Tay, Đầu gối, Chân.
Hê-bơ-rơ 12:12-14: “Vậy, hãy dở tay xuội và gối
bại lên. Khá làm nẻo thẳng cho chân anh
em, hầu cho chân què khỏi sịa, thà được chữa lành thì hơn. Hãy đuổi theo sự hoà
bình với mọi người, và sự nên thánh nữa, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được
thấy Chúa. ”.-
-
Bây giờ chúng ta xem xét nhiệm vụ của Cơ Đốc
nhân như đã nêu ở các câu Hê 12: 12-17. Trong phân đoạn nầy có đề cập 4 chi thể
của thân thể chúng ta; gợi ý bốn lĩnh vực của cuộc sống, trong đó nhiệm vụ Cơ Đốc
nhân cần phải được làm tròn.
1.“Hãy dở tay xuội”. Tay gợi ý công việc. Thường
thường công việc của Đức Chúa Trời bị thiệt hại vì sự lười biếng của chúng ta.
Chính Chúa lên án việc không hoạt động như vậy khi Ngài phán ẩn dụ về người cha
yêu cầu con trai của mình đi làm việc trong vườn nho; người con trai trả lời,
"con đi", nhưng anh không đi. Đức Chúa Trời đã đặt để mỗi thành viên
trong Thân Thể của Đấng Christ để hoạt động đúng vị trí và tùy theo khả năng của
mình. Do sự chán nản mà tay tự treo lên và thất bại trong phục vụ của chúng ta dành
cho Chúa.
2. “Hãy dở …gối bại lên”. Đầu gối ám chỉ đến cuộc
sống dưỡng linh trước mặt Đức Chúa Trời. Sự quỳ gối cầu nguyện và thờ phượng cá
nhân bị bỏ quên, giao tiếp với Đức Chúa Trời bị gãy đổ. Đức Chúa Trời chỉ dẫn dắt
những gì Ngài chi phối. Hằng ngày chúng ta cần trình diện chính mình với Ngài
trong sự ăn năn sám hối cách khiêm tốn và cầu xin Ngài sống bày tỏ sự sống của
chính Ngài trong chúng ta.
3. “Hầu cho chân què khỏi sịa”. Bàn chân phác họa
bước đi của người tín hữu. Điều này không ám chỉ đến một bước đi theo nghĩa đen, nhưng là cách thức của cuộc sống.
Bước đi là lối cư xử trong cuộc đời. Các Cơ Đốc nhân phải theo đuổi sự bình an và sự thánh thiện (c.14), bình an đối với các thánh đồ đồng bạn và sự
thánh khiết trước mặt Chúa. Đức Chúa Trời
sẽ không thể hiện chính mình Ngài trong cuộc sống của chúng ta, trừ khi hai mục
tiêu nầy được chúng ta theo đuổi. Theo
tiếng Hi lạp, sự thánh khiết là hagiasmos. Gốc của từ ngữ này có nghĩa là sự
khác biệt, sự phân rẽ. Nếp sống của Cơ Đốc nhân phải khác biệt, lý tưởng của
anh cũng khác biệt; động cơ của anh cũng khác biệt, mục tiêu của anh cũng vậy đối
với người đời.