự chăm sóc của Đấng Christ, và những người lãnh đạo của Hội thánh ấy cần ân điển gìn giữ của Ngài. Đối với Hội thánh tại Si-miệc-nơ, Ngài là Đấng đã chết và sống lại. Hội thánh chịu khổ cần sự sống phục sinh của Đấng Christ. Đối với Hội thánh tại Bẹt-găm, Đấng Christ là Đấng có thanh gươm bén hai lưỡi. Hội thánh thế tục, suy thoái cần lời phán xét và giết chết của Ngài. Đối với Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, Ngài là Đấng có mắt như ngọn lửa và chân như đồng sáng. Hội thánh bội đạo cần sự dò xét và phán xét của Ngài. Bây giờ, đối với Hội thánh tại Sạt-đe, Ngài là Đấng có bảy Linh của Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao. Hội thánh Cải chánh chết chóc cần Linh tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời và những người lãnh đạo chiếu sáng
Nếu xem xét tình trạng của Cơ Đốc giáo cải chánh ngày nay, chúng ta sẽ thấy giáo hội ấy thiếu bảy Linh. Sự chết chóc của họ là do thiếu bảy linh. Vì tính tổ chức của họ nên họ cũng cần những ngôi sao chiếu sáng. Tất cả những gì họ cần là Linh tăng cường và những ngôi sao chiếu sáng. Tuy nhiên, họ không quan tâm đến bảy Linh. Bảy Linh là sự thực tại hóa được tăng cường đầy đủ của Đấng Christ là Linh. Đây không phải là vấn đề được gọi là phong trào Ngũ Tuần hay Linh ân, mà là vấn đề Linh tăng cường gấp bảy nội cư. Ngày nay, đó là điều giáo hội Cải chánh cần. Giáo hội ấy cũng cần các ngôi sao chiếu sáng, chứ không cần địa vị hay tổ chức. Những người lãnh đạo của họ phải là những người chiếu sáng.
II. TÌNH TRẠNG CỦA HỘI THÁNH
A. Có tiếng sống nhưng thực sự là chết
Chúa phán với sứ giả của Hội thánh tại Sạt-đe rằng: “Ta biết công việc của con, con có tiếng sống, nhưng mà là chết. Hãy tỉnh thức và làm cho vững các điều còn lại, là các điều sắp chết, vì Ta thấy công việc của con ở trước mặt Đức Chúa Trời Ta đều không  được trọn vẹn chi cả” Hai câu này trình bày một bức tranh trọn vẹn về Hội thánh Cải chánh. Hội thánh Cải chánh được xem là sống, nhưng Chúa nói rằng Hội thánh ấy chết. Cho nên, trong tình trạng chết, Hội thánh ấy cần những linh sống động và những ngôi sao chiếu sáng
B. Những điều còn lại cũng sắp chết
Trong câu 2, Chúa phán: “Hãy làm cho vững các điều còn lại, là các điều sắp chết”, “Các điều còn lại” là các điều bị mất và được cuộc Cải chánh phục hồi, chẳng hạn như xưng công chính bởi đức tin và Kinh Thánh được mở ra. Dù được phục hồi, nhưng các điều ấy cũng “sắp chết”. Vì thế, Hội thánh cải chánh cần những cuộc phục hưng để giữ những điều ấy sống động. Đó là tình trạng thật của các Hội thánh Cải chánh.
