Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

BIẾN HÓA ĐỂ GẶP CHÚA



Nhã ca 8:1, 5 -10, 13-14, Lamã 8:21-23, II Cô 11:2
Phục 4:24
--Nhãn quan rộng lớn hơn
Trong sứ điệp cuối cùng chúng ta thấy thế nào người tìm kiếm đề xuất công tác với Chúa. Thứ nhất, nàng yêu cầu Chúa đi với nàng ra đồng. Rồi nàng yêu cầu Chúa đi với nàng để trú trong các làng mạc. Lại nữa, nàng yêu cầu Chúa đi với nàng để thăm vườn nho, để xem sự trổ bông và nẩy mầm. Nàng không chỉ hoạt động bằng cách nắm quyền đề xuất, nhưng cũng bao trùm toàn thể trái đất với mọi hội thánh địa phương. Đi ra đồng có nghĩa đi vào trái đất. Trú trong mọi làng mạc có nghĩa trú tại mọi hội thánh địa phương. Chăm sóc việc đâm chồi trổ bông và chăm sóc mọi tín đồ cách cá nhân.
Nếu chúng ta thực sự đủ tư cách hoạt động trong Chúa và với Chúa, lãnh vực hoạt động và nhản quan của chúng ta sẽ được mở rộng, chúng ta sẽ không bao giờ có đôi mắt của con kiến hay thậm chí đôi mắt bồ câu nữa. Đôi mắt chúng ta sẽ như hai cái ao với một tầm mức rộng lớn về công tác của Chúa. Chúng ta sẽ không bao giờ chỉ chăm lo công tác của Chúa tại nơi chúng ta ở nhiều hơn, nhưng có một khải tượng rộng lớn hơn bao trùm mọi công tác của Ngài. Chúng ta hãy đi ra đồng. Chúng ta hãy trú tại mọi làng, và chúng ta hãy thăm mọi làng để xem cây cối có nẩy mầm chăng.
Chúng ta cần một tấm lòng bao trùm mọi mối lưu tâm của Chúa trong toàn thể địa cầu.
-Bước cuối cùng
Bây giờ chúng ta phải tiến đến sứ điệp cuối cùng của sách nầy. Sau khi nhìn thấy một người rất đủ tư cách để đồng công với Chúa trong chương 7, theo một nghĩa, không cần gì thêm nữa. Song le, theo nghĩa khác, vẫn còn cần thêm nữa. Bất cứ người tìm kiếm có trưởng thành bao nhiêu, nàng vẫn ở trong sáng tạo cũ, nàng vẫn còn sống trong xác thịt. Nàng không tuyệt đối như Chúa. Do đó cần có sự cứu chuộc thân thể, bước cuối cùng về kinh nghiệm trong nếp sống Cơ-Đốc nhân. Chúng ta phải được biến hóa cách đầy đủ trở nên hình ảnh của Đấng Christ trong thân thể chúng ta. Tâm linh của nàng đã được tái sinh, hồn của nàng đã được biến đổi đầy trọn, nhưng thân thể nàng không như thân thể của Chúa. Vẫn có vài yếu tố bạc nhược mà có thể khiến cho nàng bị các anh em khác khinh dễ. Dù nàng có trưởng thành trong tâm linh và hồn nàng nhiều bao nhiêu, nàng vẫn thiếu hụt đôi điều trong thân thể của nàng. Nàng cần được biến hóa.
Ngày nay đa số các Cơ-Đốc nhân đều có một quan niệm dị thường về sự biến hóa. Họ tưởng rằng điều đó sẽ đến trên chúng ta như một loại tai biến. Nhưng sự biến hóa là một diễn trình. Chúng ta phải được diễn tiến vào sự biến hóa. Trong khải thị 14 có các bông trái đầu mùa, và kế đó là mùa gặt. Điều nầy bày tỏ rằng sau sự việc biến hóa có sự liên hệ với sự trưởng thành hay chin muồi. sự biến hóa không thể xảy ra thình lình. Đó là bước cuối cùng của một diễn trình. Đó chỉ là một sự thu hoạch trong đồng ruộng. Nó không thể được thu hoạch một lần. Khâu chin muồi là việc của diễn trình trong sự tưởng tiến. Hoa màu liên tục trưởng tiến, và đang khi trưởng tiến nó chin. Giai đoạn chin không đến như một tai biến. Nhưng là sự hoàn thành tối hậu của diễn trình.
