Đang khi ở trên mặt đất,
chính Jesus là bình chứa đựng sự sống thần thượng. Khi người ta đụng tới Ngài,
họ đụng tới Đức Chúa Trời, khi họ thấy Ngài tức là đã thấy Đức Chúa Trời. “Tất
cả Thần Cách ở trong Ngài cách có hình thể” (Côl 2:9). Ngày nay sự sống thần
thượng đó đã được phó thác cho Hội thánh, Thân Thể Ngài. Hội thánh là cái bình
chứa đựng sự sống ấy, và được ấn định cho được đầy dẫy sự đầy đủ của Đức Chúa
Trời (Êph 1:23, 3:19). Đã định rằng người ta phải thấy trong Hội thánh mọi sự
thuộc về Đấng Christ. Đức Chúa Trời để hội thánh ở thế giới này vì mục đích đó.
Hội thánh phải chứa đựng và phô diễn sự sống của Đấng Christ.
Chúa Jesus là ánh sáng, là
đường đi, là chân lý, Ngài là Con, là Vua, là Đấng Hằng Hữu. Nhưng vai trò nổi
bật hơn hết của Ngài là gì? Theo Giăng 11:25, Ngài phán rằng: “Ta là sự sống
lại và sự sống”. Đó là điểm nổi bật hơn hết của Ngài, và theo như mấy chương
đầu của sách khải thị tỏ cho chúng ta thấy, hội thánh phải biết Ngài như vậy,
tức Đấng sống lại và Đấng hằng sồng, ngỏ hầu hội thánh cũng mang đặc chất ấy,
trách vụ của hội thánh là biểu lộ sự sống và sự sống lại của Đấng Christ.
Từ vườn Eden trở đi, Đức
Chúa Trời giao tranh với Satan trong vấn đề sự chết và sự sống này (thí dụ xem
Sáng 3:3,4, La 5:12, 17, 21, ICô 15:22). Mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời mang đặc
tính là sự sống, còn mọi sự thuộc về Satan mang đặc điểm là sự chết. Không phải
chỉ là vấn đề sự thánh khiết. Có rất nhiều sự thánh khiết giả mạo trên thế giới
này, và ta dễ bị chúng phỉnh gạt, nhưng sự sống không thể nào giả bộ được. Có
sự sống trong tôi chăng? Tôi có đụng đến sự sống trong kẻ khác không? Phải hỏi
như vậy. Ấy vì sự sống sâu nhiệm hơn tư tưởng, thiết thực hơn cảm giác và giáo
lý. Nơi nào có sự sống, nơi đó có Đức Chúa Trời. Sự dị biệt lớn lao giữa Đấng
Christ và mọi người khác ấy là họ chết, còn Ngài sống. Sự chết không thể đụng
đến Ngài. Đức Chúa Trời đã tiêu diệt sự chết qua Đấng Christ, và ngày nay Ngài
dùng hội thánh cho cùng mục đích ấy. Ngày nay hội thánh là chiếc bình của Đức
Chúa Trời để chứa đựng sự sống, được kêu gọi bày tỏ sự sống phục sinh của con
Ngài, và đưa loài người đến chỗ hiểu biết sự sống ấy. Nhưng nếu đây là công tác
và sự cung phụng của hội thánh, chúng ta có thể thấy ngay cuộc tấn công của
Satan và Hội thánh mang bản chất nào. Khí giới của hắn là sự chết. Hãy ghi nhận
tầm quan trọng của điều này. Nếu cuộc tấn công do đường tội lỗi, thế giới hay
đợt xung phong trực tiếp, chúng ta có
thể biết cách phòng thủ. Nhưng thậm chí khi vấn đề tội lỗi đã được giải quyết,
và thế giới chẳng còn gì hấp dẫn chúng ta, song le Satan vẫn còn năng lực. Nếu
cái bình có nhiều lỗ thủng mà chỉ bịt một lỗ thì chẳng ích gì.
Tội lỗi chỉ là con đường, sự
chết mới là mục tiêu. Xử lý với tội lỗi vẫn chưa phải là đụng tới sự chết. Nếu
anh em đã tới chỗ nào, thì sự hủy phá con đường dẫn tới đó cũng chẳng cứu anh
em thoát khỏi chỗ ấy. Năng lực Satan không chỉ nằm trong việc yêu mến thế giới
hoặc tội lỗi, hay loại xung phong trực tiếp nào vào tâm trí, Thân Thể hay phần
nào khác. Chúng ta có thể thắng mọi điều đó, nhưng chưa phải là người đắc
thắng, vì Satan vẫn còn năng lực qua sự chết.
Ngợi khen danh Ngài, ngay từ
lúc đầu Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta biết rằng cuộc tấn công vào hội
thánh sẽ đến từ phía nào. Chúng ta phải chờ đợi sự tấn công từ “các cửa âm phủ”
(Math 16:18) đó là từ sự chết. Thành ngữ này chỉ dùng một lần trong Tân ước,
nhưng lại dùng rất đúng chỗ. Điều Satan sợ hãi nhất không phải là hội thánh
chống cự tội lỗi hoặc lòng ham mến thế giới, mà là hội thánh chống cự sức mạnh
sự chết của hắn.
