Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 11-




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Có một vài bạn chỉ trích tôi xúc phạm Gia cơ. Tôi trả lời Kinh thánh được chép để dạy dỗ chúng ta. Những sự sa ngã của Abraham, David hay thủ đoạn xấu xa của Gia cơ đều được Chúa cho ghi lại để chúng ta soi mình.
Tên Gia-cơ, hoặc 'Gia-cốp' thì theo tiếng Hi Lạp Iakōbos; tiếng Hê-bơ-rơ là. ya‘ăqōb; tiếng Anh là 'James' có nguồn gốc từ tiếng Ý ‘Giacomo'. Việt văn dịch là Gia cơ
Tôi ngạc nhiên vì  nhận thấy đa số tín đồ không biết lịch sử Gia cơ. Kinh thánh ước chép ít nhất 3 ông Gia cơ khác nhau.
1-Sứ đồ Gia-cơ là anh em ruột với sứ đồ Giăng, đã tuận đạo dưới bàn tay của vua Herod. Xem Mathio 10: 2; 17:1 và Công 12:2. Giăng và Gia cơ là anh em bạn dì ruột với Chúa Jesus và với Gia cơ, tác giả thơ gia cơ.

2. Sứ đồ Gia cơ nhỏ. Mathio 10:3, Gia cơ nhỏ nầy con trai của A-phê, đứng hàng thứ 9 trong 12 sứ đồ do Chúa Jesus lập lên. Cũng xem Mác 3:18
3. Gia cơ là em trai của Chúa Jesus. Chúa có 4 em trai và 2 em gái, là các con của ông Giô sép và bà Ma ri. Mathio 13 :55-«Đó há chẳng phải là con thợ mộc chăng? Mẹ người há chẳng phải là Ma-ri, và anh em người há chẳng phải là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đa sao? » 
--Gia cơ chống Chúa, không tin Ngài- Giăng 7 : 3-5- «Anh em Ngài nói cùng Ngài rằng: “Hãy đi khỏi đây, qua Giu-đê, để môn đồ anh cũng được xem công việc anh làmVì chẳng ai muốn tỏ mình ra mà lại làm việc gì kín giấu. Nếu anh làm những sự đó, hãy tỏ mình cho thiên hạ.”  Bởi chưng chính anh em Ngài cũng không tin Ngài ».  
--Gia Cơ tin Chúa- năm 30 S.C. 1 Cor 15:7 “Đoạn, Ngài hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho hết thảy các sứ đồ »
--Gia cơ di trú lên Jerusalem và nhóm cầu nguyện trong 10 ngày với anh chị em trong Chúa Công 1 :14 «Hết thảy những người ấy, với mấy người đàn bà, cùng Ma-ri mẹ Jêsus, và anh em Ngài đều đồng lòng hiệp ý, cứ bền đỗ mà cầu nguyện luôn ». 
-- Khoảng 10 năm sau, Gia cơ nằm trong ban trưởng lão Hội thánh Jerusalem.
Galati 1:18-19. «Sau đó ba năm tôi lên Giê-ru-sa-lem để làm quen với Sê-pha, và ở lại với ông mười lăm ngày.  Còn như các sứ đồ khác thì tôi không thấy ai nữa, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa mà thôi ».  Gia cơ  đứng trên Phi-e-rơ , « Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng, là những người có danh là rường cột » (Galati 2 :9)
--Lời rao giảng của Gia cơ ảnh hưởng các hội thánh—khuyên Cơ Đốc nhân chịu cắt bì để bổ túc cho sự cứu rỗi—Công 15: 1, Galati 2: 12. Gia cơ xuất bản thơ Gia cơ. 50 S.C. «Có mấy người từ Giu-đê xuống, dạy các anh em rằng: “Nếu anh em chẳng chịu cắt bì theo lệ Môi-se, thì không thể được cứu.” 