Trong khải thị chúng ta thấy rằng Chúa đến như một kẻ trộm trong ban đêm. Chúng ta biết rằng kẻ trộm không đánh cắp các vật vô gia 1trị. Anh ta chỉ lấy các báu vật. Đang khi chúng ta chưa được biến đổi, chúng ta có thể xác quyết rằng kẻ trộm sẽ không bao giờ thăm viếng chúng ta. Chúa Jesus sẽ không đến như một nhà quí phái với bất cứ ai trong dân Ngài, Ngài sẽ đến như một kẻ trộm để đánh cắp vật quí báu. Ngài sẽ đến như Tân Lang để tiếp rước Tân Phụ. Một tân phụ không thể được sản xuất trong một đêm. Chương cuối cùng của sách nầy đề cập về một em gái nhỏ bé mà chưa trưởng tiến. Đức tin và tình yêu của nàng không được biểu hiện. Chắc chắn nàng không phải là Tân phu. Nàng cần trưởng tiến đến bậc trưởng thành hầu nàng có thể chin muồi cho sự tái lâm của Chúa.
-Trông chờ sự biến hóa
Chương 8 của Nhã ca khải thị giai đoạn cuối cùng nầy trong kinh nghiệm Cơ-Đốc nhân của chúng ta. Người tìm kiếm biểu hiện theo đường lối nầy, “Ồ chớ chi chàng làm anh tôi” (8:1). Điều nầy có nghĩa nàng trông chờ Chúa trở nên như nàng. Dĩ nhiên một số người có thể lý luận Tân ước nói rằng chúng ta sẽ y như Chúa. Nhưng nói rằng ngày kia chúng ta sẽ giống như Jesus không sâu nhiệm như nói rằng ngày kia Jesus sẽ như chúng ta. Nhưng hoặc chúng ta giống như Ngài hay Ngài giống như chúng ta, tối hậu chúng ta sẽ như nhau. Chúa Jesus sẽ y như chúng ta. Nhưng dĩ nhiên Ngài sẽ không như chúng ta ngày nay. Ngài sẽ y như chúng ta sẽ là gì, khi chúng ta được biến hóa đầy trọn.
Ngày kia chúng ta sẽ có thể bảo cùng toàn thể thế giới hay nhìn xem chúng và nhìn xem Jesus. Ngài có nhân tính và chúng ta cũng vậy. Ngài có thần tính và chúng ta cũng vậy. Ngài rất vinh diệu và chúng ta rất chói sáng. Chúng ta có bản chất của Ngài và Ngài có bản chất chúng ta. Chúng ta giống như Ngài và Ngài giống như chúng ta. “Ồ chớ chi chàng làm anh tôi” (8:1). Chúng ta biết đây là thi ca! Lời cảm thán nầy là sự trông chờ của người tìm kiếm để được biến hóa. Ngày kia nàng sẽ được biến hóa theo biểu hiện của Ngài, và khi ấy Ngài sẽ giống như nàng. Rồi Ngài sẽ là anh em thiết thực của nàng, có cùng bản chất, cùng sự sống và cùng nguồn gốc.