Ấy vì Satan nhờ sự chết mà
có năng lực, và bất cứ nơi nào hắn có sự thống trị, anh em đụng chạm sự chết.
Hoặc hiện tượng quỷ ám, hay tội lỗi đều chẳng phải các công tác rất đặc biệt
của hắn, mà chính là sự chết. Vì lý do này, công tác của Đấng Christ đã không
thể ngừng lại ở sự cứu chuộc. Trung tâm của công tác Ngài là “bởi sự chết mình”,
Ngài phế thải kẻ cầm quyền sự chết là ma quỷ (Hê 2:14). Thực sự này rất trọng
đại. Trong sự chết của Jesus Christ, quyền lực sự chết của Satan đã gặp tay
địch thủ một lần đủ cả. Sự chết Ngài vượt quá mọi sự chết khác. Sự chết trong
Satan chẳng chấm dứt con người, nhưng sự chết trong Đấng Christ thì vĩ đại, kết
thúc con người. Trong Đấng Christ tất cả những kẻ đáng chết đều đã chết, kết
quả là kẻ vốn cầm quyền sự chết chẳng còn cai trị họ nữa, họ đã chết rồi. Anh
em không bao giờ có thể dùng tro mà nhóm lửa. Nếu một căn nhà bị thêu đốt ra
tro, thì không có cách nào thêu đốt một lần nữa, vì nếu ngọn lửa thứ nhất đã
làm xong công việc, thì chẳng còn gì cho ngọn lửa thứ hai làm nữa.
Vậy cuộc giao tranh giữa sự
sống và sự chết mà bắt đầu ở vườn Eden đã kết liễu ở vườn Ghếtsêmanê và Gôgôtha.
Tại đó sự chết đã bị phế thải, còn sự sống và sự bất diệt đã được phơi sáng.
Chẳng những Satan đã bị phế thải, song đối với chúng ta, là các tội nhân được
cứu chuộc, sự chết chẳng còn nữa, chúng ta trở nên các sở hữu chủ sự sống bất
hữu của Ngài.
Nhưng chúng ta chẳng nên cho
rằng cuộc giao tranh đã chấm dứt ở đó. Nếu “các cửa âm phủ” gợi lên một lực
lượng thì câu “chẳng thắng được” gồm ý một chiến dịch liên tục. Ngày nay chiến
dịch này vẫn còn diễn tiến. Mục tiêu đặc biệt của Satan ngày nay là gieo rắc sự
chết trong hội thánh. Trong thời gian ngắn ngủi này, sự chết vẫn còn có quyền
lực. Nếu hiện nay Satan có thể đem sự chết đến cho con cái Đức Chúa Trời, hắn
thỏa lòng lắm, hắn chẳng quan tâm đến hội thánh có nhiều mỹ đức bao nhiêu nếu
sự chết còn hiện diện và hoạt động. “Chí hướng xác thịt sinh sự chết, chí hướng
về linh sinh sự sống và sự bình an… dường ấy anh em chẳng mắc nợ xác thịt đâu
mà phải sống theo xác thịt, vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết,
song nếu nhờ Thánh Linh làm cho chết các hành vi của thân thể, anh em sẽ sống”
(La 8: 6,12, 13). Những lời nói với tín hữu như vậy răn dạy chúng ta phải giữ
mình trong sự sống. Nhưng loại bỏ tội lỗi, mà tiền công dầu sao cũng là sự
chết, thì bao nhiêu người trong chúng ta nhận thấy rằng chỉ thụ động đối với sự
sống cũng là gieo rắc sự chết rồi? Vì khi làm như vậy, chúng ta đang nhường chỗ
cho xác thịt.
Hãy dùng một thí dụ quen
thuộc, không gì gieo rắc sự chết cho bằng làm cớ vấp phạm và chỉ trích, mặc dù
có thực sự nêu ra có đúng đến đâu. Đức Chúa Trời muốn chúng ta yên lặng, song
miệng lưỡi chúng ta lại làm việc! Ngài muốn chúng ta ở yên lặng với Ngài song
chân chúng ta cứ đi. Đôi lúc Ngài muốn chúng ta dừng lại, nói ba láp khi Ngài
muốn chúng ta yên lặng– mọi sự đó phát xuất từ tư dục xác thịt, cũng đúng như
các sự biểu lộ thô lỗ hơn của xác thịt. Đưa xác thịt – thậm chí xác thịt trung
lập– vào công tác của Đức Chúa Trời là nhử các sự tấn công từ cửa âm phủ, nếu
chúng ta nói khi Đức Chúa Trời chẳng đòi hỏi, thì hãy biết chắc rằng có sự chết
trong lời mình nói đó.
Không thể giải thích sự
sống. Khi chúng ta đụng tới nó, thì biết nó là sự sống. Nhưng làm sao đụng đến
sự sống được? Chẳng phải bởi tư tưởng, cảm giác hoặc giác quan thứ sáu, những
kẻ nào biết thì biết, những kẻ nào không biết thì không biết. Kẻ biết chẳng bao
giờ có thể giải thích cho kẻ không biết – cho tới khi chính kẻ này cũng tự
biết. Những kẻ biết sự sống thì nhận thấy sự sống trong các anh em khác. Còn
những ai có sự chết trong mình thì không nhận biết sự sống hay sự chết. Người
thiên nhiên có thể phân biệt sốt sắng với nguội lạnh, giáo lý đúng và sai, song
không thể phân biệt sự sống với sự chết. Nhiều người tưởng nếu chẳng có gì sai
hỏng cách hiển nhiên trong hội thánh, thì mọi sự tốt đẹp rồi. Nhưng nếu không thể
phân biệt cái gì là sự sống và cái gì là sự chết, thì thật thiếu sót tai hại.
