Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

SÁCH MÁC BÀI 69


Kinh Thánh: Khải 1:4-5, 11-13, 20; 2:7, 11, 17, 26, 28; 3:5-6, 12-13, 21-22; 4:5; 5:6; 14:13-16; 21:1-3a, 9-12, 14, 18-19a, 21; 22:1-2, 14, 17
Trong những bài trước  chúng ta đã thấy các môn đồ của Chúa đi theo Ngài từ lúc Ngài khởi đầu chức vụ. Chúa đã đem họ theo từng bước một bất cứ nơi nào Ngài đi. Thậm chí Ngài đem họ theo vào trong sự chết và phục sinh của Ngài. Điều này nghĩa là các môn đồ đã trải qua những tiến trình mà Cứu Chúa-Nô Lệ đã trải qua.
Bằng cách trải qua sự chết và phục sinh của Chúa, các môn đồ đã trở nên sự tiếp nối của Ngài. Sự tiếp nối này được bày tỏ trong sách Công Vụ. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong Công Vụ chương 1, các môn đồ là sự tiếp nối của Chúa, đi theo Ngài để sống một đời sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cũng đã thấy rằng trong Sách Công Vụ, có hai phương diện của Linh-phương diện thể yếu và phương diện gia tể. Linh của Đức Chúa Trời, hiện nay là Linh của Jesus, tức là Linh của Jesus Christ, vừa mang tính thể yếu vừa mang tính gia tể. Linh thể yếu là vì sự hiện hữu thuộc linh của chúng ta còn Linh  gia tể là vì công tác của cúng ta. Là tín đồ, chúng ta có sự hiện hữu thuộc linh, một thân vị thuộc linh, và điều này thuộc về Linh thể yếu. Chúng ta cũng thực hiện một công tác thuộc linh và công tác này thuộc về Linh gia tể. Vì vậy, để hiện hữu thuộc Linh, chúng ta cần Linh thể yếu và để công tác nhằm thực hiện cuộc gia tể Đức Chúa Trời, chúng ta cần Linh gia tể.
Trong bài này và bài sau, chúng ta sẽ xem xét sự tổng kết một đời sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Sự tổng kết này hoàn toàn được khải thị trong sách cuối cùng của Kinh Thánh là sách Khải Thị.
NỘI DUNG CỦA TÂN ƯỚC
Trước khi đến phần tuyệt đích của cuộc gia tể Tân Ước Đức Chúa Trời, tôi muốn trình bày một cái nhìn sơ lược về toàn bộ Tân Ước. Về điều này, tôi muốn anh em nghiên cứu biểu đồ trong bài này. Biểu đồ này có tựa: “Cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời”. Biểu đồ này thật ra trình bày một cái nhìn về những nội dung của Tân Ước.
Nhiều Cơ Đốc nhân muốn sắp xếp 27 sách của Tân Ước thành ba phần: các sách về Lịch Sử gồm bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ; các Thư tín từ La Mã đến Giu-đe; và sách Khải Thị. Tuy nhiên, gần đây qua sách Mác, chúng ta thấy rằng có một cách khác để chia Tân Ước thành nhiều phần. Cách chia các sách Tân Ước này liên quan đến thân vị sống động của Chúa Jesus vì toàn bộ Tân Ước liên quan đến thân vị sống động này, Đấng là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Theo cách sắp xếp Tân Ước thành nhiều phần như vậy, chúng ta cũng có ba phần: bốn sách Phúc Âm, sách Công Vụ đến Thư Giu-đe và sách Khải Thị.
PHẦN THỨ NHẤT-BỐN SÁCH PHÚC ÂM
Con Đến Với Cha
Phần thứ nhất bao gồm bốn sách Phúc Âm, khải thị điều gì? Các sách Phúc Âm khải thị Con. Khi Con đến, Ngài không đến một mình; trái lại, Ngài đến với Cha. Phúc Âm Giăng đặc biệt cho chúng ta biết khi Con đến trên đất, Ngài đến với Cha (Gi. 8:29). Đây là lý do Con nói rằng Ngài không ở một mình vì Cha luôn luôn ở với Ngài (Gi. 16:32). Thậm chí Con nói rằng Ngài ở trong Cha và Cha ở trong Ngài (Gi. 14:10). Đây không chỉ là sự đồng hiện hữu của Cha và con, mà còn là sự đồng ở trong nhau của Cha và Con.