--Bên ngoài thể xác
“Khi tôi gặp chàng ở ngoài, tôi sẽ hôn chàng, không ai khinh bỉ tôi được” (8:1). Lời nàng rất có ý nghĩa. “Gặp chàng ở ngoài” có nghĩa ở ngoài thân xác nầy. Bây giờ chúng ta vẫn còn ở dưới ách nô lệ của sáng tạo cũ. Trong La mã 8:21 -23 chúng ta có thể thấy toàn cõi sáng tạo đang rên rỉ dưới ách nô lệ. Thậm chí những ai có Linh như tiền vị cũng đều rên rỉ mong được giải phóng khỏi thân thể nầy. Chúng ta ước ao gặp Chúa ở bên ngoài biết bao. Thậm chí đang khi chúng ta tương giao với Chúa trong linh mình, chúng ta vẫn còn trong xác thịt rối loạn nầy. Chúng ta có thể nói rằng mình đang ngồi các nơi trên trời, nhưng chúng ta vẫn còn trong xác thịt. Chúng ta khao khát ở ngoài biết bao! Ngày nay chúng ta đang gặp Chúa trong xác thịt, nhưng chúng ta trông chờ ngày kia gặp được Ngài ở ngoài xác thịt. Rồi chúng ta sẽ hôn Ngài.
Tìm gặp Chúa ở ngoài là sự trông chờ một người trưởng thành như vậy trong Chúa bây giờ người tìm kiếm đã trở thành. Chúng ta có thể xác quyết rằng khi chúng ta trưởng thành như nàng trong chương 8, chúng ta sẽ không có trông mong nào khác. Sự trông mong duy nhất mà chúng ta sẽ có là chúng ta và Chúa sẽ đích xác y như nhau. Rồi không ai có thể khinh dễ chúng ta vì Thân Thể nầy.
Có sự thiếu hụt thiết thực trong bản chất cũ của chúng ta, trong xác thịt chúng ta, trong thân thể nầy. Trong toàn thể nếp sống Cơ-Đốc nhân của tôi, tôi không bao giờ thấy ai có sự thiếu hụt để các anh em khác khinh dễ. “Ồ chớ chi chàng làm anh em tôi…nếu tôi gặp chàng ở ngoài ắt tôi sẽ hôn chàng, không ai khinh bỉtôi được”. Chúng ta đều sẽ bị nuốt mắt trong sự biến hóa. Ngày nay trong xác thịt chúng ta, có sự thiếu hụt trong bản tính, bất kể chúng ta là ai. Nhưng ngày kia sự thiếu khuyết nầy sẽ bị nuốt mất. Sự biến hóa sự sống trong thân thể chúng ta sẽ chăm lo mọi thiếu hụt trong bản tính, bất kể chúng ta là ai. Nhưng ngày kia, sự thiếu khuyết nầy sẽ bị nuốt mất. Sự biến hóa sự sống trong thân thể chúng ta sẽ chăm lo mọi thiếu hụt của chúng ta. Halêlugia!
-Cùng Jesus bước ra khỏi thế giới.
Vào điềm nầy, người kia lại hỏi về người tìm kiếm từ đồng vắng đi lên. “Người nữ nầy là ai từ đồng vắng đi lên, nương dựa lương nhơn của nàng?” (8:5). Nhớ điều nầy chúng ta thấy rằng có hai đồng vắng của ý muốn mình. Tại chương 8 nầy chúng ta có đồng vắng vật lý của thế giới. Mọi Cơ-Đốc nhân tìm kiếm đang sắp ra khỏi thế giới nầy. Tôi không tin rằng bất cứ ai thực sự tìm kiếm Chúa đều cảm xúc rằng anh ta là người định cư trong trái đất nầy. Chúng ta không phải là dân định cư trong trái đất này. Chúng ta không phải là dân định cư trong thế giới nầy. Chúng ta là lữ khách đang đi qua trái đất nầy. Bất luận chúng ta sống nơi London bao lâu, chúng ta đang trải qua London. Trái đất nầy chỉ như một đồng vắng đối với chúng ta và chúng ta đang trải qua.
Điều thích thú phải ghi nhận là người tìm kiếm sắp ra khỏi đồng vắng để nương dựa vào nơi Chúa Jesus Trong chương 3 nàng sắp ra khỏi  đồng vắng tâm lý đó như trụ cột tự mình nàng. Nhưng bây giờ nàng sắp ra khỏi đồng vắng vật lý dựa nương nơi Chúa Jesus. Đây là thi ca. Câu nầy mô tả rằng sự ra đi nầy chỉ ở với Chúa Jesus.