C. Không công việc nào được trọn vẹn
Chúa cũng phán: “Ta thấy công việc của con ở trước mặt Đức Chúa Trời Ta đều không được trọn vẹn chi cả.” Không gì được khởi xướng trong cuộc Cải chánh mà lại trọn vẹn. Vì vậy, cần đến Hội thánh tại Phi-la-đen-phi để làm cho trọn. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, trong các Hội thánh Cải chánh, không có công bởi đức tin được hoàn tất giữa vòng họ. Nếu có cái nhìn sâu sắc, anh em sẽ thấy rằng sự xưng công chính bởi đức tin mà Martin Luther khôi phục có phần nào nông cạn vì Luther không chạm đến sự xưng công chính theo cách sự sống bao nhiêu mà chủ yếu theo giáo lí, bề ngoài. Chúng ta cảm tạ Chúa về tôi tớ vĩ đại này của Đức Chúa Trời, nhưng ông không hoàn hảo. Không công việc nào trong tay ông được trọn cả. Những điều được khôi phục trong thời Luther thì đang hấp hối và sắp chết. Đây là lí do tại sao rất nhiều Hội thánh cải chánh thường xuyên có những công cuộc phục hưng
Điểm trong yếu về Hội thánh thứ năm là chết chóc và đang hấp hối. Dù có tiếng là sống, nhưng thật sự Hội thánh ấy chết chóc. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng khi mới được cứu, chúng ta rất sống động. Nhưng sau khi gia nhập một giáo phái, chúng ta bị bỏ vào tủ lạnh, và ít tháng sau chúng ta trở nên nguội lạnh và chết chóc. Các giáo hội Cải chánh đang chết. Tôi vốn xuất thân từ Hội thánh Cải chánh, và tôi biết tại đó hoàn toàn không có sự sống. Gần như trong mọi phương diện, Hội thánh ấy đầy dẫy sự chết
III. LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA
Trong câu 3, Chúa phán: “Vậy, hãy nhớ lại con đã nhận và nghe thể nào; hãy giữ lấy, và ăn năn đi”. Trong cả câu này lẫn câu 2, Chúa truyền cho Hội thánh tại Sạt-đe phải tỉnh thức, làm cho vững những điều còn lại là những điều sap71 chết, giữ gìn những gì đã nhận, đã nghe và ăn năn
IV. VIỆC CHÚA ĐẾN
Trong câu 3, Chúa cũng phán: “nếu con không tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và con hẳn chẳng biết giờ nào ta đến bên con.” Kẻ trộm đến lấy đi những thứ quý báu vào thời điểm không ai biết. Vì các Hội thánh Cải chánh ở trong tình trạng chết chóc nên họ không biết Chúa sẽ đến như kẻ trộm khi Ngài bí mật ra cho những người tìm kiếm Ngài. Vì vậy, cần phải tỉnh thức.
Khải thị trong Tân Ước về lần đến thứ hai của Chúa không theo hiểu biết thiên nhiên của Chúa. Theo quan niệm thiên nhiên của chúng ta, Chúa sẽ thình lình từ ngai trên các tầng trời giáng xuống trái đất. Quan niệm này đã gây ra nhiều khó khăn cho những người nghiên cứu Kinh Thánh, và chúng ta phải bỏ quan niệm ấy. Để hiểu bất cứ điều gì được tìm thấy trong Kinh Thánh, chúng ta không nên tin cậy vào tư tưởng của mình, và đừng bao giờ áp dụng những quan niệm thiên nhiên của mình. Đó là lí do tại sao chúng ta cần một tâm trí được đổi mới, sáng suốt khi đến với lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải bỏ đi cặp kính màu của quan niệm mình mà đến với lời thuần khiết. Việc Chúa trở lại là một tiến trình. Sự trở lại của Ngài bắt đầu từ ngai và sẽ trải qua một tiến trình cho đến khi Ngài ngự xuống đánh trận tại Hạt-ma-ghê-đôn. Như chúng tôi đã chỉ ra, Chúa sẽ từ ngai xuống không trung, tại đó Ngài sẽ hoàn tất nhiều điều: cất phần  lớn thánh đồ lên, phán xét tại ngai phán xét, và tiệc cưới Chiên con. Sau khi tất cả những điều ấy đã được hoàn tất trên không trung, Chúa sẽ ngự xướng trái đất. Sự cất lên của những người đắc thắng sớm bao gồm người con trai (ch.12) và trái đầu mùa (ch.14), sẽ xảy ra  lúc khởi đầu tiến trình trở lại của Chúa. Nói cách khác, khi họ được cất lên thì tiến trình trở lại của Chúa bắt đầu.
