(Hội Thánh Lao-đi-xê)
Thẩm phán 17:1-21,25, “Đương lúc đó, không có vua trong Israel; ai nấy làm theo ý
mình lấy làm phải”
Khải Huyền 3: 14-22, “Ta biết
công việc của ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng!
Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng
không lạnh, nên Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta. Ngươi nói: Ta giàu rồi, ta đã được giàu có rồi,
không cần chi nữa,song ngươi không biết rằng mình là kẻ khốn khổ, đáng thương,
nghèo ngặt, đui mù, loã lồ”.
Chữ Lao-đi-xê là Λαοδικεύς đọc là Laodikeus gồm
hai chữ “lao” là dân chúng và dikeus là ý kiến, là phán đoán--- vậy “Lao-đi-xê”
có nghĩa là ý kiến, cách nhìn, cách đánh giá, cách phán đoán của dân chúng.
Theo lịch sử, những sự kiện
được mô tả trong các chương cuối cùng của sách Các quan xét đã xảy ra đều do nhiều ý kiến
khác nhau của dân chúng. Điều này rõ ràng khi các chương 17 và 18 nói về hậu tự
của Môi-se và các chương 19-21 về hậu tự của A-rôn. Chắc chắn có một số lý do cho
sự sai lệch này so với niên đại. Một trong số lí do, đó là có sự song song với
lịch sử giáo hội có thể được duy trì. Bởi vì toàn bộ sách Các thẩm phán có thể
được phù hợp với bảy lá thư trong Khải Huyền 2 và 3. Còn các chương 17-21 phù hợp
với hội thánh Lao-đi-xê, ở lá thư cuối cùng, và do đó 5 chương đó phải ở cuối
sách.
Chúng tôi muốn chỉ ra một số
điểm đáng chú ý từ Các Quan Xét 17:-21: cho thấy mối liên hệ với Lao-đi-xê và
cũng là “những ngày sau cùng” (Khải Huyền 3:14 ; 2 Ti-mô-thê 3: 1-5).—“ Hãy
biết rằng trong ngày sau rốt sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều sẽ ái kỷ, ham tiền, vênh vang,
kiêu ngạo, nhạo báng, bội nghịch cha mẹ, vong ân phụ nghĩa, không thánh khiết,
3 không thân tình, cừu hờn, hay nói gièm, không thìn mình, dữ tợn, không ưa mến
điều lành, lường thầy phản bạn, táo bạo,
lên mặt, ưa thích sự vui chơi hơn là kính mến Đức Chúa Trời, bề ngoài hình như kỉnh kiền, nhưng thực ra đã
chối bỏ quyền năng của sự ấy. Những kẻ thể ấy con hãy lánh xa đi”.
Những lời của Phao -lô ở 2
Ti-mô thê 3 phản chiếu tình trạng ở Các quan xét 17:21:, và cũng chi tiết hóa tình
trạng tồi tệ của giáo hội ngày sau cùng khi xuống cấp Lao-đi-xê như hiện nay.
Mi-ca, người từ vùng núi
Ép-ra-im, ăn trộm của mẹ mình (Các quan xét 17:2). Từ đó chúng ta thấy: có tình
trạng thiếu sự kính trọng đối với cha mẹ (xem 2 Ti-mô-thê 3:2).
Mi-ca và mẹ của anh hoàn
toàn không có ý thức gì về sự xấu xa của hành vi trộm cắp (Các Quan Xét 17:2).
Điều này cũng có thể được tìm thấy trong nhiều trường hợp ngày nay. Những lời
bào chữa đến từ lĩnh vực tâm lý học, nên họ ăn cắp, tham những kho thánh của Chúa
cách tự nhiên.
Mi-ca có nhà thờ phượng riêng
và một buổi lễ do anh tự nghĩ ra và sắp xếp (Các Quan Xét 17:4-6). Thật không
may, phong cách thờ phượng này cũng phổ biến ngày nay. Ngày nay mở một hội thánh
còn dễ hơn mở một quán ăn.
Một người thường tìm kiếm sự
thành công và sự công nhận của mọi người và hoàn toàn quên, giống như Mi-ca, đặt
câu hỏi về lời của Đức Chúa Trời và lấy đó làm cơ sở. Ngày nay người ta tự thiết
lập hội thánh, tự xưng ông nầy ông nọ, và phong chức thánh cho nhau cách bữa bãi.