Chúng ta biết rằng đang khi mình đang chờ đợi sự biến hóa, chúng ta đang chờ đợi Ngài tái lâm. Nhưng câu này bày tỏ cho chúng ta rằng Chúa không đang tái lâm nhưng đang bước ra với nàng. Đang khi nàng, bước ra khỏi thế giới, nàng đang nương dựa nơi Chúa. Điều nầy ngụ ý minh bạch rằng Chúa đang sắp ra khỏi thế giới này chung với nàng. Chúng ta có thể hỏi, “Chúa đang đi đến?” Điều này thực sự khó cho tâm trí chúng ta hiểu nổi sự việc nầy. Chúng ta đang chờ đợi Ngài tái lâm, Song le Ngài sắp đi ra với chúng ta. Tôi có thể bảo cùng anh em rằng nếu Ngài không đi ra với chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể chờ đợi sự tái lâm của Ngài cách đúng đắn. Nếu chúng ta là người đang chân thành chờ đợi Ngài tái lâm, chắc chắn chúng ta cần Ngài đến với chúng ta. Ngài đi với chúng ta để gặp chính Ngài. Ngài đi với chúng ta để gặp Ngài tái lâm.
Chúng ta không cần hỏi làm sao điều nầy sẽ xảy ra. Chúng ta biết bằng kinh nghiệm của mình. Đang khi chúng ta chờ đợi Ngài tái lâm. Chúng ta không đang tự mình ra khỏi thế giới này. Nếu chúng ta ở lại, chúng ta sẽ không bao giờ đi ra. Nếu, về mặt khác, chúng là những người thực sự đang chờ đợi Ngài tái lâm, chúng ta sẽ thực sự cảm thức cách sâu xa rằng chúng ta đang đi ra khỏi thế giới nầy để dựa nương với Ngài. “Ồ, Chúa Jesus ôi, hằng ngày con đang đi ra với Ngài, và Ngài đang đi ra với con để gặp Ngài tái lâm”. Điều nầy không yêu cầu tâm trí chúng ta cách luận lý, nhưng đó là một thực sự.
Chúa Jesus là một thân vị diệu kỳ. Ngài đang đi ra với chúng ta, Song le Ngài cũng đang tái lâm. Ngài đã bảo Ni cô đem rằng đang khi Ngài còn ở trên đất Ngài vẫn đang ở trên trời (Giăng 3:13). Ngài đã đến từ trời, khi Ngài còn ở trên đất. Bất cứ ai thực sự chờ đợi Ngài tái lâm đều là một với Ngài. Vì vậy họ đang sắp ra khỏi thế giới nầy, không tự mình họ nhưng bởi Ngài. Đang khi chúng ta đi với Ngài, chúng ta nhận thức rằng sức mạnh đi ra không thuộc về chúng ta. Chúng ta không có sức mạnh đi ra. Sức mạnh đi ra là Jesus. Chúng ta dựa nơi Ngài, và theo một nghĩa, Ngài mang lấy chúng ta.
-
-Một tội nhân được cứu bởi ân điển.
Khi có vấn đề về người sắp đi ra khỏi đồng vắng, Chúa trả lời cho chúng ta “người nữ nầy là ai, từ đồng vắng đi lên, nương dựa nhơn của nàng? Ta đã đánh thức mình tại dưới cây táo, ở đó mẹ bị đau đớn và sanh mình ra, ở đó người đã sanh mình bị cơn lao khổ”. Chúa đáp rằng nàng là người Ngài đã đánh thức ở dưới cây táo là ĐấngChrist thân yêu và dinh dưỡng Ngài tái sanh nàng tại đó.