Khi ấy chúng ta sẽ không biết lúc nào mình bị tấn công. Nguyện Đức Chúa Trời
ban cho chúng ta sự biện biệt này!
Vì cớ hội thánh biểu hiện Đấng
Christ trên mặt đất và được Ngài coi là rất quý báu, nên hội thánh là sân khấu
mà nếu có thể được, Satan sẽ đảo ngược tình thế, chuyển bại thành thắng, vì
chúng ta gieo rắc sự chết ở đó tức là hợp tác với hắn. Than ôi! Nhiều người
trong chúng ta chỉ làm chừng đó. Tất cả khả năng mà ta khoe khoang trong công
việc Đức Chúa Trời trở thành dụng cụ trong tay nó. Nếu không bị thập giá kiềm
chế, thì thiên tài và xuất sắc thiên nhiên của chúng ta sẽ đem sự chết cho hội
thánh. Ngay cả giáo lý thuần chánh của chúng ta, nếu do tâm trí thiên nhiên giải
luận-- phải, thậm chí ân tứ thiên nhiên của chúng ta, nếu cho người xác thịt
nắm giữ và dùng sai, thì cũng chỉ gieo rắc sự chết trong hội thánh. Hãy nhớ lại
Samsôn! Những gì không thực sự do Đức Chúa Trời, là nguồn sự sống, thì chỉ có
thể ban phát sự chết mà thôi. Nói tóm lại, bất cứ nơi nào người ta đụng đến
tôi, chớ không đụng đến Đấng Christ trong tôi, thì họ đụng đến sự chết, chớ
chẳng phải đụng đến sự sống.
Trong sự việc này, sự giả bộ
chẳng có giá trị gì. Sự thật sẽ nổi bật lên. Vì có thể giả bộ nhiều điều khác,
nhưng không bao giờ có thể giả bộ sự sống. Linh chúng ta thể nào, thì chúng ta
gây nên ấn tượng thể ấy. Nếu có sự chết ở đó, người ta sẽ gặp sự chết, và họ sẽ
gặp sự sống nếu có sự sống ở trong linh đó.
Việc gieo rắc sự sống hay sự
chết là một thực sự hiện đại trong tư gia, hội thánh, buổi nhóm cầu nguyện–
khắp mọi nơi. Dễ giảng hơn khi có số người này hiện diện, khó giảng hơn khi có
số người kia có mặt. Tại sao vậy? không có gì liên quan đến con người hết. Hoàn
toàn tùy thuộc sự sống được đỗ ra, hay bị rút đi. Vì Thân Thể là sự biểu hiện
của Đấng Christ, nếu muốn góp phần vào Thân Thể thì chỉ có một cách là cung
phụng Đấng Christ, mà Đấng Christ là sự sống. Người nào có sự sống thì cung
phụng Đấng Christ trong các buổi nhóm. Còn các kẻ khác, dầu tiếng “Amen” của họ
cũng là chết. Quyền năng thuộc linh của các cuộc nhóm họp bẻ bánh và cầu nguyện
tùy thuộc hoặc những kẻ hiện diện chỉ tiêu cực, hay đang đưa sự sống đến. Ấy vì
đương thời đại này còn vang dội cuộc giao tranh trong vườn Eden và trên núi gôgôtha sự sống phục sinh có
hiện diện không? Đó là vấn đề phục sinh ở mọi nơi. Trước mặt Đức Chúa Trời mỗi
chi thể đều có trách nhiệm đem một cung phụng Đấng Christ phục sinh vào nhà
Ngài.
CUNG PHỤNG SỰ SỐNG CHO THÂN
THỂ
Thực sự mà chúng ta cần nhắc
nhở nhau luôn là Thân Thể Đấng Christ là một. Ta không thể tránh khỏi thực sự
ấy, và một lần nữa Phao-lô làm nổi bật lên khi ông nói: “vậy nếu một chi thể
nào chịu khổ, thì các chi thể khác đồng chịu khổ với nó, hoặc nếu một chi thể
nào được tôn vinh, mọi chi thể đồng vui mừng với nó” (ICô 12:26).
Cần phải thận trọng ghi nhận lời Phao-lô nói
đây. Ông nói rằng nếu một chi thể chịu đau đớn, thì không phải hết thảy chi thể
nên chịu đau đớn, song hết thảy chi thể thật chịu đau đớn cùng với chi thể kia.