Ý nghĩ rằng một người phụng
sự Đức Chúa Trời theo cách của mình và hoàn toàn hài lòng với chính mình (xem
Các Quan Xét 7:13; cũng lưu ý đến công thức trong 18:10 và 19:19! – “chẳng thiếu
gì cho chúng tôi cả” –và Khải
Huyền 3:17- “Ngươi nói: Ta giàu rồi, ta đã được giàu có rồi, không cần chi nữa”
--cũng có thể được thấy trong người Lê-vi trẻ tuổi, từ câu 7 và toàn bộ lời mô
tả cho đến hết chương 18.
Chương 19:2 kể về sự gian
dâm của vợ lẽ người Lê-vi. Hành động khủng khiếp này không được thương tiếc.
Không có sự ăn năn và hối cải từ chính người phụ nữ, từ người chồng và từ cha của
người phụ nữ (Các Quan Xét 19: 3). Tội gian dâm được xem nhẹ.
Khi người Lê-vi này đến thành
Ghi-bê-a, không ai mời anh ta vào nhà (Các quan xét 19:15, 18). Đó là chủ nghĩa
vị kỷ thuần túy ngày hôm nay. Chúng ta nghĩ về: “Người ta sẽ ích kỷ” (2
Ti-mô-thê 3: 2).
Khi đến thăm một ông già, người
Lê-vi phải trải qua một điều kinh khủng: khi những người đàn ông trong thành phố
vây quanh nhà và muốn quan hệ tình dục với khách lạ nam (Các Quan Xét 19:22). Đồng
tính luyến ái được thực hành một cách công khai tại Ghi-bê-a.
Người Lê-vi hi sinh vợ lẽ của
mình cho những kẻ gian ác này (Các Quan Xét 19:25). Đây là bằng chứng của một
cuộc hôn nhân đau khổ, trong đó không thể nói đến tình yêu đích thực. Tình yêu
tự nhiên vắng bóng (2 Ti-mô-thê 3: 3).
Người phụ nữ này sau đó bị
hãm hiếp đến chết (Các quan xét 19:25). Các phương tiện truyền thông thời đó phải
đưa tin lạm dụng tình dục nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Chồng của người phụ nữ sau
đó phân chia thi thể vợ bé và gửi đi khắp đất nước. Một cảnh như trong phim kinh
dị. Thật là vô nhân đạo!
Các chi phái khác trong nước
nổi dậy chống lại cái ác (Các Quan Xét 20: 1-2). Không có gì sai với điều đó.
Tuy nhiên, điều đáng nói là họ chỉ nổi dậy khi quyền con người bị xâm phạm, chứ
không phải khi luật pháp bị vi phạm (trong chương 17 và 18)! - Tuy nhiên, ít nhất,
còn một cảm giác với cái ác được tìm thấy trong các bộ tộc khác. Do đó, người
ta có thể so sánh những bộ tộc này phù hợp với “dân sót” từ Lao-đi-xê trong Khải
Huyền 3:19- “Phàm kẻ ta yêu mến thì ta bẻ trách sửa trị;vậy, hãy sốt sắng
và ăn năn đi”-. Dân sót này trong Lao-đi -xê ngày nay đang được Chúa thanh tẩy
- điều mà các bộ tộc Israel còn lại cũng phải học trong Các Quan Xét 20.
Trong Sách Các quan xét chương
21 sau đó, chúng ta thấy một cách tiếp cận hoàn toàn sai lầm khi chọn đối tác.
Và toàn bộ bức tranh đáng buồn
đó kết thúc với những lời: “Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy
làm theo ý mình lấy làm phải”(Các Quan Xét 21:25).
Ngay cả khi người ta không
thể hiểu trực tiếp sự song hành với Lao-đi-xê như vậy, thì những chương đáng buồn
này trong Sách Các Quan Xét có một địa chỉ rất rõ ràng đối với trái tim của
chúng ta mà chúng ta không nên bỏ qua. Chúng ta phải cẩn thận để không bị đồng
nhất với thế giới sa đọa, bạo hành, vô luân, lõa lồ này, mà phải làm cho tâm
trí minh được đổi mới bằng Lời Đức Chúa Trời (Rô-ma 12: 2).