Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

THỰC TẾ THUỘC LINH HAY MÊ CUỒNG-1


CHƯƠNG 1
THỰC TẾ THUỘC LINH LÀ GÌ?
“Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài phải thờ lạy trong linh và lẽ thật! (Giăng 4:24). “Song khi Linh của lẽ thật đến, Ngài sẽ dẫn dắt các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13)
“Ấy là Linh làm chứng, vì Linh là lẽ thật” (I Giăng 5:7).
Một điều mà dân Đức Chúa Trời phải ghi nhận là mọi sự việc thuộc linh đều có thực tế riêng trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu những gì chúng ta đã đụng đến chỉ là bộ mặt suông ở bên ngoài và không phải thực tế, chúng ta sẽ tìm thấy nó không có giá trị thuộc linh chút nào. Vậy thực tế thuộc linh là gì? Thực tế của một điều thuộc linh là điều thuộc linh, không thuộc về vật chất. Dù thực tế thuộc linh thường được diễn tả thành các lời, những lời đó dầu nhiều, không phải là thực tế thuộc linh. Dù thực tế thuộc linh cần được tiết lộ trong đời sống của chúng ta, các hình thức cố định của đời sống chúng ta không phải thực tế. Dù thực tế thuộc linh phải được tỏ rõ trong hạnh kiểm, sự giả bộ nhân tạo không phải thực tế.

Thực tế thuộc linh là gì? Chúa phán “Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài phải thờ lạy trong linh và lẽ thật”. Chữ “lẽ thật” có nghĩa “sự thật” hay “thực tế”. Cùng đều như vậy áp dụng cho các lời sau đây: “Song khi Linh của lẽ thật đến, Ngài sẽ dẫn dắt các ngươi vào mọi lẽ thật” “ấy là Linh làm chứng, vì Linh là lẽ thật”. Tất cả những điều nầy khải thị rằng Đức Chúa Trời là Linh, vì vậy tất cả những gì có liên quan đến Đức Chúa Trời đều ở trong Linh. Linh của lẽ thật là Linh của thực tế. Vì lý do nầy, thực tế thuộc linh phải ở trong Linh. Đó là điều siêu việt hơn con người và vật chất. Chỉ điều gì ở trong Đức Thánh Linh thì thuộc linh cách thiết thực, vì cớ mọi điều thuộc linh đều được nuôi dưỡng trong Đức Thánh Linh. Một khi bất cứ điều gì ở ngoài Đức Thánh Linh, nó biến thành văn tự và hình thức chết. Khi những điều thuộc linh ở trong Đức Thánh Linh, chúng thiết thực, sinh động và đầy dẫy sự sống. Chỉ Đức Thánh Linh, Đấng hướng dẫn chúng ta vào mọi thực tế. Bất cứ điều gì có thể tiến lên mà không có sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh được khẳng định không phải là thực tế thuộc linh. Tất cả những gì một người có thể chiếm hữu suông bằng cách lắng nghe, suy nghĩ hay liên can đến trạng thái xúc cảm đều không phải thực tế thuộc linh. Chúng ta phải ghi nhớ rằng Đức Thánh Linh là Đấng thi hành mọi sự việc thuộc linh. Điều Đức Chúa Trời làm ngày nay được thực hiện trong Đức Thánh Linh. Chỉ điều gì Đức Thánh Linh làm thì thực sự thiết thực.
Bất cứ điều gì ở trong Đức Thánh Linh đều thiết thực. Nếu một ai đụng thực tế nầy anh ta chiếm hữu sự sống, vì sự sống và thực tế liên hệ với nhau. Bất cứ ai khao khát thăng tiến trong sự sống thuộc linh phải nhấn mạnh thực tế thuộc linh. Người nào đã đụng đến thực tế thuộc linh trong Đức Thánh Linh lập tức sẽ đáp ứng bằng một tiếng a-men trong lòng anh ta vào bất cứ khi nào anh ta cũng đã đụng chạm đến thực tế thuộc linh - và ngược lại. Đây là ý nghĩa của các lời trong Thi 42:7 “vực gọi vực”. Có thể nói rằng thực tế đụng chạm thực tế. Để có một sự hiểu biết tốt hơn, bây giờ chúng ta hãy minh họa bằng một số thí dụ cụ thể.
Thí dụ 1:
“Jésus đáp rằng, quả thật ta nói cùng ngươi nếu người nào chẳng bởi nước và Linh mà sanh, thì không thể nào vương quốc Đức Chúa Trời được”. Đây là lời của Chúa chúng ta phán cùng Nicôđêm.
Phaolô khi viết cho các thánh đồ tại La Mã, ông đã hỏi, “anh em há chẳng biết rằng hết thẩy chúng ta là những người đã chịu báp têm vào trong Christ Jésus, đều đã chịu báp têm vào trong sự chết của Ngài sao?” Rồi Phaolô tiếp tục “Vậy xuyên qua báp têm chúng ta đã được đồng chôn với Ngài vào trong sự chết: hầu cho như Christ nhờ vinh quang của Cha mà được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng phải bước đi trong sự mới mẻ của sự sống thể ấy. Vì nếu chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong hình trạng sự chết Ngài, thì chúng ta cũng sẽ được liên hiệp với Ngài trong hình trạng của sự sống lại Ngài” (Lamã 6:3-5). Cả Chúa Jésus và Phaolô đều nói về thực tế của báp têm.
Nhưng một số người nhìn vào sự việc nầy của báp têm theo quan điểm vật lý. Cặp mắt họ chỉ thấy nước. Do đó họ nhấn mạnh về sự tái sinh do báp têm. Họ đã không đụng chạm được thực tế thuộc linh. Số người khác cố gắng tiến gần vấn đề nầy theo mặt tâm trí. Họ bảo trợ rằng nước không thể tái sinh dân chúng. Theo đó họ phải giải thích rằng với một số người báp têm là thực và ở bề trong còn với một số khác thì nó giả và ở bề ngoài. Nhóm thứ nhất có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời, nhưng những người thuộc hạng loại thứ hai bị đuổi ra. Họ cũng đã không đụng chạm được thực tế thuộc linh trong sự việc này.
