Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

NGUYÊN TẮC TÂM TRÍ HỖ TRỢ TÂM LINH




Nếu một tín đồ ao ước bước đi theo tâm linh, người ấy phải biết các luật của tâm linh. Chỉ có những người biết các luật của linh mới có thể hiểu được các cảm thức khác nhau của linh và ý nghĩa của các cảm thức đó để bước đi theo đòi hỏi của các cảm thức trong linh. Mọi đòi hỏi của linh đều bày tỏ qua cảm thức của linh. Việc phớt lờ các cảm thức của linh sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ các đòi hỏi của linh. Do đó, việc hiểu biết và bước đi theo các luật của linh là rất trọng yếu trong nếp sống thuộc linh của chúng ta.
Tuy nhiên, ngoài việc hiểu biết các luật của linh, các tín đồ bước đi theo linh còn phải biết một vấn đề khác nữa: nguyên tắc tâm trí hỗ trợ linh. Nguyên tắc này cũng không kém phần quan trọng hơn so với các luật của linh. Trên lối mòn bước đi theo linh, nguyên tắc này phải được áp dụng liên tục. Nếu chỉ hiểu các luật của linh mà không hiểu nguyên tắc tâm trí hỗ trợ linh thì chúng ta sẽ thất bại.




Các luật của linh chỉ giải thích cho chúng ta các cảm thức khác nhau của linh, ý nghĩa của chúng và cách thỏa đáp các đòi hỏi của chúng. Mỗi khi có cảm thức của linh, chúng ta có thể bước đi theo cảm thức của linh. Nếu tình trạng bình thường, chúng ta có thể bước đi theo cảm thức đó; nếu bất thường, chúng ta có thể điều chỉnh cách sống của mình. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có cảm thức của linh. Không phải lúc nào linh cũng phát ngôn; đôi khi linh im lặng. Trong các kinh nghiệm của nhiều tín đồ, linh thường không phát ngôn trong nhiều ngày. Vào lúc này, dường như linh không hoạt động và ngủ im trong chúng ta. Nếu linh vẫn im lìm trong vài ngày, chẳng lẽ chúng ta không làm gì hết và chờ cho đến khi linh chuyển động sao? Chúng ta có nên ngồi yên vài ngày mà không cầu nguyện, đọc Lời và công tác không? Cảm thức thuộc linh thông thường sẽ trả lời là không; chúng ta không nên lãng phí thời gian. Tuy nhiên, nếu làm một điều gì đó thì chẳng phải chúng ta đang làm ở ngoài linh và ở trong xác thịt sao?
Đây là lúc chúng ta phải áp dụng nguyên tắc tâm trí hỗ trợ linh. Tâm trí hỗ trợ linh như thế nào? Khi linh ngủ, chúng ta phải sử dụng tâm trí để công tác thay cho linh, và không lâu sau đó, linh cũng sẽ tham gia công tác. Tâm trí và linh có liên hệ mật thiết với nhau; chúng giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều lần, linh đưa ra một cảm thức khiến tâm trí hiểu ra và khiến thân vị hành động. Tuy nhiên, đôi khi linh không chuyển động. Vì vậy, tín đồ cần kích hoạt linh bằng cách vận động tâm trí mình. Khi linh không chuyển động, tâm trí phải kích hoạt linh. Sau khi linh chuyển động, các tín đồ có thể chuyển động theo linh. Việc kích hoạt linh bởi tâm trí được gọi là nguyên tắc tâm trí hỗ trợ linh. Có một nguyên tắc trong nếp sống thuộc linh; ban đầu chúng ta phải sử dụng cảm thức của linh để lĩnh hội tri thức mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta; sau đó chúng ta phải canh giữ và áp dụng tri thức này bằng tâm trí mình. Thí dụ, theo tri thức trước đây từ Đức Chúa Trời, nếu anh em nhìn thấy một nhu cầu lớn, anh em phải cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, khi anh em nhìn thấy một nhu cầu cụ thể, linh anh em có thể không có cảm thức để cầu nguyện. Anh em phải làm gì? Anh em phải dùng tâm trí để cầu nguyện; đừng đợi có cảm thức của linh rồi mới cầu nguyện. Mọi nhu cầu đều là một lời kêu gọi chúng ta cầu nguyện. Nếu ban đầu anh em cứ phớt lờ sự im lặng của linh và tiếp tục cầu nguyện, thì không lâu sau đó anh em sẽ cảm thức một điều gì đó chỗi dậy bên trong – bây giờ linh anh em tham gia vào sự cầu nguyện.