Con Đến Bởi Linh
Bốn sách Phúc Âm cũng khải thị rằng Con đến bởi Linh. Ngài được thọ thai và sanh bởi Linh về mặt thể yếu. Về điều này, Ma-thi-ơ 1:18 chép rằng Ma-ri “đã thọ thai bởi Thánh Linh”. Ma-thi-ơ 1:20 tiếp tục ghi lại lời thiên sứ của Chúa nói với Giô-sép: “Chớ sợ lấy Ma-ri làm vợ ngươi, vì điều được thai dựng trong nàng là bởi Thánh Linh”. Hơn nữa, trong Lu-ca 1:35, thiên sứ nói với Ma-ri: “Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, quyền năng Đấng Christ Cao sẽ phủ bóng trên ngươi; cho nên Đấng thánh sanh ra phải gọi là Con Đức Chúa Trời”. Vào lúc Chúa ba mươi tuổi, Linh ngự xuống trên Chúa Jesus về mặt cuộc gia tểvà Ngài được Linh xức dầu để thi hành chức vụ (Lu. 3:21-23).
Chúa Jesus thọ thai bởi Linh và sinh bởi Linh về mặt thể yếu. Vì lý do này, Ngài có thể yếu thần thượng mà Ngài đã nhận lãnh từ Thánh Linh và thể yếu phàm nhân mà Ngài đã nhận lãnh từ trinh nữ Ma-ri. Vì vậy, Ngài được sinh ra là một Thần-nhân, Đấng vừa là Đức Chúa Trời toàn vẹn vừa là con người hoàn hảo. Lúc ba mươi tuổi, Ngài đi ra thi hành chức vụ, Linh của Đức Chúa Trời ngự trên Ngài không phải về mặt thể yếu mà về mặt gia tể. Vì vậy, trong khi Chúa Jesus thi hành chức vụ bởi Linh gia tể. Đây là lý do chúng ta nói rằng trong các sách Phúc Âm, Con đã đến bởi Linh. Ngài đã đến bởi Linh, Đấng vừa là Linh thể yếu vừa là Linh gia tể.
Hiện Thân Của
Đức Chúa Trời Tam Nhất Trong Jesus Christ
Theo bốn sách Phúc Âm, Con đến với Cha bởi Linh. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn thấy điều này. Chúng ta nên  từ bỏ tư tưởng cho rằng khi Con đến trên đất thì Ngài bỏ Cha ở lại trên trời. Không, Con đã đến với Cha và Ngài đến bởi Linh. Thật ra, trong Jesus Christ là Con, chúng ta có hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Con đã đến với Cha và bởi Linh để trở nên hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Con Người Jesus Christ.
Đền Tạm Của Đức Chúa Trời
Và Đền Thờ Của Đức Chúa Trời
Jesus Christ, Đấng là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, là đền tạm của Đức Chúa Trời và là đền thờ của Đức Chúa Trời. Giăng 1:1 và 14 nói rằng Lời, là Đức Chúa Trời, đã trở nên xác thịt và đóng trại trong Giăng 1:14 cho thấy rằng khi Đấng Christ ở trong xác thịt thì Ngài là đền tạm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lập đền tạm giữa loài người trong Ngài. Rồi trong chương 2 của Phúc Âm Giăng, chúng ta thấy Chúa là đền thờ của Đức Chúa Trời, là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời (cc. 19, 21). Là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Thánh, Jesus Christ là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời để biểu lộ Đức Chúa Trời giữa loài người.
Sống Sự Sống Đức Chúa Trời
Để Phát Triển Thành Vương Quốc Đức Chúa Trời
Là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, như là đền tạm và đền thờ của Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã sống sự sống của Đức Chúa Trời. Ngài đã sống một đời sống trên một bình diện cao nhất, một đời sống cao hơn luân lý hoặc đạo đức. Đời sống mà Ngài đã sống thực ra là chính Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ngài đã sống một đời sống để đời sống này có thể phát triển thành vương quốc của Đức Chúa Trời.
Theo khải thị trong bốn sách Phúc Âm, kết quả đời sống của Đấng kỳ diệu này là vương quốc Đức Chúa Trời. Vì vương quốc Đức Chúa Trời là sự phát triển sự sống của Đức Chúa Trời nên Chúa Jesus không những rao giảng phúc âm Đức Chúa Trời mà còn rao giảng phúc âm vương quốc của Đức Chúa Trời (Mác 1:14; Lu. 4:43; 8:1).
Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể hiểu được một dàn bài vắn tắt như vậy về bốn sách Phúc Âm. Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thấy Con đến với Cha và bởi Linh để trở nên hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, Đấng này là đền tạm của Đức Chúa Trời và là đền thờ của Đức Chúa Trời, tức là nơi cư ngụ của Ngài. Đấng này đã sống sự sống của Đức Chúa Trời, một sự sống đã phát triển thành vương quốc của Đức Chúa Trời.