Báp têm mà Chúa nói với Nicôđem là một thực tế. Phaolô cũng nhìn thấy thực tế trong báp têm: đồng chôn với Chúa để được sự mới mẽ của sự sống. Ông bảo cùng các thánh đồ tại Côlôse: “đã được đồng chôn với ngài trong báp têm, anh em cũng đã được đồng sống lại với Ngài trong đó” (Côlôse 2:12). Đối với ông, báp têm và sự chôn cất là một và cùng là một sự việc, nên báp têm và phục sinh cũng vậy. Ông biết được đồng chôn với Christ có nghĩa là gì và cũng biết được phục sinh với Chúa có nghĩa là gì nữa. Ông không chỉ thấy nước của báp têm thôi, ông cũng không coi một số được báp têm cách thiết thực còn số người khác thì không. Ông không đạt thơ cho các anh em khác thực tế của báp têm đó mà ông đã đụng chạm được.
Anh chị em ơi, nếu anh em đã thấy báp têm như một thực tế, tự nhiên anh em biết nó là gì. Vấn đề tình trạng thực hay giả, bên trong hay bên ngoài sẽ không còn tồn tại, vì cớ anh em thấy rằng báp têm là được chôn và sống lại với Christ. Một khi đã nhìn thấy thực tế này, anh em há có thể chế ngự mình để không tuyên rao rằng báp têm thì đích thực to lớn, rất thiết thực và thật bao hàm được chăng? Ngay khi thực tế đã được bày tỏ cho một người, rồi điều gì là giả không còn có thể tồn tại nữa. Giả sử một ai nói “bây giờ tôi đã chịu báp têm, tôi hi vọng tôi có thể được chôn và rồi được đồng sống lại với Chúa”. Người có thể thốt lên một lời tuyên bố như vậy ắt đã không đụng chạm thực tế, vì đối với anh ta báp têm là sự việc chôn cất và phục sinh là một việc hoàn toàn khác. Nhưng người hiểu thấu thực tế thuộc linh sẽ biết được chôn cất và phục sinh là gì. Báp têm là mai táng và báp têm cũng là phục sinh. Chúng là một và cùng là một sự vật.
Anh chị em ơi, anh em có nhận thức rằng không bao giờ một ai có thể hiểu thấu các điều thuộc linh bằng cặp mắt dán chặt nơi vật chất và không bao giờ một ai có thể suy nghĩ xuyên thấu điều gì thuộc linh bằng óc não của anh ta chăng? Mọi sự việc thuộc linh đều có các thực tế của chúng. Người đã đụng chạm được thực tế không còn chất vấn nữa.
Thí dụ 2.
Với sự bẻ bánh cũng như vậy. Trong đêm phản nộp của Ngài, Chúa Jésus “đã lấy bánh và đã chúc phước, bẻ ra, và Ngài đả đưa cho các môn đồ mà phán rằng: hãy lấy ăn đi, đây là thân thể ta. Ngài đã lấy một chén, chúc tạ và ban cho họ mà phán rằng: hết thảy hãy uống đi, vì đây là huyết của giao ước ta, đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Nhưng ta nói cùng các ngươi từ rày về sau ta hẳn chẳng còn uống trái nho này nữa...” (Math 26:26-29). Một số người coi điều này theo quan điểm vật lý, do đó họ bảo trợ rằng đang khi bánh và chén đã được chúc phước toàn bản thể bánh của chúng đã đựợc hoán chuyển thành thân thể của Chúa và toàn bộ bản thể trái nho được biến thành huyết của Chúa. Một số khác coi điều đó theo đường lối duy lý, lý luận rằng bánh và rượu đã không được biến thể (như trong trường hợp trên) nhưng chúng chỉ tượng trưng suông cho thân thể và huyết của Chúa.
Tuy nhiên dựa theo lời của chính Chúa mà phán đoán, chúng ta thấy rằng Ngài không đặt sự nhấn mạnh trên sự biến thể cũng không trên sự tượng trưng, nhưng trên thực tế thuộc linh. Thực tế thuộc linh ở phía sau vật ăn và uống được. Jésus phán “đây là thân thể ta”, Ngài không phán “điều này tượng trưng thân thể ta” và sau khi Ngài phán “đây là huyết của giao ước ta” Chúa tiếp tục “từ nay ta sẽ không uống trái nho này nữa” - chỉ dẫn cách minh bạch rằng rượu nho đã không được biến thể hay tượng trưng huyết. Khi Chúa phán về bánh và chén toàn thể sự nhấn mạnh của Ngài đặt trên thực tế đó. Trước con mắt của Ngài không có sự tượng trưng hay sự biến thể.
Phao lô đọc rõ cùng điều như vậy khi ông tuyên bố “cái chén hạnh phước mà chúng ta chúc phước há chẳng tương thông với huyết Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ há chẳng phải là tương thông với thân thể của Christ sao?” (I Cô 10:16). Đó là bánh, song le ông nhìn nhận nó như thân thể của Christ. Nó là chén, tuy nhiên ông nhìn nhận nó như huyết của Christ. Trong con mắt của Phao lô, không có hoặc sự tượng trưng hay biến thể, chỉ có thực tế thuộc linh. Ông giải thích thêm: “thấy rằng chúng ta là nhiều, là một ổ bánh, một thân thể” (C. 17 bản Darby). Làm thế nào ông nói điều này ngoại trừ ông đã đụng chạm được thực tế thuộc linh?
Khi một người nói, anh ta phát biểu hoặc một thực sự hay một ngụ ngôn - điều được diễn tả cách trực tự hay bằng ngôn ngữ biểu hiệu. Phao lô cũng vậy “chúng ta là nhiều” có tính cách trực tự, còn “là một ổ bánh” có tính chất biều hiệu trong một câu vì cớ đối với ông cả hai “chúng ta là nhiều” và “là một ổ bánh” là các thực sự. Thực tế thuộc linh mà ông đã đụng chạm thì rất hiện thực đến nỗi ông có thể liên hiệp câu “chúng ta là nhiều” với “là một ổ bánh”, một Thân Thể. Ông đã vượt lên trên văn pháp và tu từ học. Đây là một người thực sự biết Chúa. Khi nào ông ta cầm lấy bánh ông ta thực sự tương thông với thân thể của Christ, vì ông ta đã quên bánh và bây giờ đang đụng chạm với thực tế thuộc linh. Khi nào ông ta cầm lấy chén ông ta đích thực thông công với huyết của Christ, vì ông đã quên trái của cây nho và đã tiếp xúc được thực tế thuộc linh. Khi đã tiếp xúc thực tế thuộc linh, lời hay giáo lý không còn đưa ra nan đề nào cho ông nữa.
