(Phần 7 của loạt bài "Công trình phục hồi của Đức Chúa Trời"
Sáng Thế Ký 1:24 “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật
sống tùy theo loại, tức gia súc, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì
có như vậy”. Các con gia súc được nhắc đến trong câu này không chỉ
được dùng để phục vụ con người, mà chúng còn là các con vật được dùng để hiến
tế (làm các sinh tế) cho Đức Chúa Trời.
A.
Đấng Christ là thực tại của tất cả của lễ thuộc linh
(Giăng 1:29; 4:23-24; Ê-phê-sô
5:2; Hê-bơ-rơ 10:5-10; 1.Phi-e-rơ 2:5)
Những của tế lễ mà Đức
Chúa Trời muốn nhận được từ loài người, là một vấn đề quan trọng mà Ngài đã bày
tỏ cho chúng ta qua toàn bộ Kinh Thánh. Tất cả con sinh tế trong thời Cựu Ước
đều có ý nghĩa cho chúng ta trong thời đại của Tân Ước. Hê-bơ-rơ 10 nhắc đến
các con sinh tế đã được dâng trong thời Cựu Ước: “Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho
nhớ lại tội lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được. Bởi
vậy cho nên, Đấng Christ khi vào thế gian, phán rằng: Chúa chẳng muốn sinh tế,
cũng chẳng muốn lễ vật, nhưng Chúa đã sắm sửa một thân thể cho tôi. Chúa chẳng
vui lòng về của lễ thiêu và của lễ chuộc tội. Bấy giờ, tôi nói: Hỡi Đức Chúa
Trời, nầy tôi đến, trong sách có chép về tôi, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa” (câu 3-7). Những câu này chứng minh rằng của lễ đích thực
chính là Jesus Christ của chúng ta.
Chúa Jesus đến thế gian này để ngày nay
chúng ta không phải dâng các sinh tế nữa, mà của lễ toàn diện, có thể làm Đức
Chúa Trời hoàn toàn thỏa lòng, chính là Chúa Jesus. Những con vật được dâng
trong Cựu Ước, có mục đích là làm Đức Chúa Trời được thỏa lòng. Kinh Thánh gọi
đó là một mùi thơm dễ chịu cho Đức Chúa Trời. Vì “huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được”,
nên những con sinh tế này không thể nào làm Đức Chúa Trời đẹp lòng mọi đàng.
Khi Chúa Jesus đến, Ngài đã trở thành của lễ toàn diện, bao gồm tất cả. Đây là
điều cực kỳ quan trọng! Chúa Jesus tuyệt vời của chúng ta là hiện thực của tất
cả các của tế lễ trong Cựu Ước mà Đức Chúa Trời muốn. Có nghĩa là Chúa Jesus
Christ không thật đơn giản như chúng ta nghĩ. Ngài không chỉ là một Đấng Cứu
Rỗi đã chết vì chúng ta mà, Ngài là một của tế lễ toàn diện có thể làm Đức Chúa
Trời thỏa lòng hoàn toàn.
Chúng ta không được nghĩ rằng những của
tế lễ trong sách Lê-vy Ký (chương 1 đến chương 8) không có liên quan gì đến
chúng ta cả. Không phải như vậy. 1.Phi-e-rơ 2:5 cho thấy chúng cũng có liên
quan đến chúng ta “...anh em cũng như đá
sống, được xây nên nhà thuộc linh, làm chức tế lễ thánh, để dâng của tế lễ
thuộc linh, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời”. Cụm
từ “dâng của tế lễ thuộc linh”
rất có ý nghĩa. Những gì được chép trong Cựu Ước về các con sinh tế đã được làm
ứng nghiệm trong Chúa Jesus Christ. Ngài là hiện thực của các của tế lễ trong
Cựu Ước. Tôi muốn nêu ba điểm quan trọng trong câu Kinh Thánh trên:
·
nhà
(hay đền thờ): là nơi thờ phượng.
·
chức
tế lễ: chức tế lễ luôn thuộc về đền thờ. Nếu không có đền thờ thì không có chức
tế lễ. Và nếu không có chức tế lễ thì đền thờ cũng không có ý nghĩa.