Người nầy là ai? Người nầy chỉ là một tội nhân, do ân điển Đức Chúa Trời tái sinh  bởi Đấng Christ. Chúng ta đừng bao giờ cho rằng chúng ta quá cao cả hay diệu kỳ. Chúng ta phải luôn luôn nhận thức rằng bất luận chúng ta có trưởng thành bao nhiêu, chúng ta chỉ là tội nhân được cứu. Chúng ta chỉ là người ở dưới Đấng  Christ thân yêu và dinh dưỡng, được ân điển và sự sống của Đức Chúa Trời tái sanh. Chúng ta đừng bao giờ quên mình vốn là gì trong quá khứ. Trước khi tái sanh chúng ta vốn là tội nhân sa ngã, hư bại và chết cứng. Nhưng ngày kia Đức Chúa Trời đặt chúng ta ở dưới Đấng  Christ dinh dưỡng. Vì vậy chúng ta được tái sinh.
Bất luận chúng ta có thể có địa vị nào trong hội thánh hay chúng ta trưởng thành được bao nhiêu, chúng ta sẽ không bao giờ khoe khoang về điều đó. Đúng ra, chúng ta nên luôn luôn nhớ mình ta vốn là gì. Giai cấp chúng ta vẫn chì là tội nhận được cứu bởi ân điển, đây là những gì thuộc về chúng ta. Ấn tượng như vậy được ban cho trong chương 8 rất có ý nghĩa. Nếu đều đó được ban cho trong chương 1. Có thể nó không có ý nghĩa nhiều. Nhưng tại đây vào chính  lúc hoàn tất nếp sống Cơ-Đốc nhân của nàng, Chúa nhắc nhở nàng rằng thậm chí bây giờ nàng cũng không ra gì. Nàng chỉ là tội nhận được cứu dưới ân điển của Đấng Christ. Đây là câu trả lời Chúa đưa ra về người tìm kiếm.
--Tình thương yêu mạnh như sự chết.
Tiếp theo câu trả lời của Chúa, người tìm kiếm cầu xin một lời cầu nguyện. Tôi tin rằng không ai trong chúng ta bao giờ nghe lời cầu nguyện như vậy. “Hãy để tôi như một cái ấn nơi lòng chàng, như một cái ấn nơi cánh tay chăng; vì ái tình mạnh như sự chết, lòng ghen hung dữ như âm phủ” (8:6). Chúng ta biết rằng tấm lòng biểu thị tình yêu; và cánh tay biểu thị quyền năng cùng sức mạnh. Vì vậy lời cầu nguyện nầy chỉ tỏ rằng nàng không có một chút tự tin nào. Nàng tin cậy nơi lòng yêu thương của Chúa, và cánh tay quyền năng của Chúa. Nàng đang cầu nguyện theo đường lối nầy: “Chúa ôi, hãy giữ con trong lòng yêu thương của Ngài và bảo tồn con bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài. Con không có sự tin cậy nào nơi con. Thậm chí dù con rất trưởng thành, Song le con vẫn còn ở trong xác thịt nầy đang khi con đang ra khỏi thế giới nầy. Không có quyền năng giữ gìn của Ngài, cùng tình yêu bảo tồn của Ngài con vẫn có thể sa ngã. Nên, Chúa ôi, xin giữ con như một dấu ấn nơi lòng Ngài và trên cánh tay Ngài”.
Lời cầu nguyện chỉ dẫn rằng nàng vẫn nhận thức nàng không đáng tin cậy. Nàng không tự tin. Đây là lời cầu nguyện diệu kỳ biết bao! Nàng là người trưởng thành như vậy, Song le nàng không có chút tự tin nào. Sự tin cậy của nàng đặt trọn vẹn nơi tình yêu và sức mạnh của Chúa.