Khi linh chúng ta bị Satan áp bức, hoặc khi chúng ta bị vướng phải sự sống thiên nhiên, đôi khi chúng ta thậm chí không cảm thức linh mình ở đâu. Linh chìm xưống chỗ thấp đến nỗi chúng ta thậm chí không có cảm thức gì hết. Chúng ta có thể cảm thức hồn và thân thể nhưng chỗ của linh dường như bị khuyết. Chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta chờ có cảm thức của linh rồi mới cầu nguyện thì có lẽ sẽ không có cơ hội để cầu nguyện và linh cũng không được giải phóng. Vì vậy, phương cách để cầu nguyện là theo lẽ thật chúng ta biết và ghi nhớ trong tâm trí mình, đứng chống lại bậc cầm quyền của sự tối tăm. Mặc dù không cảm thức linh nhưng chúng ta phải cầu nguyện theo điều chúng ta biết trong tâm trí. Hoạt động này của tâm trí sẽ kích thích linh chuyển động
Sự cầu nguyện bởi tâm trí (1 Cor 14:15) sẽ khuấy động linh. Mặc dù ban đầu dường như chúng ta chỉ cầu nguyện bằng những lời trống rỗng và vô nghĩa, nhưng nếu chúng ta vận dụng tâm trí mình để kháng cự bởi sự cầu nguyện, thì một lúc sau linh sẽ đi lên. Khi đó cả linh và tâm trí mình để kháng cự bởi sự cầu nguyện, thì một lúc sau linh sẽ đi lên. Khi đó cả linh và tâm trí sẽ phối hợp để công tác. Vì chúng ta đã học tập một số lẽ thật về chiến trận và cách cầu nguyện, nên dù không cảm thức linh mình, chúng ta vẫn có thể sử dụng tâm trí để linh tham gia vào bởi sự khuấy động trong tâm trí. Ngay khi linh đến, chúng ta sẽ cảm thấy rằng sự cầu nguyện của chúng ta rất có ý nghĩa và tự do. Sự đồng lao tác hòa hợp của linh và tâm trí là tình trạng bình thường của nếp sống thuộc linh.
CHIẾN TRẬN THUỘC LINH
Trong chiến trận thuộc linh, một tín đồ không thường xuyên tấn công kẻ thù bởi vì người ấy quên mất nguyên tắc phối hợp linh và tâm trí. Vì vậy, người chờ đợi “gánh nặng của Đức Chúa Trời”. Người ấy nghĩ rằng mình không có “cảm thức” để chiến đấu và phải chờ cho đến khi có cảm thức mới chiến đấu tấn công kẻ thù bằng các lời cầu nguyện. Chỉ cần người ấy cầu nguyện theo tâm trí một lúc thì cảm thức trong linh sẽ lập tức đáp ứng. Chúng ta đã biết ác linh hung ác như thế nào và làm tổn hại cả con cái Chúa lẫn người thế giới ra sao. Chúng ta cũng biết rõ mình phải chống lại hắn bởi sự cầu nguyện để khiến hắn sớm bị quăng xuống vực sâu. Vì đây là sự nhận thức của chúng ta nên chúng ta không nên chờ có cảm thức trong linh rồi mới cầu nguyện. Dù không có cảm nhận gì, chúng ta vẫn phải cầu nguyện. Trước hết chúng ta phải sử dụng tâm trí để khởi xướng sự cầu nguyện, sử dụng các lời chúng ta biết để rủa sả ác linh; khi đó linh sẽ chuyển động, và các lời chúng ta đã rủa sả hắn sẽ được chống đỡ bởi quyền năng của linh. Thí dụ, vào buổi sáng, Thánh Linh có thể ban cho chúng ta một sự xức dầu đáng kể trong linh để rủa sả ác linh, nhưng vào buổi trưa, có thể chúng ta đã đánh mất sự xức dầu này. Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải áp dụng tâm trí để hành động theo cùng một cách mà linh chúng ta đã hành động vào buổi sáng. Đây là nguyên tắc thuộc linh. Những gì được thu đoạt trong linh phải được canh giữ và áp dụng bởi tâm trí.
