Cô-rê (Korah)
--
Tên Côrê có nghĩa là “đầu hói”.
Lêvi
--------------- --/-----------------
Ghẹtsôn +
Kêhát + Mêrari
--------------------------------------//------------------------------------------------------
Amram + Dítsêha +Hếprôn
+ Uxiên
--------------/------------- --------/-----
Am-ram
----------/----------
Miriam+Arôn+Môise
-----------------/------------
A-rôn
----/---
Nađáp+Abihu+Êlêasa+Ythama
-------------------------------
Cô-rê
------/------------
Samuên (tiên tri)
Hêman (nhạc trưởng)
--
Theo gia phả, Côrê
là anh em chú bác ruột của Môise và Êlisaphan. Môise và Arôn lãnh đạo toàn dân
Israel, Êlisaphan lãnh đạo nhà Kêhát. Nhà Kêhát có 8600 người từ một tháng tuổi
trở lên, Dân 3:27-32.
Có lẽ tuổi tác của
Côrê là gần 80, sấp sỉ tuổi của Môise, mà ông phải ở dưới quyền em Êlisaphan, tổng
trưởng nhà Kê hát, dưới lệnh của cháu là Êlêasa, tổng trưởng nhà Lêvi, và dưới
sự chỉ huy của Arôn và Môise, là hai anh.
Nhà Kêhát đặc trách
khiêng hòm thánh, hai bàn thờ, cái bàn và chơn đèn bảy ngọn. Phải chăng Côrê được
đặc cách làm đội trưởng chỉ đạo con cháu khiêng hòm giao ước? Đó là công vụ vô
cùng trọng yếu.
Côrê không lấy điều
mình có làm thoả lòng. Ông nổi loạn và bị đất hả miệng nuốt chết. Nhưng các con
trai ông còn sống sót, Dân 26:11,58.
*Các Con Trai Của Côrê:
Ngôn ngữ Hêbơrơ có chữ « con trai » (son), nhưng không có chữ
« cháu ».Nên đề mục ghi ở các thi thiên 42, ...84 mà bản Việt văn ghi « các con
cháu Côrê », thực ra theo nguyên văn là « các con trai của Côrê », các hậu tự của
ông.
Theo 1 Sử Ký 6 :,
sau sự việc nổi loạn chừng 470 năm, có hai hậu tự nổi danh của Côrê là tiên tri
Samuên và nhạc trưởng Hêman xuất hiện vào thời của vua David. Chúng ta không biết
Samuên có sáng tác thi thiên nào chăng, chứ Heman thì chắc có.
Các hậu tự của Côrê
sáng tác 12 thi thiên là 42, 43,44, 45,46,47,48,49,84,85,87,88. Hêman viết thi
thiên 88. Tổng cộng có 12 thi thiên của hậu tự Côrê.
Nhóm chữ « các con
trai Côrê » nói lên đức thương xót lớn của Chúa, bày tỏ ân điển vô hạn của Ngài
bao trùm trên tội nổi loạn của Côrê.
Thi thiên 136 nói về
« sự nhơn từ của Chúa còn đến đời đời ». Rôma 5 : 20 chép, « nơi nào tội lỗi đã
thêm lên, thì ân điển lại càng dư đật muôn phần hơn ». Rôma 11 :33 cũng chép, «
Ôi sâu thẳm thay là các sự giàu có của cả sự khôn ngoan lẫn sự tri thức của Đức
Chúa Trời ! Sự phán đoán của Ngài nào ai dò lường được, các đường lối Ngài nào
ai tìm dấu được ».
Có phải anh em chúng
ta là các con trai, các hậu tự của Côrê nổi loạn chăng ?