Cũng không nói rằng nếu một chi thể được tôn trọng, thì hết thảy các chi thể
đáng được tôn trọng, song nói rằng hết thảy thật cùng được tôn trọng. Nếu tình
trạng hiệp một của Thân Thể không phải là một thật sự, các chi thể không có gì
trừ ra cảm tình tốt đẹp đối với nhau. Nhưng vì tình trạng hiệp một của Thân Thể
là một thực sự thần thượng, nên cũng có một thực sự là các chi thể khác cùng
chịu đau đớn với chi thể nó. Không phải các chi thể nầy thử chịu đau khổ, hoặc
đáng phải chịu đau đơn, song họ thực sự chịu đau đớn. Cần đọc câu 26, chẳng
phải như một lời hướng dẫn hoặc khuyên bảo các Cơ Đốc nhân nên hành động thế
nào, song như một lời xác nhận sự việc thật xảy ra. Vì cớ Thân Thể là duy nhất
đời đời, nên toàn thân chịu đau đớn khi một chi thể đau đớn, toàn thân được
nhấc cao lên khi một chi thể lên cao.
Thỉnh thoảng con cái Đức Chúa Trời nhận thức
điềm nầy trong từng trải. Một người bạn thân của tôi ở miền Hoa Nam, chị
Barber, cho tôi hay rằng chị cảm thấy có một gánh nặng thuộc linh khi phong
trào quyền phỉ dấy lên ở những vùng khác của Trung Hoa, dù tin tức chưa lan
truyền đến địa hạt của chị. Lại nữa chị cảm thấy có sự sống và linh mình dược
nhấc lên cao trong suốt thời gian có cuộc phục hưng ở xứ Wales (Anh Quốc), mặc
dầu chị hoàn toàn không hay hay biết cuộc phục hưng ấy. Tôi có đến thăm một
người bạn khác (Ông T.A. Sparks) ở tây phương, khi tôi nói cho anh biết công việc
chúng tôi ở Trung Hoa bị thử thách cách nghiêm trọng đặc biệt, thì anh khiến
tôi ngạc nhiên vì nói rằng: “Lẽ tự nhiên chúng tôi cảm thấy phản ứng đó trước
khi nhận được thư của anh ít lâu”.
Nhưng điểm quan trọng, chẳng phải là chúng ta
biết các điều ấy hay không. Sự thật là bất cứ khi nào, Chúa chuyển động, thì Thân
Thể có phản ứng, và hết thảy các chi thể đều chịu phản ứng đó. Sự nhận thức của
chúng ta về chuyển động ấy chẳng thuộc về tin báo, song tùy thuộc mức chúng ta
hiểu biết Chúa bởi Linh của sự sống.
Nếu một chi thể của Thân Thể phạm tội nặng,
hoặc đang phải chịu đau đớn lắm, thì các chi thể thuộc linh chắc sẽ cảm thấy áp
lực. Ngược lại, nếu có sự sống tươi mới truyền vào một chi thể nào, thì các chi
thể mà thiết thực ở trong nếp sống của Thân Thể chắc sẽ cảm biết được dức dâng
lên. Lắm lúc anh em có thể trải qua ơn quặn thắt lớn trước khi anh em nhận được
mặc khải từ Đức Chúa Trời, lắm lúc ánh sáng lóe ra dầu anh em chẳng tìm kiếm.
Theo ý tôi, trong trường hợp thứ nhất, anh chị em đụng tới sự tuôn đổ sự sống
tươi mới cung phụng cho các kẻ khác, còn trong trường hợp thứ hai, anh em đang
thu hoạch lợi ích cho các nổi đau khổ của kẻ khác, nhờ đó sự gia tăng tự phát
đến trên Thân Thể chung.
Nhưng còn một phương diện khác trong vấn đề
nầy. Nếu anh em là người tìm kiếm vấn đề nầy. Nếu anh em là người tìm kiếm sự
gia tăng vì các cứu cánh cá nhân, anh em đang cắt đứt sự tuôn đổ sự sống từ
toàn Thân Thể chảy vào mình. Nếu anh em được gia tăng như mình mong muốn, thì
cũng chẳng được lợi ích gì, mà lại còn làm hại cho mình và cho cả Thân Thể nữa.
Tình trạng bất tương xứng trong Thân Thể vật lý là chính bệnh tật mà ta gọi là
ung thư. Ung thư phát sinh từ sự phát triển thai thái quá của một tế bào. Tế
bào đó cứ tự gia tăng, không chút hạn chế hoặc kiểm soát, và đang khi phát
triển nó tiêu hủy mọi chất bổ dưỡng đi qua nó, chớ không truyền chất bổ dưỡng
cho cà Thân Thể. Vì hoạt động như một đơn vị riêng biệt, nó xâm chiếm các mô ở
xung quanh, bắt ép các mô ấy hóa theo tánh chất cong vạy của mình. Dù hành động
tự phát của thiên nhiên có chiều hướng chữa lành các tật khác, song không thể
nào chữa bịnh ung thư, vì thân thể càng đổ sự sống vào khu vực bị bịnh, thì ung
thư càng hút lấy để phát triển. Vì cớ dòng chảy ra bị ngưng lại, nên dòng chảy
vào cho tăng thêm tai họa. Điều nầy đúng cho các sự kiện thuộc linh biết bao!
Thường thường một sự tuôn đổ tươi mới của sự sống truyền vào bất cứ chi thể nào
cũng lập tức làm cho toàn Thân Thể thêm lên, nhưng nếu một chi thể nào tự cô
lập vì mong ước được lợi riêng, thì khi chi thể ấy càng lớn lên, càng làm cho
toàn Hội thánh Đấng Christ bị đe họa hơn.
Vậy thập giá Đấng Christ quí báu biết bao!