·
các
của tế lễ là những gì mà Đức Chúa Trời luôn muốn nhận được từ dân của Ngài
trong Cựu Ước.
Đức Chúa Trời không chỉ giải cứu họ ra
khỏi Ai Cập, rồi mang họ vào miền đất tốt lành, mà Ngài luôn muốn có đền thờ,
có chức tế lễ và các của tế lễ. Đó là mục tiêu của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước.
1.Phi-e-rơ 2 cho biết đền thờ trong thời Tân Ước chính là Hội Thánh. Ngày nay,
Đức Chúa Trời cũng muốn có đền thờ như Ngài đã từng muốn trong Cựu Ước. Nếu Đa-vít
không đến để xây đền thờ trong thời Cựu Ước thì Đức Chúa Trời đã không thể thỏa
lòng. Cũng như vậy, trong Tân Ước, nếu không có Hội Thánh thì không được, vì
Hội Thánh là rất quan trọng trong chương trình của Đức Chúa Trời.
Trong thời Tân Ước, chức tế lễ là các
thánh đồ, nghĩa là tất cả các tín đồ. Phi-e-rơ nói trong câu 9 rằng “anh em … là chức tế lễ nhà vua”. Đó chính
là “nghề nghiệp” của chúng ta vì tất cả chúng ta đều là thầy tế lễ. Vì thế,
trong Hội Thánh, chúng ta rất quan trọng vì chúng ta là chức tế lễ của Đức Chúa
Trời.
Còn tất cả các sinh tế trong Cựu Ước đã
được làm ứng nghiệm trong Đấng Christ. Ngài là thực tại của mọi của lễ trong
Cựu Ước. Trong thời Tân Ước, Đức Chúa Trời muốn có Hội Thánh, và trong Hội
Thánh thì tất cả các tín đồ đều phục vụ như là các thầy tế lễ. Ngày nay, thường
chỉ có một ít người phục vụ thôi và có một quan niệm về thầy tế lễ hoàn toàn
trái với lời Đức Chúa Trời: thầy tế lễ phải học thần học. Nhưng trong Hội
Thánh, chúng ta tất cả đều là thầy tế lễ, đó là “nghề nghiệp” của chúng ta.
Nhiệm vụ chính của một thầy tế lễ là dâng Chúa Jesus (hiện thực của tất cả của
lễ) lên cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn chúng ta kinh nghiệm Đấng Christ
này trong mọi sự giàu có của Ngài. Chúng ta ở trong Hội Thánh vì sự thờ phượng
này. Do đó Giăng 4:23 nói rằng: ”Nhưng giờ
đã đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thờ phượng Cha trong tâm linh và
lẽ thật: đó là những kẻ thờ phượng mà Cha tìm kiếm. Đức Chúa Trời là Linh, nên
ai thờ phượng Ngài thì phải thờ phượng trong tâm linh và trong lẽ thật”. Cha muốn có những người thờ phượng trong linh và
trong lẽ thật. Thờ phượng không có nghĩa là chúng ta có một ca đoàn tốt trong
Hội Thánh, mà thờ phượng có nghĩa là chúng ta kinh nghiệm được Đấng Christ
tuyệt vời trong tất cả các của tế lễ này. Có năm của tế lễ chính trong sách
Lê-vy Ký: của lễ thiêu, của lễ thức ăn, của lễ hòa
bình, của lễ chuộc tội, của lễ chuộc lỗi. Trong các
buổi nhóm kế, chúng ta sẽ thấy những của lễ này có ý nghĩa thuộc linh gì đối
với chúng ta.