Trong lời cầu nguyện của nàng, người tìm kiếm bảo rằng tình yêu của Chúa cũng mạnh như sự chết. Đa số Cơ-Đốc nhân không thích dùng từ ngữ liệu cực để minh họa đôi điều của Chúa, nhưng Kinh Thánh dùng. Nếu chúng ta viết Kinh Thánh chúng ta đã không bao giờ dùng từ liệu “kẻ trộm” để miêu tả Chúa khi Ngài tái lâm. Nhưng không chỉ có các điều tốt nhưng cũng có vài điều tiêu cực minh họa Chúa Jesus. Sự chết tiêu cực biết bao! Song le không có gì mô tả sức mạnh tình yêu của Chúa bằng như sự chết. Bên ngoài Đức Chúa Trời sự chết là quyền năng cường kiện hơn hết trong vũ trụ. Khi sự chết thăm viếng một ai, không ai có thể từ bỏ nó. Dù chúng ta dùng năng lực nguyên tử, chúng ta không từ bỏ sự chết. Chúng ta không thể bảo rằng chúng ta quá bận rộn và hãy chờ ba năm nữa. Ngợi khen Chúa, tình yêu Ngài mạnh như sự chết! Khi tình yêu của Chúa đụng đến chúng ta. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta quá bận rộn. Tình yêu Ngài sẽ câu lưu chúng ta. Mọi người tìm kiếm của Chúa Jesus đã bị tình yêu Ngài câu lưu. Tình yêu đó mạnh như sự chết.
-Sự ghen tương hung hãn như âm phủ.
Rồi nàng nói rằng sự ghen tương của Chúa hung hãn như âm phủ. Sheol là chữ Hêbơrơ tương đương chữ Hi lạp là Hades. Đây là chỗ giữ kê chết, Âm phủ không phải là sự hoàn tất của âm phủ. Sự hoàn tất của âm phủ sẽ là hồ lửa. Nhưng trước sự hoàn tất đó có một chỗ trong vũ trụ để cầm giữ kẻ chết gọi là âm phủ. Không có gì hung hãn như âm phủ, nó tiếp nhận kẻ chết cách không thương xót. Dù anh em yêu vợ thân yêu của mình, nếu âm phủ cất nàng khỏi anh em, nó rất hung hãn. Điều này miêu tả sự ghen tương của Đức Chúa Trời chúng ta, nhưng cũng là Đức Chúa Trời ghen tương. Phục 4:24 chép: “Vì Giê hô va Đức Chúa Trời ngươi là đám lửa hay thiêu nuốt, tức một Đức Chúa Trời ghen tuông”. Những người yêu tốt hơn hết luôn luôn ghen tuông hơn hết, Tôi không ghen tuông anh em, minh chứng rằng tôi không yêu anh em nhiều. Sự ghen tuông luôn luôn đi chung với tình yêu thiết thực.
Ý nghĩa của điều này là chúng ta không tin cậy nơi chính mình. Chúng ta không tin tưởng chúng ta có thể làm gì. Vì vậy chúng ta xin Chúa đặt chúng ta như một dấu ấn nơi lòng Ngài và nơi cánh tay Ngài. Chúng ta đặt sự tin cậy của chúng ta nơi tình yêu và sức mạnh của Ngài, vì tình yêu của Ngài mạnh như sự chết và rất ghen tương. Ngài sẽ không cho các người yêu của chúng ta hay điều gì khác khiến chúng ta cách xa Ngài. Sự ghen tuông Ngài như âm phủ, chúng ta đừng bao giờ tin cậy nơi tình yêu của mình, tình yêu của chúng ta không đáng tin cậy. Tình yêu của chúng ta không mạnh mẽ. Tình yêu chúng ta luôn luôn đáng thương và không thật ghen tương. Nếu chúng ta tùy thuộc nơi tình yêu của mình chúng ta, nước mắt của vợ chúng ta sẽ chuyển xoay chúng ta. Nhưng tình yêu của Jesus có sự ghen tương kinh khiếp. Hầu như Ngài không lưu tâm nước mắt người vợ hay lòng thiện cảm của người chồng. Càng có nhiều nước mắt, Ngài sẽ càng cất người chồng cho chính Ngài. Ngài ghen tương cho chính Ngài. Ngài là một Đức Chúa Trời ghen tương.