Thập giá nằm trong phạm vi của mỗi chi thể để làm cho thủy triền sự sống trong
toàn Thân Thể lên cao, miễn là mỗi chi thể ấy chịu để cho thập giá xử lý quyết
liệt với sự sống thiên nhiên trong mình. Vì cớ Thân Thể, chúng ta hãy cầu
nguyện rằng: “Chúa ôi, xin đập tan tôi về mọi điều gì là cá nhân tư kỷ, làm suy
yếu Thân Thể Ngài, và vì cớ sự gia tăng của chính Ngài, xin khiến tôi đụng đến
những phạm vi sự sống mà chưa hề đụng tới trước đây”!.
Trong II Côrinhtô 4, ta đã thấy thế nào sự
chết của Đấng Christ vận hành trong một nơi (“trong thân thể-(vật lý)” - trong
câu 10 “trong chúng tôi” câu 12) khiến ngài biểu lộ sự phục sinh của Ngài trong
2 chỗ (“trong thân thể chúng tôi” – câu 10, và “trong anh em” câu 12). Tại đây
chúng ta thấy kết quả của sự sống và kết quả của sự cung phụng, lẽ tự nhiên đến
tối hậu hai kết quả nầy là một, sự dị biệt duy nhất là chỗ biểu lộ. Trong
trường hợp thứ nhất sự sống biểu lộ ở nơi sự chết vận hành, trong trường hợp
thứ hai, sự sống biểu lộ nơi khác. Khi sự biểu lộ ở trong tôi; tôi gọi nó là sự
sống, khi biểu lộ trong anh em khác tôi gọi là sự cung phụng (chức vụ).
Nơi nào không có thập tự giá, thì nơi ấy
chẳng có sự sống và chẳng có sự cung phụng sự sống. Mục tiêu của sự đau khổ là
để có thể có một sự cung phụng đầy đủ và sung mãi. Lý thuyết không thay thế
được điều nầy. Sự cung phụng nghèo nàn là kết quả của việc chọn lựa con đường
dễ dãi. Những ai sống dễ dãi thì thường ít có gì để ban phát. Họ chẳng hiểu nhu
cầu loài người. Lẽ tự nhiên tôi không có ý nói rằng chúng ta phải gây rắc rối
hoặc bạc đãi thân thể mình bằng cách sống khắc khổ. Chính Đức Thánh Linh chịu
trách nhiệm về bước từng trải của chúng ta, dẫn chúng ta vào những con đường
trong đó thân thể, tấm lòng hay linh ta đối đầu “sự chết của Jesus” tới mức làm
phong phú hóa sự cung phụng của chúng ta. Chúng ta chỉ có phận sự đi theo Ngài.
Anh em hỏi tôi, làm sao được Chúa dùng cung
phụng sự sống cho Thân Thể. Chẳng phải cố quyết ra đi làm việc nhiều, cũng
chẳng phải đi kiến chỗ ẩn dật để chẳng làm chi hết, song chỉ để thập tự giá vận
hành trong diễn trình bình thường trên bước đường anh em đồng đi với Chúa.
Những ai chỉ phục vụ bằng lời nói và việc làm thì sẽ nhận thấy mình chẳng có sự
cung phụng gì hết, một khi họ không còn hoạt động được nữa hoặc phải làm thinh.
Nhưng mức lượng trong sự cung phụng của anh em chẳng ấn định theo mức độ hoạt
động của anh chị em. Chỉ hãy để “sự chết của Jesus” hành động trong anh em, thì
sự sống phải tự biểu lộ trong các kẻ khác. Không chỉ có cách nào khác, vì Thân
Thể có một nguyên lý bất di dịch là “sự chết hành động trong chúng tôi, nhưng
sự sống trong anh em”. Vậy anh chị em chẳng cần đặc biệt cô` gắng mang lại sự
gia tăng cho Thân Thể về phương diện này, vì bất cứ điều gì Đức Chúa Trời khiến
anh chị em trải qua do con đường thập tự giá cũng sẽ tự phát làm cho Thân Thể Ngài
gia tăng.
Anh chị em cũng không cần nói nhiều, vì không
cần làm chứng rằng mình đã từng trải sự chết ngõ hầu bước từng trải đó trở
thành sinh động cho các kẻ khác. Miễn là anh em sẵn lòng chịu chết, các anh em
khác sẽ biết sự sống thực tế sẽ tự truyền thông, chớ không tùy thuộc các phương
cách quảng bá của loài người. Chúng tôi không “khinh dễ các lời nói tiên tri”
(I Tê 5:20), song quả quyết rằng sự cung phụng trong Thân Thể chẳng phải chỉ là
giảng dạy hoặc làm chứng. Những gì chúng ta trải qua trong bí mật với Chúa cũng
hoàn toàn đủ sức cung phụng sự sống cho các chi thể Ngài. Nếu chúng ta chịu đau
khổ vì cớ Chúa, thì nỗi đau khổ ấy sẽ mang lại sự gia tăng cho các kẻ khác, mặc
dầu ta chẳng cho ai biết mình đang chịu đau đớn. Nói rằng mình chịu đau khổ thì
chẳng những vô ích, song trong vài trường hợp, còn là một điều khả ố.