Chúa Jesus của chúng ta là thực tại của
tất cả của lễ. Có nghĩa là Đức Chúa Trời chỉ đẹp lòng về Con của mình và Ngài
chỉ đẹp lòng khi chúng ta lấy Đấng Christ làm của lễ để dâng. Ma-thi-ơ 3:17 “Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con
yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng”. Đức Chúa Trời sẽ thưởng thức
được mùi thơm dễ chịu khi chúng ta đem dâng cho Ngài những kinh nghiệm của mình
với Đấng Christ. Chúng ta thường quan niệm rằng Đấng Christ hoàn toàn dành
riêng cho mình. Nhưng trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời cũng muốn thưởng thức Đấng
Christ. Chúng ta ở trong Hội Thánh không chỉ để vui hưởng Đấng Christ vì nhu
cầu cá nhân, mà Đức Chúa Trời rất muốn chúng ta dâng trở lại cho Ngài Đấng
Christ mà chúng ta đã vui hưởng được. Nhờ đó, Đức Chúa Trời được thỏa lòng.
“Chức
tế lễ thánh, để dâng của tế lễ thuộc linh … mà đẹp ý Đức Chúa Trời”
là điều mà Đức Chúa Trời muốn có ở trong Hội Thánh. Vậy chúng ta tham dự buổi
nhóm như thế nào? Chúng ta có ý thức rằng Đức Chúa Trời cũng muốn thưởng thức
không? Chúng ta thường chỉ cầu xin rằng “Chúa ơi, con muốn vui hưởng Ngài”.
Những của tế lễ này nói lên rằng trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời cũng muốn
thưởng thức. Trong Giăng 4:23, Cha tìm kiếm những người thờ phượng thật, là
những người mang gì đó vào trong nhà Cha để Cha thưởng thức. Ngày nay, Đức Chúa
Trời muốn có được những người thờ phượng thật như thế. Chúng ta hãy cầu xin Cha
làm chúng ta trở thành những người thờ phượng thật, biết mang Đấng Christ vào
Hội Thánh để Cha thưởng thức. Thật là tuyệt, nếu chúng ta biết nghĩ rằng Đức
Chúa Trời muốn nhận gì đó từ chúng ta. Thậm chí, trong Cựu Ước có một điều luật
nói rằng nếu dân sự đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng trong các dịp lễ hội thì họ
không được phép đi tay không. Nếu một người đi tay không, thì có nghĩa là Đức
Chúa Trời không ban phước gì cho người đó cả. Điều này không đúng! Chúng ta đã
thấy rằng mình đã nhận được từ Đấng Christ nhiều như thế nào. Ở đây không liên
quan đến thần học, mà có liên quan đến việc chúng ta có khám phá được sự giàu
có của Đấng Christ hay không. Chúa chúng ta thật giàu có, Ngài cần cả quyển
Kinh Thánh để miêu tả sự giàu có của Ngài. Chúa phải dùng đến toàn bộ cõi tạo
vật như mặt trời, loài cá, loài chim, nhiều loại thực vật khác nhau,... để mô
tả sự giàu có của Ngài. Bây giờ, chúng ta cần đến các của tế lễ để thấy Chúa
giàu như thế nào, cũng như để thấy Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng ta
những gì và Ngài muốn thưởng thức điều gì từ chúng ta.
B.
Đấng Christ là của lễ thiêu của chúng ta
(Lê-vy Ký 1)
1.
Đấng Christ là người duy nhất mà Đức Chúa Trời đẹp lòng
(2.Phi-e-rơ 1:17; Giăng 4:34;
5:19; Hê-bơ-rơ 10:5-10; Giăng 10:30; Phi-líp 2:5-9)
Bây giờ chúng
ta trở lại của lễ thiêu trong Hê-bơ-rơ 10. “Bởi
vậy cho nên, Đấng Christ khi vào thế giới, phán rằng: Chúa chẳng muốn sinh tế,
cũng chẳng muốn lễ vật, nhưng Chúa đã sắm sửa một thân thể cho tôi. Chúa chẳng
đẹp của lễ thiêu, cũng chẳng đẹp lòng của lễ chuộc tội. Tôi bèn nói: Hỡi Đức
Chúa Trời, nầy tôi đến, trong sách có chép về tôi, tôi đến để làm theo ý muốn
Chúa” (câu 5-7). Rồi cuối câu 8 lặp lại “nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa”.