Thí dụ 3
Đối với sự việc Hội thánh đây đích thực là đôi điều thực sự diệu kỳ đáng ngắm xem. Một số người tưởng có các hội thánh thật và các hội thánh giả. Nhưng Chúa phán cùng Phierơ: “và ta cũng phán cùng ngươi, ngươi là Phierơ, và trên vầng đá này ta sẽ kiến tạo hội thánh ta, và các cửa cổng âm phủ sẽ không thắng được hội đó. Ta sẽ ban các chìa khóa của Vương quốc thiên đàng cho ngươi, và bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất đều sẽ được buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi mở dưới đất đều sẽ được mở ở trên trời” (Mathiơ 16:18-19).
Đây chính là điều Hội thánh là gì trong tư tưởng của Đức Chúa Trời. Hội thánh trong tâm trí Ngài không gì khác hơn là hội thánh thật. Điều này không chỉ áp dụng cho hội thánh phổ thông nhưng cũng cho hội thánh địa phương nữa, Chúa giải thích thêm “nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi... hễ điều gì các ngươi mở ở dưới đất cũng được mở ở trên trời” (Mathiơ 18:15-18).
Theo Chúa, khi hội thánh tuyên bố một anh em nào là đúng, anh ta chắc chắn đúng, và khi hội thánh tuyên cáo anh ta là sai trật, anh ta sai trật không thể chối cãi. Đang khi chúng ta đọc điều này, một vấn đề dễ dàng nảy lên cùng tâm trí chúng ta: phỏng như nếu quyết định của hội thánh có lỗi lầm thì sao? Song le, Chúa phán về thực tế của hội thánh. Một quyết định sai lầm không thể xuất phát từ điều gì là thực, vì một quyết định không đúng sẽ không xuất phát từ Đức Thánh Linh nhưng từ ý muốn của con người. Trong con mắt của Chúa  là một thực tế, bất cứ điều gì ở ngoài thực tế đó tuyệt đối không có chỗ trong tư tưởng của Chúa.
Khi Phao lô đề cập hội thánh trong các thư tín của ông, ông đã nói về hội thánh như là các người đã được kêu gọi, được nên thánh và là một chỗ cư ngụ của Đức Chúa Trời (La Mã 1:7, I Côr 1:2, Êphêsô 2:22).
Sứ đồ Giăng nói về Hội thánh theo cùng đường lối như Phao lô. Dù bảy hội thánh tại 7 nơi có nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, song le Giăng vẫn kêu gọi họ là các Hội thánh. Thậm chí Chúa Jésus nhìn nhận rằng: “bảy chơn đèn là bảy Hội thánh” (Khải 1:20).
Đối với các sứ đồ hội thánh là một thực tế; vì vậy không có nan đề về một Hội
thánh giả trong con mắt của họ. Điều này không ám chỉ rằng trong thế giới không có các hội thánh giả tạo. Điều này chỉ biểu thị thực sự rằng người nào không đủ sức thấy thực tế của hội thánh thì có lỗi lầm trong nhãn quan của anh ta. Người mà chú ý bộ mặt bề ngoài đều cho mọi hội thánh là chân thật. Kẻ phán đoán cách duy lý nhận thấy một số hội thánh thật và một số giả. Chỉ trong con mắt của người đã đụng chạm được thực tế thuộc linh thì hội thánh là thuộc linh vượt quá sự chất vấn.
Chúng ta hãy đề cập một điểm về phương diện thực tiễn. Chúng ta  có thể hỏi sự sống Thân Thể là gì. Sự sống Thân Thể không được phát sinh bằng cách hành động cho ăn khớp với một phương thức nào đó. Chỉ khi nào anh em đã đụng chạm được thực tế thuộc linh anh em có thể đụng chạm hội thánh, và khi đó các hoạt động của anh em trở nên các sự chuyển động trong Thân thể, nếu không chỗ đứng của chúng chỉ như các hoạt động độc lập. Thí dụ khi anh em sắp đề khởi vài hoạt động nào, không phải vì cớ anh em đã làm trọn một phương án yêu cầu nào - Khi mời tất cả các anh chị em nhóm lại để bàn thảo với họ - mà hành động của anh em có thể được kể là sự sống của Thân thể. Anh em chỉ đang sống được sự sống Thân thể khi anh em đã đụng chạm thực tế của nó khi tương giao với các anh em và chị em (hoặc nhiều hay ít). Nếu anh em đã không tiếp xúc thực tế thuộc linh, thì dù điều gì có được toàn hội thánh tán thành cách nhất trí cũng chỉ là ý kiến của xác thịt. Đó không phải là sự sống Thân Thể chút nào cả. Sự sống Thân thể tuôn đổ ra từ thực tế thuộc linh.
Trường hợp trong Sứ đồ 15: minh chứng sự sống Thân thể là gì cho chúng ta. Vì mục đích giải quyết nan đề hoặc các dân ngoại bang có phải chịu cắt bì hay không, các sứ đồ và các trưởng lão đã họp lại với nhau để bàn thảo. Cuối cùng Gia Cơ đã đứng dậy và đã đưa ra lời phán quyết. Sự quyết định này là của Đức Thánh Linh. Vì cớ khi họ viết bức thư luân lưu họ đã có thể nói: “Vì Đức Thánh Linh và chúng tôi đều lấy làm tốt...” (C.28). Phán quyết đã xuất phát từ Đức Thánh Linh, lời đó đã đụng chạm thực tế thuộc linh. Dù lời này dẫn xuất từ miệng của Gia Cơ, thậm chí đến nỗi “các sứ đồ và các trưởng lão cùng cả hội thánh” đều nói Amen và tán thành quyết định  của hội thánh (câu 22). Đây là sự sống của Thân thể. Sự sống Thân thể được phát lộ khi thực tế đã được đụng chạm đến trong Đức Thánh Linh. Không phải bởi làm trọn một phương thức nào đó nhưng nhờ đụng chạm được thực tế mà sự sống Thân thể thực sự được thực hành.