Nếu anh em tha thứ cho một anh em nào, thực
tế của sự tha thứ ấy sẽ cung phụng sự sống cho Thân Thể, mà hoàn toàn không tùy
thuộc lời bày tỏ về sự tha thứ ấy (mặc dù trong trường hợp này, lẽ tự nhiên
Chúa có thể đòi hỏi anh em bày tỏ). Nếu anh chị em thực sự yêu thương một anh
chị em nào, tình yêu thương ấy sẽ xây dựng Thân Thể, dầu có lẽ anh chị em không
bao giờ nói cho người ấy biết mình yêu thương người ấy dường nào. Ngày kia, tôi
chỉ được báo trước một lúc là được mời ngồi trên một tòa giảng để giảng lời
Chúa, tại một đại hội đồng ở Anh Quốc, và không biết có một anh em Nhật Bản
trong diễn giả đoàn. Trước kia chúng tôi chưa hề gặp nhau, và hai nước chúng
tôi đang có chiến tranh với nhau. Tôi không biết anh có cảm giác thế nào, chúng
tôi chỉ có dịp chuyện trò chút ít. Tôi chỉ biết rằng đang khi anh giảng, tôi
nhận thấy sự thương yêu và tương giao của một anh em trong Chúa, một tình yêu
vượt qua các biên giới quốc gia, và không cần biểu thị bằng lời nói.
Thân Thể Đấng Christ được cung phụng, không
phải trước nhứt bởi lời giảng và việc làm, song bởi thực tế bề trong. Đức Thánh
Linh quan tâm đến cái gì thiết thực, chân thành, và sẽ chẳng bao giờ làm chứng
cho cái gì không thiết thực. Những gì anh em truyền bằng lời là điều anh em
đang đưa Đấng Christ cho hội thánh, vì như tôi đã nói, Thân Thể nhờ sự truyền
thông của sự sống mà được cung phụng. Sự sống được truyền cho các kẻ khác cách
giản dị và tự phát, y như sự chết hành động trong chúng ta. Vậy vấn đề chẳng
phải là: anh chị em làm hoặc nói được bao nhiêu? Mà là: anh em trải qua chừng
nào dưới tay của Đức Chúa Trời.
Sự cung phụng dựa trên căn bản nào ngoài sự
hiệp nhất của Thân Thể điều không thiết thực. Nếu chưa thấy được thực sự, anh
chị em cứ luôn tự hỏi làm sao tác nhiệm, song khi thấy thực sự rồi, anh em biết
rằng ngay khi enh em nhận được điều gì, ắt Thân Thể đã nhận điều ấy rồi. Cái gì
của anh em thì cũng là của Thân Thể, không cần nỗ lực truyền cái ấy ra. Anh em
có muốn xây dựng hội thánh không? Hãy xây dựng hội thánh trong chính anh em.
Cái gì anh chị em nhận được từ Đầu, thì hội thánh là Thân Thể Ngài, tự phát
nhận được; còn những gì anh chị em không nhận được thì Thân Thể chẳng bao giờ
nhờ anh chị em mà nhận được. Vấn đề cung phụng được giải quyết khi vấn đề nhận
lãnh được giải quyết, còn vấn đề nhận lãnh thì được giải quyết bởi “sự chết của
Jesus”.
NHỮNG LỜI LÀ LINH VÀ SỰ SỐNG
Lẽ tự nhiên có một địa vị rất cần thiết dành
cho sự cung phụng lời. Nếu muốn, chúng ta có thể phân loại các ân tứ thuộc linh
thành các ân tứ việc làm (tỉ như chữa bệnh, phép lạ) và các ân tứ về lời (nói
tiên tri, dạy dỗ, nói tiếng lạ..v.v.), và nếu làm như vậy tôi tưởng chúng ta sẽ
khám phá rằng Phao-lô có ý nhấn mạnh vào loại thứ hai. Bất luận họ có các ân tứ
nào khác, cả ba hạng người – sứ đồ, tiên tri, giáo sư – đứng đầu bản liệt kêt
của ông ở I Cô 12:28 cách chắc chắn. Đó
là các người cung phụng lời Đức Chúa
Trời. Thí dụ Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng cùng với sự cầu nguyện, sự giảng
lời Đức Chúa Trời là mối quan tâm chính yếu của các sứ đồ khi họ tìm cách trút
bỏ phận sự hành chính để “cứ chuyên lo về sự cung phụng lời” (nguyên văn Công
vụ 6:4). Vậy, Phao-lô kết luận những lời bình giải bản liệt kê nầy bằng lời khuyên bảo, “hãy sốt sắng ước ao
cho được các ân tứ lớn hơn”(I Cô 12:31 – theo nguyên văn). Rồi sau khi xem vào
lời giải luận về lòng yêu thương, ông quay về đề mục cũ và thêm: :”cùng hãng
ước ao …nhứt là ân tứ nói tiên tri” (I Cô 14:1 theo nguyên văn). Quả thật,
chương 14 theo sau hoàn toàn luận về các ân tứ phát ngôn, và hoàn toàn bỏ qua
các phép lạ hoặc ân tứ hành động.