Điều này có liên quan đến của lễ thiêu. Khi Chúa đến trái đất này, nhiệm vụ
chính của Ngài là làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Chết vì tội lỗi chúng ta không
phải là mục đích chính của Ngài, mà Ngài đến để trở thành một người để thực hiện
và làm ứng nghiệm ý muốn Đức Chúa Trời trong cả cuộc đời. Chúa chúng ta đến để
làm một người mà Đức Chúa Trời đẹp lòng mọi đàng. Thật là một người tuyệt vời!
Đây là điều rất quan trọng, vì chương trình của Đức Chúa Trời được gắn liền
chặt chẽ với con người. Kế hoạch và ý định của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ
được thực hiện nếu không có con người. Loài người chúng ta là quan trọng nhất
trong cõi tạo vật, nên Đức Chúa Trời muốn dùng chúng ta rất nhiều trong chương
trình của Ngài. Ngài muốn chúng ta là hình ảnh và sự biểu lộ của Ngài. Chỉ có
con người mới có thể biểu lộ được Đức Chúa Trời một cách toàn vẹn. Đây là sự ấn
định của chúng ta. Ngài muốn loài người cai quản trái đất này cho Ngài. Đức
Chúa Trời cũng muốn con người tiêu diệt Sa-tan. Đó là lý do mà Đức Chúa Trời đã
không phán xét Sa-tan khi Ngài phán xét vũ trụ, vì con người được dựng nên cho
mục đích này. Hơn nữa, Đức
Chúa Trời muốn
làm con người trở thành
cái gì đó tương xứng với Ngài,
là cô dâu của Ngài. Con người rất quan trọng như vậy đó. Ngợi khen Chúa vì
chúng ta là người! Anh em không biết trân trọng vì mình là con người sao? Đức
Chúa Trời đã có chương trình như vậy cho chúng ta.
Tiếc rằng trong Sáng Thế Ký, con người đã bị sa ngã liền. Điều
tồi tệ của tội lỗi không phải là chúng ta đã phạm tội,nhưng
là chúng ta đã
đánh mất sự ấn định của
chính mình. Thay vì chúng ta phải tiêu diệt Sa-tan thì Sa-tan đã đánh
bại chúng ta trước.
Qua đó, mục đích mà con người được tạo ra đã bị phá hỏng. Ngày nay, loài người
chúng ta không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều có sự
thiếu sót lớn, không phải chỉ vì chúng ta đã phạm tội, mà chúng ta không còn tuyệt đối cho Đức Chúa Trời. Trong đời sống hằng ngày,
chúng ta dành bao nhiều thời gian cho Chúa? Chúng ta vâng lời Ngài thường xuyên
ra sao? Và không vâng lời Ngài bao nhiêu lần? Chúng ta nhận thấy rằng mình
không sống cho Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi gặp khó khăn. Giống như
thời A-đam, con rắn đến gặp người vợ trước, rồi người vợ đến với người chồng,
rồi người chồng không còn theo Đức Chúa Trời nữa mà làm theo vợ mình.
Nó đã diễn ra rất nhanh như thế đó!
Cho nên, Chúa chúng ta đã phải trở
thành người vì Đức Chúa Trời không từ bỏ kế hoạch của Ngài đối với loài người.
Chúa phải trở thành một người tuyệt
đối hoàn
toàn cho Đức Chúa Trời. Ha-lê-lu-gia!
Chúa Jesus đã tuyệt đối sống
vì kế hoạch của
Đức Chúa Trời. Không
điều gì có thể cản trở Ngài thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy
đọc Giăng 4:34 “Chúa Jêsus phán
rằng: Thức ăn của Ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai Ta đến, và làm trọn công việc Ngài”. Lúc đó là buổi trưa nắng,
Chúa đang mệt mỏi,
bị đói bụng và khát nước,
Ngài đã đi giảng cả
buổi rồi. Nghĩa là có ít nhất năm lý do để không giảng Phúc Âm nữa. Nếu gặp cùng hoàn cảnh như
thế thì chúng ta sẽ như thế nào? Tôi
tin, chúng ta sẽ không còn vì Đức Chúa Trời
nữa. Nhưng ở đây Chúa nói rằng: “Thức
ăn của Ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai Ta đến, và làm trọn công việc Ngài”.
