Kinh nghiệm đắc thắng sự chết không hiếm giữa vòng các thánh đồ. Bởi
huyết của chiên con, dân Israel
được giải cứu khỏi tay của thiên sứ mà đã đánh con đầu lòng của dân Ai Cập.
David được giải cứu khỏi móng vuốt của sư tử và gấu, cũng như được giải cứu khỏi tay Goliah. Elisha đã từng bỏ lột
vào trong nồi để loại bỏ chất độc chết người (2 Vua 4:38-41). Shadrach, Meshach
và Abednego không bị thương tổn gì trong lò lửa đang cháy (Đa 3:16-27) Daniel
nhìn thấy Đức Chúa Trời bịt miệng sư tử khi ông bị quăng vào hang của chúng
(6:21-23) Paul đã từng giũ con rắn rớt vào trong lửa mà không bị thương tổn
(Công 28:3-5). Elijah đều được cất lên trời mà không nếm sự chết – một gương
mẫu vượt trổi hơn về việc đắc thắng sự chết
Ý định của Đức Chúa Trời là dẫn con cái Ngài vào trong kinh nghiệm đắc
thắng sự chết. Đắc thắng tội lỗi, bản ngã, thế giới và Satan là điều rất trọng
yếu; nhưng sự chiến thắng của chúng ta vẫn không trọn vẹn nếu chúng ta thất bại
trong việc đắc thắng sự chết. Nếu muốn có một chiến thắng trọn vẹn, chúng ta
phải đắc thắng “sự chết, kẻ thù sau cùng” (1 Cor.15:26). Chúng ta còn chừa lại
một kẻ thù chưa bị đánh bại nếu chúng ta không kinh nghiệm việc đắc thắng sự
chết
Có sự chết trong thế giới tự nhiên, sự chết trong chúng ta và sự chết
bắt nguồn từ Satan. Trái đất ở dưới sự rủa sả và mọi tạo vật đều ở dưới sự cai
trị của sự rủa sả này. Nếu chúng ta muốn sống với chiến thắng liên tục trong
thế giới này chúng ta phải đắc thắng sự chết trong thời gian này. Hơn nữa, sự
chết ở trong thân thể chúng ta.
Vào ngày chúng ta sinh ra, sự chết đã vận hành trong chúng ta rồi. Và
ai giữa vòng chúng ta hiện không đang tiến dần đến mồ mả kể từ khi sinh ra?
Chúng ta đừng nghĩ sự chết chỉ là “cánh cổng”; chúng ta phải biết rằng sự chết
là một diễn trình. Sự chết đã ở trong chúng ta rồi và nó đang dần dần và liên
tục ăn nuốt chúng ta. Cuối cùng sự lìa khỏi thân thể vật lý chúng ta đơn giản
là công tác của sự chết ở cực điểm của nó. Sự chết có thể tấn công linh chúng
ta và làm cho linh thiếu hụt sự sống và quyền năng; nó có thể tấn công hồn
chúng ta để khiến hồn bối rối và không có cảm nhận, suy nghĩ và ý kiến; hoặc nó
có thể tấn công thân thể chúng ta để khiến thân thể yếu đuối và bệnh tật.
Rô-ma 5 nói rằng “sự chết đã trị vì” (c.17a). Đây không chỉ là sự chết;
đây còn là sự trị vì của sự chết. Sự trị vì của sự chết này hiện hữu trong
linh, hồn và thân thể. Mặc dù thân thể chúng ta chưa chết, nhưng sự chết đã trị
vì trong thân thể rồi. Mặc dù quyền lực của sự chết chưa đạt đến cực điểm,
nhưng nó đã trị vì và mở rộng lãnh địa của nó trong toàn thân thể. Các sự đau
yếu khác nhau mà chúng ta nhận thấy trong thân thể mình bảy tỏ quyền lực sự
chết trong chúng ta mạnh thế nào. Mọi điều này dẫn chúng ta đến sự cuối cùng
của đời người.
