Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Watchman Nee 1- Bối Cảnh Tiểu Sử


DoraYu.gif

Cô Dora Yu (Tư Từ Do)

Watchman Nee chỉ là một trong nhiều diễn viên trong kịch bản cuộc đấu tranh cho trái tim của người dân Trung Quốc, nhưng ông là một trong những người thú vị nhất. Phong trào Bầy nhỏ của ông có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc trồng các hội thánh tư gia trên khắp Trung Quốc hơn như nhiều người nhận ra. Sự nghiệp của ông cũng minh chứng một số nan đề hội thánh có thể kế thừa khi lòng yêu nước lẫn lộn với Cơ Đốc giáo.

Giới thiệu


Từ khi Trung Quốc mở cửa cho du khách phương Tây vào thăm, từ năm 1973, chúng tôi đã nghe thấy một dòng phát triển các báo cáo ngày càng tăng trong sự phấn khích của họ, về các hội thánh tư gia ở đó. Lúc đầu, du khách cho rằng, đi ngược với số đông, phong trào hội thánh tư gia vẫn còn nguyên vẹn sau 25 năm bị bắt bớ. Sau vài năm, tuy nhiên, các báo cáo đã trở thành lạc quan hơn. Những sự ước tính xuất hiện tuyên bố rằng có 30 triệu Cơ Đốc nhân đích thực nhóm họp trong các hội thánh tư gia. Sau đó sự ước tính  vẫn còn cao hơn 50 triệu và hơn nữa.


Chúng ta có thể đánh giá cao những con số này khi chúng ta so sánh đối chọi chúng với tổng số ước tính của các Cơ đốc trước khi có cuộc cách mạng năm 1949. Hầu hết các cơ quan thẩm quyền ước tính rằng có ít hơn một triệu nhà truyền giảng, nhưng chắc chắn, không có hơn hai triệu trước khi chính quyền mới xuất hiện.


Các báo cáo này là kinh ngạc, bởi vì trong suốt 30 năm qua, Hội thánh Trung Quốc đã sống dưới sự đàn áp cấp tính, có thể là khắc nghiệt hơn như sự bắt bớ của bất kỳ Hội thánh nào trên thế giới gặp phải. Ước tính số những người thiệt mạng là có đến hàng triệu Ngoài ra, gần như toàn bộ giới trí thức Tin Lành truyền giáo cho Trung Quốc đã bị tiêu hủy hoặc im lặng. Vì vậy, bởi ngay cả những ước tính bảo thủ nhất, Hội thánh Trung Quốc phải được coi là một trong những Hội thánh chiến thắng nhất trên thế giới. Trong khoảng thời gian ba mươi lăm năm, khi Hội thánh ở các nước phát triển đã không trải qua bất kỳ sự tăng trưởng đáng kể gì cả, và ở nhiều nơi đã giảm tầm mức, thì Hội thánh Trung Quốc đã phát triển ít nhất hai mươi, và có lẽ năm mươi lần.


Có vẻ như ngày hôm nay hầu hết các sự tăng trưởng ở Trung Quốc đang diễn ra, không phải trong các hội thánh do nhà nước chuẩn nhận theo “Phong Trào Tam Tự Yêu Nước” ( TSPM ), nhưng trong các hội thánh ít có tổ chức và bất hợp pháp.


Đứng ở đầu nguồn của sự phát triển thuộc linh này là một hình ảnh đại diện trước mắt phương Tây. Ông là một điều bí ẩn, và một nghịch lý, nhưng không nghi ngờ gì nữa, ông là một trong những công nhân Cơ Đốc lớn của thế kỷ này - Watchman Nee.

Watchman Nee

Bối cảnh tiểu sử


Watchman Nee cũng là Ni Shu- tsu hay Henry Ni, được sinh ra tại Swatow, ngày 4 tháng 11 năm 1903. Sau này ông được đổi tên là Ni Ching- Fu , và cuối cùng, sau khi giáo thác chính mình cho công tác Cơ Đốc, ông lấy tên Ni To -sheng- có nghĩa là, Watchman Nee.


Cha của ông, Ni Weng- Hsiu hoặc Nga Ung-siu, người Phúc Châu, sinh năm 1877, là người con thứ tư trong gia đình chín anh em trai . Ông là sĩ quan Hải quan Hoàng gia và qua đời tại Hồng Kông vào năm 1941.