Amen! Chúa chúng ta thật tuyệt vời! Đây chính là của lễ thiêu, có nghĩaChúa
chúng ta, là người tuyệt đối cho Đức Chúa Trời và chỉ sống để làm theo ý muốn
của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa vì của lễ thiêu của chúng ta! Giăng 5:19 “Vậy, Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán cùng họ rằng: Quả
thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ
làm điều gì mà Con thấy Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy”. Sự
vâng lời này
thật là tuyệt! Chúa không như chúng ta,
chúng ta làm điều mình thích trước,
còn điều mình không thích thì dời lại sau. Mọi điều Cha làm thì Ngài cũng làm như vậy. “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; Ta xét đoán
theo điều Ta nghe, và sự xét đoán Ta là công bình, vì Ta chẳng tìm ý muốn của
Ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai Ta” (câu 30). Chúa thật tuyệt!
Ngài luôn hết lòng vì Đức Chúa Trời. “Nhưng Ta có một lời chứng lớn hơn lời chứng của
Giăng; vì các việc Cha đã giao cho Ta làm trọn, chính những việc Ta làm đó, làm
chứng cho Ta rằng Cha đã sai Ta” (câu 36). Ngài là một người như
thế đó, luôn làm điều mà Cha muốn, luôn tìm kiếm ý muốn của Cha mà không làm
theo ý riêng. Hơn nữa, Ngài luôn làm tất cả những việc Cha đã giao, chứ không
chỉ làm nửa chừng. Chúng ta có một của lễ thiêu tuyệt vời như thế đó! Chúa đã
thực sự là một người luôn làm những điều mà Đức Chúa Trời muốn và làm Đức Chúa
Trời đẹp lòng hoàn toàn. Chính vì vậy, Cha đã phán “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!”
(Ma-thi-ơ 17:5). Không những thế mà Ngài đã vâng lời cho đến chết (Phi-líp
2:8). Giăng 10:30 còn nói rằng: “Ta với Cha
là một”. Và Ngài cũng nói “Cha
ở trong Ta và Ta ở trong Cha”. Ngài hoàn toàn là một với Cha. Ngài
không có phần trăm nào cho riêng mình cả mà 100% cho Đức Chúa Trời.
Tại sao Chúa đã là một người như vậy?
Vì chúng ta, vì nhu cầu của chúng ta. Chúng ta rất cần một của lễ thiêu như
vậy, rất cần Đấng Christ, là người đã hết lòng vì Đức Chúa Trời, luôn tìm kiếm
ý muốn của Cha và luôn làm mọi việc Cha đã giao. Chúa là một của lễ thiêu cho
chúng ta. “Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên
rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho CHÚA, thì phải dâng
súc vật, hoặc bò, hoặc chiên. Nếu lễ vật của ngươi là của lễ thiêu bằng bò, thì
phải dùng con đực không tì vết, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt CHÚA, để
được Ngài đẹp lòng nhậm lấy. Người ấy sẽ đặt tay mình lên trên đầu con sinh, nó
sẽ được chấp nhận để chuộc tội cho người ấy. Đoạn, người ấy sẽ giết bò tơ trước
mặt CHÚA...” (Lê-vy Ký 1:2-5). Nếu một người mang bò đến để dâng
thì phải đặt tay lên đầu con bò, có nghĩa làm mình trở thành một với con bò.
Cũng như thế, chúng ta cần trở nên một với Chúa. Hãy nói với Chúa: “Con là một
với Chúa”. 1 Cô-rinh-tô 6:17 nói rằng “Còn
ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một linh với Ngài”. Thật là tuyệt!
Chúng ta thực sự có một con đường, nghĩa là làm một với Chúa ở trong tâm linh
của chúng ta, đó là nghĩa của “đặt tay mình
lên đầu con bò”. Đây là điều Chúa muốn. Ngày nay, trong Hội Thánh,
Chúa muốn hoàn tất chương trình của Ngài cùng với chúng ta. Chúng ta phải làm
sao? Ai trong chúng ta có thể làm được điều đó? Thật là tốt vì chúng ta có được
của lễ thiêu này. Đấng Christ là của lễ thiêu của chúng ta, và chúng ta đặt tay
mình trên Ngài, chúng ta hãy nói: “Chúa ơi! Con làm con trở nên một với Chúa.