Chúng ta phải nhận thức rằng mọi sự sống và sự dạy dỗ thuộc linh đều có thực tế riêng trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu một người đã không đụng chạm được thực tế đó - bất luận anh ta có rao giảng giáo lý giỏi đến thế nào - anh ta không sản xuất điều gì có giá trị thuộc linh cả. Nếu một người không đụng chạm được thực tế của hội thánh song le luôn luôn thảo luận về hội thánh, anh ta đang ở trong sự tối tăm, tự lừa dối mình và đầy sự kiêu ngạo. Nhưng với người đã tiếp xúc được thực tế thuộc linh, sinh hoạt của anh ta thì thực tiễn và sinh động thay vì ở trong văn tự và cái bề ngoài.
Có một điều diệu kỳ xảy ra sau khi anh em đụng chạm được thực tế. Bất cứ khi nào anh em chạm trán một ai đã không đụng chạm thực tế được, hay đã bước vào trong thực tế, lập tức anh em cảm thức ngay. Anh em biết anh ta đã không đụng chạm được thực tế đó vì cớ anh ta vẫn còn bước theo tâm trí, luật pháp, luật lệ hay qui luật. Có một điều trước mặt Đức Chúa Trời mà Kinh Thánh gọi là “sự thật”. Nó không gì khác hơn “thực tế”. Liên kết với sự thật này - thực tế này - tức một điều được phát xuất từ giáo lý, văn tự, các tư tưởng phàm nhân và các đường lối của loài người. Báp têm, sự bẻ bánh hay hội thánh đều có một thực tế không có gì là hình thức hay giáo lý suông.
Thí dụ 4
Về trường hợp thờ phượng, chúng ta đọc các lời này: “Đức Chúa Trời là Linh, và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh và lẽ thật” (Giăng 4:24). Chữ “lẽ thật” có nghĩa “thực tế”. Sự nhấn mạnh ở đây đặt trên Linh, vì nhờ Linh mà thực tế được phát sinh. Đức Chúa Trời phải được thờ phượng trong linh. Điều gì của Linh thì thiết thực, điều gì không từ Linh thì không thực. Thờ phượng không nhờ tình cảm, xúc cảm hay tư tưởng mà đạt được. Sự thờ phượng phải ở trong linh và lẽ thật. Sự thật là gì? Khi nào linh tiếp xúc Đức Chúa Trời, có sự thực, khi nó không tiếp xúc được Đức Chúa Trời, không có sự thực, vì điều gì từ linh thì thực còn điều gì không từ linh thì không thực. Ngoài loại thờ phượng theo văn tự, thậm chí điều gì được gọi là sự thờ phượng thuộc linh lắm lúc cũng không đủ sức thu hút sự đáp ứng của một tiếng Amen. Có thể anh em không đủ khả năng giải thích tại sao, nhưng bằng cách này hay cách khác anh em cảm thức rằng điều này không phải vậy. Ngược lại anh em có thể đủ sức nói Amen với một số người thờ phượng Đức Chúa Trời trong yên lặng, vì ở đó anh em bắt gặp sự thật, thực tế.
Thí dụ 5
Dâng các lời cảm tạ và ngợi khen là tốt đẹp, song le nhiều lời cảm tạ và ngợi khen chỉ là các hình thức, chúng không phải là những gì Kinh Thánh gọi là sự thực hay thực tế. Anh chị em ơi, anh chị em có kinh nghiệm này, là khi một ai đang cảm tạ và ngợi khen, ở sâu bên trong anh em không chỉ không có được tiếng Amen nhưng lại có sự lạnh lùng băng giá không chớ? Anh ta càng dâng các lời cảm tạ và ngợi khen, anh em càng cảm xúc sự lạnh lùng hơn ở bên trong. Hay giả sử một ai đã gặp phải một sự khó khăn và anh ta đang ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời cách lớn tiếng và tràn trề như đã không có sự khó khăn nào. Điều này không tốt sao? Chắc chắn nó tốt đẹp. Nhưng bằng cách này hay cách khác anh ta càng ngợi khen, anh em càng thiếu khả năng nói Amen. Trong lòng mình anh em suy tư rằng cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời là đúng, song le dầu sao lời ngợi khen và cảm tạ này hầu như không phải là điều đúng, nó không phải là thực tế. Về phương diện khác, anh em có thể gặp một anh em khác, dù đang khi cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời, anh ta không hoàn toàn và không lớn tiếng. Anh ta như không hoàn toàn hăng hái, gương mặt anh có thể trông như buồn một ít, và anh ta đang cảm tạ và ngợi khen Chúa cách êm dịu. Nhưng lạ thay, anh em tự phát thốt lên tiếng Amen. Anh em cảm thức đây là điều đúng, vì anh em đã tiếp xúc được thực tế.
Thí dụ 6
Về trường hợp sự cầu nguyện, chúng ta sẽ không coi các lời cầu nguyện hợp nghi thức ở đây gì cả. Song le, một số lời cầu nguyện dài dòng và hầu như nhiệt thành lại cũng không thu hút được một tiếng Amen nào. Các lời cầu nguyện như vậy càng được dâng lên, các lời đáp ứng của chúng ta càng lạnh lẽo hơn nữa. Điều này không vì cớ lý do nào khác hơn là các lời cầu nguyện như vậy đã không đụng chạm được thực tế thuộc linh. Chương 18 của phúc âm Luca kể về hai người đi lên đền thờ để cầu nguyện. Người thâu thuế đấm ngực, cầu rằng “Lạy Đức Chúa Trời xin thương xót tôi là một tội nhân”. Lời cầu nguyện của ông ta đã đụng đến lòng chúng ta. Nhưng người Pharisi tự tán dương, đã mở miệng ra cảm tạ Đức Chúa Trời, không đụng được âm vang đáp ứng nào trong chúng ta. Tại sao? Vì cớ một người đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, còn người kia “thật đã cầu nguyện với chính mình (cầu nguyện thầm)” (C.11). Nhiều lời cầu nguyện độc thoại không chỉ không thu hút được tiếng Amen của chúng ta nhưng thậm chí làm chúng ta ghê tởm, các lời cầu nguyện thực, dù có thể ngắn và không hùng biện, song le đụng chạm thực tế, và ngược lại đụng đến các nơi ẩn bí sâu xa của con người, tự nhiên khiến họ đáp ứng bằng một tiếng Amen.