Trong Khải Thị 3:3 và Ma-thi-ơ 24:43, chúng ta được biết rằng Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Thình lình, một số tín đồ là những người đắc thắng sớm, sẽ được cất đi. Không ai biết tiến trình Chúa trở lại và cất lên của những người đắc thắng sớm bắt đầu khi nào. Khi thời điểm ấy đến, anh em sẽ không có thời giờ chuẩn bị chính mình. Anh em phải được sửa soạn kĩ trước thời điểm đó. Vì vậy, chúng ta phải được chuẩn bị, sẵn sàng và thức canh.
V. NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG – CÓ VÀI TÊN
TẠI SẠT-ĐE
A. Không để sự chết làm ô uế áo xống họ
Trong câu 4, Chúa phán: “Nhưng ở Sạt-đe con có vài tên không làm ô uế áo xuống mình”. Trong Kinh thánh, áo xống chỉ về những gì chúng ta là trong bước đi và nếp sống của mình. Làm ô uế áo xống có nghĩa là vấy bẩn áo xống bằng sự chết. Trước mặt Đức Chúa Trời, sự chết ô uế hơn tội lỗi (Lê.11:24-25) Dân.6:6, 7, 9). Trong câu này, sự ô uế chỉ về bất cứ điều gì có bản chất sự chết. Sự ô uế ở Sạt-đe không phải là sự ô uế của tội lỗi mà là sự ô uế của sự chết. Sự chết bẩn thỉu hơn tội lỗi. Theo Cựu ước, nếu ai phạm tội thì người ấy có thể được tha chỉ bằng cách dâng của lễ chuộc (lê.4;27-31). Tuy nhiên, ai chạm đến xác người chết thì phải chờ đến bảy ngày rồi mới có thể được rửa sạch (Dân.19:11, 16). Điều này hàm ý rằng sự ô uế của sự chết nghiêm trọng hơn sự ô uế của tội lỗi. Cơ Đốc nhân ngày nay không có ý thức gì về sự chết. Nếu đến Las Vegas đánh bạc, anh em sẽ cảm thấy mình đã phạm tội. Nhưng nếu đến buổi nhóm trong tình trang chết chóc, anh em có thể không cảm thấy tính nghiêm trọng của việc ấy. Nhưng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì tình trạng chết ấy nghiêm trọng hơn là đánh bạc tại sòng bạc Las Vegas. Dù kết án tội lỗi, nhưng Cơ đốc nhân không kết án tình trạng chết. Người ta ngồi trong các buổi nhóm như những xác chết mà không thấy gì sai về tình  trạng ấy. Tôi không thích lại gần bất cứ điều gì chết chóc. Một ngày nọ, mẹ tôi qua đời. Dù tất cả chúng tôi điều yêu bà, nhưng không ai trong chúng tôi dám ở cạnh thi thể của bà thâu đêm. Nếu người vợ yêu dấu của anh em bị vấy bẩn đang khi làm gì đó cho anh em, anh em sẽ yêu cô ấy hơn bao giờ hết. Nhưng nếu cô ấy chết, anh em không muốn ở gần thi thể. Chúa ghét sự chết. Tuy nhiên, hầu hết Cơ Đốc nhân trong các giáo hội Cải chánh không có khái niệm này về sự chết. Họ có thể nói: “Các giáo phái có gì sai chứ?” Các giáo phái ấy không những sai mà còn đầy sự chết. Tuy các tử thi trong nhà xác có thể không có gì sai, nhưng chúng đầy sự chết. Sự chết là nan đề lớn nhất. Sự chết là nan đề lớn nhất. Sự chết xấu xa biết bao! Sự chết là mùi hôi thối đối với Đức Chúa Trời, và Ngài không thể chịu nổi.