Con không tuyệt đối cho Đức Chúa Trời, nhưng Ngài hoàn toàn tuyệt đối cho Đức
Chúa Trời”.
2.
Tất cả các phần của con sinh tế được toàn thiêu trên bàn thờ
Sau đó “người ấy sẽ giết bò tơ trước mặt CHÚA”. Người dâng của lễ thiêu phải tự
giết luôn con sinh tế, rồi lột da và xẻ thịt. Chính anh em phải làm những việc
đó, không ai làm cho anh em cả. Chúa muốn nói gì với chúng ta qua hình ảnh này?
Tôi tin rằng, một khi anh em đã làm thì anh em không bao giờ quên được. Qua đó,
Chúa muốn cho chúng ta thấy những gì Chúa đã chịu đựng khi trở thành người đã
sống để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng xem nó như là một hiểu
biết khách quan, mà chúng ta phải cảm nhận được những gì Chúa phải chịu đựng để
có thể trở thành của lễ thiêu cho chúng ta. Nó phải là nhận thức chủ quan của
chúng ta, để chúng ta có thể thưa với Chúa rằng “Cám ơn Chúa vì những gì Ngài
đã chịu đựng khi làm người, để làm con trở nên có ích cho Đức Chúa Trời”. Trở
thành một của lễ thiêu như vậy không phải là chuyện nhỏ và cũng không đơn giản
đối với Chúa. Chúa rất muốn chúng ta quý điều đó, để chúng ta cảm nhận được
trong tâm linh mình. Thật là trên cả tuyệt vời! Ngày nay, chúng ta cần ý thức
và kinh nghiệm được những gì Chúa đã làm cho chúng ta, để nhờ đó chúng ta trở
nên hữu ích cho Đức Chúa Trời.
Bàn của Chúa là một dịp cho chúng ta để
thờ phượng Cha trong tâm linh và trong lẽ thật. Vì thế, chúng ta đừng bỏ qua
Bàn của Chúa và đừng đi tay không đến dự. Chúng ta đừng chỉ ngồi nhìn mà không
liên hệ gì đến bản thân. Chúng ta phải thấy được những gì Chúa đã làm vì chúng
ta. Tôi rất quý Bàn của Chúa, tôi không muốn bỏ lỡ nó và cũng không muốn đi tay
không đến dự, mà tôi muốn dâng của lễ ngợi khen và của lễ thiêu cho Cha.
3.
Áp dụng của lễ thiêu trong việc phục vụ
Thỉnh thoảng, chúng ta không có hứng để
phục vụ Chúa thì chúng ta phải làm sao? Không làm gì cả? Không phải! Chúng ta
nên nói với Chúa “Chúa ơi, Chúa là của lễ thiêu của con. Con đến với Chúa”.
Chúng ta đừng làm một mình vì nếu chúng ta làm bất kỳ việc gì bằng sức riêng
(dù là việc phải làm), Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng và sẽ không chấp nhận.
Dù việc tôi làm là tốt, nhưng nếu tôi là người làm thì không đúng người. Tôi
giải thích điều này bằng ví dụ sau: một tên trộm bố thí một triệu euro cho một
tổ chức từ thiện, nhưng hắn đã ăn cắp mười triệu euro. Nếu anh em chỉ biết hắn
đã bố thí một triệu euro, anh em nghĩ hắn là một người tốt. Nhưng quan tòa sẽ
làm gì nếu nhìn thấy tên trộm này? Ông ta sẽ thưởng cho hắn chăng? Chắc chắn
không phải vậy, ông sẽ kêu cảnh sát bắt hắn bỏ tù liền. Cũng như thế, nếu chúng
ta, những người tội lỗi, làm gì đó cho Đức Chúa Trời, Ngài sẽ không bao giờ
chấp nhận. Chúng ta phải ý thức rằng mình là người tội lỗi và bản chất của
chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm Đức Chúa Trời đẹp lòng. Do đó, ở trong Hội
Thánh, chúng ta đừng làm một cách đơn giản như vậy, vì Đức Chúa Trời sẽ không
công nhận. Trong Ma-thi-ơ 7, Chúa Jesus phán với một số người đã làm rất nhiều
việc cho Ngài: “Hỡi những kẻ làm ác, hãy
lui ra khỏi Ta, Ta chẳng hề biết các ngươi bao giờ!” (câu 23). Có
nghĩa là Chúa không công nhận. Tại sao vậy? Vì nếu anh em tự làm bằng sức mình,
Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng, cũng như câu chuyện Ca-in và A-bên. Cho nên,
nếu Chúa bảo chúng ta làm gì đó hay anh em khác giao một việc phục vụ cho chúng
ta, chúng ta đừng chỉ làm cách đơn giản, vì như vậy là không tốt và Đức Chúa
Trời sẽ không chấp nhận.