Thí dụ 7.
Về việc làm thế nào huyết của Chúa Jésus rửa sạch lương tâm chúng ta, nan đề này không bao giờ có thể được giải quyết trong lãnh vực vật chất. Có bao giờ chúng ta có thể tưởng tượng một người nào đó, vào lúc Chúa chịu đóng đinh rưới huyết Chúa Jésus trên thân thể anh ta, do đó nhận được sự rửa sạch lương tâm chăng?
Anh ta sẽ không bao giờ được rửa sạch bởi phương tiện đó, vì Đức Thánh Linh là Đấng thi hành mọi sự thuộc linh. Khi Đức Thánh Linh rửa sạch lương tâm chúng ta bằng huyết, Ngài đang sử dụng thực tế thuộc linh của huyết đó, chớ không phải các đặc chất vật lý của nó để thanh tẩy chúng ta. Chỉ điều gì ở trong Đức Thánh Linh là thiết thực, khi một người tiếp xúc thực tế trong Đức Thánh Linh, anh ta đụng chạm sự sống. Nếu điều anh ta tiếp xúc chỉ là các giáo lý, anh ta sẽ không nhận được sự sống.
Thí dụ 8
Người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh chung với Đấng Christ là một thực sự đã được tuyên cáo trong La Mã 6. Một số cơ đốc nhân vẫn còn nói “tôi biết người cũ của tôi đã bị đóng đinh, nhưng tôi không hiểu tại sao người cũ này của tôi vẫn còn sống động hàng ngày”. Lý do cho điều này là anh ta đã chỉ đụng chạm giáo lý, anh ta chưa chạm tráng thực tế thuộc linh. Chúng ta phải nhận thức rằng nếu giáo lý ở trong văn tự nhưng không ở trong Đức Thánh Linh, nó không ban phát sự sống, bất luận chúng ta có quen thuộc nó bao nhiêu. Các sự việc như cứu rỗi, sự xưng nghĩa và sự thánh hóa là chết đối với chúng ta, nếu tất cả điều chúng ta đã đụng chạm được chỉ là các giáo lý và văn tự suông. Điều gì ở trong Đức Thánh Linh thì có tính cách thiết thực cách thuộc linh. Khi một người đụng chạm thực tế, anh ta chiếm hữu sự sống, vì thực tế thì sinh động và tươi mát.
Một người có thể giảng một sứ điệp có vẻ như thuộc linh, song le bài ấy tạo sự nặng nề cho các thính giả. Vì cớ những gì anh ta nói không phải là thực tế. Một khi anh ta đã đụng chạm thực tế, các lời của anh ta vang lên sự thật. Chỉ điều gì thực sẽ khiến dân chúng đụng chạm thực tế. Nếu không, bất luận một người có nói giỏi đến bao nhiêu, những người biết thực tế sẽ khám phá tính cách giả hiệu của các lời giảng đó.
Thí dụ 9
Về sự việc biết Christ, bất cứ điều gì được biết theo bộ dạng bề ngoài thì không phải là kiến thức chân thật, chỉ điều gì được biết trong thực tế là một sự nhận biết chân thật. Trong khi Chúa Jésus còn ở trên đất, nhiều người đã chạm trán Ngài. Họ hầu như đã được tiếp xúc Ngài, song le họ đã không được biết Ngài. Dường như họ đã nhận biết Ngài, song le họ đã không. Tri thức như vậy có tính cách bề ngoài. Nhưng ai thực sự biết Christ đều đã đụng chạm được thực tế. Tri thức của họ ở trong linh. Chúng ta hãy xem thêm một ít về điều này từ Kinh Thánh, vì cớ kinh nghiệm rất căn bản này đã bị bỏ sót.
Khi Chúa Jésus còn ở trên đất. Ngài đã được biết theo hai đường lối dị biệt: Ngài được biết bởi dáng mạo bên ngoài và Ngài được biết ở bề trong.
Biết Christ qua dáng mạo ở bên ngoài là gì? Đây là loại tri thức mà qua đó dân Do Thái đã hiểu biết Christ. Ngay từ lúc đầu, họ đã nhận lấy một thái độ hiểu biết. Họ đã công bố: “đó há chẳng phải Jésus, con Giô sép mà cha mẹ người chúng ta đều biết đất ư?” (Giăng 6:42). Họ nói cách chắc chắn rằng họ đã biết Ngài. Thậm chí họ đã biết cha và mẹ của Ngài. Một lần kia khi Chúa Jésus đến quê hương mình dân chúng đã phê bình: “Đó há chẳng phải là thợ mộc, con trai Mari, anh em với Giacơ, Giôsê, Giuđa và Simôn chăng? Còn các chị em người há chẳng ở với chúng ta đây ư?” (Mác 6:3). Họ đã không chỉ biết cha mẹ của Ngài, nhưng cũng biết anh em và chị em của Ngài nữa, Song le họ đã đích thực biết Chúa không? Không, họ đã không biết. Dù họ biết cha và mẹ Ngài, họ đã không nhận ra chính mình Chúa.. Dầu họ đã hiểu biết các anh chị em Ngài, họ đã không biết Ngài. Họ đã phán đoán Chúa Jésus theo dáng mạo bên ngoài, họ không đụng chạm được thực tế.
Đã có một hạng người khác mà tri thức của họ về Chúa có phần nào sâu hơn tri thức của dân Do Thái, nhưng họ vẫn không nhận thức được Ngài theo một đường lối bề trong. Một lần kia khi Chúa Jésus đến địa phân Sesare Philíp, Ngài đã hỏi các môn đồ Ngài “người ta nói con người là ai ?” họ đáp “người thì nói Giăng Báp Tít, kẻ thì nói Êli, kẻ khác lại nói Giê rê mi hay là một tiên tri nào đó” (Mathiơ 16:13-14). Chắn chắn tri thức của họ có phần tăng tiến hơn tri thức của dân Do Thái.