PHẦN THỨ HAI-TỪ CÔNG VỤ ĐẾN GIU-ĐE
Như biểu đồ cho thấy, phần thứ hai của Tân Ước bao gồm 22 sách, từ Công Vụ đến Giu-đe. Những sách này cũng là sự khải thị về một thân vị. Ở đây, chúng ta có Linh là Con với Cha, trở thành sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Hội Thánh.
Linh Là Con Với Cha
Trong phần này, chúng ta thấy không phải chỉ một mình Linh mà thấy Linh là Con. Trong 1 Cô-rin-tô 15:45, Phao-lô nói rằng A-đam cuối cùng, tức Jesus Christ, đã trở nên Linh ban-sự-sống. Ở đây, Phao-lô không những nói Đấng Christ đã trở nên Linh mà còn nói rằng Ngài đã trở nên Linh ban-sự-sống. Bổ ngữ này cho thấy Linh là Đấng ban sự sống. Chỉ có một Linh ban-sự-sống, và đây là Linh thần thượng. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng ngoài Thánh Linh còn có một Linh khác nữa ban sự sống. Không, Linh ban-sự-sống trong 1 Cô-rin-tô 15:45 là Linh thần thượng ban sự sống. Qua sự phục sinh, Đấng Christ đã trở nên Linh ban-sự-sống.
Trong 2 Cô-rin-tô 3:17, Phao-lô nói rõ rằng: “Chúa và Linh” như chúng tôi đã chỉ ra, Chúa ở đây là Christ Chúa. Vì vậy, câu Kinh Thánh này cho chúng ta thấy rõ rằng Christ là Linh. Về điều này, chú thích trong bản Ryrie Study Bible nói rằng ở đây chúng ta có “một lời khẳng định cho thấy Đấng Christ và Thánh Linh là một về thể yếu”. Vì vậy, trong phần thứ hai của Tân Ước, chúng ta có Linh là Con.
Sự Tổng Kết Của Đức Chúa Trời Tam Nhất
Linh đến với tư cách là Con cùng với Cha là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong các sách Phúc Âm, Con cùng với Cha và bởi Linh là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Bây giờ, trong các sách từ Công Vụ đến Giu-đe, Linh như là Con với Cha là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Trong Hội Thánh
Là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất, Linh hiện đang ở trong Hội Thánh. Trong phần này của Tân Ước, chúng ta thấy Hội Thánh là Thân thể Đấng Christ (Êph. 1:22-23). và là đền thờ của Đức Chúa Trời (Êph. 2:21; 1 Cô. 3:16). Thân thể Đấng Christ là vương quốc của Đức Chúa Trời, và đền thờ Đức Chúa Trời là nhà của Đức Chúa Trời (1 Ti. 3:15). Vì vậy, nói rằng Hội Thánh là Thân thể Đấng Christ và là đền thờ Đức Chúa Trời tức là nói rằng Hội Thánh là vương quốc của Đức Chúa Trời và nhà của Đức Chúa Trời. La Mã 14:17 nói rằng vương quốc của Đức Chúa Trời là sự công chính, bình an và vui mừng trong Thánh Linh. Theo văn cảnh của La Mã từ chương 12 đến 15 thì từ liệu vương quốc của Đức Chúa Trời hẳn là đề cập đến nếp sống Hội Thánh ngày nay. Hội Thánh vừa là vương quốc của Đức Chúa Trời vừa là nhà của Đức Chúa Trời.
Sống Christ Để Chiếm Được
Sự Đầy Đủ Của Đức Chúa Trời
Là những người trong Hội Thánh, chúng ta phải sống Christ để chiếm được sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Trong phần đầu tiên, chúng ta thấy hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất đã sống sự sống của Đức Chúa Trời để phát triển thành vương quốc của Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta thấy sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong việc Hội Thánh sống Christ để chiếm được sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Cụm từ “sự đầy đủ của Đức Chúa Trời” được bày tỏ trong Ê-phê-sô 3:19. Trong 22 sách thuộc phần hai của Tân Ước, chúng ta có một bức tranh tranh tuyệt vời biết bao!
Trong các sách từ Công Vụ đến Giu-đe, chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy một thân vị tuyệt diệu, sống động-Linh là Con cùng với Cha là sự tổng kết Đức Chúa Trời Tam Nhất được thực tại hóa trong hội Thánh để sống Christ dẫn đến sự đầy đủ của Đức Chúa Trời.