Ngoài sự trị vì của sự chết này có sự trị vì của sự sống ( c.17b). Vị
sứ đồ nói rằng hễ ai nhận được ân tứ của sự công nghĩa bởi Jesus Christ “sẽ trị
vì trong sự sống”, một sự trị vì vượt xa quyền năng vận hành của sự chết. Vì
các tín đồ ngày nay nhấn mạnh nhiều đến vấn đề tội lỗi, nên họ quên mất nan đề
sự chết. Đắc thắng tội lỗi là điều trọng yếu, nhưng chúng ta đừng xao lãng việc
đắc thắng sự chết – hai điều này bổ sung cho nhau. Rô-ma 5 đến 8 bàn đến vấn đề
đắc thắng tội lỗi rõ nhất, nhưng đoạn này cũng chú ý đến vấn đề đắc thắng sự
chết tương đương: “Tiền công của tội lỗi là sự chết “ ( 6:23). Vị sứ đồ không
chỉ nhấn mạnh đến chính tội lỗi mà còn đến kết quả của tội lỗi. Ông không chỉ
bày tỏ rằng sự công nghĩa đối kháng với tội lỗi mà còn cho thấy sự sống đối
kháng sự chết. Nhiều tín đồ chỉ bận tâm đến việc đắc thắng các sự biểu lộ khác
nhau của tội lỗi trong nếp sống hang ngày và tích cách của mình, nhưng họ xao
lãng việc đắc thắng sự chết, là kết quả của tội lỗi. Nhưng trong các chương
này, qua vị sứ đồ, Đức Chúa Trời không nói nhiều về các sự biểu lộ khác nhau
của tội lỗi trong cách sống hằng ngày; đúng hơn, Ngài nhấn mạnh rất nhiều đến
kết quả của tội lỗi – sự chết.
Chúng ta phải thấy rõ mối quan hệ giữa tội lỗi và sự chết. Đấng Christ
đã chết để giải cứu chúng ta không chỉ khỏi tội lỗi mà còn khỏi sự chết. Đức
Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta đắc thắng cả hai. Là các tội nhân, từ ban đầu
chúng ta vốn đã chết trong tội lỗi, và tội lỗi cùng với sự chết trị vì ( như
các vua) trong chúng ta. Vì Chúa Jesus đã chết cho chúng ta, nên tội lỗi và sự
chết của chúng ta đã bị nuốt mất bởi sự chết của Ngài. Sự chết ban đầu là vua
trong chúng ta. Tuy nhiên, vì chúng ta đã được báp-têm vào trong sự chết của
Ngài, nên chúng ta không chỉ chết đối với tội lỗi; chúng ta còn có thể nhận
được sự sống và sống đối với Đức Chúa Trời (6:11). Chúng ta được kết hiệp với Đấng
Christ; vì vậy, như “sự chết không còn chủ trị trên Ngài nữa” (c.9), nó cũng
không thể cột trói chúng ta nữa (c.14). Sự cứu rỗi của Đấng Christ thay thế tội
lỗi bằng sự công nghĩa và sự chết bằng sự sống. Nếu đọc đoạn kinh thánh này
cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng đây là những điểm chính của vị sứ đồ. Nếu
chỉ nhận được phân nửa, chắc chắn chúng ta sẽ không trọn vẹn. Khi vị sứ đồ nói
về sự cứu rỗi trọn vẹn của Chúa Jesus,
ông nói: “Vì luật của Linh sự sống trong Đấng Christ Jesus đã giải thoát tôi
khỏi luật của tội lỗi và sự chết”(8:2). Chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm về
việc đắc thắng tội lỗi, nhưng chúng ta kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết được
bao nhiêu?
Vì sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời đã bước vào trong linh chúng
ta khi chúng ta tin Chúa và được tái sanh nên chúng ta có chút kinh nghiệm về
việc đắc thắng sự chết. Nhưng đây là kinh nghiệm duy nhất chúng ta có thể có
sao? Sự sống có thể đắc thắng sự chết đến mức nào? Có một điều chắc chắn: hầu
hết các tín đồ ngày nay đều chưa kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết theo mức độ
mà Đức Chúa Trời chủ định. Chúng ta phải thừa nhận rằng sự chết vận hành trong
chúng ta cách mạnh mẽ hơn sự sống. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến cả tội lỗi
lẫn sự chết cách đồng đều giống như Đức Chúa Trời. Chúng ta phải đắc thắng sự
chết theo cùng một cách chúng ta đắc thắng tội lỗi.