Một số người nói Chúa là Êli. Êli đã là một tiên tri quyền năng, có thể nói rằng Êli đã thay cho quyền năng. Chắc chắn Chúa Jésus đã là một Êli, vị tiên tri rất có quyền năng trong các tiên tri. Một số nói Chúa là Giêrêmi. Giê rê mi đã là một tiên tri khóc lóc, ông là đại biểu cho sự thống khổ. Chúa Jésus cũng đích thực là một Giê rê mi, vì Ngài cũng đầy dẫy thống khổ. Ngài đã bảy lần tố cáo người Pharisi và các văn sĩ giả hình bởi các chữ khốn thay (Mathiơ 23:13-15, 16,23, 25, 27, 29). Khi Ngài nhận thấy những người trong đền thờ bán bò và chiên, bồ câu, và khi Ngài thấy các kẻ đổi bạc ngồi, Ngài đã đuổi tất cả ra khỏi đền thờ, gồm cả chiên và bò; hơn nữa Ngài lật đổ tiền và lật bàn của họ (Giăng 2:14-15). Ngài đã thực sự là một Êli. Nhưng khi Jésus ở chung các người thâu thuế và các tội nhân, Ngài đã cùng ngồi bàn với họ (Mathiơ 9:10). Trong khi Ngài đang ngồi tại bàn trong nhà Simôn, Ngài đã cho phép một phụ nữ tội lỗi khóc tại chân Ngài (Luca 7:37-38). Đang khi thấy Mari khóc và các người Do Thái khóc (Giăng 11:33,35). Ngài đã đích thực là một Giêrêmi. Song le khi dân chúng thừa nhận rằng Ngài là Êli hay Giêrêmi, họ để lộ rằng họ đã không còn biết ngài theo dáng mạo bên ngoài nữa.
Lúc đầu các môn đồ đầu tiên cũng đã chỉ biết Chúa trong xác thịt. Họ chưa có sự nhận biết bên trong đó về Ngài. Giống như Thôma và Philíp những người đã ở với Chúa trải một thời gian. Nói theo loài người, họ đã phải thực sự biết NGài rồi, nhưng thảm thay, họ đã không biết. Khi Chúa nói cách công khai, “nơi ta đi các ngươi biết, cũng biết đường nữa”, Thôma thưa cùng Ngài : “Thưa Chúa chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu, làm sao biết đường được?” (Giăng 14:45). Đối với lời tuyên bố sáng tỏ của Chúa, “ví bằng các ngươi đã biết ta cũng biết cha ta nữa, từ nay các ngươi biết Ngài, cũng đã thấy Ngài”. Philíp đáp, “Thưa Chúa xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi” (Giăng 14:7-8). Chúa Jésus mà Thôma đã nhận thức vốn là một người Naxarét, ông đã chưa biết thấu Chúa Jésus là Chúa của sự sống. Những gì Philíp đã nhìn thấy trong Chúa Jésus vốn chỉ giống như một người Naxarét; ông đã không thấy Chúa Jésus như là hình thức khác của Cha. Dù cả hai ông đã ở với Chúa Jésus, tri thức của họ về Ngài vẫn còn ở bên ngoài, vì cớ họ đã không đụng chạm được thực tế.
Các môn đồ đã biết Chúa Jésus nhiều hơn dân Do Thái, thậm chí vậy, họ đã phải học tập Ngài vốn là một Chúa như thế nào. Sau khi đã ở với Ngài trải một thời gian dài như vậy, họ đã không đủ sức nhận biết Ngài thực sự là Ai. Họ đã thấy Ngài bằng chính mắt của họ, đã nghe Ngài bằng tai của họ, đã đụng chạm Ngài bằng chính tay của họ, song le họ đã không biết Ngài. Điều này chỉ dẫn cho chúng ta rằng để biết Chúa cần có một cơ quan sắc bén hơn thị giác, nhạy bén hơn quan năng nghe, và nhạy cảm hơn xúc giác. Có một thực tế trong Christ mà không thể được nhận biết bằng xác thịt.
Vào ngày đặc biệt đó, tại Sesarê Philíp là một sự hiểu biết bề trong. Khi Chúa hỏi các môn đồ Ngài, “nhưng các ngươi nói ta là ai?” Simôn Phierơ đáp “Ngài là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống”. Lập tức Chúa Jésus tuyên bố, “Simôn, con Giô na ơi, ngươi có phước đó, vì chẳng phải thịt và huyết khải thị điều ấy cho ngươi đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” Điều Chúa ngụ ý là: dù ngươi đã theo ta ít lâu, tri thức của ngươi trước đây không đầy đủ, tuy nhiên tri thức ngày nay của ngươi thì rất phước hạnh, vì điều này là sự khải thị từ Cha thiên thượng của ta mà đến. Tri thức nầy thiết thực.
Vì lý do nầy, trừ khi đã có sự khải thị, con người không nhận biết được Chúa là ai, thậm chí nếu họ có thể ăn uống chung với Ngài hay bước đi và cư ngụ với Ngài. Không có tri thức do khải thị như vậy, mọi điều được biết về Ngài chỉ là Đấng Christ bề ngoài, Đấng Christ lịch sử. Điều này được minh định là một sự hiểu biết Christ theo xác thịt. Chỉ có tri thức về Christ như Phierơ đã kinh nghiệm xuyên qua sự khải thị là thiết thực và có thể được kể là nhận biết Christ ở bên trong.
“Bởi đó cho nên từ nay chúng tôi không nhận biết ai theo xác thịt nữa, thậm chí dù chúng tôi từng nhận biết Christ theo xác thịt, song hiện nay chẳng còn nhận biết Ngài như vậy nữa (II Cô 5:16). Suốt những ngày của ông biết Christ theo xác thịt, Phao lô đã dám tấn công danh của Jésus Nararét và bách hại cũng như bạc đãi các môn đồ của Chúa (Sứ 26:9-11). Nhưng sau khi Đức Chúa Trời khải thị Con Ngài trong linh của Phaolô, ông rao giảng đức tin mà ông đã một lần tàn phá (Galati 1:16,23). Ông đã trở nên một người dị biệt. Tri thức mới mẻ nầy mà bây giờ ông có là thực tế thuộc linh, vì vậy ông không còn nhận biết Christ theo xác thịt nữa.