PHẦN THỨ BA-SÁCH KHẢI THỊ
Bảy Linh Ra Từ Đấng Đời Đời
Và Thuộc Về Đấng Cứu Chuộc
Bây giờ chúng ta tiếp tục đến phần thứ ba của Tân Ước. Phần này chỉ có một sách là Khải Thị. Trong sách Khải Thị, chúng ta thấy bảy Linh ra từ Đấng đời đời và thuộc về Đấng Cứu Chuộc (Khải. 1:4-5). Trong phần đầu, chúng ta có Con, trong phần thứ hai, có Linh, và phần thứ ba, có bảy Linh. Trong sách Khải Thị, Linh trở nên bảy Linh. Bảy Linh ra từ Đấng đời đời là Đấng đã có, hiện có và còn đến. Đấng đời đời này là Giê-hô-va Đức Chúa Trời, tức Đấng trong Xuất Ai Cập Ký chương 3 được khải thị là Đấng đã có, hiện có và còn đến. Vì vậy, thực ra Khải Thị 1:4 chỉ về Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong Xuất Ai Cập Ký chương 3, là Đấng đời đời, là Đấng Hằng Hữu đời đời.
Thứ tự của Đấng Tam Nhất trong Khải Thị 1:4 và 5 khác với thứ tự trong Ma-thi-ơ 28:19, Linh đứng ở vị trí thứ ba, nhưng trong Khải Thị 1:4 và 5, bảy Linh đứng ở vị trí thứ hai. Sự kiện bảy Linh được đề cập thứ hai cho thấy bảy Linh là từ Đấng đời đời và cũng thuộc về Đấng Cứu Chuộc. Khải thị 5:6 nói bảy Linh là bảy mắt của Chiên Con. Vì bảy Linh là bảy mắt của Chiên Con nên bảy Linh chắc chắn thuộc về Chiên Con, tức là Đấng Cứu Chuộc.
Sự Tăng Cường Của Đức Chúa Trời Tam Nhất
Trong sách Khải Thị, bảy Linh liên hệ đến Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong biểu đồ, chúng tôi chỉ ra rằng bảy Linh ra từ Đấng đời đời và thuộc về Đấng Cứu Chuộc là sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Con là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Linh là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất, và bảy Linh là sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Trong Hội Thánh Đắc Thắng
Là sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất, Bảy Linh đang ở trong Hội Thánh đắc thắng. Trong sách Khải Thị chương 2 và 3, chúng ta nhiều lần nghe về người đắc thắng. Cũng trong những chương này, lời sau đây được lập lại bảy lần: “Ai có tai, hãy nghe điều Linh phán cùng các Hội Thánh” (2:7, 11, 17, 29; 3:6, 13, 22). Lời nói về người đắc thắng và bảy lần đề cập đến Linh phán cùng các Hội Thánh cho thấy điều Chúa mong muốn dưới sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất là Hội Thánh đắc thắng, đắc thắng tình trạng suy thoái. Trong Hội Thánh đắc thắng, chúng ta không chỉ có hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất và sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất mà trong Hội Thánh đắc thắng, chúng ta còn có sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất, tức là Đức Chúa Trời Tam Nhất được tăng cường gấp bảy.
Tổng Kết Thành Các giá đèn Bằng Vàng
Và Giê-ru-sa-lem Mới
Theo sách Khải Thị, Hội Thánh đắc thắng tổng kết thành các giá đèn bằng vàng và cuối cùng là Giê-ru-se-lem Mới. Bảy giá đèn thì ở trong thời đại này, còn Giê-ru-sa-lem mới sẽ ở trong cõi đời đời. Vì vậy, sách Khải Thị mở đầu với bảy giá đèn và kết thúc với Giê-ru-sa-lem Mới.
SỰ KHỞI ĐẦU, PHÁT TRIỂN VÀ KẾT THÚC
Trong phần đầu của Tân Ước, chúng ta có sự khởi đầu cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời; trong phần thứ hai, chúng ta có sự phát triển; và trong phần thứ ba, chúng ta có sự kết thúc. Điều nầy có nghĩa là: là sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Hội Thánh đắc thắng, bảy Linh là sự hoàn thành cuộc gia tểTân Ước. Linh tăng cường hoàn thành cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trong hai giai đoạn: trước hết trong thời đại này với những giá đèn bằng vàng và cuối cùng, trong cõi đời đời, trong Giê-ru-sa-lem Mới.

Đây là dàn bài vắn tắt của toàn bộ Tân Ước về cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.