-- Gia cơ nắm quyền chủ tịch hội đồng các hội thánh Công 15: 13 , khoảng năm 50 S.C. «Vừa dứt lời, Gia-cơ bèn nói rằng: “Anh em ơi, xin nghe tôi » 
-Galati 2:5-6, “Đối với những kẻ đó, chúng tôi không chịu nhượng bộ chút nào, dù chỉ trong giây phút, để chân lý của Phúc Âm được vững bền giữa anh chị em.
Còn về những người được coi là quan trọng đi nữa thì cũng không quan hệ gì đến tôi. Đức Chúa Trời không thiên vị ai hết. Vì những người dù được coi là quan trọng lắm cũng không giúp gì cho tôi”--. Gia cơ thất bại khi cố đưa lễ nghi luật pháp cựu ước vào hội thánh.
Những kẻ quan trọng có danh vạng đó là Gia cơ và Giu đe (em)
--Gia cơ là thủ lãnh đảng cắt bì muốn phục hồi nghi lễ cựu ước Rô 15: 31, Tít 1:10-14- “ hầu tôi được giải cứu khỏi những kẻ không vâng phục tại Giu-đê, --Vì có nhiều người bất phục, nói bông lông, hay lừa dối, nhứt là những kẻ thuộc đảng cắt bì;  cần phải bịt miệng của họ đi, bởi họ vì mối lợi đê hèn mà dạy điều không đáng dạy, và lật đổ cả nhà người ta.  chớ nghe theo chuyện hoang đàng của người Do-thái, và điều răn của người xây bỏ lẽ thật”.
Đảng cắt bì rao giảng chuyện hoang đang của người Do thái và điều răng Cựu ước. Những điều nầy trái ngược lẽ thật tân ước.
--Phao lô bị sập bẫy của Gia cơ và miển cưỡng dâng của lễ trong đển thờ--Công 21:17-26- Khi chúng tôi đến Giê-ru-sa-lem, thì anh em tiếp đãi chúng tôi cách vui vẻ.  Bữa sau Phao-lô đi với chúng tôi tới thăm Gia-cơ; hết thảy các trưởng lão đều có mặt ở đó.  Phao-lô chào thăm họ rồi, bèn thuật lại từng điều một mọi sự Đức Chúa Trời đã nhờ chức vụ mình làm ra giữa người Ngoại bang.  Các người ấy nghe vậy thì tôn vinh Đức Chúa Trời. Đoạn, nói cùng người rằng: “Anh ơi, anh thấy biết mấy vạn người Do-thái đã tin, và hết thảy đều sốt sắng về luật pháp; họ đã nghe rằng anh dạy mọi người Do-thái ở giữa Ngoại bang chối bỏ Môi-se, bảo họ chớ làm cắt bì cho con cái mình, cũng đừng noi theo lề thói nữa.  Bây giờ cần phải làm sao? Vì chúng chắc nghe anh đã đến rồi.  Vậy, hãy làm theo như chúng tôi nói cho anh: Chúng tôi đây có bốn người đều mắc lời hứa nguyện;  hãy đem họ đi, cùng làm lễ tẩy sạch với họ; lại hãy vì họ chịu chi phí để cạo đầu cho họ. Như thế ai nấy đều sẽ biết sự họ đã nghe về anh là không có gì, song rõ anh cũng noi theo khuôn phép, vâng giữ luật pháp vậy.  Bấy giờ Phao-lô đem bốn người ấy đi, ngày sau khi đã cùng họ làm lễ tẩy sạch rồi, bèn vào đền thờ báo cáo rằng nhật kỳ tẩy sạch đã mãn, chỉ đợi để dâng lễ vật vì mỗi người trong họ”
Phao lô nghe lời Gia cơ và đảng cắt bì, nên vào đền thơ dâng của lễ như chế độ cựu ước để đóng kịch rằng ông cũng còn vâng giữ luật pháp về mặt lễ nghi, mà Chúa đã bãi bỏ.