Phúc âm theo Mác bao hàm văn kiện về một người đàn bà có bịnh lưu huyết trải 12 năm “đã nghe các điều về Jésus (nàng) lẫn vào đám đông sau quần chúng mà rờ áo Ngài... Nguồn huyết lậu của nàng liền khô ngay và nàng tự cảm biết trong mình tai bịnh đã lành”. Chúa đã cảm xúc gì vào lúc đó “Ai rờ áo ta?” Ngài hỏi vậy nhưng các môn đồ đáp, “Thầy thấy hai loại người, những người đụng chạm Ngài và những người vây lấy xung quanh Ngài. Số người sau chỉ có thể tụ tập xung quanh Christ trong xác thịt, tuy nhiên số người trước có thể đụng chạm Christ trong thực tế của Ngài. Hầu như Chúa không cảm biết những ai đã vây lấy Ngài, nhưng ngài thật rất cảm biết về sự đụng chạm của những ai đã thực sự đụng chạm Ngài. Đau buồn biết bao vì có nhiều quần chúng vây lấy Ngài, song le chỉ có một người đụng chạm Ngài!
“Quả thật ta nói cùng các ngươi, không có tiên tri nào được hoan nghinh trong quê hương mình. Ta nói thật cùng các ngươi đương đời Êli, khi trời đóng chặt trong 3 năm 6 tháng. Cả xứ bị đói kém, bấy giờ trong Ysơraên có nhiều đàn bà góa mà  Êli chẳng được sai đến cùng một ai trong họ, duy được sai đến cùng một đàn bà góa ở Sarépta trong xứ Siđôn mà thôi. Còn lúc tiên tri Êlisẽ, trong Ysơraên cũng có nhiều kẻ phung, song không có ai được chữa lành, trừ Naaman người Syria mà thôi (Lu 4:25 27).
Những đoạn văn này tương tự câu chuyện của người đàn bà được sạch sự lưu huyết. Vấn đề không nằm trong khoảng cách (xa bao nhiêu hay gần bao nhiêu), cũng không ở trong thời gian (thường trực thế nào hay tạm thời thế nào), nhưng ở trong những ai đang vây quanh và ai đang đụng chạm thực tế. Trừ khi một người đã đụng chạm thực tế, anh ta vẫn sẽ không thay đổi gì dù anh ta có thể tụ tập và gần gũi Chúa đến bao nhiêu.
Chỉ biết Christ theo xác thịt sẽ không bao giờ thực sự nhận biết Ngài. Chỉ nhờ sự khải thị mà một người có thể phân biện Christ. Chúng ta cần nhớ rằng Christ không được biết bởi các giác quan bên ngoài của chúng ta như - thị giác, thính giác và xúa giác. Biết Christ là công tác của Đức Thánh Linh. Không có Đức Thánh Linh không một ai có thể hiểu thấu thực tế của Christ. Dù một người có thể quen biết lịch sử của Chúa Jésus, và bất luận một người có thể vây lấy Chúa, nghe tiếng Ngài và quỳ trước mặt Ngài, nếu anh ta không có Đức Thánh Linh, anh ta không tiếp xúc thực tế thuộc linh của Christ trước mặt Đức Chúa Trời được.
“Những lời ta đã phán cùng các ngươi là linh và là sự sống” (Giăng 6:63). Một người đã đụng chạm Đức Thánh Linh có sự sống không thể có một ai đụng chạm Linh mà không chiếm hữu sự sống. Điều gì của Linh là sự sống. Đụng chạm thực tế chiếm hữu được sự sống. Ở đây có nhiều nan đề dấy lên. Một số người đạt đến sự hiểu biêt Chúa nhờ đọc các sách vở, các kẻ khác bởi nghe người ta. Hoặc đọc hay nghe, họ đều không đụng chạm chính mình Chúa. Đấng Christ đọc hay nghe. Đấng Christ này chỉ có thể được hiểu thấu trong Đức Thánh Linh, tuyệt đối không có đường lối nào khác để biết Ngài.
Nhiều cơ đốc nhân đã chán nản vì cớ đức tin của họ hầu như không có kiến hiệu. Họ phàn nàn rằng họ đã nghe lời trải nhiều năm và biết nhiều điều, nhưng mọi điều họ biết đều vô hiệu quả. Tại sao? Vì cớ ho đã không tiếp xúc được thực tế. Tiếp xúc Christ bằng bàn tay xác thịt sẽ không bao giờ kiến hiệu. Quyền năng lưu xuất từ Christ đến cùng người đàn bà đã đụng chạm Ngài. Nhưng chỉ có một người thực sự đụng chạm Ngài hoặc đức tin có hiệu lực hay không tùy thuộc trên việc hoặc nó đã đụng chạm thực tế hay không.
Dĩ nhiên chúng ta sẽ hiểu rằng Christ trong xác thịt là có thể đụng chạm được. hữu hình và có thể nghe được đối với tay, mắt và tai của xác thịt. Nhưng Christ trong Đức Thánh Linh chỉ có thể đạt đến Đức Thánh Linh. Thậm chí khi Chúa Jésus còn sống trên đất, đã có sự hiểu biết bề ngoài và bề trong về Ngài rồi. Sự tri thức của chúng ta về Ngài ngày nay không dị biệt với sự hiểu biết của quá khứ. Vì vậy, vấn đề là, làm thế nào chúng ta biết Christ? Nếu một ngày kia chúng ta thấy Ngài bằng Đức Thánh Linh và do đó đụng chạm Đấng Christ của thực tế thuộc linh, vào ngày đó chúng ta sẽ biết Ngài ở bề trong thậm chí dù chúng ta không đủ sức nói hay giải thích một khi chúng ta thấy ở bề trong, mọi ngờ vực của chúng ta được giải quyết vì lý do này chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tri thức chân chính về Ngài - một sự trông thấy không xuất phát từ chính chúng ta hay từ sự giáo huấn của thịt và huyết, nhưng từ sự khải thị của cho thiên thượng.
