Ma-thi-ơ là tên tuổi theo tiếng La mã cho Lê-vi, một người Ga-li-lê, là một nhân viện thu thuế tại phòng thuế vụ của chính quyền La mã tại Ca-bê-na-um. Đây là thủ phủ của xứ Ga-li-lê, và là kinh đô của vua chư hầu Hê-rốt, đang cai trị đất Ga-li-lê.
Mathio 9:1, 9 chép, “Đức Jêsus xuống thuyền qua biển, đến
thành của mình- Đức Jêsus từ đó đi qua, thấy một người tên là Ma-thi-ơ ngồi tại
sở thâu thuế, thì bảo người rằng: "Hãy theo ta." Người đứng dậy mà
theo Ngài”.
Theo Giăng 4, Luca 8:1-2, tôi tin ông bà Chu-xa—Gian-nơ, quan
gia tể của vua Hê-rốt, có dâng cho Chúa một căn nhà tại Ca-bê -na-um, để Chúa và
5, 6 môn đồ nghỉ ngơi (lúc đó Mathio chưa theo Chúa), khi Ngài giảng đạo khắp xứ
Ga-li-lê một thời gian ngắn.
Từ ngôi nhà riêng của
mình, Chúa chủ ý đi ngang phòng thuế vụ Ca-bê-na-u, và kêu gọi thành
công Mathio theo Ngài.
Mathio chỉ là một nhân
viên của ngành thuế vụ. Tôi không dám chắc Mathio ở dưới quyền lãnh đạo của
quan trưởng thuế vụ Xa chê, ở Giê ri cô, thị trấn cửa ngỏ vào Jerusalem (Lu- ca
19:1-2).
Có lẽ bổn phận Mathio
là lo kiểm điểm tiền thu thuế mỗi ngày. Chắc chắc ông có thói quen phân loại các
loại tiền lớn nhỏ. Tiền 1 đơ ni ên hay 5, 10 đơ ni ê, ông đều để riêng ra. Tôi
nói như vậy vì tôi thấy Mathio khi chép sách phúc âm của mình, ông đã phân loại
các dữ liệu liên quan đời sống của Chúa ra từng ô, từng hộp, từng ngăn khác
nhau cách có thứ tự. Thí dụ chương 8 và 9, ông gộp một loạt 10 phép lạ của Nhà
Vua Giê-su Christ.
Tôi đã khám phá 5 cột
mốc ghi dấu 5 loạt hồ sơ, 5 ngăn mà ông Mathio gom góp các lời dạy dỗ của Chúa
Giê-su vào 5 cái ô đó.
Sách Mác ít chép về những
lời dạy dỗ của Chúa, vì Mác theo tâm lí của người La mã thích làm hơn là nói dài
dòng. Lu ca viết sách phúc âm mình theo văn hóa ưa chuộng triết lý của người Hi
lạp, nên Lu ca ghi nhiều lời dạy dỗ dài của Chúa, nhiều câu chuyện hơn các sách
khác. Còn Giăng, Giăng chép theo cách—trước
hết ông kể lại một phép lạ (sign, dấu hiệu) của Chúa xong, Giăng mới ghi lại những
bài dạy dỗ rất dài của Chúa ứng theo phép lạ đó. Còn ông Mathio thì gom góp được
5 ô, chứa toàn là những lời dạy dỗ rặt ròng của Chúa:
Đây cũng là một cái nhìn,
một cái chìa khóa, một dàn bài ngắn, để mở sách Mathio cho các bạn:
1/. Math.7:28, “Khi Đức Jêsus vừa phán những lời ấy xong, quần
chúng đều kinh ngạc về sự dạy dỗ của Ngài”—ngụ ý các chương Mathio 5, 6, 7 phía
trước đã được đóng gói trước câu 7: 28 rồi.
2/.Math. 11:1, “Khi Đức Jêsus đã truyền bảo mười hai môn đồ rồi,
bèn lìa khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành của chúng”- Chương 10
phía trước đã vô ngăn kéo thứ hai của Mathio rồi đó bạn.
3/.Math. 13:53, “Khi Đức Jêsus phán các thí dụ ấy xong, thì
lìa khỏi đó, đến quê hương, rồi dạy dỗ
trong nhà hội,…”. Cả chương 13 ghi 7 ẩn dụ về nước trời được Mathio gom lại phía
trước câu Kinh thánh nầy, bạn có thấy không?.
4/.Math. 19:1, “Khi Đức Jêsus phán các lời ấy xong, thì lìa
Ga-li-lê, đến bờ cõi Giu-đê bên kia Giô-đanh”. Cả chương 18 là công khó Mathio
gom lại những lòi dạy dỗ của Chúa Giê-su.
5/. Math. 26:1,2, “Vả, khi Jêsus đã dạy mọi lời ấy xong, thì
phán cùng môn đồ rằng: "Các ngươi biết rằng còn hai ngày nữa thì đến lễ Vượt-qua,
và Con người sẽ bị nộp để đóng đinh trên thập tự giá".
Các chương quan trọng 24,
25, có lẽ đã được Chúa dạy dỗ nhiều cơ hội
khác nhau, nhưng nhân viên thuế vụ cũ,
quen đếm tiền, đã gom góp lại thành một chùm ngay phía trước câu 26:1,2 nầy.
ACE để ý sứ đồ Mathio đã
phân bố 5 ô góp nhặt các lời dạy dỗ của Chúa, làm khung sườn cho toàn bộ sách
phúc âm về nước trời của mình. Trong một vương quốc, thì những bài diễn văn, huấn
thị của Nhà Vua phải được lưu giữ trong
kho tàng. Mong các bạn sẽ thấy được dàn bài
sách Mathio, theo kỷ năng của sứ đồ Mathio, khi ông được thần cảm mà đã
viết nên một phúc âm bất hủ như vầy. Ngợi khen Chúa.