SỰ CẤT LÊN
Điều này cũng giống với đức tin về sự cất lên. Ban đầu,chúng ta có được “linh của sự cất lên”, nhưng không bao lâu sau đó, chúng ta có thể cảm thấy như thể linh chúng ta trống rỗng, như thể chúng ta không có bất cứ cảm thức nào về việc Chúa sắp đến và thực tại của sự cất lên. Vào lúc này, chúng ta phải nhớ nguyên tắc tâm trí phối hợp với linh. Chúng ta phải cầu nguyện với tâm trí khi thiếu vắng cảm thức trong linh. Nếu chúng ta chỉ mong đợi linh được đổ đầy một lần nữa bởi cảm thức về sự cất lên, chúng ta sẽ không có được điều đó. Chúng ta phải xem xét và cầu nguyện theo những gì chúng ta biết trong tâm trí, khi đó điều chúng ta đã có trước đây sẽ lại đổ đầy linh chúng ta lần nữa.
VIỆC RAO GIẢNG
Chúng ta không được quên nguyên tắc này trong việc làm lan rộng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng các lẽ thật chúng ta đã học được trong những ngày qua chỉ được lưu trữ trong đầu chúng ta. Nếu chúng ta truyền đạt chúng cho dân chúng chỉ từ tâm trí thì sẽ không có bất cứ tác động thuộc linh nào. Ban đầu, chắc chắn chúng ta đã biết các lẽ thật này trong linh, nhưng bây giờ dường như linh đã phai nhạt và chỉ còn lại ký ức. Chúng ta phải làm gì để linh chúng ta một lần nữa được đổ đầy bằng các lẽ thật này hầu làm lan rộng các lẽ thật này cho người khác từ linh? Chúng ta không thể làm gì khác hơn là vận dụng tâm trí mình. Chúng ta phải tái xem xét các lẽ thật này và một lần nữa cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời, dùng các lẽ thật này làm trung tâm. Không lâu sau, chúng ta sẽ lại được đổ đầy trong linh như trước. Các lẽ thật từ đầu đã được thu đoạt trong linh và được bảo tồn trong tâm trí chúng ta. Bây giờ bởi sự cầu nguyện theo tâm trí chúng ta, chúng ta bước vào linh. Theo cách này, chúng ta có thể một lần nữa công bố các lẽ thật mà chúng ta đã biết trong linh mình trước đây.
SỰ CẦU THAY
Tất cả chúng ta đều biết rằng sự cầu thay là một vấn đề rất trọng yếu. Chúng ta thường có thời gian cầu thay nhưng không có cảm thúc của linh. Chúng ta không biết phải cầu nguyện cho điều gì. Điều này không có nghĩa là chúng ta không cần cầu thay và có thể lãng phí thời gian cho những chủ đích khác. Đúng hơn, điều đó có nghĩa là chúng ta phải sử dụng tâm trí mình để cầu thay, hi vọng là sẽ kích thích sự cộng tác của linh. Do đó, vào lúc này, chúng ta phải vận dụng tâm trí mình để xem bạn bè, gia đình và các đồng công của chúng ta có nhu cầu gì không. Khi nghĩ đến một nhu cầu, chúng ta phải cầu thay cho nhu cầu đó. Nếu linh bên trong vẫn lạnh lẽo, chúng ta phải nhận thức rằng Ngài không muốn chúng ta cầu nguyện cho vấn đề đó. Chúng ta có thể gặp tình trạng là hội thánh tại địa phương của chúng ta có một số sự thiếu hụt, các hội thánh tại các địa phương khác thì đang ở trong sự cám dỗ, công tác của Chúa ở một số khu vực thì bị ngăn trở hoặc con cái Đức Chúa Trời có nhu cầu về một lẽ thật cụ thể nào đó. Một khi chúng ta nghĩ về một chi tiết nào đó, chúng ta phải cầu thay cho điều đó. Nếu sau một lúc mà linh chúng ta vẫn không hưởng ứng, và chúng ta vẫn cầu nguyện bằng tâm trí mình thì chúng ta phải nhận thức rằng Chúa không muốn chúng ta cầu thay cho vấn đề này. Nếu có sự xức dầu của Thánh Linh khi đang cầu nguyện cho một vấn đề khác và cảm thức của linh cũng hưởng ứng, chúng ta phải biết rằng đó là điều thích hợp để chúng ta chạm đến và cầu nguyện cho. Nguyên tắc mà chúng ta dùng là tâm trí hỗ trợ linh để định vị xu hướng của linh. Đôi khi, chúng ta chỉ cần sử dụng tâm trí để xem xét một chút là linh đã hưởng ứng rồi; tuy nhiên, cũng có lúc chúng ta phải đợi một thời gian linh mới đồng ý với chúng ta, vì tâm trí chúng ta quá hạn hẹp và có thể chúng ta không nhanh chóng nhận thức được điều mà Thánh Linh vui thích qua linh. Đôi khi, Đức Chúa Trời ao ước mở rộng phạm vi cầu nguyện của chúng ta; Ngài ao ước chúng ta cầu nguyện cho một quốc gia để mọi công tác của Satan ẩn núp đằng sau đó sẽ thất bại. Ngài có thể muốn chúng ta cầu nguyện cho mọi tội nhân trong thế giới hoặc cho cả hội thánh. Nếu tâm trí của chúng ta chỉ đặt trên tình trạng hiện tại, thì phải mất một thời gian để những điều này xảy đến với chúng ta và để chúng ta đạt đến sự cầu nguyện mà Thánh linh hòa hợp với tâm trí. Sau khi có được sự hợp tác của cảm thức thuộc linh, chúng ta phải dốc đổ mọi gánh nặng của linh cho vấn đề này. Chúng ta phải cầu nguyện về nhiều phương diện của vấn đề này cách chi tiết và thích đáng cho đến khi linh được bốc dỡ gánh nặng. Khi đó, chúng ta có thể tiếp tục cầu thay cho các chi tiết khác.