Vậy để Xây dựng Hội thánh Ngài, Đức Chúa Trời nhấn mạnh vào sự cung
phụng lời Ngài hơn là vào chức vụ công tác khác. Hội thánh chẳng nên tin cậy
phép lạ, vì phép lạ có thể chỉ đưa tới những sự kiện ngoại tại. Trong đồng
vắng, dân Ysơraen liên tục tiếp xúc với các công tác của Đức Chúa Trời, song
chẳng có sự sống Ngài. Các đoàn dân đông đảo trong bốn sách phúc âm cũng vây.
Họ chứng kiến bao nhiêu hành động từ ái của Chúa, nhưng chẳng biết chút gì về
sự sống mà Ngài ngự đến để ban cho. Ngay cà môn đệ cũng thất bại ở đây. Sau khi
chính mình Ngai làm phép lạ, họ sa vào chỗ tranh luận xem ai trong mình lớn hơn
hết. Đó chẳng phải là sự xây dựng trong sự yêu thương!
Nhưng “hột giống là lời Đức Chúa Trời”, Luca 8:11. Ngoài lời sự sống
của Đức Chúa Trời, chẳng có gì đáng kể bao nhiêu. Các phép lạ có thể yểm trợ
lời Đức Chúa Trời, song tự nó không thể cung cấp sự sống. Chính là nhờ lời đời
đời của Chúa mà Hội thánh trưởng tiến lên được.
Nhiều tệ đoan trong hội thánh ngày nay phát xuất từ cái thực sự rằng Cơ
Đốc nhân thỏa mãn vì đã khách quan chấp nhận giáo lý mà thôi. Họ tìm kiếm một
ánh sáng ngoại đại, trí tuệ chiếu vào kinh thánh, chớ không chủ quan áp dụng
lời Đức Chúa Trời cho từng trải. Họ thấy nhiều điểm khó khăn cho trí tuệ trong
kinh thánh, và đối với họ ánh sáng tức là giải quyết các điểm khó khăn ây. Đối
với nhiều người, chân lý tổng quát đã thế chỗ chân lý đặc biệt. Họ cảm thấy mọi
sự tốt đẹp, nếu mình theo giáo lý “bảo thủ” hoặc “chánh thống”, nếu trí tuệ
mình chấp nhận điều này và không chấp nhận điều kia, Bằng cách lý luận như vậy,
những người theo đạo thuần túy coi mình bội phần cao xa hơn đám tân phái, song
về phần thuộc linh, trước mặt Đức Chúa Trời, họ chỉ có giá trị theo mức họ nhận
được, không hơn sự khải thị chân chính về Đấng Christ ở nội tâm. Họ có thể hoàn
toàn hữu lý, song nếu chẳng có sự sống thì vẫn thiếu cái thiết yếu cao cả duy
nhất.
Ngày nay hội thánh có lời Đức Chúa Trời chép thành sách, và chúng ta
ngợi khen Ngài vì có như vậy! Chúng ta có kinh thánh, có nhiều bản dịch kinh
thánh, và chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì có như vậy. Nhưng chữ (văn tự)- ngay
cả chữ thuần túy – làm cho chết, vì chỉ có Linh ban sự sống (II Cô 3:6). Nếu
chúng ta muốn truyền sự sống cho kẻ khác, thì chẳng những phải giảng lởi Đức
Chúa Trời y theo tư tưởng của Ngài từ bao nhiêu thế kỷ, song còn phải biết cách
Thánh Linh áp dụng lời ấy cho loài người ngày nay.
Ấy vì một “tiên trì” trong Tân ước là người như Êli hoặc Giăng Báp tít,
công bố ý định hiện tại của Đức Chúa Trời cho dân Ngài. Sự giảng dạy của tiên
tri tuyệt đối quan trọng, vì nhớ lời kinh thánh mà bày tỏ rõ ràng tâm trí của
Đức Chúa Trời cho chính thời đại mình. Một tiên tri có ba đặc điểm: lịch sử
trước mặt Đức Chúa Trời, gánh nặng ở nội tâm, những lời do Ngài ban cho để bày
tỏ và giải thích gánh nặng ấy, hầu cho sau khi cung phụng lời Ngài. Ông trở về
nhà, đã trút hết gánh nặng về Lời Chúa rồi.
Ngày nay sự học kinh thánh là cần thiết cho một chức vụ như vậy. Lẽ tự
nhiên, người nào thông minh vừa phải, cũng có thể học nhiều về kinh thánh trong
vòng một năm; song nếu chúng ta nghiêm cẩn với Đức Chúa Trời thì Ngài chẳng để
cho chúng ta học mà không hành động, sao cho con người của ta phù hợp với lời
ta nói. Ấy vì ta nhờ hai cách mà hiểu kinh thánh: một là chỉ nhờ nghiên cứu,
học hỏi, còn một là nhờ biết và theo chính mình Chúa; hai cách nầy khác nhau
không kể xiết. Nếu chỉ nói về sự am hiểu giáo lý, thì một sinh viên tốt nghiệp
thần khoa có thể hoàn toàn hệ thống hóa cho anh chị em mọi điều chứa trong kinh
thánh. Tuy nhiên, nếu lời kinh thánh chứa từ Đức Chúa Trời trực tiếp đến với
mình và mình chưa hưởng ứng, thì sinh viên ấy chưa phải là rao truyền lời Ngài.