Tại các Hội thánh địa phương, tất cả chúng ta phải ghét sự chết. Tôi thà nhìn thấy những người trong các Hội thánh sai còn hơn nhìn thấy họ chết chóc. Nhiều lần tôi hỏi các anh chị em tại sao họ không thực hiện chức năng trong các buổi nhóm. Họ thường trả lời rằng: “Tôi sợ phạm lỗi” Tôi đáp lại rằng: “Anh chị em càng phạm lỗi nhiều càng tốt. Nhưng đứa trẻ sống động phạm nhiều lỗi. Nhưng trong nghịa dịa, những đứa trẻ chết thì hoàn toàn không phạm lỗi lầm nào cả”. Nếu chỉ ngồi trong buổi nhóm mà không làm gì, anh em sẽ không bao giờ sai. Dù có thể đúng, nhưng anh em đúng cách chết chóc. Tôi thà sai cách sống động hơn là đúng cách chết chóc. Tôi có thể phạm lỗi, nhưng ai cũng biết tôi sống động như thế nào. Anh em thích điều nào– đúng cách chết chóc. Tôi có thể phạm lỗi, nhưng ai cũng biết tôi sống động như thế nào. Anh em thích điều nào – đúng cách chết chóc hay sai cách sống động?
B. Mặc áo trắng đồng đi với Chúa
Nói về những người không làm ô uế áo xống mình, Chúa phán: “Họ sẽ mặc áo trắng mà đồng đi với Ta, vì họ xứng đáng” (c.4). Màu trắng không những chỉ về sự thuần khiết mà còn chỉ về sự chuẩn thuận. Áo trắng ở đây chỉ về bước đi và nếp sống không bị sự chết là hoen ố và sẽ được Chúa chuẩn thuận. Đó là điều kiện để được đồng bước đi với Chúa, đặc biệt là trong vương quốc sắp đến.
VI. LỜI HỨA CHO NGƯỜI ĐẮC THẮNG
Nếu đọc văn cảnh của Khải Thị chương 2 và 3, anh em sẽ thấy rằng nói cách chính xác, trong bảy bức thư ấy, mỗi khi Chúa đưa ra một lời húa thì lời hứa nào cũng chỉ về vương quốc sắp đến. Lời hứa ấy không bao giờ chỉ về cõi đời đời, tức phần định đời đời của chúng ta, mà chỉ về tương lai của chúng ta trong vương quốc sắp đến. Đây là nguyên tắc cơ bản và chi phối để hiểu tất cả những lời hứa trong bảy bức thư này. Trong câu 4, Chúa hứa rằng những người sống động, tức những người không làm ô uế áo xống mình, sẽ mắc áo trắng đồng đi với Ngài. Khi nào điều đó xảy ra? Về ngày cưới của Đấng Christ sẽ kéo dài một ngàn năm. Mặc áo trắng đồng đi với Chúa có nghĩa là đồng đi với Ngài trong một ngàn năm. Về nguyên tắc, điều này cũng phải được áp dụng cho việc chúng ta đồng đi với Chúa ngày nay.
Trong câu 5, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng sẽ được mặc áo trắng như vậy, Ta hẳn chẳng xóa tên người khỏi sách sự sống, nhưng Ta sẽ thừa nhận tên người trước mặt Cha Ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài”. Đắc thắng ở đây có nghĩa là đắc thắng tình trạng chết chóc của các Hội thánh Cải chánh, tức đắc thắng Cải chánh giáo chết chóc. Toàn bộ câu 5 là lời hứa của Chúa cho những người đắc thắng. Lời hứa này sẽ được ứng nghiệm trong vương quốc thiên hi niên sau khi Ngài trở lại
A. Được mặc áo trắng, đồng đi với Chúa
Trước hết, Chúa hứa với người đắc thắng rằng người ấy sẽ “được mặc áo trắng” “Được mặc áo trắng” trong lời hứa này sẽ là phần thưởng cho những người đắc thắng trong vương quốc thiên hi niên. Trong thời đại này họ đang bước đi trong điều gì thì điều ấy sẽ là phần thưởng cho họ trong thời đại sắp đến. Mọi Cơ Đốc nhân đều cần có hai chiếc áo. Chiếc thứ nhất là áo cứu rỗi chỉ về Đấng Christ là sự công chính khách quan của chúng ta. Trong Lu-ca chương 15, khi người con trai hoang đàng trở về nhà, người cha chuẩn bị chiếc áo tốt nhất