Vì Đấng Christ đã đắc thắng sự chết nên các tín đồ không cần phải cảm
thấy rằng họ phải chết, mặc dù họ vẫn có thể chết. Tương tự, vì Đấng Christ đã
kết án tội lỗi trong xác thịt, nên các tín đồ không còn phải phạm tội lỗi nữa
mặc dù họ vẫn có thể phạm tội lỗi. Vì mục đích của tín đồ là được tự do khỏi tội
lỗi nên mục đích của người ấy cũng phải là được tự do khỏi sự chết. Một tín đồ
phải hiểu rằng kết quả của sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ có hiệu lực đối
với sự chết cũng như đối với tội lỗi của người ấy. Người ấy đắc thắng những
điều này hoàn toàn trong Đấng Christ; vì vậy Đức Chúa Trời hiện đang kêu gọi
người ấy đắc thắng chúng trong kinh nghiệm của mình. Chúng ta nghĩ rằng vì Đấng
Christ đã đắc thắng sự chết cho chúng ta nên chúng ta không phải làm gì nữa.
Nhưng nếu là như vậy, chúng ta sẽ không thể làm chứng cho sự chiến thắng của
Chúa trong kinh nghiệm. Nếu không có Golgotha ,
chúng ta sẽ không có lập trường cho chiến thắng. Nhưng chờ đợi cách thụ động để
trôi theo tự nhiên cũng không phải là cách để đắc thắng. Chúng ta không đắc
thắng tội lỗi theo cách này; chúng ta cũng không đắc thắng sự chết theo cách
này. Đức Chúa Trời ao ước rằng chúng ta nhận lấy vấn đề đắc thắng sự chết như
một thực tại; tức là, bởi sự chết của Đấng Christ, chúng ta đắc thắng sự chết
trong mình cách thực tiễn. Chúng ta đã đắc thắng nhiều sự cám dỗ, xác thịt, thế
giới và satan; bây giờ chúng ta phải chỗi dậy để đánh bại quyền lực của sự
chết.
Vì phải kháng cự sự chết theo cùng một cách mà chúng ta kháng cự tội
lỗi nên thái độ của chúng ta đối với sự chết phải hoàn toàn thay đổi.Vì sự chết
là di sản chung của con người sa ngã nên tự nhiên chúng ta có xu hướng thuận
phục nó. Các tín đồ không học tập kháng cự sự chết. Cả nhân loại đều xu hướng
về mồ mả. Mặc dù chúng ta biết rằng sự đến lần thứ hai của Chúa rất gần và
không phải ai cũng chết vì có sự cất lên, nhưng trong kinh nghiệm hằng ngày của
mình, đa số chúng ta vẫn chờ đợi sự chết. Khi sự công nghĩa của Đức Chúa Trời
vận hành trong chúng ta, chúng ta tự phát ghét tội lỗi; nhưng chúng ta không để
cho sự sống của Đức Chúa Trời công tác trong chúng ta để chúng ta cũng ghét sự
chết.
Để đắc thắng sự chết, một tín đồ phải thay đổi thái độ của mình từ một
người thuận phục sang một người kháng cự. Nếu một tín đồ không tống khứ sự thụ
động, người ấy sẽ không bao giờ đắc thắng sự chết nhưng thay vì vậy sẽ liên tục
bị nó quấy rầy và kết thúc giữa vòng mồ mả của những người chết yểu. Hầu hết
các tín đồ đều nhầm lẫn sự thụ động và đức tin. Họ nghĩ rằng họ đã giao thác
mọi sự cho Đức Chúa Trời. Nếu họ không phải chết, chắc chắn Ngài sẽ giải cứu họ
khỏi điều đó; nếu họ phải chết thì không điều gì có thể ngăn Đức Chúa Trời để
cho họ chết. Họ đơn giản bằng long để cho ý muốn của Đức Chúa Trời được nên
trong mọi sự. Một thái độ như vậy nghe có vẻ tốt, nhưng đây là đức tin sao? Đó
đơn giản là một sự thụ động lười biếng. Khi chúng ta không biết ý muốn của Đức
Chúa Trời, chúng ta phải nói như Chúa đã nói: “Không theo ý con, nhưng theo ý
Cha” (Math. 26:39). Điều này không có nghĩa là chúng ta không phải kêu la với
Đức Chúa Trời cách cụ thể, tỏ cho Ngài biết các lời thỉnh cầu của chúng ta.