Rồi lời cầu nguyện của người tìm kiếm tiếp tục theo đường lối nầy. “Sự ghen tương hung dữ như âm phủ: các tia sáng của nó là các tia sáng của lửa, thật một ngọn lửa rất mạnh” (8:6). Với tình yêu nầy và với sự ghen tương nầy luôn luôn có lửa ngọn. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời không chỉ là một Đức Chúa Trời ghen tương, nhưng cũng là một Đức Chúa Trời thiêu nuốt. “Giêhôva Đức Chúa Trời người như một đám lửa thiêu cháy. Hai điều nầy đi đôi: Đức Chúa Trời thiêu đốt và Đức Chúa Trời ghen tương, đám lửa thiêu dốt và sự ghen tương.
Chúng ta có thể thấy từ Nhã ca 8 rằng thậm chí khi chúng ta thật trưởng thành. Chúng ta vẫn phải ghi nhớ rằng mình không ra gì trừ là tội nhân được cứu bởi ân điển. Chúng ta đừng bao giờ tin cậy nơi chính mình, nhưng đặt sự tin cậy của chúng ta nơi tình yêu ghen tương của Chúa. Rồi chúng ta sẽ được giữ gìn và bảo tồn đầy đủ. Chúng ta sẽ không bao giờ bị lôi cuốn lìa bỏ Chúa. Nếu không, bất luận chúng ta có mạnh đến bao nhiêu, chúng ta sẽ không được Chúa cướp đi.
--Từ dinh dưỡng đến xây dựng.
Vào điểm nầy tại chương 8, hầu như Chúa và người tìm kiếm có một loại tương giao với nhau “Chúng tôi có một em gái mở cửa chưa có nương long. Phải làm gì cho em gái chúng tôi. Trong ngày người ta hỏi nó? – Nếu nó là một vách thành, Chúng tôi sẽ tháp bạc trên; Nếu nó là một cái cửa, chúng tôi sẽ đóng bít lại bằng ván hương-nam” (8:8-9). Trong sách nầy chúng ta thấy rằng hai nương long luôn luôn là các biểu hiệu của đức tin và tình yêu. Điều nầy có nghĩa tại đây có một Cơ-Đốc nhân trẻ trung hơn mà đức tin và tình yêu chưa trưởng thành. Chúng ta sẽ làm gì với nàng?
Trong tất cả các chương trước, điều tối đa người tìm kiếm đã làm là phải nuôi dưỡng các anh em khác, cho họ đôi điều để ăn và uống. Nhưng trong chương nầy không chỉ là sự việc nuôi dưỡng, nhưng một sự việc xây dựng. Chương nầy không nói điều chúng ta nên làm với nàng nếu nàng đói hay khát, nhưng nếu nàng là bức tường, chúng ta sẽ xây dựng cho nàng, hay nếu nàng là cái cửa, chúng ta sẽ xây dựng cho nàng. Các lời nàng với Chúa tiến lên từ phương diện cho ăn và nuôi dưỡng đến phương diện xây dựng. Đây là sự chấn hưng thiết thực.
Làm bức tường có nghĩa gì? Điều này có nghĩa có sự phân rẽ giữa thế giới và Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa có sự phân rẽ giữa các thánh khiết và vật bất khiết. Nếu nàng là bức tường, chúng ta sẽ xây dựng trên nàng một cái tháp bạc. Điều nầy có nghĩa vài điều gì được xây dựng với sự cứu chuộc với Chúa. Ít ra có hai bản dịch Kinh thánh dịch chữ “tháp” là “thành lũy”, ám chỉ các tháp cao trên vách thành, dùng để chiến đấu. Một bức tường không có thành lũy, vì vậy không được dùng cho tình trạng chiến thành thuộc linh. Điều nầy có ý nghĩa nếu Cơ-Đốc nhân trẻ nầy được phân rẽ từ thế giới cho Chúa, chúng ta sẽ xây dựng trên nàng cái tháp để chiến đấu với mọi phương diện sự cứu chuộc của Đấng Christ. Chúng ta sẽ xây dựng trên nàng từng chi tiết, phương diện nầy tiếp nối phương diện kia về sự cứu chuộc của Chúa hầu nàng có thể đánh trận. Rồi nàng sẽ không chỉ là một vách thành, nhưng vách thành có tháp.