Thí dụ 10:
Một anh em tha thứ một anh em khác là đúng. Đôi khi anh em thấy một anh em tha thứ một anh em khác mà đã phạm đến anh ta: thế nào anh ta nỗ lực để tha thứ, anh ta lớn tiếng biết bao khi báo cáo sự tha thứ của mình. Xét theo dáng mạo bề ngoài, anh ta thực sự tha thứ cách quãng đại; song le anh em không cảm thấy đúng ở bề trong một phần nào. Anh em cảm thấy anh ta cố gắng tha thứ cách quá khó nhọc. Sự tha thứ của anh ta không phải là một điều thực. Tại sao? Vì cớ anh ta đã không đụng chạm được thực tế. Tuy nhiên, anh em có thể gặp mặt một anh em khác. Anh ấy cũng bị một anh em làm đau đớn. Anh ta buồn bã, song le anh ta tin rằng Đức Chúa Trời không thể sai trật: vì vậy anh cảm thấy anh phải tha thứ anh em của anh hết cả đáy lòng mình. Nhưng anh ta đã không tuyên bố sự tha thứ của anh cách lớn tiếng cũng không diễn tả anh đã siêu việt như thế nào. Anh đơn giản nói rằng anh tha thứ anh em của anh. Anh em cảm thức anh em nầy không đóng kịch nhưng tha thứ thực sự. Anh em nầy đã đụng chạm thực tế thuộc linh.
Thị dụ 11:
Sự khiêm nhường phải gây ấn tượng trên dân chúng. Nhưng sự khiêm nhường của một số cơ đốc nhân khiến anh em cảm thấy họ đang sử dụng sức mạnh riêng của họ để khiêm nhường. Một người có thể không ngừng kêu rằng anh ta suy bại là dường nào, song le anh em cảm thức rằng sự khiêm nhường của anh ta là “một sự khiêm nhường tình nguyện” tức là sự khiêm nhường tự ý hay sự khiêm nhường của ý chí (Côlôse 2: 18, 23). Sự khiêm nhường anh ta đề xuất thì không phải là sự khiêm nhường chân thật. Nếu anh ta kiêu ngạo, anh em có thể gọi đó là kiêu ngạo, còn sự khiêm nhường nầy của anh ta thì anh em không biết dán nhãn hiệu gì cho đích xác đây. Anh em không thể nói đó là khiêm nhường. Thái độ bề ngoài của anh ta tương tự sự khiêm nhường, song le nó cách xa điều thực.
Nhưng có thể một anh em khác đã không sử dụng sức mạnh và ý muốn riêng của anh để khiêm nhường. Anh ta hành động cách tự nhiên và nói năng cách êm dịu, nên kết quả là lập tức sự kiêu ngạo của anh em bị bộ ra. Anh em cảm thấy sự kiêu ngạo của anh em đáng hổ thẹn biết bao. Nếu trong một tình thế nào đó - nhóm khác kiêu ngạo anh em cũng có thể kiêu ngạo. Nhưng nếu anh em đánh giá các anh em khác tuyệt diệu hơn chính anh ta, khi ấy anh ta sẽ tìm cách giúp đỡ các anh em khác rất tự nhiên. Anh ta đã đụng chạm thực tế của sự khiêm nhường.
Thí dụ 12:
Đối với trường hợp của tình thương yêu, chương 13 của I Côrinhtô cung cấp cho chúng ta một bức tranh rất nổi bật. “Dầu tôi đem cả của cải tôi mà chẩn tế, lại bỏ thân chịu tốt”. Theo quan điểm loài người, hiếm có một người có tình yêu như vậy. Có thể nói rằng không có tình thương nào lớn hơn điều này. Tuy nhiên Phaolô nói, “song không có tình thương yêu thì điều đó chẳng ích chi cho tôi”. Có nghĩa rằng dầu có thực sự đem cả tài sản một người bố thí cho kẻ nghèo và bỏ thân chịu đốt nhưng có thể không có tình thương yêu. Nói cách khác, ngoại trừ một người đụng chạm được thực tế của tình yêu thương trong Đức Thánh Linh, hành động của anh ta chỉ là hạnh kiểm ở bề ngoài. Một anh em có thể bỏ cả tài sản mình để nuôi kẻ nghèo và bỏ thân thể mình chịu đốt mà không có sự thương yêu trong anh ta. Cũng như có thể một anh em “cho một người trong vòng kẻ nhỏ nầy uống chỉ một chén nước” và nhận lãnh phần thưởng của anh ta (Mathiơ 10:42). Vấn đề ở đây không phải điều đó được thực hiện nhiều hay ít như thế nào nhưng hoặc thực tế có được đụng chạm đến hay không. Chỉ thực tế đó mà được Linh của Chúa đụng đến là thiết thực.
Ước mong chúng ta thấy rằng chúng ta không cần đóng kịch nhiều hơn điều chúng ta là gì trước mặt Đức Chúa Trời. Một số người biểu hiện tình yêu lớn như vậy khiến dân chúng ngờ vực hoặc tình yêu đó có chân thật chăng. Một số cơ đốc nhân bày tỏ tình yêu như vậy nhưng nó thiếu cảm xúc của loài người; nên đánh thức nỗi ngờ vực. Đang khi chúng ta đọc I Côrinhtô chúng ta thấy thế nào Phaolô bị hiểu lầm và phỉ báng, thể nào ông đã chịu đau khổ và bối rối, nhưng ông toàn thắng tất cả các điều nầy. Không phải ông không cảm xúc, song le, vì ông là một người thực. Ông bị hoạn nạn, nhưng ông đã chiến thắng. Ông đau khổ, nhưng ông đã đắc thắng. Song le sự đắc thắng của ông là sự đắc thắng của một con người, không phải sự đắc thắng của một thiên sứ. Ông đã thực sự đắc thắng như một con người. Ông là một người thực, và sự đắc thắng của ông cũng thiết thực. Nhờ Linh của Đức Chúa Trời. Ông đã đụng chạm được thực tế. Khi chúng ta đọc các lời ông, chúng ta không thể làm gì khác hơn là cúi đầu xuống và nói, “Đây là một người không quá cách xa chúng con, chúng con hầu như có thể đụng được ông”. Chúng ta cảm thấy ông không giống như Micaên hay Gápriên, vì ông không sống giữa vòng các Chêrubim nhưng như một người có thể biết được. Điều nầy không vì lý do nào khác hơn là ông đã có thực tế thuộc linh. Kết quả, đang khi đụng chạm ông, chúng ta đụng chạm sự sống.
W.N.