Chúng ta không nên đầu hàng sự chết cách thụ động; Đức Chúa Trời muốn chúng ta
cùng công tác tích cực với ý muốn của Ngài. Nếu không biết chắc rằng Đức Chúa
Trời muốn chúng ta chết, chúng ta không nên thụ động để cho sự chết đàn áp
chúng ta. Đúng hơn, chúng ta phải chủ động cùng công tác với ý muốn của Đức
Chúa Trời để kháng cự và từ chối nó.
Chúng ta không có một thái độ thụ động như vậy đối với tội lỗi, vậy tại
sao chúng ta lại có thái độ như vậy đối với sự chết? Kinh thánh xem sự chết là
kẻ thù của chúng ta ( 1 Cor. 15:26). Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm chiến đấu
và đắc thắng nó. Vì Chúa Jesus đã gặp và đắc thắng sự chết cho chúng ta nên
Ngài muốn mỗi một người chúng ta đắc thắng nó trong đời sống hiện nay của mình.
Chúng ta không nên xin Đức Chúa Trời ban cho mình sức lực để chịu đựng quyền
lực của sự chết, thay vì vậy , chúng ta nên cầu xin sức lực để đắc thắng quyền
bính của nó.
Vì sự chết đến từ tội lỗi nên sự giải cứu chúng ta khỏi sự chết dựa trên
sự kiện Chúa Jesus đã chết vì chúng ta và cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Sự cứu
chuộc của Ngài liên hệ sâu sắc đến sự chết. Hebrews 2:14-15 nói: “Vậy, vì con
cái có phần trong huyết và thịt, thì Ngài cũng có phần như vậy theo cùng một
cách, để quan sự chết Ngài có thể hủy diệt kẻ có sức mạnh của sự chết, là ma
quỷ, và có thể giải phóng những kẻ vì sơ sự chết mà suốt đời bị bắt làm nô lệ”.
Thập tự giá là nền tảng cho việc đắc thắng sự chết.
Satan có quyền lực của sự chết, hắn nắm giữ quyền lực này vì hắn có tội
lỗi làm nền tảng: ‘Vậy nên, cũng như qua một người, tội lỗi đã vào trong thế
giới, và qua tội lỗi, có sự chết; và do đó sự chết trải qua mọi người, vì mọi
người đã phạm tội lỗi” (Rô-ma 5:12). Nhưng chính Chúa Jesus đã bước vào trong
lĩnh vực của sự chết và qua sự cứu chuộc Ngài hủy bỏ nọc của nó – tội lỗi – hầu
cho Satan mất đi quyền lực của hắn. Qua sự chết
của Đấng Christ, không chỉ tội lỗi mất hiệu lực mà sự chết cũng mất
quyền lực. Vì vậy, bây giờ chúng ta phải xuyên phá quyền lực của sự chết bởi sự
chết của Đấng Christ và đánh giá cao mọi điều được hoàn thành tại Golgotha hầu
cho toàn bản thể chúng ta có thể được giải cứu khỏi sự vây hãm của sự chết.
Có ba cách để các tín đồ đắc thắng sự chết: (1) bởi tin rằng họ sẽ
không chết trước khi công tác của họ được hoàn thành; (2) bởi tin rằng nọc của
sự chết đã được cất đi, để thậm chí nếu họ chết thì cũng không có gì phải sợ;
và (3) bởi tin rằng họ hoàn toàn được giải cứu khỏi sự chết vì sự đến lần thứ
hai của Chúa và sự cất lên. Bây giờ chúng ta hãy xem xét những điều này từng
điểm một.
CHẾT SAU KHI HOÀN THÀNH CÔNG TÁC CỦA
MÌNH
Nếu một tín đồ không sáng tỏ rằng công tác của mình đã hoàn tất và Chúa
không cần người ấy ở lại trên đất nữa, thì người ấy không nên chết; tức là,
người ấy phải luôn luôn kháng cự lại sự chết. Nếu các triệu chứng của sự chết
dần dần diễn ra trong thân thể người ấy và người ấy biết rằng công tác của mình
chưa hoàn thành, một tín đồ phải hoàn toàn phủ nhận các triệu chứng này và từ
chối chết. Người ấy cũng phải tin rằng Chúa sẽ thực hiện qua sự kháng cự của
người ấy vì Ngài vẫn có công tác cho người ấy làm. Vì vậy, nếu chúng ta chưa
hoàn thành công tác được giao cho mình, chúng ta có thể điềm tĩnh và vẫn tin
cậy cho dù thân thể chúng ta có thể bị nguy hiểm bao vây. Hễ chúng ta công tác
và chiến đấu cùng với Chúa, Ngài chắc chắn sẽ công tác để nuốt mất sự chết của
chúng ta bằng sự sống của Ngài.