Đây là một trong những nguyên tắc trong nếp sống thuộc linh của chúng ta. Bất cứ sự cầu nguyện mới mẻ nào mà Đức Chúa Trời ban cho, chúng ta đều có được trong linh. Sau một thời gian, chúng ta không thể mong đợi Đức Chúa Trời đổ đầy linh bằng sự cầu nguyện mới mẻ này một lần nữa. Chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện băng tâm trí, bất kể cảm xúc của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta sẽ có được sự cầu nguyện này một lần nữa trong linh.
NHẬN BIẾT Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúng ta đã biết rằng các sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời không phải lúc nào cũng “trực tiếp”, đúng hơn, một số sự dẫn dẫn là “gián tiếp”. Trong sự dẫn dắt trực tiếp của Ngài, Linh của Đức Chúa Trời chuyển động trong linh chúng ta để chúng ta có thể nhận biết ý muốn của Ngài. Chúng ta chỉ cần chú ý đến sự chuyển động trong linh mình là có thể biết được ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong tất cả những điều chúng ta phải làm trong cuộc đời mình, không phải điều nào chúng ta cũng được Đức Chúa Trời trực tiếp sai bảo. Có nhiều nhu cầu chúng ta nhìn thấy. Chúng ta phải làm gì cho những điều đó? Thí dụ, chúng ta có thể được mời đến một nơi để công tác hoặc có một điều gì đó đột ngột xảy đến với chúng ta. Điều này không được khởi xướng trực tiếp từ linh nhưng đến với chúng ta qua những điều khác. Tâm trí chúng ta có thể nhận được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này, nhưng linh chúng ta có thể không hưởng ứng. Chúng ta phải làm gì để có được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời? Sau khi một điều gì đó xảy ra, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta trong linh mình; đây được gọi là sự dẫn dắt gián tiếp
Đây là thời điểm tâm trí hỗ trợ linh. Khi không có sự khuấy động trong linh mình, tín đồ phải sử dụng tâm trí. Nếu linh liên tục thốt ra ý định của mình thì không cần tâm trí hỗ trợ linh. Tuy nhiên, vì có đôi lúc linh im lặng nên tâm trí phải thế chỗ linh.
Vào những lúc như vậy, tín đồ phải dùng tâm trí mình để xem xét và cân nhắc các sự nghi ngờ cùng khó khăn của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Mặc dù sự cầu nguyện, xem xét và cân nhắc của người ấy đều ra từ tâm trí, nhưng sau một thời gian, tín đồ sẽ thấy linh mình cũng tham gia vào trong sự cầu nguyện, xem xét và cân nhắc. Khi người ấy cảm thức linh, trước đây vốn im lặng, thì không lâu sau đó, Thánh Linh sẽ dẫn dắt người ấy trong linh. Theo cách này, chúng ta có thể sử dụng tâm trí để hỗ trợ linh. Chúng ta đừng nghĩ rằng không nên làm một điều gì đó vì linh không chuyển động; đúng hơn, chúng ta phải “kéo” linh chúng ta lên bằng tâm trí để khiến linh sống động và để linh quyết định xem vấn đề đó có theo ý muốn của Đức Chúa Trời hay không.