-
Có thể con người thiên nhiên của Gia cơ ỷ lại mình là em Chúa, là hậu tự dòng hoàng tộc, nên dần dần ông lấn vào và chiếm quyền lãnh đạo hội thánh tại Jerusalem rồi muốn cai trị trên các hội thánh khác, với mục đích đưa họ vào sự tuân giữ các lễ nghi cựu ước đẻ bổ túc cho sự cứu rỗi Chúa ban cho cách miển phí.
Dù mưu đồ ép các Cơ đốc nhân ngoại bang phải cắt bì thất bại, nhưng ông nói có mấy vạn Cơ Đốc nhân Do thái vẫn sốt sắng làm theo lễ nghi luật pháp.
Trong thơ tín của ông là thơ Gia cơ, ông không dám chủ trương sự cắt bì, nhưng nội dung thơ bày tỏ ông là người loạn thị thuộc linh, lầm lẫn Israel thuộc thể và thuộc linh. Ông chưa hiểu tân ước là gì, chỉ dựa vào Châm ngôn của cụ tổ Solomon, và sách Phục truyền….và ông rao giảng sự hoàn hảo thuộc linh. Ông không nắm vững các lẽ thật về Hội thánh, về Linh Đức Chúa Trời, về vương quốc và nhiều lẽ thật khác.
Chúa phá ngang việc Phao lô dâng của lễ và ông bị ở tù tại Sê sa rê hai năm rồi tại La mã có lẽ cũng hai ba năm. Trong thời gian bị lao lí trong ngục thất, Chúa soi sáng và khải thị cho Phao lô viết hai thơ có sức nặng thuộc linh là Phi líp và Cô lô se để khai tử và bãi bỏ Do thái giáo. Ông viết, “Hãy coi chừng loài chó, hãy coi chừng kẻ làm việc ác, hãy coi chừng kẻ cắt bì bậy.  Vì chúng ta là kẻ chịu cắt bì thật, tức là kẻ cậy Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà phụng sự, khoe khoang trong Christ Jêsus, và không tin cậy xác thịt” (Philip 3:2-3). Tôi nghĩ “loài chó và…. những kẻ chịu cắt bì bậy” ở đây là Gia cơ và đảng cắt bì trong hội thánh tại Jerusalem, đã hại ông suýt phạm trọng tội với công cuộc cứu chuộc hoàn tất  của Chúa Jesus Christ.
Vài năm sau đó, có lẽ cũng sứ đồ Phao lô đã viết thơ Hê-bơ rơ để vạnh trần việc Đức Chúa Trời phế bỏ hệ thống lễ nghi của cựu ước. Theo Hê-bơ- rơ nói ai dâng của lễ bằng thú vật là cố ý phạm tội, là giày đạp Con Đức Chúa Trời, khinh thường huyết của giao ước mới, thì Đức Chúa Trời sẽ báo thù lại—trừng phạt họ cách nghiêm khắc –(Heb 10:)- Dường như lúc đó Gia cơ đã chết rồi.
Thí dụ Dân số kí 12:7-8 và Gióp 1:8; 42:7-8 chép Chúa giới thiệu và xác nhận Môi se cùng Gióp là tôi tớ của Ngài—(tôi tớ Ta” cho A-rôn, Mi-ri-am, Sa tan và Ê-li-pha  biết. Nhưng trong thơ Gia cơ 1:1, Gia cơ tự xưng là “tôi tớ” của Chúa., thế mà tôi chưa tìm thấy lời xác nhận của Chúa về “chức tôi tớ” nầy của ông trong kinh Tân ước.
Tóm lại Gia cơ là một tôi tớ Chúa sống theo bản ngã thiên nhiên, một người tự biên tự diễn sửa đổi sự cứu rỗi của Chúa, thiếu hụt sự khải thị của Chúa cách trầm trọng mà dám vận dụng quyền lãnh chúa phàm nhân trên cơ nghiệp của Đức Chúa Trời. Đáng sợ lắm thay!
Minh Khải 15-8-2016
.