Chúa Jesus chống lại sự chết. Khi dân chúng muốn quăng Ngài xuống đồi,
“Ngài băng qua giữa họ, đi khỏi đó” (Luke 4:29 – 30). Vào lúc khác, ‘Jesus ở
tại Galilee, vì Ngài không muốn ở tại Judea, bởi người Do Thái đang tìm cách
giết Ngài” (John 7:1). Vào một lúc khác nữa, đám đông “lượm đá ném Ngài, nhưng
Jesus ẩn mình và ra khỏi đền thờ” (8:59). Ngài kháng cự sự chết hết lần này đến
lần khác vì thời điểm của Ngài chưa đến. Ngài biết rằng có một thời điểm xác
định để Đấng Messiah bị kết liễu; Ngài không thể chết trước thời điểm Đức Chúa
Trời chỉ định, và Ngài cũng không thể chết ở bất kỳ nơi nào khác hơn Golgotha.
Chúng ta cũng không được chết trước thời điểm của mình.
Sứ đồ Paul cũng có nhiều kinh nghiệm về việc chống lại sự chết. Các
quyền lực của sự tối tăm muốn ông chết trước kỳ, nhưng ông đã đắc thắng chúng
hết lần này đến lần khác. Một lần hi bị cầm tù và ở trong tình huống hết sức
hiểm nghèo, ông nói: “Nhưng nếu sống trong xác thịt mà kết quả cho công tác của
tôi, thì tôi không biết sẽ chọn điều nào. Bởi tôi bị ép giữa hai bề, muốn lìa
đời để ở với Đấng Christ thì tốt hơn; còn ở lại trong xác thịt thì cần thiết
hơn vì anh em. Vì tin chắc điều này nên tôi biết là tôi sẽ còn ở lại và cứ ở” (Phil.
1:22 – 250. Ông không sợ sự chết; vì công tác chưa hoàn thành nên ông tin cậy
Đức Chúa Trời, biết rằng ông sẽ không chết. Đây là việc ông đắc thắng sự chết.
Sau đó, khi ông biết rằng mình “ đã đánh trận tốt lành… hoàn tất cuộc đua… giữ
được đức tin”., ông mới kết luận “ Giờ ra đi của ta sắp đến” ( 2 Ti. 4:6-7).
Khi chúng ta biết rằng mình chưa hoàn tất cuộc đua thì chúng ta không được
chết.
Không chỉ có Paul mà Peter cũng vậy. Ông biết khi nào ông sẽ lìa trần
“Vì biết rằng việc lột bỏ nhà trại của tôi sắp xảy đến, cũng như Chúa Jesus Đấng
Christ của chúng ta đã tỏ cho tôi” (2 Pet 1:14). Thật sai lầm khi chúng ta nghĩ
rằng sự chết của chúng ta sắp đến chỉ vì tình trạng môi trường hoặc sức khỏe
của chúng ta, mà không có sự chỉ tỏ nào từ Chúa. Giống như chúng ta sống vì
Chúa, thì chúng ta cũng chết vì Chúa. Vì vậy, chúng ta phải chống lại bất cứ sự
kêu gọi nào của sự chết không phải đến từ Chúa.