Trong Cô-lô-se 3:17, Phao-lô chỉ cho
chúng ta thấy nên làm như thế nào “Bất cứ
điều gì anh em nói hay làm, hãy thực hiện mọi sự trong danh của Chúa Jesus, nhờ
Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha”. Trước khi làm, anh em hãy nói
“Chúa ơi, Chúa là của lễ thiêu của con. Con không làm một mình, con đặt tay lên
Chúa và con muốn làm việc này bởi Chúa”. Nếu làm như vậy, anh em sẽ không nản
lòng và mệt mỏi, không giành lấy danh dự cho mình, mà anh em sẽ nhờ Ngài mà tạ
ơn Đức Chúa Trời. Đây là một kinh nghiệm tuyệt vời của tôi. Trong những ngày
chuẩn bị cho hội nghị, tôi có rất nhiều việc để làm. Một hôm, tôi cảm thấy mệt
mỏi nên hỏi Chúa rằng “Lạy Chúa, có điều gì không ổn chăng? Con phục vụ Chúa,
nhưng con rất mệt mỏi”. Chúa trả lời: “Cách con phục vụ không làm Ta đẹp lòng.
Con đã bỏ qua của lễ thiêu”. Sau đó, tôi có một nhiệm vụ mới và nó rất khó và
phức tạp. Nhưng trước khi làm, tôi ngồi cầu nguyện “Thưa Cha, con lấy Đấng Christ
làm của lễ thiêu của con. Con cần đến Đấng Christ của Cha. Xin cho con biết
mình phải làm việc này như thế nào. Nếu Cha không chỉ thì con sẽ không làm. Xin
đổ đầy con với Cha. Xin dẫn dắt con và chỉ con con đường”. Sau đó một anh em
gọi cho tôi, tôi nói với anh: “Ngợi khen Chúa! Việc đã diễn ra hoàn toàn khác
hẳn”. Trước đó, tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải làm công việc này đến công việc
khác. Như vậy là có mùi thối. Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận khi một tội
nhân làm.
Chúng ta đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời
sẽ hài lòng khi chúng ta làm gì đó cho Ngài. Đức Chúa Trời sẽ không chấp nhận
đâu, mà chúng ta phải xoay lòng về Chúa. Những việc chúng ta làm hay nói phải,
thì phải làm bởi Chúa Jesus Christ và nhờ Ngài mà tạ ơn Cha. Ha-lê-lu-gia!
Chúng ta có một của lễ thiêu và chúng ta phải dùng nó trong mọi việc, kể cả
việc nhỏ. Qua đó, chúng ta có thể dâng cho Cha sự ngợi khen khi dự tiệc bẻ bánh
trong Hội Thánh, chúng ta có thể nói với Cha: “Ngợi khen Cha vì Đấng Christ là
của lễ thiêu, và điều này có tác dụng với con”. Cha sẽ thưởng thức điều này vì
đó là mùi thơm dễ chịu mà Cha muốn nhận được. Thật là tuyệt vời nếu Hội Thánh
có được những người thờ phượng thật như thế, vì Đức Chúa Trời sẽ được thỏa
lòng. Của lễ thiêu có các kích cỡ khác nhau: như bò đực, con dê và bồ câu.
Nghĩa là đối với sự tăng trưởng của mỗi người thì có của lễ thiêu khác nhau.