NGUYÊN TẮC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LINH
Trong nếp sống thuộc linh của chúng ta, có nhiều điều phải được thực hiện. Vì lý do này, chúng ta không thể lơ là công tác của tâm trí. Được đổ đầy trong linh chúng ta thì khác với dòng thủy triều lên xuống tùy ý. Để được đổ đầy trong linh, chúng ta phải thỏa đáp đòi hỏi của linh. Điều này ngụ ý rằng tâm trí phải khởi xướng điều linh đã sẵn sàng làm nhưng chưa bắt đầu. Nếu chúng ta ngồi chờ cảm thức linh thì cảm thức sẽ không bao giờ đến. Chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh công tác của tâm trí. Chúng ta phải biết rằng chỉ có các hoạt động được thực hiện trong linh mới có giá trị thuộc linh; vì vậy, chúng ta không nên bước đi theo tâm trí. Vậy tại sao chúng ta sử dụng tâm trí? Chúng ta sử dụng tâm trí nhưng đó không phải là mục đích. Đúng hơn, chủ đích của chúng ta là khuấy động linh để làm công tác. Linh phải là người công tác. Vì vậy, linh vẫn rất trọng yếu. Việc sử dụng tâm trí đơn giản là để khuấy động công tác của linh. Vì vậy, khi chúng ta áp dụng tâm trí để kéo linh lên, nếu không có sự hưởng ứng hay kinh nghiệm sự xức dầu sau một thời gian, công tác của tâm trí trong vấn đề đó phải dừng lại và xoay qua một hướng khác. Trong chiến trận thuộc linh cũng vậy, nếu chúng ta có cảm thức “trống rỗng” bên trong mình trong một thời gian dài và không có cảm thức của linh thì chúng ta phải dừng lại; tuy nhiên, chúng ta không nên dừng lại chỉ vì sự thiếu kiên nhẫn của xác thịt. Có lúc, dù đã kiệt sức nhưng chúng ta biết mình phải tiếp tục. Vào những lúc khác, chúng ta biết mình phải dừng lại. Không có một quy luật cố định nào.
Việc tâm trí hỗ trợ linh theo cách này giống như mồi nước vào máy bơm. Một số máy bơm cần phải đổ một chén nước vào mới tạo ra lực hút để kéo nước lên khi bơm. Mối liên hệ giữa tâm trí với linh cũng như chén nước với máy bơm. Nếu không sử dụng chén nước để khởi động thì nước không được kéo lên; tương tự như vậy, nếu chúng ta không khởi xướng bằng tâm trí thì linh sẽ không chỗi dậy. Nếu chúng ta không sử dụng tâm trí khởi xướng sự cầu nguyện thì giống như một người không đổ chén nước vào và sau khi bơm một vài lần rồi mà nói rằng giếng đã cạn nước.
Thật sự có các sự khác biệt trong công tác của linh chúng ta. Đôi khi linh mạnh mẽ như một con sư tử và đội khi linh thiếu quyết đoán như trẻ con vậy. Khi linh chúng ta yếu đuối và không thể tự giúp mình, tâm trí phải hành động như nhũ mẫu của linh để trông nom linh. Tâm trí không thể thay thế linh, nhưng có thể hỗ trợ linh để làm sống động linh. Khi linh xuống khỏi vị trí kiểm soát, tín đồ phải sử dụng năng lực của tâm trí để cầu nguyện và dấy linh lên một lần nữa. Nếu linh bị sự đàn áp nhấn chìm, tín đồ phải sử dụng tâm trí mình để kiểm tra tình trạng và sau đó cầu nguyện cách mạnh mẽ cho đến khi linh chỗi dậy để lại được tự do. Một tâm trí thuộc linh có thể duy trì vị trí yên tĩnh của linh. Tâm trí có thể hạn chế các hoạt động quá mức của linh và cũng nâng cao linh bị chán nản quá mức.
Nói cách đơn giản, linh chúng ta chỉ có thể được đổ đầy một lần nữa bởi các hoạt động của tâm trí (trong lĩnh vực thuộc linh). Theo nguyên tắc, bất cứ điều gì chúng ta thực hiện trong linh, bây giờ chúng ta phải thực hiện bằng tâm trí. Rồi khi Thánh Linh xức đầu chúng ta, điều đó xác nhận rằng chúng ta đang thực hiện trong linh. Khởi đầu của một tình huống nào đó, có thể anh em không hề có cảm thức của linh. Tuy nhiên, một khi anh em có được cảm thức của linh, điều này chỉ tỏ rằng linh muốn hành động như vậy nhưng quá yếu đuối nên không thể. Qua sự hỗ trợ của tâm trí, linh có thể biểu hiện điều trước đây linh không thể biểu hiện. Bất cứ điều gì chúng ta cần trong linh có thể thu đoạt được chỉ đơn giản bởi xem xét trong tâm trí và cầu nguyện. Theo cách này chúng ta sẽ được đổ đầy trong linh.