Khi đọc Cựu ước, chúng ta thấy rằng tất cả các tổ phụ đều chết khi “đã
trọn các ngày”. “Đã trọn các ngày” nghĩa là gì? Điều đó nghĩa là họ đã sống đầy
đủ các ngày Đức Chúa Trời chỉ định cho họ. Đức Chúa Trời đã chia một số năm cụ
thể (Joshuah. 21) cho mỗi một người chúng ta. Nếu không sống đến lúc ấy, chúng
ta đã không đắc thắng sự chết. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được Đức Chúa
Trời đã chỉ định cho mình bao nhiêu năm? Kinh Thánh cho chúng ta một con số
tổng quát: ‘Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi;/ còn nếu mạnh khỏe thì
đến tám mươi” (Thi 90:10). Chúng ta không có ý nói rằng mỗi người phải thọ ít
nhất bảy mươi tuổi; sự tế trị của Đức Chúa Trời không thể bị con người xâm
phạm. Nhưng nếu chúng ta không nhận được sự tỏ nào về một thời gian ngắn hơn,
thì chúng ta phải nhận lấy con số này làm tiêu chuẩn và kháng cự bất cứ sự chết
nào đến sớm hơn. Bởi đứng trên Lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy chiến thắng
là của chúng ta.
CHẾT MÀ KHÔNG SỢ HÃI
Dựa trên những gì chúng ta đã nói về việc đắc thắng sự chết, chúng ta
không hẳn có ý nói rằng thân thể chúng ta sẽ không bao giờ chết. Mặc dù chúng
ta tin rằng “Không phải tất cả chúng ta đều ngủ” (1 Cor 15:51), nhưng nói rằng
chúng ta sẽ không chết thì quá mê tín. Vì Kinh Thánh dùng con số bảy mươi làm
tiêu chuẩn chung cho đời người, nên chúng ta có thể hi vọng sống cho đến lúc đó
nếu có đức tin. Nhưng chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta bất tử vì Chúa
Jesus như sự sống. Hơn nữa, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời thường cho phép
các ngoại lệ; một số người chết trước bảy mươi. Đức tin của chúng ta chỉ có thể
xin Đức Chúa Trời để chúng ta không qua đời trước khi công tác chúng ta chưa
hoàn thành. Dù sống ngắn ngủi hay sống thọ, chúng ta cũng không như các tội
nhân, chết trước khi qua hết phân nửa số ngày của chúng ta. Các ngày của chúng
ta phải đủ dài để hoàn tất công tác của chúng ta trong đời sống này. Rồi khi
đến giới hạn, chúng ta có thể lìa khỏi trái đất này trong sự bình an bởi ân
điển của đức Chúa Trời, theo cách tự nhiên như quả dưa chín rụng xuống. Job mô
tả loại sự chết này là “Như bó lúa được gặt đúng mùa (phải thì)” Job 5:26.
Việc đắc thắng sự chết không hẳn có nghĩa là thoát khỏi sự chết, vì Đức
Chúa Trời có thể muốn một số người đắc thắng điều đó trong sự phục sinh sống
như Chúa Jesus đã đắc thắng. Nhưng cho dù một tín đồ trải qua sự chết, giống
như Chúa Jesus, người ấy cũng không phải sợ sự chết. Một tín đồ đấu tranh để
đắc thắng sự chết chỉ vì sợ hãi và ghê tởm sự chết thì người ấy đã bị đánh bại
rồi. Làm sao người ấy có thể hi vọng đắc thắng? Chúa có thể quyết định hoàn
toàn cứu chúng ta khỏi sự chết bằng cách cất chúng ta lên cõi thiên thượng đang
khi còn sống; nhưng chúng ta không nên xin Chúa trở lại sớm vì sợ sự chết. Một
sự sợ hãi như vậy là triệu chứng cho thấy chúng ta đã bị sự chết đánh bại rồi.
Dù chúng ta chết, nhưng sự chết chỉ giống như bước từ phòng này qua phòng khác.
Không cần phải đau khổ, lo lắng hay sợ hãi
Ban đầu, chúng ta là những người “vì sợ sự chết mà suốt đời bị bắt làm
nô lệ” (Heb 2:15). Nhưng Chúa Jesus đã “giải phóng’ chúng ta để chúng ta không
phải sợ nó nữa. Sự đau khổ, tối tăm và cô độc của sự chết không còn có thể làm
chúng ta sợ hãi nữa. Một sứ đồ đã kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết bảo chúng
ta: “Đối với tôi…chết là lợi…muốn lìa đời để ở với Đấng Christ thì tốt hơn” (Phil
1:21,23) Đây là thái độ không thấy bất cứ dấu vết nào của sự sợ hãi. Đây là sự
chiến thắng thật sự trên sự chết.
Watchman Nee