Nhưng tất cả đều là mùi thơm dễ chịu đối với Chúa (Lê-vy Ký 1:9, 13 và 17).
Ngay cả việc phục vụ nhỏ bé, nếu chúng ta làm bởi Chúa, thì đó sẽ là một mùi
thơm dễ chịu cho Cha. Điều này không tuyệt sao? Và Đức Chúa Trời nhận được thêm
vinh hiển.
Cô-lô-se 3:23-24 rất thực tế. Mỗi ngày
đi làm hay đi học thì anh em làm cho ai? Làm cho anh em để kiếm tiền hay làm
cho sếp để được tăng lương? “Tất cả những
gì anh em làm, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chứ không phải làm cho
người ta” (câu 23).
Khi làm gì đó, anh em hãy nói “Chúa ơi, con làm cho Chúa”. Công việc sẽ trở nên
dễ chịu. Kể cả công việc nhàm chán sẽ trở nên quý giá hơn. Đây là một sự luyện
tập tốt và anh em dùng Chúa vào công việc. Trước hội nghị, có nhiều việc để
chuẩn bị, một anh em có nguyện vọng đặc biệt. Khi làm, tôi nói với Chúa là
“Chúa ơi, con không làm cho người này mà con làm cho Chúa”. Điểm khác nhau ở
đây là người được giúp đỡ không cần phải nói cám ơn và anh em cũng không muốn
nhận lời cảm ơn. Nếu anh em làm cho con người, anh em sẽ trông đợi người ta cám
ơn. Nhưng nếu làm cho Chúa thì anh em sẽ nhận được gì? Câu 24 cho biết “vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm
phần thưởng”. Anh em sẽ nhận được cơ nghiệp, như vậy tốt hơn nhiều
và anh em sẽ không thất vọng. Đây là một bài tập rất quan trọng khi chúng ta
phục vụ. Chúng ta hãy như các đầy tớ mà phục vụ Chúa. Chúa là chủ của chúng ta
chứ không phải ai khác. Đấng Christ là của lễ thiêu tuyệt vời mà chúng ta phải
dùng đến. Phi-líp 3:14 cũng đã tiếp sức mạnh cho tôi “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.
Nếu chúng ta nhờ Chúa mà phục vụ thì chúng ta có thể làm tất cả.
Cô-lô-se 3:23-24 rất thực tế. Mỗi ngày đi làm hay đi học thì anh em làm cho ai? Làm cho anh em để kiếm tiền hay làm cho sếp để được tăng lương? “Tất cả những gì anh em làm, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta” (câu 23). Khi làm gì đó, anh em hãy nói “Chúa ơi, con làm cho Chúa”. Công việc sẽ trở nên dễ chịu. Kể cả công việc nhàm chán sẽ trở nên quý giá hơn. Đây là một sự luyện tập tốt và anh em dùng Chúa vào công việc. Trước hội nghị, có nhiều việc để chuẩn bị, một anh em có nguyện vọng đặc biệt. Khi làm, tôi nói với Chúa là “Chúa ơi, con không làm cho người này mà con làm cho Chúa”. Điểm khác nhau ở đây là người được giúp đỡ không cần phải nói cám ơn và anh em cũng không muốn nhận lời cảm ơn. Nếu anh em làm cho con người, anh em sẽ trông đợi người ta cám ơn. Nhưng nếu làm cho Chúa thì anh em sẽ nhận được gì? Câu 24 cho biết “vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng”. Anh em sẽ nhận được cơ nghiệp, như vậy tốt hơn nhiều và anh em sẽ không thất vọng. Đây là một bài tập rất quan trọng khi chúng ta phục vụ. Chúng ta hãy như các đầy tớ mà phục vụ Chúa. Chúa là chủ của chúng ta chứ không phải ai khác. Đấng Christ là của lễ thiêu tuyệt vời mà chúng ta phải dùng đến. Phi-líp 3:14 cũng đã tiếp sức mạnh cho tôi “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”. Nếu chúng ta nhờ Chúa mà phục vụ thì chúng ta có thể làm tất cả.