Về việc hỗ trợ linh, một điểm khác cần phải được tuân thủ; chiến trận thuộc linh là trận chiến giữa linh với linh. Khi linh chúng ta vật lộn cùng ác linh, sức lực của cả bản thể chúng ta làm một với linh cho trận chiến đó. Phần quan trọng nhất là tâm trí chúng ta. Toàn bộ sức lực của linh và tâm trí phải hiệp nhất với nhau để tấn công. Nếu linh bị đàn áp và mất sức kháng cự, tâm trí phải liên tục chiến đầu cho linh. Khi tâm trí chiến đầu bằng cách cầu nguyện, kháng cự và chống đối, linh sẽ nhận được nguồn cung ứng để chỗi dậy một lần nữa và chiến đấu.
TÌNH TRẠNG CỦA TÂM TRÍ
Vì tâm trí có thể hỗ trợ linh nên dù vị trí của nó thấp hơn linh nhiều, nhưng một tín đồ vẫn phải giữ tâm trí mình ở trong tình trạng bình thường để nó có thể tìm kiếm sự giải thích của linh và hỗ trợ trong bất cứ sự yếu đuối nào của linh. Các hoạt động của linh đươc cai trị bởi các luật của linh. Cũng vậy, các hoạt động của tâm trí được cai trị bởi các luật cụ thể của tâm trí. Khi tâm trí được tự do hoạt động, thì gánh nặng rất nhẹ. Nếu nó làm việc quá sức (giống như căng dây ná), nó không thể hoạt động tự do. Kẻ thù biết rằng chúng ta cần tâm trí để hỗ trợ linh hầu bước đi theo linh. Vì vậy, hắn luôn luôn đè nén chúng ta giữ cho tâm trí chúng ta luôn bị căng thẳng quá mức và không thể tác nhiệm bình thường, để tâm trí không thể hỗ trợ khi linh yếu đuối.
Hơn nữa, tâm trí chúng ta không chỉ là một cơ quan hỗ trợ linh; chúng ta còn có ánh sáng qua tâm trí. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban ánh sáng cho tâm trí qua linh chúng ta. Nếu tâm trí bị vận dụng quá mức, sẽ không thể nhận được ánh sáng từ Thánh Linh. Ác linh biết rằng nếu tâm trí chúng ta ở trong sự tối tăm thì toàn bản thể chúng ta cũng sẽ ở trong sự tối tâm. Vì vậy, nó nỗ lực khiến chúng ta suy nghĩ quá mức hầu không thể lắng dịu để công tác được. Khi một tín đồ bước đi theo linh, người ấy phải cấm tâm trí mình liên tục xoay hướng. Việc tập trung vào một chủ đề, sự lo lắng, sự buồn rầu hoặc suy xét ý muốn của Đức Chúa Trời là gì cách quá mức, khiến cho tâm trí không thể mang vác gánh nặng và công tác. Chỉ bởi duy trì một tâm trí lắng dịu và bình an, một người mới có thể bước đi theo linh.
Vì tâm trí chiếm một vị trí quan trọng như vậy nên khi công tác với người khác, một tín đồ phải cẩn thận để không làm gián đoạn các ý tưởng của anh em mình. Việc ngắt dòng tư tưởng có thể khiến tâm trí bị tổn hại. Khi Thánh Linh dẫn dắt một tín đồ xem xét một vấn đề qua linh, thì việc người khác làm gián đoán là một điều đáng lo sợ. Nếu một ý tưởng bị gián đoạn, tâm trí sẽ bị căng thẳng và bởi đó khó công tác với linh hơn. Do đó, chúng ta không chỉ phải giữ cho tâm trí mình tự do mà còn phải quan tâm đến tâm trí của các anh em mình. Trước khi phát ngôn với một anh em, chúng ta phải kiểm tra dòng tư tưởng của người ấy rồi mới phát ngôn với người ấy. Nếu không, chúng ta sẽ khiến người ấy bị tổn hại.
W.N. (Người Thuộc Linh)