Nhưng người tìm kiếm biết làm sao xây dựng Cơ-Đốc nhân trẻ nầy không chỉ là vách tường, nhưng cũng là cái cửa. Trong Kinh Thánh cái cửa chủ yếu biểu thị kinh nghiệm bước vào ân điển của Chúa hay bước vào chính mình Đức Chúa Trời. Do đó ếu Cơ-Đốc nhân trẻ nầy là cái cửa để qua anh ta dân chúng có thể bước vào ân điển của Đức Chúa Trời hay chính mình Đức Chúa Trời, nàng phải được xây dựng bằng ván bá hương. Theo hình bóng học, bá hương biểu thị nhân tính phục hoạt, thăng thiên, vinh hóa và được tôn trọng của Jesus. Nếu Cơ-Đốc nhân trẻ nầy là một cái cửa, nàng cần được xây dựng bằng nhân tính như vậy.
Bây giờ người tìm kiếm không chỉ biết làm sao nuôi dưỡng anh em khác, nhưng cũng biết làm sao xây dựng các anh em khác. Hơn nữa, nàng biết xây dựng điều gì trên mỗi một người. Điều nầy không giống Cơ-Đốc giáo ngày nay, đang nổ lực giúp đỡ các kẻ khác, nhưng không biết hoặc người họ đang giúp đỡ là bức tường hay một cái cửa. Tất cả những gì họ biết là truyền các bài giảng, bài diễn thuyết và nghiên cứu kinh thánh cho người khác. Về mặt khác, sự khôi phục của Chúa cần có vài người có kinh nghiệm biết sự xây dựng của Chúa, và biết làm sao xây dựng các anh em khác bằng các nguyên liệu đúng đắn. Vách thành cần một tháp, cái cửa cần các miếng ván bá hương. Đây không phải là giáo lý suông. Đây là nhu cầu ở giữa chúng ta trong sự khôi phục của Chúa. Vì vậy chúng ta phải cầu nguyện, “Chúa ôi, nếu con là vách tường, hãy xây dựng cái tháp trên con. Nếu con là cái cửa, hãy đóng kín con bằng các miếng ván bà hương. Con cần sự cứu chuộc Ngài biết bao để trang bị con và nhân tính tổng bao hàm của Ngài đóng kín con.
-Đến trên các núi thuốc thơm.

Điểm cuối cùng trong sách nầy ở trong câu cuối cùng: “Hỡi lương nhơn tôi, hãy vội đến, khá giống như con hoàng dương hay là như con nai con ở trên các núi thuốc thơm” (8:14). Như chúng ta đã đề cập, sách nầy là một lời trích dẫn từ toàn bộ kinh thánh. Đó là sự cô đọng của kinh thánh thành 8 chương ngắn ngủi. Vào cuối kinh thánh Chúa phán “chắc chắn ta đến nhanh chóng”. Hỡi lương nhơn tôi, hãy vội đến” có nghĩa “Lạy Chúa Jesus, xin kíp đến”. Chúa đang đến trên các núi thuốc thơm. Điều nầy hoàn toàn có ý nghĩa, vì trong sách nầy chúng ta đã thấy rằng thuốc thơm là các phương diện khác nhau của Chúa Jesus được chúng ta kinh nghiệm và thậm chí mọc lên từ trong chúng ta. Không bao lâu, các kinh nghiệm của chúng ta về Chúa sẽ được chất đống như các ngọn núi. Rồi Chúa Jesus đến để gặp chúng ta ở đó. Điều nầy sẽ đưa vương quốc đến , và vương quốc sẽ bao gồm các núi thuốc thơm.