Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Công Nghĩa- צְדָקָה--δικαιοσύνη-義-

Trong Kinh thánh, từ ngữ "công nghĩa" được bản Việt văn dịch là:
công bình, công chính, công nghĩa. Ai có thể phán quyết chữ nào trong ba chữ nầy là đúng ý nghĩa của nguyên văn Kinh thánh?
  1. Cựu ước: צְדָקָה. Chữ nầy được phiên âm là tsedâqâh, đọc là tsed-aw-kaw', nghĩa đen là công nghĩa, chính trực, công lí. דָקָה. xuất hiện 146 lần trong kinh cựu ước.
  2. Tân ước: δικαιοσύνη phiên âm là dikaiosunē, đọc là dik-ah-yos-oo'-nay., nghĩa đen là công bằng, sự công nghĩa, sự biện minh, sự xưng nghĩa. Từ ngữ nầy xuất hiện 94 lần trong kinh tân ước.
  3. 義- Vào khoảng năm 2400 TCN, sau khi tháp Ba bên tan rả, các nhà thông thái Trung hoa sáng chế chữ nầy theo ý nghĩa của việc dâng con chiên làm sinh tế lên Chúa trước thấp Ba bên..
Chữ 義 gồm có chữ 羊, dương, dịch là chiên con, hay dê con, nằm bên trên chữ 我, là ngã, là tôi. Ý nghĩa của chữ "nghĩa" là người công nghĩa là người núp mình dưới Chúa Giê-su, được Chúa Giê su bao phủ bản ngã mình.
Một lời dạy dỗ sai lầm của giáo hội là Chúa ban áo công nghĩa của Ngài cho chúng ta. Thật ra Đức Chúa Trời chỉ ban Chúa Giê-su cho chúng ta, và Đấng đó trở nên áo công bình, trở nên sự công nghĩa, trở nên mỹ đức công chính tái tạo, tái hiện trong đời sống chúng ta. Phao lô dạy dỗ, "Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus-Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn-ngoan, sự công-bình, sự thánh hóa, và sự cứu-chuộc cho chúng ta" (1 Cor 1:30).
Đức Chúa Trời không ban sự công nghĩa của Đấng Christ cho chúng ta, Ngài ban thân vị Chúa Giê su cho chúng ta, hầu Chúa Giê-su trở nên sự công nghĩa, trở thành áo công bình bao phủ chúng ta vậy.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '我 「義'
Phiet Nguyen, Phiet Nguyen và 2 người khác
8 người đã xem
Thích
Bình luận
Chia sẻ