Giống như rất nhiều tôi tớ nổi tiếng của Đức Chúa Trời, Watchman Nee đã có một di sản gia đình về phụng vụ Cơ đốc. Trường học đầu tiên ở Phúc Châu cung cấp giáo dục kiểu phương Tây được mở ra trong một vùng ngoại ô của thành phố cổ vào năm 1853, và ở đây mà Nga U- cheng, ông nội của Watchman Nee đã nghe nói về Chúa Giêsu Christ và ông đã đã được Ngài chiến thắng.


Bốn năm sau, vào năm 1857, năm mà hội thánh Cơ Đốc đầu tiên ở Phúc Châu ra đời, ông là một trong một nhóm bốn học sinh đã được báp-têm dưới sông Min. Ông tiến triển rất tốt, nên các nhà truyền giáo đã đào tạo ông như một nhà truyền giáo, và không bao lâu sau đó ông đã được rao giảng Tin Mừng tại thành phố này, có nửa triệu linh hồn. Cuối cùng, ông được thụ phong mục sư, là người Trung Quốc đầu tiên được vinh danh trong ba hội truyền giáo phía bắc Phúc Kiến. Ông đã có một ân tứ giảng giải Thánh Kinh mà  sau khi ông chết vào năm 1890, ông được ghi nhớ lâu dài.


Ảnh hưởng mạnh nhất trong phát triển tư tưởng đầu tiên của Nee dường như đã là mẹ của ông, bà Lin Huo- ping (Lan Hòa Bình). Kinh nghiệm đầu tiên của bà bao gồm việc bà bị cha mẹ bán làm nô lệ cho một cặp vợ chồng khác trong Phúc Châu, vì cha mẹ bà không còn đủ khả năng để nuôi bà. Những người nầy lại lần lượt bán bà cho một thương gia giàu có làm con gái nuôi.


Huo- ping được Angus Kinnear miêu tả là một phụ nữ ý chí mạnh mẽ, đã tin Chúa một cách muộn màng, nhưng phó thác chính mình cách sâu sắc với Đấng Christ và Kinh thánh. Dường như bà có được năng khiếu về mặt trí năng, dễ dàng vượt trổi các sinh viên khác trong trường học theo phong cách phương Tây, mà  trong đó bà đã học – Trường Nữ Sinh Phương tây Trung Quốc tại Thượng Hải. Bà đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Huo King- en, người mà vào thời điểm đó, là người phụ nữ thứ hai ở Trung Quốc đã tốt nghiệp y học ở Mỹ. Huo -ping chiếm ưu thế trên cha bà, xin cụ lo liệu cho bà được gửi bà sang Mỹ để nghiên cứu y học nữa. Có một người phụ nữ tài năng khác, người đã gây ảnh hưởng trên Huo -ping vào thời điểm này là Dora Yu, người nầy cũng đã được lựa chọn đi du học ở nước ngoài, nhưng đã cảm thấy được Đức Chúa Trời kêu gọi, nên đã từ Âu châu  trở về rao giảng Phúc âm ở Trung Quốc.


Trước khi Huo -ping có thể thực hiện các kế hoạch của mình, mẹ của bà dã chấp nhận một hôn ước với Nga Ung- siu (cha của Nee, người mà sau đó được cơ quan dân sự đổi tên thành Ni Wheng - Hsiu). Thật không thể tin nỗi, tại thời điểm đó cho bà ấy do dự muốn vi phạm một thỏa thuận ký kết đầy đủ bởi cha mẹ mình. Dù cay đắng trong trái tim, bà không thể tránh khỏi, mà phải thuận phục cha mẹ.


Cuộc hôn nhân của bà, mà dường như tốt đẹp, sinh ra chín người con. Trong khi nuôi dưỡng chúng, Huo -ping rất năng động trong các hoạt động yêu nước kết hợp với Sun Yat –sen (Tôn Dật Tiên). Bà ấy là một nhà tổ chức chính trị không mệt mỏi và là người khuấy động, lập ra Hội Phụ Nữ Ái Quốc và thường diễn thuyết công khai. Khi Tôn Trung Sơn đến Phúc Châu vào năm 1913, bà đã được trao cho một vai trò chính thức trong lễ kết nạp. Cuối cùng bà đã được trao tặng huân chương hạng thứ hai về Lòng yêu nước của Quốc Dân Đảng Trung Hoa.


Rồi vào năm 1919, bà giao thách cuộc đời mình cho Đấng Christ, bà đã năng động truyền giảng phúc âm  và các hoạt động chính trị của bà giảm đi.


Dennis McCallum -1986