cho anh ấy. Điều đầu tiên người cha làm là cho người con mặc chiếc áo tốt nhất. khi đã mặc áo, người con hoang đàng được xưng công chính trong hiện diện của Cha. Người con từng là một người ăn xin đáng thương, không còn xứng đáng ở với Cha. Nhưng một khi đã mặc chiếc áo thì người con được xưng công chính và được chuẩn thuận. Điều này có nghĩa là người con được xưng công chính trong Đấng Christ và Đấng Christ trở nên sự che phủ để xưng công chính cho người ấy. Người ấy được che phủ bởi Đấng Christ là sự công chính của mình. Vì thế, chiếc áo xưng công chính dành cho sự cứu rỗi. Tuy nhiên, ngoài chiếc áo này, chúng ta cũng cần có một chiếc áo khác để được Chúa chuẩn thuận và vui lòng. “Vải lanh mịn sáng láng tinh sạch” trong 19:8 chỉ về chiếc áo thứ hai này. Theo hình bóng, hoàng hậu trong Thi Thiên 45 có hai chiếc áo, một chiếc dành cho sự cứu rỗi còn chiếc kia dành cho bà khi ở với vua trong sự cai trị của Ngài. Sau khi được cứu, chúng ta cần trưởng thành và đắc thắng tất cả những trở ngại và những điều lệch lạc. Chúng ta phải chạy đua và về đích. Khi chúng ta chạy đua, có nhiều điều sẽ cản trở chúng ta về đích. Chúng ta phải đắc thắng tất cả những trở ngại ấy. Phải, chúng ta đã được cứu và được xưng công chính, đã có chiếc áo thứ nhất dành cho sự cứu rỗi. Nhưng chúng ta phải tiến đến chỗ trưởng thành và đạt tới kết cuộc của mình. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ đạt tới kết cuộc của mình. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng. Đây không phải là vấn đề Đấng Christ là sự công chính khách quan mà là kinh nghiệm Đấng Christ là sự công chính chủ quan của chúng ta. Là sự công chính khách quan của chúng, Christ đã được mặc trên chúng ta, trong khi là sự công chính chủ quan của chúng ta, Đấng Christ ra từ chúng ta. Chúng ta phải sống Đấng Christ ra như là chiếc áo thứ hai của mình. Chiếc áo này là phần thưởng. Áo trắng được đề cập trong câu 5 chỉ về chiếc áo thứ hai này. Khi có chiếc áo thứ hai này, chúng ta làm vui lòng Chúa và sẽ nhận được phần thưởng
B. Tên sẽ không bị xóa khỏi sách sự sống
Đối với người đắc thắng, Chúa hứa rằng Ngài “hẳn chẳng xóa tên người khỏi sự sống” Chúng ta không thể hiểu câu này chỉ riêng một câu. Như vậy là nguy hiểm. Để hiểu một câu như vậy, chúng ta cần được toàn bộ Kinh Thánh gìn giữ. Tên  bị xóa “khỏi sách sự sống” cho thấy tên ấy đã được viết trong sách sự sống rồi. “Sách sự sống” là cuốn sổ thần thượng ghi  lại tên của những người được dự phần vào các phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho họ. Tên của tất cả các thánh đồ được Đức Chúa Trời chọn và tiền định để dự phần vào các phước hạnh ấy đều được viết trong sách này (Lu.10:20). Các phước hạnh ấy ở trong ba giai đoạn: Hội thánh, vương quốc thiên hi niên và cõi đời đời. Các phước hạnh trong giai đoạn Hội thánh, chẳng hạn như sự tha tội, sự cứu chuộc, sự tái sinh, sự sống đời đời và bản chất thần thượng, đều là những phần hưởng ban đầu. Tất cả những người được chọn của Đức Chúa Trời mà có tên được viết trong sách sự sống, đều có phần trong các phần hưởng ban đầu để bắt đầu đời sống thuộc linh của mình. Nếu cộng tác với ân điển cung ứng của Đức Chúa Trời, họ sẽ trưởng thành trong sự sống trong thời đại Hội thánh, và sự trưởng thành sớm này trong sự sống sẽ cấu thành phần thưởng mà Chúa sẽ thưởng cho họ khi Ngài trở lại. Phần thưởng ấy sẽ là lối vào vương quốc thiên hi niên và được dự phần vào các phước hạnh thần thượng trong giai đoạn ấy, chẳng hạn như sự vui mừng và an nghỉ của Chúa (Mat.25:21, 23; Hê.4:9-11) và sự cai trị trên các dân (khải.2:26-27; 20:4, 6); đó là những điều Đức Chúa Trời đã chuẩn bị để khích lệ những người được chọn của Ngài tiến lên với Ngài trong thời đại Hội thánh. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được sự tha tội, sự cứu chuộc, sự sống đời đời, bản chất thần thượng, v…v…. của Ngài, nhiều người trong số những người được Ngài chọn không hợp tác với ân điển của Ngài để đồng tiến lên với Ngài. Do đó, họ không thể trưởng thành trong sự sống trong thời đại Hội thánh và vì thế không sẵn sàng bước vào vương quốc thiên hi niên khi Chúa trở lại để tham dự vào các phước hạnh thần thượng của thời đại ấy như phần thưởng. Vì vậy, trong thời đại vương quốc thiên hi niên, tên của họ sẽ bị xóa khỏi sách sự sống. Sau khi được Chúa kỉ luật và được lớn lên cho đến trưởng thành trong thời đại vương quốc thiên hi niên, họ sẽ tham dự vào các phước hạnh thần thượng trong giai đoạn đời đời, chẳng hạn như sự phụng sự đời đời với sự hiện diện đời đời của Đức Chúa Trời, vương quyền đời đời (22:3-5), Giê-ru-sa-lem Mới, cây sự sống (22:14), và nước sự sống (22:17). Khi ấy, tên của họ sẽ lại được viết vào sách sự sống. Điều này có nghĩa là tất cả những người được chọn của Đức Chúa Trời mà có tên được viết trong sách sự sống và là những người đã được đem đến chỗ tham dự vào các phước hạnh thần thượng trong giai đoạn Hội thánh, sẽ “chắc chắn không bao giờ hư mất” (Gi.10:28), tức là chắc chắn họ sẽ không mất đi các phước hạnh thần thượng của cõi đời đời. Nhưng một số người không hợp tác với Chúa trong thời đại Hội thánh sẽ bị Chúa kỉ luật trong thời đại vương quốc thiên hi niên và sẽ mất đi các phước hạnh thần thượng trong giai đoạn ấy.
Chúng ta có nguy cơ bị xóa tên khỏi sách sự sống trong một ngàn năm ấy. Nếu anh em thất bại và không chịu làm một người đắc thắng bởi ân điển của Chúa, tên anh em sẽ không có trong sách sự sống khi Ngài cai trị trong một ngàn năm. Điều này có nghĩa là anh em được gọi nhưng không được chọn. Theo 17:14, chúng ta có thể thấy rằng vào lúc Ngài trở lại, tức sau khi tất cả các thánh đồ đã được cất lên, Chúa sẽ chọn lựa. Sự chọn lựa này tùy thuộc vào việc chúng ta đã sống đời sống Cơ Đốc của mình như thế nào. Nếu chúng ta sống cách thất bại, chắc chắn Chúa sẽ không chọn chúng ta. Nhưng nếu sống một cách đắc thắng, chúng ta sẽ được chọn và tên chúng ta sẽ có trong sách sự sống trong một ngàn năm ấy. Điều này cũng tương tự như việc tốt nghiệp. Dù tên của tất cả các sinh viên đều có trong danh sách lớp, nhưng chỉ vài tên có trong danh sách những người được thưởng. Xóa tên tín đồ khỏi sách sự sống không có nghĩa là tín đồ ấy sẽ hư mất đời đời. Điều này chỉ có nghĩa là trong một ngàn năm của vương quốc sắp đến, tên của người ấy sẽ không có ở đó. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ đánh mất quyền thừa kế của mình trong vương quốc thiên hi niên, không có quyền dự phần vào những gì mà ban đầu Đức Chúa Trời muốn ban cho tất cả những người được Ngài chọn.
Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời là tất cả những người được Ngài chọn ngày nay phải vui hưởng Christ đến cực điểm để cũng có quyền vui hưởng Christ trong thời đại sắp đến. Vì bây giờ nhiều người không sẵn lòng làm như vậy nên khi vương quốc đến, họ sẽ mất quyền thừa kế. Chỉ những người hợp tác với ý định ban đầu của Đức Chúa Trời mới được ở trong vương quốc, vui hưởng Đấng Christ là phần hưởng đặc biệt của mình. Khi ấy, tên của họ sẽ ở trong sách sự sống, còn tên của nhiều người khác thì không có ở đó. Vì không bao nhiêu Cơ Đốc nhân thấy khải tượng ấy nên họ không thể hiểu các câu Kinh Thánh về vấn đề này.
Ý định của Đức Chúa Trời là đem Đấng Christ vào trong chúng ta để chúng ta vui hưởng. Thời đại Hội thánh là thời kì dành để hoàn thành công việc này. Nhưng chúng ta có bằng lòng hợp tác với Đức Chúa Trời trong vấn đề này không là tùy thuộc vào chúng ta. Vì nhiều người không chịu hợp tác với Đức Chúa Trời nên trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài đã quyết định làm cho việc vui hưởng Đấng Christ trong thời đại vương quốc sắp đến thành một phần thưởng. Phần thưởng ấy khích lệ chúng ta hợp tác với Đức Chúa Trời và vui hưởng Đấng Christ ngày nay. Nếu không hợp tác, chúng ta sẽ hụt mất thời đại vương quốc. Sách sự sống ghi lại tất cả những người có phần trong sự vui hưởng Đấng Christ. Trong thời đại Hội thánh, tất cả chúng ta đều có tên trong đó. Nhưng trong thời đại vương quốc, tên của những người biếng nhác sẽ bị xóa khỏi sách này. Sau thời đại vương quốc thiên hi niên, tên của họ sẽ lại được ghi vào sách sự sống. Thật ích lợi khi thấy phước hạnh của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi của Ngài thuộc ba thời đại: thời đại Hội thánh, thời đại vương quốc và thời đại đời đời. Chúng ta có được ở trong vương quốc để dự phần vào sự vui hưởng Đấng Christ cách trọn vẹn hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có sẵn lòng vui hưởng Đấng Christ ngày nay trong nếp sống Hội thánh hay không. Ngày nay, đừng bỏ lỡ cơ hội. Nếu vui hưởngĐấng  Christ ngày nay, chúng ta sẽ được thưởng trong vương quốc sắp đến. Những người hụt mất sự vui hưởng Đấng Christ cách đặc biệt trong vương quốc sắp đến sẽ được Đức Chúa Trời xử lý để có thể được đem vào trong sự vui hưởng Đấng Christ cách trọn vẹn. Vì vậy, cuối cùng, khi đã trải qua hai thời đại ấy, thời đại Hội thánh và thời đại vương quốc, tất cả chúng ta đều sẽ chín muồi trong sự vui hưởng Đấng Christ và sẽ vào trong thời đại đời đời.
C. Tên được Chúa xưng nhận trước mặt Cha và các thiên sứ
Nếu chúng ta là những người đắc thắng, Chúa sẽ không xóa tên chúng ta khỏi sách sự sống; trái lại, Ngài sẽ xưng nhận tên của chúng ta trước mặt Cha và các thiên sứ của Ngài. Điều này cho thấy rằng vì tên của những tín đồ khong sẵn sàng trở thành người đắc thắng sẽ bị xóa khỏi sách sự sống nên tên của họ cũng sẽ không được Chúa xưng nhận trước mặt Cha và các thiên sứ của Ngài.
VII. SỰ PHÁT NGÔN CỦA LINH
Giáo hội Cải chánh chết chóc cần sự phát ngôn của Linh sống động. Tri thức về văn tự chết không bao giờ có thể thay thế sự phát ngôn của Linh tăng cường. Văn tự giết (2 Cô.3:6). Chính Linh là Đấng ban sự sống (Gi.6:63). Tất cả những người trong Cải chánh giáo chết choc đều phải lắng nghe sự phát ngôn của Linh
Còn nữa--