Một người khác dầu chẳng biết thần khoa như một khoa học, lại có thể cung phụng
phát xuất từ sự hiểu biết Đức Chúa Trời cách sâu xa, vì Ngài phán với ông qua
lời kinh thánh, và vì mỗi khi Ngài phán như vậy, thì ông vâng lời, chẳng chút
nghi ngờ.
Khi một anh em đứng lên giảng, thì anh chị em biết ngay anh ta nhấn
mạnh vào giáo lý hay là vào sự sống. Nếu nhấn mạnh vào giáo lý, thì ông luôn
luôn được an nhiên. Ông thận trọng ở trong giới hạn hệ thống thần học, ngõ dầu
được tuyệt đối an toàn và tránh khỏi mọi cơ hội bị hiểu lầm. Ông trình bày bao
nhiêu lý do theo trí tuệ luận lý, và rốt lại, bằng phương thức qui nạp, ông đi
tới kết luận không ai chối cãi được. Song anh nào nhấn mạnh vào sự sống, thì sẽ
bội phần bớt quan tâm đến sự đúng kỹ thuật, hoặc sự giải luận thấu suốt đề mục.
Cách giải luận của anh hoàn toàn khác, vì chính anh đã trải biết những tình
trạng mà riêng giáo lý không hề giúp đỡ mình được. Vậy, miễn đạt tới mục tiêu
duy nhứt, là giới thiệu Đấng Christ với thính giả, còn thì không cảm thấy tuyệt
đối cần phải đưa ra một trường hợp hoàn
toàn hợp với luận lý và để đạt tới mục tiêu ấy.
Ấy vì kinh thánh chẳng phải như vậy. Trong lời Ngài, Đức Chúa Trời
không bao giờ nêu cho chúng ta một giáo lý nào hoàn toàn theo hệ thống. Không
bao giờ, nghĩa là theo như chúng ta hiểu chữ hệ thống. Kinh thánh không đạt tới
kết luận bằng cách qui nạp, và trong kinh thánh có nhiều đoạn có thể bị hiểu
sai. Tôi e rằng thỉnh thoảng chúng ta dám cảm nghĩ rằng nếu mình viết kinh
thánh, thì đã ghi các sự kiện rõ ràng hơn bội phần!Những thực sự trọng đại,
những chân lý hùng mạnh đời đời của Đức Chúa Trời, thường dường như bị che
khuất phân nửa trong lời Ngài, hầu cho người thiên nhiên không thể kah1m phá ra
cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ Thánh Linh, những sự kiện che giấu khỏi người khôn
ngoan, sáng dạ, mà lại được khải thị cho con trẻ (Math 11:25). Ngợi khen Đức
Chúa Trời, vì đường lối của Ngài là như vậy! Ơn cứu rỗi, sự công bình bởi đức
tin, sự thánh hóa, sự sống – chúng ta biết các sự kiện này chỉ như đề mục giáo
lý, hay là như những thực sự. Ý tưởng của Đức Chúa Trời là chúng ta chẳng hiểu
biết các sự kiện ấy bằng trí óc thôi, song còn từng trải các sự kiện ấy trong
đời sống nữa.
Hiểu biết kinh thánh nhiều thì không thể thay thế sự hiểu biết Chúa dù
ít. Chúng ta phải biết Ngài là sự biểu hiện tâm trí hiện đại của Ngài đối với
dân Ngài. Anh chị em hỏi: chúng ta có thể biết tâm trí của Đức Chúa Trời chăng?
Thật có thể, vì Đức Chúa Trời đã chẳng rút lui. Ngài còn phán dạy qua kinh
thánh như Ngài đã phán trước kia, ngay cả bây giờ là lúc hội thánh bị thảm bại
dường nào! Ngài cần lựa chọn những người có một lịch sử trước mặt Ngài để làm
phát ngôn nhân của Ngài trong thế hệ của họ. Trong một thời kỳ mà người ta quá
không quan tâm đến những sự kiện thần thượng. Hội thánh tuyệt đối cần có những
người hiểu biết như vậy.
Đức Chúa Trời mong mỏi sự cung phụng chân chính nơi các thánh đồ Ngài.
Đó là lý do chúng ta trải qua bao nhiêu ngày tệ hại! Nếu Ngài đưa chúng ta vào
những hoàn cảnh bất ngờ, thì chớ hỏi tại sao, vì Ngài làm như vậy, ta có thể
chắc chắn rằng Ngài nhằm một mục tiêu rõ rệt ấy vì nếu ai thân mật hiểu biết Đấng
Christ mà cung phụng Thân Thể, thì có thể nâng đỡ mỗi chi thể lên bậc thuộc
linh mới mẻ. Có lẽ chúng ta phục vụ Chúa đắc lực hơn hết khi để cho Ngài có cơ
hội dùng mình làm công việc trước kia chưa từng xảy ra, do đó làm cho toàn Thân
Thể Đấng Christ được phong phú hóa một cách mới mẻ về sự sống,
Vậy chúng ta há chẳng nên vui vẻ tự đặt mình vào bàn tay của Chúa, hầu
cho có thể đóng góp một phần khám phá Đấng Christ rõ ràng sao? Lạy Chúa xin cho
tôi nhận lãnh từ nơi Ngài một lượng sự sống mà trước đây Thân Thể chưa hề nhận
lãnh, hầu cho dân Ngài được phong phú hóa và lòng Ngài được thỏa mãn!
W.N.